Cứ theo như ý kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình thì người dân ở đây sẽ có dịp hát “chế” câu ca quen thuộc rằng nếu ai hỏi vì sao sân golf chúng ta nhiều đến thế, có nhớ những ngày bãi biển chúng ta đẹp ghê?
Thì ra ý tưởng xây dựng những 10 sân golf tại Quảng Bình với tổng số vốn đầu tư lên tới 3.000 tỷ đồng mà lãnh đạo tỉnh này quyết tâm đưa ra đã làm nóng dư luận. Nghe nói có người cho rằng việc xây dựng sân golf là cần thiết đối với Quảng Bình nơi đang muốn vượt lên bằng công nghiệp không khói nhờ ơn trời, có quần thể hang động hàng đầu thế giới.
Thế nhưng người tỉnh táo hơn đều băn khoăn, lo ngại bởi việc xây cùng lúc 10 sân golf thì lấy đâu ra golf thủ và xây sân golf có làm mất đất bãi biển hay không. Nghe chừng nay mai lại phaỉ đầu tư cho sân bay Đông Hới thành sân bay quốc tế cũng nên. Khủng hoảng thừa sân golf sẽ xảy ra, ít nhât là 20 năm sau khi khành thành sê ri 10 sân golf này và Quảng Bình sẽ trở thành tỉnh nghèo mà sang nhất thế giới.
Hãy nghe ông Lê Văn Phúc, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình khẳng định chắc như cua gạch, dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển du lịch. Theo đó, nhà đầu tư chọn vùng cát ven biển từ huyện Quảng Ninh đến huyện Lệ Thủy để xây sân golf vì có nhiều thuận lợi, bãi cát rộng tới 3.000 ha hầu như không có đất lúa, dân đang khó khăn sẽ có việc làm, thu nhập, hạn chế được tình trạng chang chang cồn cát nắng trưa Quang Bình. |
|
Dù các sân golf này không được quy hoạch phát triển nhưng Quảng Bình vẫn quyết tâm thực hiện các trình tự thủ tục trình Chính phủ phê duyệt.
Do vậy việc bổ sung quy hoạch sân golf sẽ do Sở KH&ĐT làm văn bản trình Thủ tướng. Sau khi có quy hoạch sẽ tiếp tục thực hiện các bước khác. Chủ trương đầu tư sẽ thực hiện theo Luật đầu tư, luật đất đa, luật tài nguyên môi trường.
Còn theo ông Nguyễn Đình Phương, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, muốn đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải có hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú. Trong đó, sân golf vừa là hạ tầng, vừa là sản phẩm du lịch chất lượng cao. Ông Phương cho rằng, việc xây dựng tổ hợp sân golf không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cải tạo được vùng cát trắng Quảng Bình nhưng trước hết phải thực hiện nghiêm báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, về ý tưởng này, các chuyên gia cho rằng, xây dựng sân golf để thu hút khách du lịch là bình thường nhưng xây dựng đông thời đến 10 sân golf là bất bình thường. Kể cả việc Quảng Bình có đề án và được Chính phủ duyệt thì phải đánh giá được những tác động của sân golf thật kỹ càng. Khi đã cân đối được việc đánh giá tác động và nguồn lợi thu được ở các sân golf mới triển khai.
Trước đó, ông Trương An Ninh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu ai đó nói tỉnh nghèo chơi trội là hoàn toàn không đúng và hiểu sai bản chất của vấn đề. Với một địa phương có điểm xuất phát thấp như Quảng Bình không có những ý tưởng, hay dự án mang tính đột phá thì rất khó phát triển.
Trái ngược với sự tự tin của lãnh đạo tỉnh về dự án 10 sân golf, nhiều chuyên gia lo ngại, đột phá phải có tính khả thi. Trong khi rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình cần được đầu tư nâng cấp, hướng tới sự chuyên nghiệp và tiện nghi; rồi cơ sở hạ tầng về giao thông, các dịch vụ khác chưa đồng bộ. Đặc biệt, dư luận tỏ ra lo ngại việc xây dựng đến 10 sân golf dọc bờ biển sẽ ảnh hướng đến chất lượng nước ở các bãi tắm. Hình như quan chức tỉnh này không biết rằng để nuôi dưỡng thảm cỏ của sân golf người ta phải sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng to lớn đến môi trường như thế nào.
Theo Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Khá (Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Trà Vinh), lưu ý sân golf, chơi golf thường dành cho đại gia. Quảng Bình làm 1 - 2 sân golf thì khả dĩ , còn làm đến 10 sân thì quá nhiều.
Chuyên gia kinh tế, Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch (Đoàn Đại biểu TP HCM) nhấn mạnh, địa phương không nên làm thay nhà đầu tư, doanh nghiệp. Việc xây dựng bao nhiêu sân golf là hợp lý nhà đầu tư sẽ tính toán kỹ lưỡng, nếu có lợi, thấy nhu cầu đến đâu họ sẽ đề xuất xây dựng đầu tư đến đó. Còn về mặt quản lý nhà nước, địa phương cần xem xét kỹ xem dự án có phù hợp với quy hoạch hay không; đảm bảo điều kiện môi trường ra sao.
Nên nhớ bài học Khánh Hòa phát triển quá nóng hạ tầng du lịch ven bãi biển khiến bãi biển của dân bị băm nhỏ và rà kín cho các nhà đầu tư nay đã phải thu hồi nhiêu dự án. Còn ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, phải xem xét đề xuất của Quảng Bình. “Cần kiểm soát chặt việc xin đất làm sân golf, tránh đến lúc không hiệu quả lại chuyển sang khu đô thị, resort.
Cuối cung nghĩ cung cần nhắc lại xu hướng phát triển nóng sân golf diễn ra ở nhiều địa phương cách nay dăm bẩy năm với những hệ lụy khó tránh khỏi của sân golf. Thủ tướng Chính phủ đã phải cắt giảm đến 76 dự án do chính quyền các địa phương trình đề nghị bổ sung cho quy hoạch sân golf đến năm 2020. Đến lúc đó, số lượng dự án sân golf đã là 90.
Bộ KH&ĐT đã kết luận, có đến 69 dự án - chiếm tỷ lệ khoảng 70% số dự án - nghiêng về kinh doanh bất động sản thay vì mục tiêu ban đầu là kinh doanh sân golf.
Hiện nay ta không thiếu sân golf, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng chưa đủ “dũng cảm “ xây dựng sân golf, can cớ gì Quang Bình hăng hái thế! Người dân chỉ thích hát quê hươing chúng ta nhiều ngối mới chứ không thích sân golf!
Bảo Dân