Chúc mừng sinh nhật Đại Tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi
Hôm nay 25/8, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn tuổi 100. Thế giới đ• dành nhiều tính từ ở mức cực đại tôn vinh ông, một danh tướng kiệt xuất của thế giới 20, một nhà văn hoá. ở Việt Nam, câu đối GS Vũ Khiêu tặng Đại tướng đủ khái quát về cuộc đời lẫm liệt của Người: “Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm”.
Làm sao cho đủ, dù chỉ tóm lược trong một bài viết về nhân vật vĩ đại này mà cuộc đời đ• góp tạo nên lịch sử, chính là một phần lịch sử của đất nước chúng ta.
Từ mảnh đất Lệ Thuỷ, Quảng Bình, chàng trai họ Võ sớm rời quê gió Lào cát trắng, với chí lớn của một người yêu nước. Ông bắt đầu và gắn bó sự nghiệp khổng lồ của mình bằng nghề giáo, nghề được coi trong ngàn đời nay. Nhân sự kiện sinh nhật đặc biệt này tôi đ• gặp 3 nhân vật gắn bó với ông, giúp chúng ta thêm hiểu hơn về về danh tướng.
1. Câu đối của GS Vũ Khiêu mang tính tổng kết, tôn vinh, khắc ghi công lao, tầm vóc một nhân vật lỗi lạc của thời đại, của thế kỷ XX. Đó cũng là lòng mến phục trân kính của Anh hùng lao động với Anh hùng quân sự. Những tài năng lớn bao giờ cũng nể vì, liên tài trong khát vọng cùng cống hiến. GS Vũ Khiêu là bạn thân của Đại tướng, hai ông nhiều lần gặp nhau tại Viện Sử và các cuộc họp. Năm nào GS cũng đến nhà thăm tri kỷ.
Về câu đối tặng Đại tướng, GS Vũ Khiêu cho biết: “Tôi viết cách đây 20 năm, nhân sinh nhật Đại tướng 80 tuổi, tôi trao bức trướng tặng Đại tướng tại nhà ông. Hai hàng chữ Hán thêu chỉ vàng buông dọc trên nền gấm đỏ, ý nghĩa của nó là: Sự nghiệp quân sự của tướng Võ lưu truyền trong lịch sử của Tổ quốc. Văn hoá, đạo đức trùm lên lòng người”. Ông cắt nghĩa và nhận định: “Võ Nguyên Giáp là con người toàn diện, một trí thức yêu nước hội tụ,thể hiện đầy đủ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đ• phát huy, phát triển thành nhà quân sự đại tài, nhà văn hoá lớn. ở ông có 3 đức tính toàn vẹn. Nhân (yêu nhân dân, nhân hậu), Trí (trí tuệ, sáng suốt trong các quyết định, mệnh lệnh trọng đại), Dũng (cử chỉ, hành động anh hùng). Ông có đời sống tinh thần dồi dào: đọc sách nhiều, tư duy sắc sảo, yêu chuộng nghệ thuật. Nhờ thế, ông đ• huy động được nhiều trí thức, nghệ sĩ theo kháng chiến và nhận được lòng yêu quý của văn nghệ sĩ, báo giới trong nước và quốc tế, nhiều thế hệ”.
GS Vũ Khiêu có 1 album lớn ảnh chụp cùng Đại tướng. Đó cũng là những khoảnh khắc được lưu lại trong chuỗi kỷ niệm mà hai ông có với nhau trong sự nghiệp đa dạng tận hiến phi thường. Công chúng khâm phục Đại tướng ở lĩnh vực quân sự với chiến thắng hiển hách Điện Biên 1954 chấn động địa cầu, mà chưa biết nhiều ở lĩnh vực văn hoá. GS Vũ Khiêu kể: “Tôi rất nhớ năm, tôi cùng Đại tướng dự Hội thảo 600 năm sinh Nguyễn Tr•i, Đại tướng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng nhất. Lúc ấy, tôi càng thấy, từ trẻ tới già ông vẫn là nhà sử học tầm cỡ”.
Với sinh nhật đại thọ của Đại tướng, GS Vũ Khiêu khẳng định: “ Ai nói Đại tướng 101 tuổi là không đúng, hôm nay ông tròn 100 tuổi. Sinh nhật là tính tuổi theo năm sinh, nhiều người có thói quen cộng thêm 1 tuổi, gọi là “ tuổi ta” là cách tính “ thêm” tuỳ tiện. Hai con số “ 11”L 1911 – 2011 ở cuộc đời Đại tướng rất quý, được toàn cầu công nhận. Đây là ngày cực kỳ quan trọng, sống 100 năm từ thế kỷ này sang thế kỷ sau, văn hoá phương Tây rất coi trọng. Tướng Giáp đ• thành biểu tượng bất hủ. Tôi nhớ kỷ niệm chụp cùng Đại tướng và GS Trần Văn Giàu, phía sau là 7 giáo sư nữa. Võ Nguyên Giáp là nhà văn hoá lớn”.
2. Tối 14/8, tôi may mắn gặp ông Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng tại tư gia nhà sử học Dương Trung Quốc - người thân thiết với gia đình Đại tướng. Khuôn mặt ông Nam giống cha, nhất là đôi mắt, tôi đ• nhận thấy từ lâu qua TV và khi có dịp cùng vào tận phòng chỉ huy của Đại tướng tại Mường Phăng năm 2004 khi Đại tướng và phu nhân trở lại Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng.
Ông Nam Cao 1m73, dìu ba 1m60, cùng mẹ, vợ con từ trực thăng TU 172 đáp xuống bên cánh đồng sát rừng Mường Phăng. Có nhiều dịp đi cùng cha, ở bên cha khi tiếp khách, chuyện trò, ông Nam từng tháp tùng Đại tướng sang Vương quốc Bỉ năm 1996. Chuyến công du ấy, phiên dịch rất nhàn vì Đại tướng nói tiếng Pháp điêu luyện và truyền cảm. Cách dùng ngôn ngữ cho thấy trình độ, văn hoá của người sử dụng Đại tướng đ• nói thứ tiếng Pháp văn minh, lịch l•m, sâu sắc khiến nhiều bạn bè, phóng viên thế giới cảm phục, ngỡ ngàng. Nhiều bộ phim tư liệu còn lưu giữ hình ảnh Đại tướng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp bằng phong thái hào hoa, tự tin.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nói với con trai Đại tướng: “ Thế hệ các cụ xưa, không chỉ được đào tạo tiếng Pháp, mà còn được truyền thụ văn hoá Pháp”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “ Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử VN thành lập từ 1994 do tôi làm Tổng biên tập rất tự hào khi là tạp chí được đăng tải nhiều nhất các bài viết của Đại tướng. Đó là các bài viết, tham luận tổng kết, đánh giá của ông trong các dịp Hội thảo, hoạt động trong kỷ niệm, tưởng niệm các nhà yêu nước, nhà văn hoá: Nguyễn Tr•i, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; các tướng lĩnh Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Sơn. Tôi sẽ tập hợp các bài này in thành những cuốn sách quý”. Đương kim Chủ tịch lâu năm của Hội KHLS VN Dương Trung Quốc đánh giá: “ Ông Võ Nguyên Giáp là vị Chủ tịch danh dự rất gắn bó với Hội, chứ không chỉ là hình thức. Ngoài các sự kiện, hoạt động mang tính khoa học nói trên, Đại tướng còn luôn tâm huyết với các vấn đề lịch sử thời cuộc với các bằng chứng, vật thể cần được gìn giữ. Nhiều lần ông mời các giáo sư sử học đến làm việc về vấn đề bảo vệ hội trường Ba Đình, các di tích... Cả khi ông nghỉ mát ở Hải Phòng, cũng gọi tôi xuống bàn việc. Tôi chưa có lần nào công tác nước ngoài cùng Đại tướng, nhưng đ• đến nhiều nơi, vào TP Hồ Chí Minh cùng ông”.
Cùng niềm đam mê lịch sử, nhà sử học Dương Trung Quốc có nhiều điều kiện gần gũi Đại tướng trong công việc. Không những thế, ông còn được sự tin cậy của toàn thể gia đình Đại tướng. GS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, sau qu•ng thời gian giảng dạy tại ĐH Sư phạm, về công tác tại Viện Đông Nam á (một bộ phận tách ra từ Viện Sử học), là đồng nghiệp thân thiết của ông Quốc.
Từ công việc giáo chức thời Pháp thuộc, Võ Nguyên Giáp đ• bộc lộ thiên tài trong nhiều mảng. Ông viết báo cho các tờ công khai của cách mạng VN: Le Travail (Lao động), Notre voix (Tiếng nói của chúng ta). Kiến thức uyên thâm, uyên bác, Võ Nguyên Giáp đ• nghiên cứu, viết về lịch sử bằng tư thế của một người say mê khoa học này, dù không có thời gian chuyên sâu. Bởi hai cuộc chiến tranh kéo dài với 2 cường quốc Pháp, Mỹ, ông chỉ có thể dồn sức lực, tài năng cho binh nghiệp. Làm nên lịch sử, nhân vật lịch sử ấy lại với bộ óc siêu việt anh minh để cho các phần tinh hoa vẫn được phát tiết rực rỡ. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “ Tầm vóc kiến thức lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bậc giáo sư, học giả. Ông xứng đáng với các giải thưởng lớn nhất cho lĩnh vực này”.
Khi làm việc với các nhà khoa học, Đại tướng biết lắng nghe mọi người, song lại độc lập khi đưa ra ý kiến. Khi gặp gỡ các văn nghệ sĩ, ông có thể trò chuyện thoải mái, sâu sắc nhiều mảng bởi kiến văn sâu rộng. “ Cuộc đời Tướng Giáp phản ánh, gắn liền với lịch sử dân tộc trong thế kỷ sôi động nhất”, ông Quốc khẳng định.
3. con gái cả, GSTS Võ Hồng Anh đ• mất, Đại tướng còn 4 người con, 2 gái, 2 trai. Hai người con gái Hoà Bình, Hạnh Phúc ở riêng.
Gia đình hai người con trai Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam sống cùng cha mẹ tại nhà 30 Hoàng Diệu, mỗi người con Đại tướng đều có 2 con trai. Vợ chồng con út Võ Hồng Nam - Mạc Thuý Hường cùng hai con hay tháp tùng ông nội trong các chuyến đi. Những lúc rảnh, Đại tướng thích đọc sách, chơi dương cầm và thả bộ trong khu vườn rợp xanh cổ thụ và nhiều hoa, cây trái. Trong nhà ông treo chữ Nhẫn và nhân dân biết đức Nhẫn nơi ông. Lúc khó khăn, buồn nản, ông vẫn giữ phẩm chất cao quý của một chí sĩ, một tướng tài kiêu h•nh mà giản dị. Ngôi nhà ông đ• tiếp hàng vạn lượt khách tới thăm.
Qua mọi tụng ca, tôn vinh, tên ông lưu danh lịch sử nhân loại. Nhân gian kính trọng ngưỡng mộ trong những cái nhìn ngước lên kính phục. Ông sống thanh bạch, luôn chan hoà với nhân dân, nhân quần.
Bố tôi đ• nhiều lần tới tư gia đại tướng quay phỏng vấn, về quê Quảng Bình cùng ông. Và giờ tôi tự trách mình trong tiếc nuối, sao tôi không tận dụng các cơ hội cùng bố vào thăm ông bà, khi ông còn khoẻ. Chia tay chú Võ Hồng Nam, tôi đ• chia sẻ với chú điều ấy và nói trước khi chào: “Cho cháu chúc ông sức khoẻ, an lành” Lại nhớ bộ phim Già Poong kể chuyện Mường Phăng trong phim TL 21 tập Khát vọng Tây Bắc do NSƯT Vi Hoà đạo diễn, làm về cụ già người Thái vì tình cảm lớn lao với Đại tướng, tự nguyện bao năm trông coi cánh rừng Mường Phăng. Máy hắt lên cao, những tán cổ toả bóng chan đầy tiếng hát NSND Tường Vi, bài hát do bà sáng tác: “Dân trìu mến gọi rừng Đại tướng” và hợp xướng thiếu nhi hát bè “Dân tin dân yêu” giữa màu lá điệp trùng …
Cuộc đời xuyên hai thế kỷ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại đẹp đẽ của VN. Nhân loại tôn vinh ông như bậc thầy quân sự, một tượng đài. Còn tôi nếu được ví ông như một biểu tượng, tôi thấy ông không chỉ là cây cao bóng cả mà là một cánh rừng. Rừng của lòng nhân, của vẻ đẹp, văn hoá, tình yêu đồng loại và hoà bình. Ai khám phá hết được cánh rừng ngút ngàn mênh mang ấy? Chỉ thời gian và ánh sáng rọi chiếu từ ngọn xuống lớp lá rụng dưới chân rừng. Bởi Võ Nguyên Giáp trăm năm sống đ• thành thời gian ánh sáng.
GS Vũ Khiêu thăm Đại tướng tại nhà riêng, bên cạnh là phu nhân Đại tướng Đặng Bích Hà và con gái Võ Hoà Bình nhân sinh nhật 97 tuổi của ông.
ảnh: GS Vũ Khiêu cung cấp