Trang chủ » Tản văn

HƯƠNG RƯỢU LÀO CAI

Mạnh Tấn (Báo Lào Cai)
Chủ nhật ngày 19 tháng 7 năm 2009 6:27 AM
        Nếu bạn có một lần đến Lào Cai hãy lên với cao nguyên Bắc Hà - nơi bốn mùa mây phủ trắng trên đỉnh núi, bạn sẽ được thưởng thức đặc sản của thiên nhiên- thành quả lao động của người dân ở đây: Mận Tam hoa, mậm Hậu, lê, đào vàng, đào Pháp…mà khi xa rồi bạn vẫn nhớ mãi về hương vị của nó. Và mùa đông, bạn hãy tự tin bước vào bất cứ một nếp nhà nào, bên bếp lửa hồng, bạn sẽ được đón mời ân cần như người thân trở về. Bạn sẽ được mời uống chén rượu ngô được cất từ thơm thảo của núi rừng đất đai Bắc Hà. Mùi thơm và vị cay ấm nồng của nó sẽ hối thúc bạn sống hết mình cho tình bạn, tình yêu thiên nhiên, con người - dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Và rồi bạn sẽ thắc thỏm hoài không hiểu các nghệ nhân tài ba của xứ sở này đã bằng cách nào vắt ra từ đất, từ nước, từ mùa màng thứ rượu trong vắt đến tinh khiết nhường vậy! Bạn cứ hỏi đi, đồng bào Mông Bản Phố sẽ vui vẻ hầu chuyện bạn: Bắt đầu từ hạt ngô vàng ruộm, mẩy bóng như hạt cườm chắt ra từ nhựa sống tinh tuý của đất đai. Ngô sẽ được bung trên bếp lửa, bao giờ ngô chín, người ta quét một vuông đất trên nền nhà nhẵn bóng. Ngô được trộn đều với lá men hái từ rừng, sau ba ngày, hạt ngô đã ngấm men thì cho vào “cong” ủ kín. Bảy hoặc chín ngày sau đã có thể đem ra cất rượu. Đúng là cất chứ không phải nấu đâu nhé. Bởi vì cốt bống rượu không cho trực tiếp vào nước như cách nấu rượu gạo của người miền xuôi. Đồng bào Mông Bản Phố nấu rượu ngô cầu kỳ lắm. Chõ bống rượu được đặt trên một chảo nước to đang rôi sùng sục dưới than lửa hồng. Hơi nước bốc lên, thấu qua chõ bống mà phần trên của nó đã được đặt một dụng cụ hứng những giọt rượu vừa ngưng tụ do chảo nước làm lạnh phía trên rồi chảy ra ngoài - nơi có chiếc vỏ bầu khô hoặc ống bương hứng sẵn. Cứ ba đấu ngô thì được một bầu rượu tinh khiết tuyệt vời như bạn đã nếm thử.
      Nói thì vậy, chỉ nghe để biết chứ bạn đừng mất công tò mò làm thử. Bởi dù có được hướng dẫn tỷ mỷ theo đúng công thức đến đâu, thì bạn cũng không nấu ra được đúng rượu ngô Bản Phố. Đã rất nhiều đồng bào khác nhọc công đến đây tìm hiểu, xem tận nơi, thậm chí mua đúng thứ ngô của đồng bào, lấy đúng thứ nước trong vắt tuôn chảy từ ngọn núi nơi lưng chừng trời này, mà khi cất lên cũng chỉ ra một thứ rượu nồng nặc hơi men! Uống thì cũng say đấy nhưng không hề có mùi thơm đặc trưng và vị ấm nồng khác lạ của rượu ngô Bản Phố- Bắc Hà. Cũng chẳng cần phải thắc mắc làm gì. Phàm đã là nghề gia truyền thì ắt phải có bí quyết. Bí quyết thì phải được gìn giữ nối đời trong họ tộc mà thôi. Và ở Bắc Hà này cũng chỉ có người Mông ở Bản Phố nấu được, còn những vùng khác thì chịu.
     Tuy nhiên, Lào Cai vẫn còn một địa chỉ khác cũng có loại “sơn hào” tương tự này mời bạn - Đó là rượu San Lùng. Cũng như Bản Phố của Bắc Hà, San Lùng của Bản Xèo (Bát Xát) cũng nổi danh một vùng với niềm kiêu hãnh của đồng bào Dao Đỏ. Và chỉ có người Dao Đỏ ở thôn San Lùng này có bí quyết mà thôi. Chỉ có điều, khác với rượu ngô Bản Phố - Bắc Hà, Rượu San Lùng -  Bát Xát không cất bằng ngô mà cất bằng thóc và mì mạch.
       Nếu được nghe kể, bạn sẽ thấy công thức của thứ rượu này còn rắc rối hơn nhiều. Thóc phải là thóc gì, trộn tỷ lệ mỳ mạch bao nhiêu và đặc biệt là phần men với hơn 10 loại lá rừng được làm rất kỳ công. Nhưng hương vị của loại rượu này phải nói là “Độc nhất vô nhị”. Mùi thơm nhẹ, vị êm dịu, vừa đưa lên môi đã quyến rũ! Những người bạn sành rượu đã phải tự thú rằng: Rượu San Lùng mà nhâm nhi với thịt nai, thịt bò khô nướng trên bếp than lửa hồng, lại được một bàn tay thơm thảo rót mời thì thần kinh của bạn dù cứng rắn đến mấy, cũng phải đê mê ngây ngất như lần đầu được… hôn người yêu vậy!.
      Có thể anh bạn nào đó đã nói quá lời, nhưng theo tôi, nếu đã được nghe kể về hương sắc của rượu Lào Cai thì bạn cũng nên biết đồng bào các dân tộc Lào Cai uống rượu như thế nào.
      Với người vùng cao, rượu là cao lương mỹ vị có ở mọi nhà. Và khi có khách quý thì không thể thiếu rượu mời. Khi mời bạn người ta không nói mời uống, mà là: “ Mời bạn nhấp chút rượu nhạt với gia đình” . Và bạn hãy tự tin nâng chén rượu lên, nhấp một chút thôi, đủ để ngâm nga nơi đầu lưỡi. Và nữa, khi đã được mời thì bạn đừng nỡ chối từ mà buồn lòng gia chủ. Nếu không uống được nhiều, bạn cứ đưa lên môi nhấp vài giọt cho đỏ hồng đôi má, cho ấm lòng mình, lòng bạn và ấm tình người.
                               Gặp người là gặp bạn
                               Gặp bạn là gặp rượu
                               Gặp rượu là gặp nhau…
Người Mông ở đây vẫn hát lên tình bạn như thế. Nếu là ở nhà, bát rượu đầy tràn sóng sánh thơm lừng từ tay gia chủ rót ra sẽ được chuyền tay nhau lần lượt cho đến cạn và bát khác lại được rót ra. Người ta sẽ nói những lời tốt lành nhất gửi đến bạn với lòng hiếu khách như bát rượu đầy. Còn gặp nhau ngày chợ ư:
                             Bạn ơi hãy đến đây
                             Với tôi bên chảo thắng cố này
                             Có rượu thơm, có thịt mềm
                                                   Mừng ta gặp nhau…
     Cứ thế, niềm vui tình bạn, tình người được nhân lên bất tận. Bạn có say có một chút cũng chẳng sao đâu, những người vợ thảo hiền của chúng ta sẽ vui vẻ nâng ta lên lưng ngựa, hồn nhiên cùng ta ngược về núi…Đến đây thì hẳn bạn đã thấy, uống rượu với người vùng cao là một mỹ tục mang đầy bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc  Mông, Dao, Pa Dí…Và có gì để trách khi chúng cũng biết làm ra rượu và uống rượu như thế!   
Sa Pa - Những sắc màu giao mựa
Mạnh Tấn
        Khụng biết tự khi nào, cứ đến thỡ giao mựa là tụi lại hăm hở thực hiện một chuyến lóng du lờn Sa Pa. Và sau mỗi chuyến đi ấy trở về là trong tụi lại đầy  ắp những cảm nhận. Núi về ý thớch thỡ tụi thớch thỡ giao mựa từ Hạ sang Thu! Bởi vào độ này Sa Pa cú nhiều sắc thỏi mà những người cú một chỳt đam mờ thi phỳ rất dễ xao lũng. Nhưng đương nhiờn rồi, Sa Pa vẫn đẹp nhất, lộng lẫy nhất là dịp cuối Xuõn sang đầu Hạ. Lỳc này Sa Pa là cả một bức tranh sinh động vụ ngần. Chỉ cần lờn đến dốc Trung Chải thụi, cỏi màu tươi rúi của Sa Pa đó quyến rũ ta ngay khi bắt gặp những tràn ruộng bậc thang nối nhau, treo ngược lờn tận đỉnh nỳi. Bước vào mựa vụ mới, những tràn ruộng này được đồng bào be sửa lại bờ thửa bằng bặn và tất cả đều chứa đầy ăm ắp nước lấp loỏ trong nắng sớm, từ xa xa trụng lại hệt như những chuỗi vũng bạc của cỏc thiếu nữ xuõn thỡ vựng cao. Sinh động nhất là cảnh lao động của bà con, những người đàn ụng bừa xong đến đâu là những người phụ nữ Mụng ụm những đon mạ thắt đáy lưng ong hệt như những bộ trang phục họ đang mặc trờn người, bỡnh thản gieo mựa. Cỏi nhịp điệu vừa bỡnh yờn, vừa chờnh chao giữa đất trời ấy cho ta cảm nhận cuộc sống thật bỡnh dị, đáng yờu đến thế! Màu xanh bất tận của nỳi, của cõy rừng đan xen những bụng trắng, vàng, đỏ của vụ số cỏc loài hoa mọc hoang hoải trờn khắp triền non. Nét đẹp thiên nhiên hoà quyện cựng với nhịp sống chất phỏc, hồn hậu của người dân nơi đây đó tạo nờn một Sa Pa riờng cú. Cứ thế mà rong ruổi, ngắm nhỡn, cảm nhận đến thoả thớch...
        Càng lờn cao, nhiệt độ càng thấp dần. Phố nỳi hiện ra trong bảng lảng làn sương mờ ảo. Chỉ thoỏng chốc thụi ta như lạc trong sắc màu của thổ cẩm vừa lạ lẫm vừa thân quen. Đỏ rực khăn trựm trờn đầu là thiếu nữ Dao, xỳng xớnh vỏy hoa là cỏc cụ gỏi Mụng từng nhúm kộo nhau đi tỡm bạn và cười bẽn lẽn khi bị khỏch du lịch trờu đùa. Cỏc bà, cỏc chị và cả cỏc em nhỏ nhỏ nữa, trờn lưng đeo gựi, trờn tay là những mún đồ lưu niệm do chớnh bàn tay họ cần mẫn làm ra đem bỏn cho khỏch du lịch. Thỉnh thoảng ở những đoạn đường quang đóng hoặc trờn những ụ đất cỏc bà, cỏc chị tỳm tụm ngồi thờu thựa, xe lanh, xe sợi. Du khỏch thoải mỏi lựa chọn cho mỡnh một mún đồ lưu niệm. Những chiếc mũ, chiếc tỳi, nơ buộc túc... đều được làm bằng tay, cầu kỳ nhưng cũng rất giản dị dễ thương. Cầm lờn tay, ta cảm nhận được những sợi lanh quyện với mựi chàm, sỏp ong đậm sắc màu của nỳi rừng. Khỏch du lịch người nước ngoài rất thớch những mún đồ lưu niệm này. Cũng cú  khi thấy họ đeo bỏm hàng phiền du khỏch nhưng phải thành thực núi rằng: Nếu một ngày đến với Sa Pa khụng cũn bắt gặp những hỡnh ảnh đồng bào mặc sắc phục dõn tộc đi bỏn đồ thổ cẩm, đồ lưu niệm (vũng bạc, nhạc cụ dõn tộc...) và cỏc sinh hoạt văn hoỏ bản địa thỡ cũng chẳng cũn đâu sự hấp dẫn của riờng cú của vựng đất du lịch này! Trong cỏi lạnh se sẽ của Sa Pa đầu hạ, hoà mỡnh trờn đường phố nhộn vui làm cho lũng người thờm nỏo nức. Những ngày giao mựa từ Xuõn sang Hạ này đến với Sa Pa, ta sẽ cảm nhận thế nào là một ngày có đủ bốn mùa: Buổi sỏng khi trời vừa tan sương, vụ vàn cỏc loài thi nhau hộ nụ, khoe sắc- Đúng là mựa Xuõn đích thực! Cũn buổi trưa, khi mặt trời đó nhụ khỏi những làn mõy, ỏnh nắng lấp loỏ trờn vũm sa mộc cũn đọng sương đêm, tiếng chim rừng: ngũ sắc, hoạ mi, quế lõm...thi nhau hoà tấu bản nhạc rừng chào hành khỳc mựa hạ mà chỳng đó đợi suốt cả một mựa đông dài. Những thiếu nữ Mụng, Dao tất tả trờn đường mỏ lựng đỏ bồ quõn- Đó chớnh là mựa Hạ đích thực của Sa Pa! Chiều đến, từng đụn mõy thi nhau thoỏt ra từ nỳi, rồi lan dần xuống phố la đà, trong bảng lảng sương mự đan xen chỳt nắng vàng man mỏc, mơ hồ... hệt như trời Thu của xứ trời Âu! Đó cũng là vẻ đẹp đáng yờu nhất của Sa Pa mà khỏch du lịch luụn muốn được chiờm ngưỡng. Khi đêm xuống, nếu ở thành phố, trong những ngụi nhà bờ tụng núng nụi, bức bối, người già phải đổ ra đường húng giú đến tận muộn mới dỏm về nhà thỡ ở Sa Pa cứ việc vựi trong chăn ấm mà ngủ ngon lành!.
Sỏng ra, thư thỏi thả bộ trờn những con phố nhỏ, hoặc tỡm đến một gúc phố Sa Pa cú những quỏn cà phờ được bài trớ khỏ ấn tượng như là trờn vỏch treo những tấm thổ cẩm, những đồ nụng cụ của đồng bào vựng cao rất vui mắt. Và đặc biệt thỳ vị hơn, những quỏn này đều cú khụng gian đẹp, quay nhỡn ra mờnh mụng hướng nỳi. Nhõm nhi một tỏch cà phờ kốm theo vài tấm bỏnh hoặc vài bắp ngụ nướng, ngắm mõy nỳi là đà trong sỏng sớm tinh khụi lại trong cỏi lạnh se sẽ nữa, đúng là khụng cũn gỡ thỳ vị hơn! Một cảm giỏc vừa sang nhó nhưng lại vẫn phảng phất sự dõn dó, đời thường.
Nếu cú sức khoẻ thỡ cú thể chinh phục đỉnh Phan –xi-păng hựng vĩ đầy thỳ vị. Hoặc lựa chọn cho mỡnh cuộc ngoạn du phự hợp hơn như là ngắm dải Hơàng Liên trùng điệp từ đỉnh Ô Quý Hồ, thăm thú điền dó cỏc bản làng hoặc đến các cơ sở nuôi cá hồi vân nước lạnh dưới chân Thác Bạc và thưởng thức thú ẩm thực từ xứ trời Âu tươi nguyờn ở Sa Pa. Tất cả đó làm nờn một Sa Pa đầy mầu sắc, hấp dẫn đến nao lũng....