Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên đang bỏ công bỏ của để lo cho con cái được đi du học Nhật Bản … để hy vọng kiếm được… tiền tỷ, nhiều gia đình đã bán trâu, bò, cắm sổ đỏ và còng lưng trả lãi ngân hàng hàng tháng.
Dọc Quốc lộ 5 từ địa phận huyện Văn Lâm đến Mỹ Hào (Hưng Yên), các ngõ xóm, Chợ Đường Cái, thị trấn Bần, cột điện nào cũng thấy treo các biển quảng cáo tuyển du học sinh … với những lời mời chào hấp dẫn: Chi phí thấp, đảm bảo 100% có việc làm thêm với mức lương từ 1.000 – 2.500 USD/tháng, cam kết giới thiệu việc làm sau khi học xong... Trong khi đi học được làm thêm tính tiền theo giờ , từ 900 - 1.000 yên/giờ.
Mức chi cần phải chuẩn bị là 200 triệu đồng. Có sổ tiết kiệm trong ngân hàng từ 500 – 700 triệu đồng. Nếu không có sổ tiết kiệm thì được gợi ý, chỉ cần chi 3 – 5 triệu đồng, việc làm bảo lãnh cho phía bên kia trung tâm sẽ lo hết” (!?).
Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) – nơi được mệnh danh là... “Thiên đường du học”. Băng rôn khẩu hiệu quảng cáo du học Nhật, Hàn được giăng đầy đường làng, ngõ xóm và cổng các trường học.
Nhiều gia đình ở nông thôn đã quyết tâm bán lợn, bán bò, cắm sổ đỏ, thậm chí vay lãi cao để cho con đi du học .
Ông Nguyễn Văn L (thôn Quang Rực, xã Hồng Phong, Ninh Giang, Hải Dương) quyết định cho cậu con trai lớn đi du học Nhật Bản, nên đã bán mảnh đất khoảng 70m2 được 70 triệu đồng và vay mượn thêm anh em họ hàng cho đủ 200 triệu đồng.
Ông mở lòng : “Thôi thì chỉ mong con trai đi làm hoàn được vốn và học thật tốt bên Nhật là vui rồi” – Nhưng ông L đã rầu rĩ : …khi sang đó, con trai ông không kiếm được việc làm thêm nên gia đình ông phải xoay xở rất khó khăn.
Hai năm trước đây, bà Bùi Thị P (Văn Lâm, Hưng Yên) đã cắm sổ đỏ căn nhà cấp 4 được 150 triệu đồng, vay mượn 5 cây vàng của anh em và vay lãi ngoài để đủ số tiền gần 300 triệu đồng cho con trai đi du học Nhật.
Vì bà nghe người ta nói : “Một người cho con đi tu nghiệp ở Nhật, sang đó vừa học vừa làm, mỗi tháng cũng kiếm được mấy chục triệu đồng, sau 3 năm con bà ấy trả được hết vốn lại mua được mảnh đất gần tỷ bạc….Bà P thở dài : “Ây vậy mà… con bà học được 1 năm thì bị Trường ĐH… đình chỉ học vì không vượt qua hầu hết các chương trình học. Vì con bà dành nhiều thời gian để làm thêm kiếm tiền, trang trải cuộc sống, sinh hoạt và trả tiền nợ lãi hàng tháng cho mẹ ở nhà. Học không được, làm thêm không xong, con bà buộc phải về nước.
Chuyện đi nước ngoài phải trở về tay không không phải không có đối với người dân lao động ở mọi miền đất nước.
Chuyện ông bố bà mẹ bán đất bán nhà cầm cố vay mượn cho con cái đi lao động đã xẩy ra nhiều, nhiều ông bố mẹ đã cười dở khóc dở vì trở thành con nợ.
Tôi thấy nhiều tổ chức “tuyển chọn” được hình thành và hoat động một cách tự do vô tội vạ không ai kiểm soát : Tổ chức tuyển chọn vợ cho xứ người, Tuyển chọn người hầu cho xứ người, tuyển chọn gái mại dâm cho xứ người…Nay lại đến chuyện tuyển chọn “ồ ạt” học sinh đi du học…
Tôi cứ nghĩ phải có cơ quan chính quyên ban ngành nào của Chính Phủ chịu trách nhiệm trước những sự đổ bể này của người dân: Đã nghèo lại nghèo thêm.
Với người nghèo ai chẳng mong được đổi đời nhưng cũng cần phải được tư vấn cân nhắc tính toán kỹ lưỡng thấu lý đạt tình. Các cấp chính quyên “ là cha” của dân, cũng nên thận trọng trong việc làm quảng cáo xét tuyển không nên vì lợi nhuận mà làm ồ ạt làm cho xong chuyện vừa để mang họa cho dân bị “Lừa”…