Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CHUYẾN THÂM NHẬP THỰC TẾ HIẾM CÓ

Vũ Thành Chung
Thứ bẩy ngày 14 tháng 11 năm 2009 6:46 PM
TNc: Tôi và Vũ Thành Chung cùng bay sang Canada nhưng khi về thì mỗi anh một ngả.. Tôi vì công việc nên về sớm còn Vũ Thành Chung ở lại để thâm nhập thực tế. Anh có nhiều người làng bạn bè đang sinh sống bên đó. Vợ chồng anh Đinh Trọng Đắc bạn cùng học hồi cấp 1 rủ Chung ở lại đi vào rừng hái lá. Anh vừa ra mắt tập thơ Cát ru, sau chuyến thực tế hái lá này chắc sẽ có tập thơ Lá ru...Dù ở bên Bắc Mỹ, Vũ Thành Chung vẫn cập nhật cho con web chungthuynguyen.com của mình. Bài và ảnh đưới đây tôi cóp từ web của anh...


Đi thực tế- Bẻ lá rừng

Năm trước sang Canada nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu một gia đình anh tới thăm ngoài đảo, làm nghề bẻ lá gây tò mò cho tôi. Lần này ra đảo Vancouver Island thăm một người bạn Đinh Trọng Đắc. Đắc học với tôi cấp một ở quê, rồi xa nhau, rồi lại gặp trên đảo. Đắc làm nghề chính đánh bắt tôm. Nhưng thời gian được khai thác chỉ có 2 tháng (tháng 5 và tháng 6) trong năm. Thời gian còn lại vợ chồng anh vào rừng bẻ lá hoặc đi cào sò, thôi thì đủ việc miễn sao đủ cho sinh hoạt gia đình.
Tôi đề nghị anh cho đi bẻ lá cùng để có tư liệu về công việc những người hải ngoại. Đắc cười bảo:
- Ông có lội rừng được không?
- Tôi sinh ra ở quê đã từng chèo thuyền, đào cua, bắt cáy, ra đảo Đình Vũ cắt lá mắm về làm phân xanh, vác đất đắp đê... chắc bây giờ làm rồi sẽ quen - Tôi trả lời.
Vậy là sáng sớm ngày hôm sau chúng tôi lên xe vào rừng bẻ. Từ nơi ở tới của rừng phải điô tô chừng 40 km. Lá cắm hoa chỉ ở đảo này mới có. Lá cũng có nhiều loại: Sallel, White pine hay Cedar... Lá thu gom rồi xuất khẩu sang các nước trên thế giới nên giá đắt.
 
 
 
 
 
 












Đường vào rừng đi bẻ lá.
 
 
 
 
 
 
 













Lá Sallal
 
Lá Sallal mọc đầy trong rừng, càng vào sâu lá càng nhiều, nhưng khi bẻ phải biết chọn cành nào lá đẹp. Lá đẹp là lá non, không sâu, không vàng, không rác và cành có chiều cao từ 40 đến 50 cm.
Đắc hướng đẫn tôi cách cầm túm lá bên tay trái sao cho vừa lỏng lại vừa chặt để dễ lượm cành khác. Cành Sallal giòn dễ bẻ nhưng động tác bẻ phải chính xác, nếu bẻ trật cành giập hóa dai. Khi xếp lá phải xếp khéo cho mặt lá đẹp lên trước, cành dài xuống dưới, nhìn bó lá sao cho vừa mắt. Các cụ dậy vừa mắt ta, ra mắt người mà.
Ngày đầu chúng tôi vào đến cửa rừng có chút nắng vàng, sau đó mưa nhẹ. Những hạt mưa rơi buốt lạnh, dễ bị cảm lắm.
 



















Hai ngày đầu tôi đi làm, tuy mới học việc nhưng đã có nhiều tiến bộ. Khi xếp lá trước khi về tôi nói đùa với vợ chồng Đắc:
- Ngày đầu chưa quen, đường cày đâu thẳng ngay.
Tôi thấy đễ chịu, lại có phần khỏe ra bởi hương cây, hương đất. Trong rừng ôn đới đủ các loại cây: Thông,
Đinh Trọng Đắc (bên trái) và Tôi vác lá ở rừng ra .
sồi, bạch dương, dương xỉ... Mùa thu vào cuối nên có những cây sồi, bạch dương vàng đỏ chín rực như ngọn lửa làm tôi nhớ lại thời tha thẩn trong rừng nước Nga những năm đi học. Nhớ lại những câu thơ cũ:
Mắt em xanh chiều say / Rừng phong thu chín rụng dầy vàng sao!
 






 







 



Đinh Trọng Đắc và phu nhân vác lá từ rừng ra.
 

Đúng với câu ca : Rừng vàng, biển bạc . Hàng ngàn người dân ở Canada sống bằng nghề đi bẻ lá trong rừng. Vào rừng, rừng sạch và đẹp. Không một ai được tự do chặt phá rừng, vứt rác vào rừng. Người dân tự giác chấp hành luật pháp. Giữ rừng như giữ vườn nhà mình để có kế sinh nhai.