Nghĩa của tử “Thiu” , trong xa lộ từ điển, nói về thức ăn, uống đã nấu chín, vì để lâu hay vì lý do nào khác, có mùi khó chịu, gọi là thiu : cơm thiu, canh thiu, nước chè thiu….dân gian có câu ca : Trai tơ lấy gái nạ dòng, như nước mắn Thối chấm lòng lợn Thiu. Ờ đây, đã Thiu , còn thêm Thối !
Với thịt, nếu là thịt còn sống, người ta thường gọi là “Ôi”, đi chợ chiều, không để ý, thường mua phải thực phầm Ôi, nhất là thịt ôi, cá ôi. Các chợ “ chổm hổm”- loại Siêu Thị chuyên dành cho giới công nhân các khu CN thường rất săn các loại đặc sản “Ôi” này, và đương nhiên, vì giá cả đang phi mã, tỷ lệ nghịch với chất lượng, nên dù là “Ôi”, các chị em mà không nhanh chân sau khi tan ca ra, “Ôi” cũng chẳng còn có đâu mà mua!
Trong cuộc sống, ta thường thấy xuất hiện ở khăp nơi, những bộ mặt của Ai đó, và để nói về Ai đó “nói dậy mà không phải dậy”, trong công việc thì “mánh mung, mưu mẹo”, trong quan hệ thì lươn lẹo, lật lọng, bợ trên, đè dưới,hứa lèo…Những người này, thường được gọi gắn thêm với bộ mặt “vô cảm”, bộ mặt “xảo trá”, thậm chí là bộ mặt “đáng gét”…!
Hai đứa cháu tôi, sau khi đi học về, chúng vần quấn quýt chơi với nhau,dù chỉ được một lúc, là chúng lại “khẩu chiến “ theo kiểu trẻ con. Một lần, tôi thấy chúng kêu “Ê, mặt Thiu”…giật mình, tôi tưởng có chuyện gì làm chúng buồn “thiu”, …nhưng không, thằng em nói tiêp : Chán anh lắm rồi, đồ mặt …Thiu..! né - vơ Si (không thèm nhìn). Ôi, trẻ con ! thằng Em chán thằng Anh, gọi thằng Anh là thằng mặt Thiu…và không muốn nhìn nữa. Thật đơn giản, rõ ràng, thằng thắn. Mặt mà đã “Thiu” thì không phải chỉ là trẻ con, mà đến Ma cũng chán chẳng thèm nhìn…!
GPS (20/3/11)