Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Xã hội văn chương dân sự

Nhà văn Nguyễn Đình Chính
Thứ bẩy ngày 12 tháng 4 năm 2014 8:38 PM

 

Văn học Việt Nam mang tính đa nguyên nhưng vẫn định hướng XHCN

 

   Có một thực tế hiển nhiên hiện nay ở trong nước, các văn nghệ sĩ không chỉ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Khuynh hướng này đã mất vị trí độc tôn mà nó chiếm lĩnh mấy chục năm nay. Trong hội họa, âm nhạc, văn học đã thản nhiên chấp nhận nhiều khuynh hướng sáng tạo khác mang đầy đủ màu sắc của một của một xã hội văn chương dân sự.

 

 Tự do sáng tạo được các cơ quan lãnh đạo không can thiếp trực tiếp, thô bạo . Nhưng cũng đừng mơ hồ là các cơ quan này buông lỏng vai trò lãnh đạo của mình. Cho đa nguyên nhưng có định hướng, có kiểm soát. Nhưng sự định hướng kiểm soát này mềm mại tinh vi ít lộ liễu hơn nhiều . Vì vậy những “ thành tựu “ của nó thu hoạch được cống hiến cho nền văn học nghệ thuật của dân tộc cũng chẳng na ná( ngang cùng đẳn cấp ) như những “ thành tụt “ mà nền nền kinh tế thị trường nhưng phải có định hướng XHCN đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà.   

 

 Cần có một ghi chú nhỏ không nên quên là thường khi trả lời phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông , báo chí công khai các yếu nhân của ban tuyên giáo trung ương Đảng vẫn nói rõ cần phải tạo điều kiện cho trí thức văn nghệ sĩ phát huy sáng tạo. Thậm chí họ cònnhấn mạnh tới một thuộc tính của trí thức là phản biện. Và Đảng tôn trọng cái quyền tối thiểu này của tri thức văn nghệ sĩ.

 

    Có thể vì thế mà trong nước hiện nay tồn tại 2 luồng văn chương thơ ca. Tất cả các tác phẩm lấy được giấy phép của nhà xuất bản để in và phát hành công khai đều năm trong luồng . Đặc điểm chung của loại trong luồng là sáng tác theo phương thức hiện thực XHCN. Dòng văn học này tự nguyện ( không ai ép buộc cả ) tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản lấy chức nămg rất ghê gớm là phục vụ nhân dân phục vụ tổ quốc làm tiêu chí cho ngòi bút. Dòng văn học này thống trị văn đàn VN ( từ 1945 đến 1975 ở Miền Bắc, từ 1976 – 2010 ở cả nước) hơn nửa thế kỉ qua Nó đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ cùng không ít tác tác phẩm có thể cũng lớn ( ấy là theo sự phán quyết của các nhà lý luận phê bình hiện thực XHCN , chứ chưa phải là sự phán quyết của thời gian ). Tuy nhiên từ 1980 đến nay dòng văn học này đã có những biểu hiện lão hoá. Nguyên nhân có thể là dòng văn học này đã công chức hoá, né tránh hiện thực đời sống và ngần ngại trước trách nhiệm của văn học đối với con người. Do vậy, nó đã rời xa tiêu chí ghê gớm ban đầu của nó. Đây cũng là một câu hỏi nghiêm túc dành cho tất cả các văn nghệ sĩ đang sáng tác theo phương thức hiện thức XHCN hiện nay

 

     Loại thứ hai là dòng văn học ngoài luồng . Đó là những tác phẩm không qua được mạng lưới kiểm duyệt của các nhà xuất bản. Vì vậy, nó chỉ được phổ biến và lưu truyền dưới dạng bản thaỏ, in lậu và trên internet. Phần lớn tác phẩm trong dòng văn học này đều không sáng tác theo phương pháp hiện thực XHCN. Số lượng các nhà văn, nhà thơ có tài năng và uy tín tham gia dòng ăn học này không nhiều . Trong khi đó lại có không ít những người tự xung là nhà văn, nhà thơ, lấy văn chương làm phương tiện để hoạt động chính trị dưới tiêu chí đòi tự do, dân chủ, nhân quyền. Những hoạt động văn chương thực dụng chính trị ầm ĩ này không có tương lai. Tuy nhiên không thể phủ nhận trôi dạt trên dòng văn học ngoài luồng này đã xuất hiện một số nhà thơ nhà văn có tài năng đang có những tác phẩm rất hứa hẹn. Ở một khía cạnh nào đó nó lại là một cú hích vaò đời sống dòng văn học trong luồng ầm ĩ nhưng khuôn saó và tẻ nhạt .

 

 

Văn học sa lầy trong thị hiếu tầm thường của đám đông

 

Nhưng sự đa nguyên trong sáng tạo văn học này có tạo ra những tác phẩm lớn có tác dụng giải phóng tâm hồn con người, mang lại một luồng gió mới tự do dân chủ cho xã hội hay không hay không?

 

Câu trả lời là không.

 

Bởi vì cái nền văn học đa nguyên có định hướng XHCN này này đang bị sa lầy trong cái thị hiếu nghệ thuật thực dụng rất thô sơ, tầm thường của một xã hội đang chuyển động trong nền kinh tế thị trường tự do trong khuôn khổ định hướng XHCN.

 

Nếu bây giờ dạo qua các quầy sách ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì thấy ngay điều đó. Hàng ngàn các đầu sách bầy la liệt chen nhau chật cứng trên sạp.

Bìa ngoài xanh đỏ tím vàng loè loẹt phần lớn là vẽ môi, lưng và những chỗ gợi cảm trên thân hình con gái.

 

Bên trong thì toàn chuyện ru ngủ những tình cảm tầm tầm, khuyến khích những dục vọng hàng chợ, đưa ra đáp số giải toả những bức xúc nửa vời về vài ba vướng mắc nhỏ mọn, nhạt nhẽo của đời sống.

 

Những tác phẩm đó đồng loạt bảo nhau chạy cho xa những mâu thuẫn to lớn, chủ yếu, cốt lõi trong xã hội hiện hữu đang làm dằn vặt, cào xé tình cảm, rung chuyển suy nghĩ và đảo lộn lòng tin của hàng triệu, hàng triệu người lao động trong xã hội.

 

 

 Nhà văn tự nguyện thoả hiệp đánh mất mình

 

Trong bản chất sâu xa của mỗi một nhà văn ở VN đều mang đậm tính thực dụng chính trị cố hữu của người châu Á.

 

Mục đích cầm bút của họ không thuần khiết. Họ sẵn sàng tự nguyện hoặc thoả hiệp có điều kiện để bẻ cong ngòi ngòi bút của mình phục vụ cho một cái gì đó sẽ mang lại lợi nhuận tiền bạc, tên tuổi, quyền lợi, địa vị, danh vọng rỗng tuếch cho chính họ.

 

Điều đó cũng có nghĩa là họ tự nguyện đánh mất mình, đánh mất cái con người nhà văn của họ.

 

Cách đây vài năm Dư luận xã hội choáng váng khi nhận ra điều này qua hồi kí “ Đi tim cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải, một nhà văn nhận giải thưởng văn học nghệ thuật HCM cao quý , một nhà văn thông minh, tài ba nhất trong thế hệ ( như suy tôn của ông Nguyên Ngọc, bạn văn đồng hành của ông Khải.) mà còn như vậy thử hỏi các nhà văn khác thì như thế nào.

 

Tất nhiên, ông Nguyễn Khải chỉ đại diện cho chính bản thân ông chứ không thể đại diện cho tất cả các nhà văn cùng thế hệ với ông.

 

Hiện tượng bất thường của Nguyễn Khải, một nhà văn xung kích của nền văn học hiện thức XHCN , cũng khiến dư luận người đọc buộc phải hoài nghi cái gọi là nhân cách của những người cầm bút sớm nẵng chiều mưa rất không ổn như thế.

 

 

Đã khó gột rửa lại mất phương hướng

 

Các nhà văn của các thế hệ lớp sau Nguyễn Khải (hiện nay đang là lực lượng chủ lực của nền văn học) không bắt buộc phải sáng taọ theo khuynh hướng hiện thực XHCN mà được hưởng luồng gió mới tự do chọn lựa các khuynh hướng sáng tạo.

 

Tuy vậy, rất nhiều ngưòi cũng vẫn mang trong mình cái bản chất thực dụng chính trị lủn mủn như các tiền bối của họ. Một thí dụ nóng hổi : Dư luận mấy tuần nay trong văn đàn đang rộ lên chê trách tính thực dụng chính trị này chung quanh giải thưởng tiểu thuyết của hội nhà văn VN trao giải cho tác phẩm được chọn

 

Nhìn toàn cảnh cái bản chất thực dụng chính trị cố hữu của người châu Á rất khó gột rửa được trong từng nhà văn, hậu quả của nó dẫn đên hy vọng sẽ tạo ra được những tác phẩm lớn trong vài thập kỉ tới chỉ là một ảo giác hoang tưởng

 

Nhung có thể sẽ có những bất ngờ không thể tưởng tượng được như trong môn bóng đá. Sẽ có những tác phẩm lớn vụt hiện. Nhưng chắc chắn đó chỉ là số ít, là đơn lẻ nếu không muốn nói là đơn độc.

 

Không biết có phải đây đang là những ước muốn , bức xúc, băn khoăn và lo sợ của đông đảo người đọc, của những nhà văn và của cả các cơ quan lãnh đạo văn nghệ đang nóng lòng gửi hy vọng vào nền văn học nước nhà trong vài thập kỉ tới .

 

 Những suy nghĩ mới

 Đã thành một quy luật, các trào lưu tư tưởng triết học, khoa học và văn học nghệ thuật phải luôn luôn đổi mới sáng tạo để tồn tại. Sự đổi mới sáng tạo đó là ước muốn vươn tới một sự hoàn thiện tạo nên những những giá trị mới, khám phá những sự thật căn bản thăm dò phần thâm sâu và tươi mát của cái hiện tại sống động. 

 Cần phải hiểu rằng cái thế giới của sự đổi mới, sáng tạo đích thực lại luôn nằm trong bản chất tươi mới của cái hiện thực sống động. Và cái thế giới đó chỉ có thể tìm thấy trong một tâm thức vi tế minh triết, khoan dung, yên tĩnh. Bởi vì mọi đổi mới, sáng tạo ( nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ) không chỉ có giá trị thỏa mãn khoái cảm, đam mê những hình dáng hay biểu tượng mới mà quan trọng hơn , nhất thiết còn phải có giá trị thức tỉnh để tìm hiểu, khám phá và nhận ra rồi dấn thân hết mình trên con đường truy tìm lẽ sống và hạnh phúc thực sự của con người. Đó là một xác quyết

 Phải có được sự thấu hiểu thật thâm sâu về bản chất tối hậu của cái thực tại sống động. Nếu không đạt tới một tầm vóc đó thì lao động sáng tạo của nguời tri thức, văn nghệ sĩ chỉ phí công vô ích và sẽ liên tục bị dằn vặt để sản sinh ra những gì mà thật sự đời sống không cần đến. Vì vậy, người trí thức,văn nghệ sĩ phải có một tầm nhìn sâu rộng , một trí tuệ minh triết và một thái độ khoan dung, tránh không bị cuốn vào cơn gió lốc tư tưởng Tây phương gần hai thế kỷ nay đang rơi vào tình trạng ảm đạm do bị sa vào cái bẫy của Chuẩn thức tư duy nhị nguyên phân biệt , nên đã mất dần khả năng tiếp cận được với cái hiện tại sống động đang diễn ra.

 Bản thể cái tối hậu hiện thực sống động rất khó nắm bắt và vô cùng phức tạp. Nó tích hợp giữa trật tự và hỗn loạn, giữa xây dựng và phá hủy, giữa lạc hậu và tiến bộ. Khám phá nội tâm mình luôn là những trải nghiệm tươi mát, mới mẻ nhưng cũng đầy phiêu lưu và chướng ngại. Không phải chỉ dựa vào những kiến thức kinh điển có sẵn mà chúng ta phải kinh qua các bài học trong giây phút hiện tại của đời sống hiện thực hàng ngày. Người trí thức, văn nghệ sĩ phải biết sử dụng mọi hoàn cảnh tốt xấu trong cuộc đời, đối mặt với bao nhiêu là tư tưởng xuất hiện trong trí óc đang trói buộc mình và phải tìm cách vượt lên tìm cho mình một ý nghĩa cho cuộc đời cũng như một sự cởi mở trong tâm hồn. Mỗi giây phút chuyển hóa tâm linh ấy, sẽ nâng đỡ người nghệ sĩ, trí thức dần tìm ra con đường đích thực hoạt động xã hội và nghệ thuật của mình

 Một chân lý đã được thời gian kiểm nghiệm là Không thể làm việc tốt có hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội nếu không tự cải tạo chính mình trước,

 Măc dù hiện nay lao động trí tuệ sáng tạo trong đó có văn học nghệ thuật đang được tung hoành trong một môi trường có nhiều tự do, cởi mở. Nhưng không ít những sáng tạo mới, đặc biệt là văn học nghệ thuật lại đang dần lộ nguyên hình là giả trá, dễ dãi và lòe mắt thiên hạ. Những tác phẩm đó chỉ mang đến những lạc thú quyến rũ nhất thời, sự thỏa thích nông cạn khiến người sinh đẻ ra nó và đám đông tiếp nhận nó dễ dàng sa ngã, rốt cuộc chỉ mang đến thất vọng và nỗi bất an sâu sắc.

   Lao động trí tuệ sáng tạo sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới đích thực rất khắc nghiệt, liên tục từng phút, từng giây đòi hỏi người sáng tạo ra nó, đến đám đông tiếp xúc với nó, đều phải cố gắng chiến thắng bản thân, phải đương đầu với sự đau khổ của cái trí năng mù tối, của cái nhận thức sai lệch, phải khiêm nhường, can đảm học lại sự hiểu biết của mình, dồn hết cả tâm huyết tiến dần vào con đường minh triết nội tâm, xây dựng cho mình một Nhận thức luận mới để tiêp cận được cái bản chất tối hậu của thực tại sống động, từ đó vượt thoát khỏi cái bẫy của chuẩn thức tư duy nhị nguyên phân biệt đơn giản, hội đủ những nguyên nhânđiều kiện tiến lên trên con đường KHAI MỞ tư duy sáng tạo trong các hoạt động xã hội, khoa học và văn học nghệ thuật mới cho nước nhà.