Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

20 NĂM CẦM QUYỀN CỦA VLADIMIR PUTIN ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI NƯỚC NGA?

Tô Hoàng
Thứ bẩy ngày 24 tháng 10 năm 2020 9:28 AM




Tác giả của một nhà xuất bản Anh nhìn lại toàn bộ chặng đường chính trị của Vladimir Putin sau 20 năm, với tư cách là người đứng đầu nước Nga, để đi tới kết luận: ông ta là một thủ lĩnh thế giới có ảnh hưởng lớn nhất kể từ thời Winston Churchill trị vì nước Anh.

( Bài từ báo “ Indipendent“ , Anh )

Vladimir Putin là một thủ lĩnh tầm thế giới có ảnh hưởng lớn nhất, kể từ sau thời Wiston Churchill.

Khẳng định này càng hoàn toàn có giá trị khi ta nói tới một con người thoạt đầu không hề có mảy may một chút vênh váo chính trị nào. Nếu giả như con người kềnh càng, luôn tuyệt vọng Boris Yeltsin không biết cách thỏa hiệp để bảo đảm chút ít quyền lực còn lại của mình và sự an toàn của gia đình mình, chắc hẳn lịch sử nước Nga đã thay đổi theo đường hướng khác.

Vào ngày 19 tháng 8 năm 1999 khi Putin trở thành thủ tướng nước Nga, ông ta không hề có cân lạng vị thế chính trị nào và kết quả trưng cầu ông ta chỉ đạt 1%. Phần đông cho rằng không bao lâu sau ông ta sẽ biến mất cũng như những niềm gửi cậy trước đây của Yeltsin, sẽ có người khác thay thế Putin trong cao trào của cơn khủng hoảng. Những diễn biến của cuộc khủng hoảng đó đã hiển hiện trước mắt, bởi vùng Bắc Kapvkas đang đứng trước miệng vực của một cuộc nội chiến, còn những vùng miền khác ở nước Nga sự chia tách đang đe dọa.

Còn bây giờ, tức 20 năm sau thời điểm kể trên, Putin ngày càng ngồi vững chãi trên chiếc ghế của mình.

Sau 20 năm viên viên sỹ quan không có gì nổi trội của Cơ Quan mật vụ Nga (KGB ) ở thành phố Saint-Peterburg đã để lại dấu ấn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nước Nga.

TÔI LÀ VUA CỦA

CÁC ÔNG VUA

Có điều gì vượt xa khuôn khổ bình thường khi Yeltsin lần đầu mời Putin bước vào văn phòng của mình. Với việc Putin lên nắm quyền lực, hệ thống chính trị của nước Nga đã được cấu trúc lại hoàn toàn.

Việc tăng cường uy quyền cá nhân là khuynh hướng nổi bật.

Chiếm một phần đáng kể công việc trong những năm đầu ngồi trên chiếc ghế đã chọn, Putin giành cho việc khôi phục lại cái gọi là “ chiều thẳng đứng của quyền lực” khi yêu cầu quyền hành pháp và mọi vùng miền phải tuân thủ một hệ thống duy nhất của việc điều hành và giám sát. Việc này diễn ra đồng thời với việc đổi mới hiến pháp Xô Viết, tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế và trả lại ví trí của các cơ quan an ninh ở những khâu mắt chính trong đời sống tại nước Nga.

Trong giai đoạn này, chí ít ra, có hai khúc ngoặt về tư tưởng dễ nhận ra.

Khúc ngoặt thứ nhất đó là đối sách đối với Phương Tây: trung lập hóa quan hệ với khối NATO, tỏ thái độ có thiện chí với Mỹ và cải tổ theo hướng thị trường nội tình xứ sở. Việc thay đổi “ khẩu phần ăn kiêng” này kéo dài áng chừng trong 2 năm 2006-2007.

Sau đó cổ súy cho tư tưởng về “ chủ quyền”. Thoạt đầu xuất hiện khái niệm về “chủ quyền dân chủ ” với dấu hiệu khởi xướng rằng nước Nga bắt đầu quay lưng lại với Phương Tây. Vào năm 2007 tại Munich là lời phát biểu của phái diều hâu lên tiếng chống lại hệ thống an ninh chung thế giới. Sau đó, vào năm 2014 diễn ra việc thôn tính từ một phía bán đảo Crưm và cuộc chiến tranh ở Ucraina mà kết quả của nó xuất hiện những khái niệm khác: chủ nghĩa biệt lập và nền kinh tế tự chủ.

Trong suốt 20 năm nước Mỹ đã chứng kiến Clinton, Buss-con, Obama và Trump, mỗi lần với mỗi quan điểm chính trị khác nhau-Glev Pavlovsky, chính trị gia làm việc 12 năm tại Điện Kremly dưới sự điều hành của Putin, nói: “ Mọi người cho rằng ở nước Nga chỉ có một Tổng thống tức chỉ có một đường lối chính trị. Hoàn toàn không phải như vậy. Giai đoạn đầu của Putin không có gì chung với giai đoạn hiện nay ”

KHÔNG TẠO RA CHO MÌNH MỘT ĐỈNH CAO

Nếu Putin làm biến đổi nước Nga thì chính nước Nga cũng làm thay đổi Putin.

Trong những năm đầu Putin không mong muốn lọt vào trung tâm sự chú ý và những người quanh ông không phải để tâm lo tới việc xây dựng danh tiếng cho ông ta. Putin không bao giờ muốn làm một nhân vật nổi tiếng và không quen được mọi người chú ý. Đã có một thời ông ta tỏ ra khó chịu với việc phải tìm ra một bộ lễ phục thích hợp.

“ Mỗi lần khi ông ta ngồi xuống, cái áo trên người đều khiến ông khó chịu ”- Pavlovsky nhớ lại.

Phải mất nhiều năm tháng trôi qua, viên sỹ quan an ninh mới nổi lên trên cái phông chung.

Putin ngày hôm nay đã trở thành đối tượng của sự sùng bái. Đã xuất hiện những chiếc áo của cầu thủ bóng đá, những chiếc cốc uống nước, những con dao, những chiếc đồng hồ, những cuốn lịch và những bộ quần áo thể thao in chân dung của người thủ lĩnh vĩ đại. Trong những hình ảnh như thế thể hiện một ông chủ đầy mâu thuẫn: vừa muốn tự tay gỡ rối mọi việc, lại vừa muốn gạt bằng tất cả. Là anh hùng của các đấu sỹ. Là người bảo vệ dân tộc. Tất cả đều có thể nhưng không cần lễ phục.

Danh tiếng của một thủ lĩnh mạnh và đầy hấp lực của Putin vẫn còn là điều không cần bàn tới, tuy sự nổi tiếng của tất cả những ai đã một thời cộng tác với ông ta ở thời kỳ đầu trên thực tế đã tan thành mây khói.

Sự sa sút uy tín của Putin diễn ra chỉ 3 lần: Vào năm 2005 sau cuộc cải cách không thành hệ thống lợi tức xã hội; vào năm 2011 sau cuộc bầu cử quốc hội gian lận và một năm sau nữa với cuộc cải cách tiền phụ cấp cho người nghỉ hưu.

Tuy có những sa sút trong các cuộc trưng cầu ý kiến xã hội như vậy, trong đại đa số các trường hợp Putin vẫn là chính khách nổi trội nhất ở nước Nga. Tỏ ý không bằng lòng với việc lãnh đạo của ông ta chỉ có khoảng 20% dân Nga.

“ Những con số nêu trên không phản ánh tình yêu, mối thiện cảm đối với Putin- nhà xã hội học Nga nhiều kinh nghiệm Lev Gudkov cảnh báo-Nước Nga vẫn tỉnh táo đánh giá Putin. Dân chúng hiểu rằng Putin đại diện cho lợi ích của các nhà tài phiệt, quân đội và những người thuộc phe nhóm của ông ta. Dân chúng hiểu rằng ông ta sẵng sàng tiêu diệt bất cứ sự đối kháng nào.

Và điều đó không gợi lên tình yêu, mối thiện cảm đặc biệt nào đối với Putin cả”- Gudkov kết luận.

Vào thời kỳ khi Putin bước tới chiếc ghế quyền lực, những khả năng thực hiện sự dân chủ rộng rãi là rất hạn chế. Mười năm đầu của cuộc sống hậu Xô Viết đối với một số người Nga là giai đoạn mở ra nhiều triển vọng tới hoa mắt chóng mặt. Nhưng đối với đại bộ phận dân Nga đó là thời gian phải vật lộn cơ cực vì cuộc sinh tồn.

Borit Yeltsin là người đầu tiên đặt cơ sở cho bước lùi của tự do khi ông ta trả lại quyền hành pháp vào tay các nhân viên mật vụ và thủ tướng Putin được trao quyền là người lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia.

Như vậy một nhân viên an ninh đã bắt tay vào việc sau khi đã nắm toàn bộ quyền lực để đặt dưới sự kiểm soát của mình luật pháp và xã hội công dân. Đến giữa những năm 2000 Putin cho sửa đổi luật tự do hội họp và đến nay khi tiến hành những cuộc mít tinh không cần thiết phải được sự cho phép trước của chính quyền.

Những sự hạn chế đã hầu như tiến gần tới sự phi lý. Người Nga sẽ bị vào tù nếu họ trao đổi với nhau những tin tức trên trang Facebook. Vào năm 2018 các quan chức đã phạt một bác thợ mộc thất nghiệp vì bác ta dám gọi Putin là “ tên ngốc giàu tưởng tượng ”. Cũng thời gian này tại nước Nga lần đầu tiên đã áp dụng điều luật mới cấm nói xấu những người đại diện của chính quyền trên internest.

Và hành động trấn áp của Putin với những người không đồng chính kiến giống như những gì không cần phải tranh cãi đã được thực thi với sự chống đối tối thiểu. Sau sự không bình ổn của những năm 1990 nhân dân Nga gắng gỏi tự thu xếp cho yên ổn. Phần đông đã tự bằng long với tất cả và bây giờ tựa như những chiếc tủ lạnh đóng chặt.

Được cổ súy bởi giá dầu lửa tăng cao, Putin đã có thể thực hiện những lời hứa và trách nhiệm của mình. Ông ta kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 2 với niềm mãn nguyện sẽ chiếm được chỗ trong ngôi đền Panteon của những thủ lĩnh thành đạt nhất ở nước Nga.

HÃY NHỚ NGÀY THỨ 7

Nếu ví như Tổng thống Nga muốn thay đổi hiến pháp và ở lại trên chiếc ghế đang ngồi, ông ta sẽ không gặp bất cứ một sự chống đối nào, bởi đa số dân Nga đã ủng hộ ông ta. Nhưng Putin quyết định làm cuộc thử nghiệm người kế tục mình. Rồi từ năm 2008 ông ta trở thành Thủ tướng và Dmitri Medvedev lên nắm chức Tổng thống.

Trong thời kỳ chuyển giao quyền lực ấy Constantin Gaaze là cố vấn tại Bộ Nông nghiệp. Ông này nhớ lại việc thực hiện “ kế hoạch tầm cỡ ” này khi toàn bộ chính phủ nằm trong trạng thái yên ổn và lần đầu tiên đã diễn ra việc chuyển giao quyền lực Tổng thống mà không cần tới sự “ ra đi “ của người đứng đầu hay một sự biến nghiêm trọng nào.

“ Khi việc đó diễn ra- tựa như xẩy ra sự chiến thắng tuyệt vời, đầy sức thuyết phục của một nền dân chủ- Ông Gaaze nói-Tất cả bọn tôi đều nghĩ rằng mình là những người tài năng. Chúng tôi cho rằng đã đặt bước qua một thời kỳ khác, rằng sự cải đổi này để đáp lại những gì mà thực tiễn cuộc sống yêu cầu ”.

Chung cuộc lại, thời kỳ Medvedev trị vì hóa ra chỉ là “ phút lóe sang”ngắn ngủi, tạm thời của sự dân chủ. Ngay sau khi ông này được đưa lên ngồi trên chiếc ghế Tổng thống những mâu thuẫn bùng phát liền. Sự không ổn định về mặt kinh tế đẩy tới sự không ổn định về chính trị và sự chống đối của người dân. Putin lo lắng, chí ít ra có một số đại diện của tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong xã hội nghiêng về phía Medvedev, nên bắt đầu tỏ ra hối tiếc về quyết định của bản thân đã chuyển quyền lãnh đạo vào tay Medvedev.

“ Khoảng chừng một năm rưỡi Putin chơi trò “cái kim trong bị ” khi đặt quyền tập thể cao hơn quyền của cá nhân- ông Gaqaza nói-Nhưng đến năm 2010 thì mọi điều đã rõ, một lần nữa Putin bắt đầu tiến hành việc giành lại quyền lực đã mất “.

Sự trở lại của Putin trên cương vị Tổng thống vào năm 2012 đã thực sự trở thành thắng lợi của cá nhân; còn thời kỳ Putin buông bỏ chiếc ghế Tổng thống đã trở thành một bài học đối với chính ông ta, nhờ đó ông ta hiểu ra rằng sẽ nguy hiểm biết bao khi chuyển giao bánh lái quyền lực vào tay người khác.

Những năm sau này Putin làm mọi việc để thay đổi và “ chỉnh sửa “ những gì Medveded đã gột dựng và tu sửa.

HÃY KÍNH TRỌNG CHA MÌNH, MẸ MÌNH

Tổng thống Medvedev đã gắng gỏi tác động tới những đại diện của tầng lớp trên và nhóm người có ảnh hưởng. Medveded thích theo dõi mạng xã hội “Twitter “ và thậm chí ghé thăm kênh truyền hình “ Mưa TV “ của lực lượng đối lập.Khi Putin quay trở lại ngôi vị tổng thống, đường lối đối nội đã hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng khác.

“ Chính Putin một lần nữa bắt đầu tác động tới những người được coi là số đông dân chủ. Khi đó là lần đầu tiên chúng tôi được nghe thấy những cuộc thảo luận động chạm tới những cội nguồn tinh thần của các dân tộc, của những giá trị gia đình, của làm sóng tinh thần ái quốc đã nổi lên ở Crưm “.

Từ cuối năm 2011 Putin bị cuốn vào việc ủng hộ những đại diện của phong trào những người theo chủ thuyết tinh thần. Một lần nữa lại nẩy sinh sự tán tụng, sùng bái lối sống khỏe mạnh và cấm đoán những băng dĩa “con heo ”. Vào năm 2013 “ Đạo luật số 28 ”- một sắc luật mới chứa đầy mâu thuẫn nhằm chống lại cái gọi là “ quảng bá thái độ phi truyền thống” trong tầng lớp vị thành niên. Kết quả đưa tới những điều không đoán định được trước: tội ác nẩy sinh trên mảnh đất lòng thù hằn được tích tụ và được lan truyền mạnh mẽ. Tại Checnhia trong quá trình diễn ra làn sóng xung đột nhiều người đã tử nạn.

Chiếm vị trí trung tâm của đường hướng bảo thủ mới này là Hội chính thống giáo Nga ( gọi tắt là RPTS ) và Giáo chủ Kirillđược cơ quan điều hành của Putin hoan hỉ tang bốc như là “ Phép màu của Chúa Trời “.

Nhưng không phải tất cả mọi người tin vào điều này. Vào tháng 3 năm 2012 một nhóm 4 người của Phong trào ủng hộ nữ quyền đã bước vào Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Moskva, nơi đang diễn ra buổi lễ với dấu hiệu phản đối. Để đáp lại Điện Kremly đã bắt cả 4 người đưa đi cải huấn.

“ Putin đã là điệp viên Cơ quan An ninh, tổ chức phá hủy nhà thờ, giết các linh mục và đầy ải nhiều tín đồ tại các trại tập trung cho tới chết-một trong những người tham gia nhóm “ Puss Raiot “ ( Pussy Riot), bà Maria Alekhina, người đã bị tống giam nói- Bây giờ nhà thờ lại nói với chúng tôi rằng Cơ quan an ninh nắm lấy nước Nga- điều này chỉ có tốt mà thôi. Thử hỏi có khác gì Vị Giáo chủ chính của người Do Thái lại ca ngợi Hitller ”.

KHÔNG ĐƯỢC ĂN CẮP

Một trong những thành tựu không còn phải tranh cãi dưới sự lãnh đạo của Putin là việc giảm thiểu trên tổng thể mức nghèo tối đa. Điều này đạt được nhờ vào giá dầu lửa vọt cao chưa từng thấy, những chương trình cải cách ban hành sớm và sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong một số năm. 10 năm, kể từ năm 1999 đến năm 2008 tổng sản phẩm quốc dân (GDP ) của Nga tăng 94%. Và một cốc cà phê Capusino phải trả giá tới 10 dollass cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.

Nhưng từ thời điểm ấy những chỉ số kinh tế ở một mức độ lớn là sự biến thiên không ngừng. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ là 1% và viễn cảnh cũng chỉ hứa hẹn một cách khiêm tốnTrong năm ngoái ( 2019 ) tỷ lệ người nghèo tăng lên từ 13,9% đến 14,3%.

Mặc cho mọi lời tuyên bố trong cuộc chiến chống tham nhũng, tệ nạn này vẫn còn là gót chân Achilles của chế độ. Thật là trớ trêu khi những cải cách được Medvedev tiến hành mong đạt tới những gì trong sáng hơn, nay trở thành công cụ để các nhà báo và các nhà nghiên cứu phanh phui ra toàn bộ tệ nạn tham nhũng đang hoành hành.

Một chính khách đối lập, ông Aleksei Navalnưi đã bắt đầu cuộc vận động cho mình bằng việc nghiên cứu những công việc trong bóng tối của những trợ thủ Putin, từ chính ông Medvedev tới người trợ lý xưa kia của Putin, ông Igor Sechin.Những tài liệu do ông Navalưi thu thập chưa thể động chạm được tới “ những sừng mỏ”. Nhưng trớ trêu thay những cáo giác mang tính hình sự ấy lại lên án chính ông Navalưi và đẩy ông vào sau song sắt nhà tù.

“ Như thế đấy, người ta bỗng hiểu ra những kẻ trú nấp dưới chiếc ô của Putin đều là bọn tham nhũng –Chuyên viên chính trị Glev Pavlovsky nói- Không quan trọng để xét xem bản thân Putin có tham những hay không. Chỉ cần biết rằng phần lớn những quyết sách đều do các tay chân của ông ta bày đặt và thực thi. Mà họ là bọn tham nhũng từ đầu tới chân”.

ĐỪNG THAM LAM QUÁ

Tuy việc tuyên truyền về những thành tích trong đường lối đối nội của Putin không gây mấy tác dụng như trong những năm tháng xa xưa, nhưng người Nga, về cơ bản, vẫn như trước đây coi những sự tuyên truyền kia như vẽ ra viễn cảnh đẹp, đề cập tới sự phục hưng của xứ sở với tư cách của một cường quốc vĩ đại.

Thậm chí một số đại diện của phe đối lập còn ủng hộ chủ thuyết bành trướng của Putin-ông Andrey Soldatov nói. Theo ý kiến của ông này thì hiện tượng trớ trêu ấy không có gì mới cả, nếu ta nhớ rằng tư tưởng đế quốc đã cắm gốc rễ trong tâm hồn Nga. “ Vào những năm 1970-1980 nhiều phần tử cực đoan đã ủng hộ sách lược của Điện Kremly đối với Đông Âu, tuy trong mọi cách xử sự bọn người này tự coi mình là những người chống lại tư tưởng Stalin”.

Nhưng giáo dục lòng yêu nước phải là công việc được thực thi trong một viễn cảnh dài lâu.” Con người ta đã quá mệt mỏi vì sự biến xẩy ra ở Ucraina, ở Siry..nhưng những diễn tiến ấy không thể thay đổi những gì thuộc gốc rễ. Vẫn như trước đây chúng ta đang sống với hồn cốt của thế kỷ 19 ”.

Nước Nga của Putin gợi ta nhớ tới những cuộc chiến đẫm máu họ đã tiến hành, ở Checnia, ở Grudia, ở Ucraina, ở Siry. Gợi nhớ tới những cách xử sự mất trí đối với cuộc sống của những người dân lành ở những vùng xẩy ra chiến sự. Những cuộc chiến ấy nhắc nhớ chúng ta sự tăng trưởng khổng lồ của những ngân sách quân sự của Nga, ví như trong thời kỳ từ năm 2010 tới năm 2016 hàng năm tăng từ 4,9% đến 16%.

Nhưng chính sách đối ngoại không phải lúc nào cũng đi kèm với dấu trừ. Vào năm 2004 các nhà ngoại giao Nga trên thực tế đã đặt dấu chấm hết cho một trong những xung đột kéo dài nhiều thế kỷ khi họ ký một bản thỏa ước hòa bình lâu dài.

Nhưng họ ký với ai? Với những người Anh điêng gốc gác tại vùng Alasca!

MỘT NƯỚC NGA KHÔNG CÓ PUTIN

Những sự đối kháng diễn ra vào mùa hè năm ngoái ( 2018 ) mà những người tham gia lớn tiếng đòi có những cuộc bàu cử tự do và đối sách có phần thô bạo đã chứng tỏ rằng hệ thống quyền lực tối cao ở nước Nga đang trải qua một cuộc khủng hoảng rõ ràng.

Tình hình có tới mức nghiêm trọng đối với Putin hay không, còn chưa rõ. Bộ máy trấn áp của Điện Kremly mới chỉ khởi động một phần và còn ít người tin rằng bộ máy ấy đã sẵn sang vận hành hết công xuất. Phong trào phản kháng như vậy chủ yếu cũng mới hạn chế ở thủ đô Moskva. Còn ở những vùng miền khác vẫn như thiếp ngủ.

Nhưng có mâu thuẫn nào đó cũng đã chín muồi.

Giai đoạn hai của thời hạn Tổng thống sẽ kéo dài tới năm 2024, và nếu Putin không thay đổi hiến pháp thì ông ta không thể tiếp tục ngồi lại trên chiếc ghế Tổng thống được nữa.

Tổng thống Nga mà ngồi trên chiếc ghế quyền lực lâu hơn Brgienev sẽ tự tước đi khả năng rời bỏ ghế một cách dễ dàng và vô tư. Kinh nghiệm Putin rút ra được với ” vai trò thứ 2 ” trong thời kỳ từ năm 2008 tới năm 2011 không phải là những gì như ý muốn. Và thậm chí nếu giả như ông ta muốn rời bỏ chiếc ghế quyền lực, nói thẳng ra ông ta sẽ giáp mặt với sự phản đối của những người thuộc phe nhóm của ông. Tức những người họ cần ông, hơn hẳn ông cần họ.

Những phương án khác nhau cũng đã được bàn thảo tới. Việc sửa đổi hiến pháp sẽ bảo đảm khả năng chuyển giao quyền lực thực tế cho quốc hội và ủy nhiệm cho Putin tư cách là thủ tướng “danh dự”. Hoặc là mô hình làm “người cha của dân tộc” như ông Nursultan Nazarbaev ở Kazakstan. Hoặc thêm phương án nữa, Putin sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia. Phương án cuối ( mạo hiểm nhất ) Putin sẽ là người đứng đầu một nước Nga hợp nhất với Belorussia, như một siêu cường. Viễn cảnh này liệu Misk có vui vẻ tiếp nhận hay không đây.

“Chúng tôi đã quen quan niệm rằng người cao nhất của một thế chế phải khởi nghiệp của mình từ một trang giấy trắng- Constanin Gaaze nói- Nhưng với nước Nga của Putin mọi điều diễn ra ngược lại. Những đổi thay nền tảng nhất của thể chế đã đảo lộn trong năm năm trở lại đây”.

“ Những đổi thay lớn nhất sẽ diễn ra rất nhanh , ngay trước mắt chúng tôi thôi ” - ông Gaaze kết thúc.

TÔ HOÀNG

( chọn dịch qua bản tiếng Nga )