Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NƯỚC NÀO GIÁ ĐIỆN CAO NHẤT

Nguyễn Chính Viễn:
Thứ hai ngày 15 tháng 6 năm 2015 1:59 PM
Bất chấp việc tăng thêm 7,5% tháng 3 vừa qua, giá điện tại Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp nhất khu vực. Cùng với Singapore, Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất Đông Nam Á.
Brunei
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND) 218 đồng/kWh (cho 600 số điện đầu tiên).Ở Brunei, muốn dùng điện, người dân phải trả tiền trước, thông qua các hệ thống thanh toán. Đây là quốc gia có giá điện rẻ nhất Đông Nam Á.
Campuchia
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 3.488 đồng/kWh.
Đầu năm 2015, Thủ tướng Hun Sen đưa ra kêu gọi giảm giá điện cho các hộ gia đình tại Campuchia. Ở Campuchia, tình trạng chủ nhà tính giá điện cao hơn thực tế đối với người thuê không phải là hiếm. Ông Hun Sen cũng yêu cầu các bộ ngành phối hợp để ngăn chặn tình trạng trên, trong bối cảnh quốc gia này có giá điện không rẻ so với thu nhập của đại bộ phận dân chúng.
Việt Nam
Giá điện trung bình: 1.622 đồng/kWh.
Tháng 3/2015, giá điện tại Việt Nam tăng 7,5%, lên mức bình quân hơn 1.622 đồng/kWh. Năm 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tuyên bố phải đối mặt với khoản lỗ trên 16.800 tỷ đồng, do chi phí đầu vào rất lớn từ năm trước chưa được cân đối.
Indonesia
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 1.900 đồng/kWh
Giá điện tại Indonesia đáng lẽ đã tăng vào đầu năm 2015. Tuy nhiên, tổng thống nước này đã quyết định lùi ngày tăng giá, chủ yếu do giá dầu thế giới giảm xuống. Thậm chí, giá điện tại Indonesia còn giảm nhẹ nhờ những tác động tích cực từ tình hình năng lượng thế giới.
Lào
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 1.526 đồng/kWh.
Lào có giá điện rẻ, đồng thời còn sản xuất dư thừa cho việc xuất khẩu. Thái Lan, Việt Nam và Campuchia là 3 quốc gia trong khu vực đang nhập khẩu điện từ đất nước triệu voi. Lào thu về gần 1 tỷ USD mỗi năm từ việc bán điện.
Malaysia
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 2.121 đồng/kWh.
Trong giai đoạn tháng 3-6/2015, giá điện tại Malaysia giảm 5,8%, còn 0,36 MYR cho mỗi kWh. Theo tính toán của Bộ trưởng Tài nguyên Malaysia, người dân nước này sẽ tiết kiệm 13,5-45 MYR mỗi tháng (tương đương 80.000-265.000 đồng).
Myanmar
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 750 đồng/kWh.
Ở thời điểm hiện tại, Myanmar là một trong 2 quốc gia có giá điện thấp nhất Đông Nam Á. Tại quốc gia này, mỗi số điện từ 0 đến 100 kWh có giá 35 kyat. Từ số thứ 101 đến 200, giá điện là 40 kyat. 50 kyat là giá tiền cho số điện thứ 200 trở đi. Theo Chính phủ Myanmar, 56,6% dân số nước này sử dụng dưới 100 kWh điện mỗi tháng.
Philippines
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 5.100 đồng/kWh.
Đầu năm 2015, giá điện tại Philippines đã tăng nhẹ do chi phí đầu vào tăng. Mặc dù vậy, ở mức 10,51 PHP cho mỗi kWh, giá điện tại Philippines vẫn còn thấp hơn nhiều so với trước đó vài năm. Đã có lúc, giá điện tại Philippines đạt mức tương đương 6.600 đồng/kWh. Cùng với Singapore, Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất Đông Nam Á.
Singapore
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 4.550 đồng/kWh.
Giá điện tại Sigapore được kiểm soát bởi Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) nước này. EMA có nhiệm vụ tính toán chi phí cấu thành giá điện theo quý. Sau đó, Hiệp hội Năng lượng Singapore (SP) sẽ mua điện, dựa trên giá do EMA tính toán. Tại đảo quốc sư tử, giá điện được cấu thành bởi 4 loại chi phí: năng lượng, mạng lưới truyền tải, thị trường và quản lý.
Thái Lan
Giá điện trung bình (quy đổi ra VND): 2.450 đồng/kWh.
Chi phí sản xuất giảm do sử dụng than đá làm nhiên liệu trong thời gian qua đã giúp giá điện tại Thái Lan giảm nhẹ. Một số ý kiến tại quốc gia này cho rằng, việc sử dụng than đá làm nhiên liệu sản xuất điện sẽ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan khẳng định, họ đủ khả năng để kiểm soát tình hình, cũng như đề cao lợi ích kinh tế từ việc làm trên.

Lời bình của Nguyễn Chính Viễn:
Qua bản tống sắp trên Việt Nam ta vẫn vào loại “rẻ” thứ 4. Xem ra giá điện của Việt Nam ta còn đang phải chịu “ rủi ro” của 16.800 tỷ đồng dồn toa, nên chỉ đúng vào loại rẻ thứ 4. Không hiểu Nhà nước ta đối với con số “khủng” này thế nào nhỉ. Được biết để có con số đẹp trong nên kinh tế, Nhà nước đã có chủ trương cho phép giải quyết nợ xấu, chẳng lẽ con số khủng của ngành Điện lại không giải quyết được sao…. Con số lũy kế này lẽ ra phải được phanh phui giải quyết “ Đứt đuôi con nòng nòng”, nếu còn để nó trong cân đối tài chính của Ngành Điện thì nó sẽ là mối lo cho dâncho nước vì nó sẽ được điều hành phân bổ dần vào giá khi có điều kiện…Tất nhiên đã dùng hình thức phân bổ dần thì dân phải gánh chịu, những sự tiêu cực nhập nhằng rất bức xúc khó chịu sẽ xẩy ra… và nó cũng là nguyên nhân để ngành điện kỳ kèo mặc cả với Chính phủ để đẩy ra điện lên mỗi khi nhà nước có chủ trương tăng thu nhập tăng lương cho người dân.