Nguỵ biện là thứ mà người ta thường gặp nhất khi tranh luận với nhau, cả trên mạng lẫn ở đời sống thường nhật. Nguỵ biện làm giảm đi giá trị của câu nói rất nhiều mà cũng không giúp ích được cho người nguỵ biện có thể có thêm bất kỳ lý lẽ nào để thắng tranh cãi. Nguỵ biện như một con virus, một khi đã nhiễm tật này thì chúng ta khó thoát ra được. Các dạng nguỵ biện được đưa ra bên dưới khá thường gặp ở Việt Nam, tôi chỉ liệt kê một số để mọi người có thể bàn luận thêm.
NGUỴ BIỆN CÔNG KÍCH CÁ NHÂN (Argumentum ad hominem)
Thay vào đi vào chính vấn đề cần bàn luận thì dạng nguỵ biện này thường công kích thẳng cá nhân người khác để làm mất uy tín người nói mà không liên quan trực tiếp đến nội dung bài viết. "1+1=2". "1+1=3, do mày ngu nên tao không nghe lời mày nói". Đây là tư duy công kích điển hình, thay vì chứng minh 1+1=2 bị sai thì người đối diện chỉ cần đưa ra luận điểm là bạn mình bị ngu nên nói sai. Nguỵ biện công kích cá nhân còn có nhiều dạng khác như sỉ nhục đối thủ, vu khống, nhục mạ đối thủ. Loại nguỵ biện này làm giảm chất lượng của việc tranh luận và đáng ngạc nhiên là kể cả những người có học hàm cao cũng mắc phải loại nguỵ biện này.
NGUỴ BIỆN CÁ TRÍCH (RED HERRING FALLACY)
Đây là dạng nguỵ biện chẳng dính dáng gì đến câu chuyện đang nói nhưng người tranh cãi đưa ra nhầm để phát biểu đánh lạc hướng câu chuyện đang tranh cãi đi xa hơn. "Chúng ta phải bảo vệ môi trường để cho con cháu chúng ta sau này được hưởng không khí sạch". "Lo đăng ký tòng quân đánh giặc ở Trường Sa kìa, ở đó mà môi với chả trường". Ở đây luận điểm của người nói phía sau rất không liên quan đến câu chuyện của phía trước đưa ra. Nguỵ biện cá trích thường được dùng để đánh lạc hướng người đưa ra tranh luận khỏi việc cần tranh luận, kéo dài buổi tranh luận ra trật đường ray và làm mất thời gian của đôi bên khi tranh luận. Khi phát hiện dạng nguỵ biện này xuất hiện, chúng ta cần phải kéo cuộc trò chuyện về đúng hướng mà chúng ta đề ra, tránh bị mắc bẫy.
NGUỴ BIỆN ANH CŨNG VẬY (TU QUOQUE)
"Bạn đã vi phạm luật giao thông nhiều lần rồi". "Làm như bạn chưa vi phạm luật giao thông bao giờ vậy". Nguỵ biện này nhắc đến những thứ mà người đối diện có thể cũng mắc phải để bào chữa cho sai lầm của mình. Rất đáng tiếc, việc bào chữa lại cũng sa đà vào nguỵ biện và không chứng minh được việc vi phạm luật giao thông là đúng đắn. Nguỵ biện này gặp rất nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày và nhan nhản trên mạng xã hội.
NGUỴ BIỆN HAI SAI THÀNH ĐÚNG
"Việt Nam mình tham nhũng ghê quá"
"Nước nào chẳng tham nhũng mạy"
Nguỵ biện này sử dụng những thứ sai trái tương tự để nguỵ biện cho những cái sai trái mà người đối diện đưa ra. Nguỵ biện này khá trùng lắp với nguỵ biện Anh cũng vậy nhưng dùng với tần suất khá cao.
"Gia đình hai con, cả nhà hạnh phúc".
Có hai con chưa chắc đã làm gia đình hạnh phúc. Bao nhiêu việc phải lo toang, rồi tiền bạc, rồi cá tính khác nhau? Vậy còn gia đình 1 con, 3 con thì có hạnh phúc không? Đây là một dạng nguỵ biện kết luận ẩu rất thường gặp trong các khẩu hiệu.
NGUỴ BIỆN CHỌC TỨC NGƯỜI KHÁC
"Không thích thì cút ra nước ngoài mà sống"
Dạng nguỵ biện này nhằm đề giễu cợt, chế giễu người khác để người đối diện tức giận. Nguỵ biện trên còn dính phải nguỵ biện cá trích khi chẳng liên quan gì đến cái ngữ cảnh câu chuyện đưa ra. Nói riêng về nguỵ biện này thì rất nhiều dlv và bò đỏ trong nước rất hay dùng loại nguỵ biện này để dặp tắt tiếng nói của người khác. Câu trên thể hiện sự thiếu hiểu biết và ngu dốt của người nguỵ biện vì người ta luôn muốn xây dựng đất nước đẹp đẽ giàu mạnh hơn chứ chẳng việc gì phải ra nước ngoài mà sống cả.
NGUỴ BIỆN RƠM (Straw man)
Dạng nguỵ biện này rất thường xảy ra khi người nguỵ biện dùng nó để cực đoan hoá hoặc cố tình bóp méo lời của tác giả nhằm làm nghiêm trọng hoá vấn đề và sẽ xử lý ở trường hợp nó bị bóp méo nghiêm trọng hoá
"Con nít phải được đánh đòn thường xuyên vì nếu không đánh đòn chúng nó thì chúng sẽ không biết thế nào là lễ độ và không lớn lên nên người được". Đây là một dạng nguỵ biện tinh vi dùng để phức tạp hoá một việc đơn giản lên. Không đơn giản để bẻ gãy các luận điểm nguỵ biện này nếu không trang bị được một kiến thức nền về nguỵ biện.
NGUỴ BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC
"Nếu bài viết này do ông này viết thì tôi cho rằng nó sai vì ông ấy ghét cs". Ở dạng nguỵ biện này, việc dùng cảm xúc để thao túng người đối diện là rất rõ ràng mà chưa bàn đến đúng sai của lập luận. Nguỵ biện này thực chất cũng là nguỵ biện cá trích, tuy nhiên sẽ được ghi riêng vì đôi khi được sử dụng dồn dập trong xã hội. Lợi dụng lòng thương hại, sự thù ghét, nỗi sợ mà không đưa ra lập luận cụ thể đều rơi vào dạng nguỵ biện này. Nguỵ biện gây chán ghét cũng rất được dùng thường xuyên bởi báo chí Việt Nam để chống lại các bị can trước khi bản án được tuyên. Các dạng tin tức về nhân thân xấu, gia đình hút chích, cờ bạc liên quan đến bị can đều nằm ở nguỵ biện này.
NGUỴ BIỆN NGHĨA VỤ CHỨNG MINH
"80% người Việt Nam ngu, nghèo, thất học"
"Ủa đâu ra mà mày nói vậy?"
"Vậy mày chứng minh tao sai đi"
Dạng nguỵ biện này khá phổ biến. Thay vì chứng minh cho bằng được con số của mình đưa ra là đúng thì người viết lại khăng khăng mình đúng vì chưa ai chứng minh điều đó sai. Thực ra khoa học luôn nằm ở hành trình chứng minh một sự việc là đúng chứ không phải là ngược lại. Đã vậy người đưa ra nhận định có nghĩa vụ phải chứng minh nhận định mình là đúng chứ không phải đẩy nghĩa vụ cho người còn lại.
NGUỴ BIỆN VIN VÀO MỘT BẰNG CHỨNG
"Hai đứa da trắng bị hai thằng cảnh sát da đen bắn chết tối qua, clip đầy trên mạng"
"Tao không tin vì tao chả thấy điều đó bao giờ"
Đây là dạng nguỵ biện chỉ tin vào một bằng chứng duy nhất của bản thân chứ không tin vào những bằng chứng khác cho dù rành rành trước mắt. Dạng nguỵ biện này dùng cho những con người bướng bỉnh, không tin vào bất cứ thông tin nào bất lợi cho họ, cũng như việc sử dụng fake news phát tán khắp nơi cũng vậy. Chính Goebbel cũng từng nói:"điều sai nói mãi thì cũng sẽ thành điều đúng".
NGUỴ BIỆN CẮT XÉN THÔNG TIN NGOÀI NGỮ CẢNH (OUT OF CONTEXT)
Trong một bài báo của The Guardian vào tháng 5 năm 2013 có đăng như sau về Sri Lanka :"Sri Lanka có khách sạn, đồ ăn, khí hậu và sự quyến rũ để mang đến một kỳ nghỉ hoàn hảo. Chỉ tiếc về chính phủ ngày càng chuyên quyền và tệ hại- theo Ruahdi Nicoll". Một tờ báo của Sri Lanka đã đăng lại với nghĩa hoàn toàn khác :"Sri Lanka hoàn toàn là một nơi du lịch hoàn hảo".
Nguỵ biện cắt xén thông tin rất thường gặp trong các báo cáo của các chính phủ, chuyên gia hay các cuộc nói chuyện trên mxh khi đàm luận về chính trị. Việc cắt xén thông tin nhằm định hướng thông tin một cách rõ ràng là có lợi đối với đối tượng sử dụng thông tin. Nguỵ biện này là một dạng của nguỵ biện Rơm.
NGUỴ BIỆN NGƯỜI ĐEO MẶT NẠ (MASKED-MAN)
"Tôi nghĩ Superman biết bay"
"Tôi nghĩ Clark Kent không biết bay"
"Do đó Clark Kent và Superman không thể là một người"
Ở đây phần nguỵ biện nằm ở dạng nhận thức. Việc "nghĩ" và việc "là" không thể là hai cái tương tự nhau được. Hai mệnh đề trên có thể đúng, tuy nhiên do nhận thức sai lệch có thể dẫn đến luận điểm bị sai.
Bàn về nguỵ biện là một việc rất công phu và tốn thời gian. Ước tính từ thời cổ đại, Aristotle đã chứng minh được 13 loại nguỵ biện. Hiện tại đã có hàng trăm loại nguỵ biện được phổ biến trên thế giới. Trong một bài viết hoặc diễn văn , người ta có thể chứng minh được hàng chục lỗi nguỵ biện thông thường. Những nguỵ biện tôi bàn ở trên là những nguỵ biện lượm lặt và được tôi có tìm hiểu qua sơ về nó nên đôi khi anh em thấy có những lỗi nguỵ biện nào nằm trong bài trên thì cứ sửa giúp mình nhé.
Nguồn tham khảo:
Page facebook :
m.facebook.com › ... › CommunityNgụy biện - Fallacy - Home | Facebook