Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐỪNG CƯỚP ĐI CÂY "ROI" CỦA NGƯỜI THÀY

Trần Quốc Thường
Thứ năm ngày 16 tháng 5 năm 2019 8:55 AM

 


    Gần đây để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc trong quan hệ giữa CBGV với HS và với phụ huynh.

  Cô thầy sợ học trò, nhượng bộ phụ huynh, không giám nói nặng lời hay trách phạt trò. Phụ huynh a dua, bênh con thái quá. Dư luận đổ lỗi cho nhà trường, chửi cả bộ trưởng. Truyền thống tôn sư trọng đạo bị mai một.

  Thầy đồ xưa cũng luôn có cây roi treo trước lớp. Với phương châm: " Người roi, voi búa" ; " Thương cho roi, cho vọt..." Nghề dạy học còn được gọi là nghề " Gõ đầu trẻ" chắc có từ đó.

   Các thầy giáo vỡ lòng, cấp 1, 2 dạy chúng tôi trước đây vẫn dùng roi, thước nhưng vẫn dạy thế hệ chúng tôi nên người. Chúng tôi luôn kính trọng các cô thầy đã nghiêm khắc dạy dỗ mình.

  Tôi nay ra ở với con cháu, vẫn có cây roi treo bên tủ. Vài ba đứa cháu thôi, cũng có khi phải cầm roi lên, mới lập lại được trật tự.

   Nhìn ra 3 quốc gia có nền GD tiên tiến là Mỹ, Anh và Xingapo ta thấy:

    Nếu ai đó còn nghĩ rằng kỷ luật theo kiểu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” chỉ đúng với văn hóa Á Đông thì có lẽ nên tìm hiểu thêm để thấy rằng sự khác biệt giữa văn hóa Á Đông và Tây Âu lại không hẳn rõ rệt khi nói đến kỷ luật học đường. 

 

1- Hoa Kỳ: 

   Nhiều bang còn cho phép áp dụng hình phạt “roi vọt” như việc thầy cô giáo ở nơi nào đó trên đất nước Việt Nam còn đánh học sinh và bị lên án gay gắt, thì ở Mỹ nhiều tiểu bang còn có luật cho phép giáo viên sử dụng biện pháp “Trừng phạt thân thể”. 

   Khái niệm này được dịch nguyên văn từ cụm từ tiếng Anh “Corporal Punishment” kỷ luật học sinh, kỷ luật học đường.

Vậy từ Corporal Punishment hiểu như thế nào cho đúng? Nếu chúng ta dịch nghĩa man rợ thì gọi là "Nhục hình" dịch nghĩa đen thì gọi là "Trừng phạt thân thể", còn dịch theo hướng mang tính giáo dục thì gọi là "Roi vọt" 

 

   Hình phạt này ở Mỹ có nhiều tiểu bang vẫn cho phép sử dụng. Các tiểu bang đó là: Alabama, Arizona, Arkansas, Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và Wyoming. 

 

2- Nước Anh

  - Nghị viện Anh đã thông qua một điều luật có nội dung khái quát là: “Trong trường hợp đã cảnh cáo nhiều lần, cho phép các giáo viên được áp dụng những biện pháp cần thiết, bao gồm cả “tiếp xúc thân thể” trong phạm vi nhất định để khiến những học sinh không tuân thủ kỷ luật buộc phải chấp hành kỷ luật”.

     Nói trắng ra, là các giáo viên tại nước Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh.

 

3- Nước Xingapo.

   Ta thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục " vui vẻ, nhân văn" của Singapore. Nhưng nên biết trên lớp học họ vẫn thường treo một cây thước ở tường sau. Trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước. GV chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay. Hình phạt này cũng chỉ được thực hiện khi có ít nhất hai giáo viên tại hiện trường.

  Nước ta cần bổ sung Quy định về đạo đức nhà giáo. Quy định Những điều GV không được làm, nhưng cũng nên có quy định " GV được làm". Bổ sung vào thông tư 08/TT về khen thưởng, kỉ luật học sinh cho hợp tình hình hiện nay.( 30 năm chưa có thầy đổi gì)

  Thầy cô cầm cây thước khi lên lớp như diễn viên cầm đạo cụ trên tay khi lên sân khấu. Cây thước dùng để chỉ, để kẻ mục trên bảng, nó còn là sự răn đe khi trò phạm lỗi.

   Thầy cô nào có tâm, thực sự yêu thương trò, tôi tin họ có đánh vài ba cái, thì trò và cả phụ huynh sẽ không oán trách, sẽ đồng tình thôi. 

Tôi nhấn mạnh: Thầy phải thực sự " thương" trò mới được sử dụng biện pháp " cho roi, cho vọt" và biện pháp này mới có hiệu quả.

Tuổi bậc mẫu giáo lớn, TH, THCS khi cần cứ " cho roi, cho vọt" sẽ có hiệu quả.

   Phải xử lý đưa ra khỏi ngành những CBGV vi phạm kỉ luật, nhưng cũng đừng tước đi cây roi của người thầy.