Hồi thứ tư
Nguyễn Minh Châu đọc lời ai diếu
Tranh con cóc giọt nước cuối cùng
Với cái dáng lùn tịt, phăm phăm lao đầu về phía trước , qua cổng ngôi nhà 17 đường Trần Quốc Toản ông lên thẳng gác hai nơi các văn sĩ là biên tập đang chờ ông , ông không vồn vã bắt tay ai mà ngồi thẳng vào chiếc ghế mây kê nơi đầu một chiếc bàn lớn vừa để giao ban hàng tuần và duyệt mi báo , ghế cao chân ông ngắn nên không đặt được xuống sàn nhà lát gỗ lim từ trăm năm nay khiến đôi chân cứ đung đưa chao đảo , giới thiệu về nhau đôi chút rồi mọi người giải tán chỉ còn lại ông và nhà lý luận phê bình Thiếu Mai ngồi với nhau cho đến trưa trật . ( sẽ có dịp được nói về nhà phê bình Thiếu Mai mà đương thời còn thêm vào vế sau Thừa Nay
này )
Ông thất vọng về cuộc gặp gỡ đầu tiên này , những người ông muốn nghe thì kín như bưng , những lời ông đã biết rồi thì cứ nhao nhao phát biểu . Tuy nhiên kinh nghiệm cuộc đời cho ông biết phải nắm ngay chi bộ .
Và ngày 24 tháng 9 năm 1987 đại hội chi bộ đã thành công , tuy không được như ông mong muốn nhưng tạm chấp nhận , nhà thơ Võ Văn Trực được cử làm bí thư , và nhà văn Ngô Ngọc Bội làm phó bí thư .
Điều ông không hài lòng chính là chỗ này đây.
Võ Văn Trực quê xã Diễn Bình , Diễn Châu , Nghệ An trước ông công tác ở bộ ngoại giao , về nhà xuất bản Thanh Niên , rồi về báo Văn Nghệ . Hồi học đại học tổng hợp bộ ba Ngô Văn Phú , Võ Văn Trực , Nguyễn Gia Nùng chơi rất thân với nhau , nhưng lại không ảnh hưởng nhau , thường kí tên chung trong các bài ca dao in ở các báo để lấy tiền ăn sáng , có bài còn được in cả vào văn tuyển lớp sáu hồi bấy giờ như bài :
Nông dân mà đã thông rồi
Khai núi , núi đổ , vỡ đồi , đồi tan .
Nông dân mà đã luận bàn
Gọi nước , nước đến , rời ngàn ,ngàn đi
Nông dân đã quyết một khi
Chẳng cố việc gì mà chẳng làm xong .
Ông là tác giả của gần hai chục đầu sách , đủ các thể loại từ thơ, văn xuôi , khảo cứu ,sưu tầm , nói chung ông là một người đa năng .
Khó biết ông yêu người như thế nào nhưng khi ông đã phật ý thì biết tay ông , ông âm thầm tìm đủ cách miễn sao hả dạ , mà sẽ được nhắc tiếp về sau .
Còn về nhà văn Ngô Ngọc Bội đã nói ở phần trên .
Trực là người không thể dùng được , nhiều người nói với ông như thế , ông cũng thấy như thế , nhưng lúc này không làm sao khác được , còn Ngô Ngọc Bội cũng không phải người để cho ông lãnh đạo , nhìn vào các đồng chí ông cảm thấy cô đơn khủng khiếp . Nhưng ông vẫn có lòng tin vào chính ông . Cách mạng , điều quan trọng là sự bền bỉ .
Đại hội công đoàn cũng xong , nhà thơ Trần Ninh Hồ là thư kí công đoàn , lại đau đầu cho ông , đây là con người lãng tử , thích thì chơi không thích thì biến , ở Trần Ninh Hồ không bao giờ có chữ trung thành , ngày mới về ông có nghe câu tuyên ngôn của hắn :” coi chừng bàn tay này đã từng kéo cổ vài tổng biên tập quẳng ra đường “ . Sau này sẽ nói thêm về nhân vật này .
Vấn đề tổ chức coi như xong , sang việc thứ hai không thể không có tí mị dân , sau ba tháng điều hành ông quyết dịnh thưởng với mức thưởng khá xộp . ví dụ , ban lý luận phê bình và phòng hành chính trị sự mỗi người 300 đông ( tương đương một tháng lương cán sự ba lúc đó ) .
ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO NỀN VĂN HỌC MINH HỌA của Nguyễn Minh Châu được tung ra , toàn văn giới ngỡ ngàng , lần đầu tiên trong lĩnh vực lý luận được công bố một quan điểm ngược dòng , như một tuyên ngôn đoạn tuyệt do chính một sĩ quan quân đội , một nhà văn có uy tín với nhiều tác phẩm hay như PHIEN CHỌ GIÁT , DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH , đặc biệt là nhân vật lão Khúng trong truyện vừa KHÁCH Ở QUÊ RA , và rất nhiều tác phẩm khác . Văn học đã có một luồng gió mới nhưng cũng không phải là không có sự nháo nhác .
CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ của Phùng Gia lộc , ông là giáo viên của một trường ở Thanh Hóa , sau khi công bố một bài báo trên tờ báo tỉnh gây bực mình cho quan chức địa phương khiến ông không trụ được ở quê mà phải ra Hà Nội lánh nạn , lúc đó tại trụ sở báo tại 17 Trần Quốc Toản có vợ chồng Bế Kiến Quốc tá túc trong một căn phòng phía sau , dẫu nghèo nhưng cả anh lẫn chị đều hào phóng cưu mang Phùng Gia Lộc . Được Phùng Gia Lộc kể cho nghe chuyện thu thuế tại quê cứ như cái thời phong kiến . Nhanh nhậy Quốc cho rằng đây là đề tài hấp dẫn và để bảo vệ tính bí mật hắn quyết đinh đưa Phùng Gia Lộc trốn lên Đại Lải để viết bài but kí này .
Cả xã hội bật dậy với bài ký , có thể nói ngay rằng uy tín tờ báo Văn nghệ tăng vọt , từ một tờ báo tháp ngà nay đã thực sự là tờ báo của xã hội , ông Nguyên Ngọc đã thành công trong việc này khi đưa các nhà văn trực tiếp đi viết kí , trong kí phải có văn và trong văn không thể thiếu chất đời sống . một loạt tác giả là nhà văn viết ký như Trần Huy Quang với bút ký VUA LỐP , NGƯỜI ĐÀN BÀ QUỲ . Hoàng Minh Tường , Hoàng Hữu Các … Thể loại ký đã về đúng với giá trị của nó .
Đáng tiếc , sau chiến dịch tranh luận với một bạn đọc truyền thống là ông Đặng Bửu kéo quá dài và thiên về một phía , thì người ta băt đầu nghi ngờ , thực chất đây là cuộc biểu dương lực lượng . và sự rạn nứt bắt đầu .
Cái chết của em Thanh ở Phú Thọ do Công An gây ra cũng được đẩy lên quá mức , và cuối cùng là bức tranh con cóc gõ trống kêu oan , bên cạnh có nòng súng thần công chỉ thẳng lên thiên đình với lời chú : Phải nổ súng thôi , thì không thể không lo cho số phận của Nguyên Ngọc .
Thật là :
Quá đà quá trớn sinh tai họa
Bốc thuốc liều cao tự hại mình .
Sự thể ra sao xem hồi sau sẽ rõ .