Trang chủ » Văn học nước ngoài

5 TRUYỆN NGẮN MINI TRUNG QUỐC

Vũ Công Hoan dịch
Thứ sáu ngày 18 tháng 6 năm 2010 3:12 PM
TIN TRANG ĐẦU DÒNG ĐẦU
 Chu Ba
 
Một hôm, anhTrương biên tậpviên của Toà báo thành phố  gọi điện cho tôi báo tin:
- Bài của cậu, ngày mai xem trên báo!
- Tạm thời chưa đăng vội - Tôi đáp:
- Sao vậy? Biên tập đâu vào đấy cả rồi. - Anh Trương thắc mắc hỏi.
- Chờ đấy, vài hôm nữa hãy đăng - Tôi cười hì hì.
Anh Trương là bạn tôi, thường ngày rất thân thiết. Sau khi t ôi được điều về tổ tin tức của huyện uỷ huyệnD, quan hệ giữa chúng tôi càng thân thiết hơn. Lần nào huyện uỷ tổ chức hoạt động lớn, hoặc có tin tức lãnh đạo quan tâm, thông qua anh Trương là có thể đăng tin bài thuận lợi, do đó tôi thường được lãnh đạo  huyện khen.
Mấy hôm sau anh Trương lại điện đến thúc tôi:
-  Bài báo ấy chẳng phải cậu  đã viết rất đạt rất hay?Tại sao lại không đăng? Anh hỏi.
- Cứ chờ đã!Khi nào mình bảo cậu đăng, cậu hãy đăng
Giọng tôi cứ y như giọng cấp trên của anh.
- Trò gì vậy? Lần sau gửi bài đến mình sẽ gác l ại hết - Anh Trương vừa cười vừa nói. Tôi đáp :
- Thà để cậu gác bỏ các bản thảo khác, chứ tuyệt đối không được đăng bài viết này ngay bây giờ.
- Vậy thì sao cậu gửi bài sớm thế ?-Anh cảm thấy rất hiếu kỳ. Tôi nói:
- Sẵn sàng chuẩn bị đăng đấy nhé, ai bảo mình không đăng?
- Quan trọng thế kia sao?- Anh hỏi.
- Quả tình rất quan trọng- Tôi cười ha ha nói.
Một tháng sau, tôi chủ động gọi điện thúc anh Trương.:
- Cậu hãy đăng bài báo ấy vào thứ tư.
- Cậu là lãnh đạo thị uỷ hay cấp trên của mình? muốn đăng thì đăng, không muốn đăng thì thôi. – Anh cau có nói.
- Việc quan trọng mà, mình xin cậu. hãy giúp người  anh em một tay.- Tôi hạ thấp giọng e người ngoài  nghe thấy.
- Thật không hiểu nổi cậu. Thôi được, mình đồng ý đăng vào ngày thứ tư - Giọng anh Trương nói đầy vẻ nghi hoặc. Tôi nói:
- Phải đăng trên trang đầu dòng đầu đấy nhé!
- Cái gì ? Đòi đăng ở trang đầu dòng đầu kia à?Toà báo này là của nhà cậu ph ải kh ông? Lần trước có thể giúp cậu đăng ở dòng đầu, trang đầu, lần nàykhông dám hứa. – Anh Trương có vẻ nổi nóng.
- Dù thế nào đi chăng nữa, cũng phải đăng dòng đầu trang đầu, lần sau cậu đến mình sẽ mời cậu ở khách sạn sang nhất huyện. Tôi nói.
- Không được.Không biết thứ tư sẽ có việc quan trọng gì xảy ra?Cậu biết qui chế của toà báo rồi, phải đăng ở trang đầu dòng đầu những bài phát biểu quan trọng của lãnh đạo Trung ương. Mặt khác không biết thành phố  còn có tin gì trọng đại nữa đã chứ - . Anh Trương tỏ ra  rất cẩn trọng
- Vậy thì ít nhất cũng phải đăng ở vị trí rất nổi bật, không đăng ở dòng đầu thì ở dòng thứ hai, mắt báo cũng được.- Tôi dốc hết tâm tư nghĩ ra các cách.
- Cậu càng ngày càng chẳng ra làm sao. Thôi được, để c òn xem  tuỳ theo số phận của cậu thế nào, mình giúp được thì giúp.- Nói xong anh Trương bỏ điện thoại.
Sáng sớm hôm thứ tư, có lãnh đạo to trên t ỉnh  v ề 
thành phố đầy vẻ phong trần, mệt mỏi. Giám đốc sở thuỷ lợi tỉnh dẫn đầu ph ái đoàn. Giám đốc sở cùng chuyên gia học giả đến  thành phố chuẩn bị nghe cán bộ phụ trách chủ yếu của các huyện các quận báo cáo trước tình hình tại khách sạn.
- Báo đã ra chưa?- Ngaytừ sáng sớm tôi gọi điện thoại cho anh Trương.
- May quá!  Cậu  đúng  là cát nhân thiên tướng Một cái tít chạy d ài ngay dòng đầu đầu trang nhất, bài chiếm hẳn ba cột lớn   - Anh Trương nói móc tôi.
- Thật không?Cảm động quá!Lại xin nhờ người anh em giúp đỡ một việc, nhanh chóng đưa báo đến hội trường lớn và tất cả các phòng của khách sạn lớn Dương Quang, đặc biệt là phòng 301 phải đưa đến ngay.- Tôi xồn xồn giục gấp.
- Mình là kẻ làm thuê cho cậu đấy à? Giọng anh Trương có vẻ khó chịu. Tôi nói:
- Giám đốc sở thuỷ lợi tỉnh đến rồi, chiều naycần nghe  các quận các huyện báo cáo tình hình xây dựng đê biển, bí thư và chủ tịch huyện của bọn mình đã đi lên thành phố.
- Thì ra anh chàng nàycáo thật, sách lược lớn quá, thảo nào bản thảo cứ ngâm không cho đăng, ngay đến mình  cũng bị cậu bưng bít suốt một tháng - Anh Trương cười ha ha.
- Được, lại giúp cậu lần nữa, mình lập tức cho nhân viên đem báo đi.
Bên ngoài khách sạn lớn Dương Quang treo một dải băng to: “Nhiệt liệt hoan nghênh lãnh đạo tỉnh và Tổ thị sát công trình đê biển về thăm và chỉ đạo thành phố chúng ta”!
Dải băng treo ngang bay phần phật trong gió. Trong phòng 301, ngài giám đốc sở say sưa đọc bài báo trong ngày vừa hoả tốc đưa đến.
 “Xây ngàn dặm đê biển, dựng trường thành gang thép”, hay lắm!  Công tác của chúng ta chính là phải được làm một cách thực tế  như thế này, kinh nghiệm của huyên D đáng được phổ biến ra toàn tỉnh”.
Nét mặt tươi cười hớn hở, giám đốc sở nói với chủ tịch huyên huyện D.
- Công tác của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, từ nay về sau càng phải cố gắng hơn.- Ông chủ tịch huyện cũng vui vẻ đáp lời.
Ngài giám đốc sở trao đổi  với  thư ký riêng đi theo:
- Theo mình lần này không đi các địa phương khác nữa, bây giờ đi thăm huyện D luôn.
- Gám đốc đ ã  nghe các quận  huyện chúng tôi báo cáo đ âu!- Lãnh đạo  các quận các huyện khác nhìn nhau nói.
- Còn nghe gì nữa?Ngồi ở trong phòng có thể nghe ra trò trống gì? Các anh xem công tác của huyên D người ta làm đến nơi đến chốn biết chừng nào, làm nên thành tích phải được cổ vũ động viên chứ!.- Vừa nói giám đốc sở vừa cầm tờ báo đi ra ngoài.
Nghe đâu, sói nhiều thịt ít, các huyện, các quận đều đang tích cực tranh thủ cấp trên xin vốn đầu tư, khoản tiền đê biển vốn định rơi vào tay huyện A và đã  được  ăn “định tâm hoàn” trước, song nào ngờ, giám đốc sở đã rót cho huyện D khoản đê biển mười triệu đồng.
Cuối năm, bài báo đăng trên dòng đầu trang đầu  được  khen thưởng.. Ông chủ tịch huyện được điều lên thành phố làm Cục trưởng cục thuỷ lợi, không ngờ, ông  đã  điểm mặt chỉ tên tôi đi theo ông lên thành phố nhận công tác.

(Theo “Tiểu tiểu thuyết ”năm 2006
 
 
 
THỜI ĐẠI @
Kim Ba
 
Chuyên gia mạng in tơ nétVương Lộ Nhi, thuở nhỏ gia cảnh bần hàn, tốt nghiệp xong trung học phổ thông liền bỏ học. May gặp thời đại nối mạng, đã lắp một máy vi tính, cắm vào một sợi dây điện thoại, được theo hoc trở lại. Anh học miễn phí đại học trên mạng năm năm, lần lượt học được ba nghề, nối mạng, thư ký v ăn phòng và quan hệ giao tiếp công cộng, ba năm có văn bằng chuyên nghiệp, năm năm có học vị thạc sĩ. Sự tích của anh được lưu truyền rộng khắp trên mạng in tơ nét, làm chấn động thế giới mạng.
Có một công ty nối  mạng mến mộ tên tuổi lừng danh của anh, gửi thư mời Vương Lộ Nhi hợp tác, bổ nhiệm anh làm  biên tập tập san mạng, kiêm chuyên gia vạch sách lược kết mạng, không phải ngày ngày chen xe khách đi làm, cứ việc ngồi nhà lên mạng là được.Lương hàng tháng được gửi trả vào ngân hàng trên mạng, rồi chuyển về tài khoàn cá nhân.Mua hàng trên mạng ngày một đổi mới, phầnlớn những đồ dùng như ăn mặc, cứ việc bấm vào thị trường phân loại trên mạng, là biết hết các loại kích cỡ, vừa ý thứ nào, phát ra chỉ lệnh mua hàng, lập tức đưa đến, trả tiền thanh toán trên mạng, chẳng khác nào đích thân đi đến siêu thị.Bạn th ấy không, trái đất đã trở nên chật hẹp bé nhỏ biết chừng nào, ngồi trong phòng nhỏ mười mét vuông, một mình thao túng cả thế giới.
Vương Lộ Nhi chính là một con người ưu tú giỏi giang của thời đại in tơ nét, cũng là mục tiêu theo đuổi của nhiều người say mê mạng. Lần nào lên mạng, tôi cũng không kìm nổi tâm trạng, bấm vào trang oét cá nhân của Vương Lộ . Nhìn thấy khuôn mặt trắng trẻo béo tốt và ánh mắt long lanh của anh trên bức chụp ở mạng, tôi không khỏi bồi hồi xúc động, mở xem tin tức mới nhất của anh, từ trái tim mình, tôi  vô cùng khâm phục  đối với từng thành tích anh đạt được. Có thể nói, anh đã dẫn dắt tôi đi vào thời đại kết nối mạng. Tôi đã kết bạn trên mạng với anh rất chóng vánh, tuy nhiên tôi là số 606 của anh, còn anh lại là số 001 của t ôi. Lần nào mở máy, tôi cũng gọi 001, 001 cũng lập tức trả lời và nói chuyện với tôi say sưa  sôi nổi. Ngôn ngữ của anh sao mà dí dỏm thú vị biết chừng nào, thuật ngữ mạng anh sử dụng hết sức thuần thục trong sáng , thường trêu tôi cừơi ha ha. Anh còn biết rõ tâm tư con gái, chiều theo sở thích của tôi.Câu hỏi của tôi có khó đến đâu anh cũng giải ngay một cách chóng vánh. Do đó tôi coi anh là tri âm, chủ động xin anh ở chung. Thế là chúng tôi đã xây trên mạng một “tổ tình yêu”, do anh thiết kế một buồng ngủ nhỏ nhắn xinh xinh, bên trong có giường đôi, có chăn nệm, có người mô hình của chúng tôi, cạnh giường có tủ quần áo, có ti vi và tủ lạnh. Sau khi lĩnh “giấy chứng nhận kết hôn”, chúng tôi xưng nhau là vợ chồng. Tối nào cũng về “nhà” rất đúng giờ.Anh thích gọi tôi là “cô gái mềm yếu”. Tôi ưa gọi anh là “chàng trai cứng rắn”. Mới đây chúng tôi còn nuôi một đứa con trai, lấy tên là “Tiểu nhân nhi”
Mạng in tơ nét là như thế, có thể biến một đôi trai gái chưa biết mặt bao giờ thành quen biết và yêu nhau, tạo nên một gia đình viên mãn, thể nghiệm được mùi vị ngọt ngào đầm ấm của hôn nhân.Lẽ nào chuyện này không mới lạ? Một hôm trái tim tôi bỗng dưng hồi hộp lạ thường. Bởi vì trong tôi đã nẩy sinh ý nghĩ làm vợ chồng thật với Vương Lộ Nhi. Anh có tri thức uyên bác, biết giỗ giành người  trở nên vui nhộn, còn biết đảm đang việc nhà, cũng dày dạn trò chơi vợ chồng, thu nhập cũng khá, là ứng cử viên lý tưởng của tôi. Thật tình, trong trái tim mình tôi luôn luôn coi anh là chồng thật, tôi làm nũng với anh, khóc lóc với anh , vui cười với anh, mở toang cánh cửa trái tim mình với anh.Ngoài vợ chồng ân ái, h ỏi ai làm được điều này?Tôi cũng biết đây chỉ là  mô hình không có thật. Nhưng một khi chuyển hoá thế giới ảo thành thế giới thật,  xe nhẹ quen lối, không phải lần mò khai phá, giống như đã từng trải qua thử sống chung, há chẳng ổn thoả hơn lúc mới cưới...?
Khó khăn lắm tôi mới tìm đến được nhà Vương Lộ Nhi. Gõ cửa một lúc lâu mới có một người đi ra, khuôn mặt tê dại, ánh mắt  đờ đẫn, mái tóc bù xù, quần áo xộc xệch, tinh rthần  ẻo lả, không có một chút nào giống dáng vẻ trên ảnh, cũng không phải con người trong tưởng tượng của tôi. Anh ngơ ngác nhìn tôi, chờ tôi lên tiếng.
- Anh là ...Vương LộNhi phải không?- Tôi hỏi liều.
- Tên mạng “Ta luôn luôn hướng lên phía trước”
- Hì hì, đúng đúng. Em là bạn mạng của anh,  số 606.
- Bạn mạng ư?- Vương Lộ Nhi chớp chớp mắt một cách khó khăn - Bạn mạng của tôi trên mạng, sao em lại đến  đây?
- Ha ha, anh vẫn hóm hỉnh như thế!Hôm nay ....tiện đường qua đây em đến thăm anh.- Tôi chìa tay ra nói.
- Ồ, hoan nghênh hoan nghênh!- Vương Lộ Nhi khẽ bắt tay tôi.Tôi cảm thấy ngón tay trỏ của anh búng nhẹ lên mu bàn tay tôi, liền cúi xuống nhìn.
- Xin lỗi xin lỗi – Vương Lộ Nhi cũng ý thức được, vội vàng buông tay – Quen mất rồi, dù nắm cái gì cũng  không kìm nổi búng mấy cái.
Ngồi đối diện Vương Lộ Nhi, hai người nhìn nhau không biết nói gì. Vương Lộ Nhi lại đột nhiên dơ ra một đầu ngón tay vẽ một vòng tròn chung quanh đầu tôi, cười hì hì
- G ì thế?- Tôi không hiểu đứng lên.
- Đầu em giống một chữ a, vẽ một vòng tròn tức là @.
- M ẹ kiếp ! – Tôi hít một hơi lạnh.
Tôi h ơi buồn nôn. Tôi nhìn kỹ Vương Lộ Nhi, lại một lần nữa không dám tin vào mắt mình.cứ thầm hỏi bản thân hết lượt này đến lượt khác:- Anh chàng có cử chỉ quái dị lại lôi thôi lếch thếch này chính là Vương Lộ Nhi, chuyên gia mạng in tơ nét, đối tượng tôi sùng bái, bạn mạng và  là chồng  “chàng trai cứng rắn” của tôi sao?
- Anh bận lắm – Vương Lộ Nhi ngoái đầu nhìn chiếc máy vi tính  đèn đỏ đang nhấp nháy – Em đành phải chờ năm phút.
- Hôm nay chủ nhật, anh còn bận gì nữa? – Tôi hỏi.
- Ôi, ngoài tám tiếng đồng hồ làm việc, tám tiếng đồng hồ nghỉ ngơi, thời gian còn lại anh đều phải tiếp khách. Chẳng phải em đã nhìn thấy bao nhiêu là bạn mạng hô gọi anh đó sao? Đặc biệt làhai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, các bạn của anh đều gửi tin đến, anh phải trả lời từng người, l ạị còn phải chọn mấy bạn mạng trọng điểm trao đổi. Mỗi ngày cứ đến tối, anh còn phải về tổ tình yêu gặp vợ.
- Thế ư? Thật ra, thật ra em chính là vợ anh “cô gái mềm yếu” đ ây.- Tôi đỏ bừng mặt e thẹn nói.
- Cái gì?em là “cô gái mềm yếu” ư? - Sắc mặt Vương Lộ Nhi  b ỗng dưng thay đổi, nhưng không phải mừng rỡ, mà là giận dữ -  Tại sao em không lên mạng, l ại t ìm đến đây, khiến anh hốt hoảng hô gọi lâu lắm vẫn không thấy động tĩnh, Tiểu nhân nhi đang đói khóc hu hu, em cũng không sốt ruột hay sao?
- Anh l ảm nhảm cái gì vậy? – Tôi liền đứng phắt lên, nhịn cũng không nhịn nổi - Người ta đến thăm anh, sao anh lại nổi nóng?Em còn định cầu hôn với anh! Đúng là  không nên đến!
- Cầu hôn ư? – Vương Lộ Nhi chớp chớp mắt,- Lạ thật  chẳng phải chúng mình đã kết hôn?
- Đồ dở hơi ! Ngay đến hư ảo và hiện thực cũng không phân biệt nổi – Tôi  lạnh lùng cười gằn.
-Vậy em có đòi hỏi gì đều có thể nêu ra trên mạng, việc quái gì phải từ nơi xa tít xa tắp lặn lội đến đây, làm mất thời gian quí báu của người khác. Có phải đầu em nóng, não em có vấn đề? Làm sao có thể trông chờ vào con  người như em...
-Này, xét đến cùng  đầu ai nóng,  não ai có vấn đề?- Tôi vênh m ặt hỏi vặn lại.
- Em đi đi, có chuyện g ì  h ãy về nói trên mạng, ở đây không hoan nghênh em!
Tôi đã bị cưỡng bức ra khỏi nhà. Một tiếng sầm đuổi  theo ngay sau lưng. Tôi nghe thấyVương Lộ Nhi đang bực tức càu nhàu,  gắt một tiếng: “bệnh tâm thần”!
 Đau khổ vô cùng, nước mắt tôi giàn dụa. Vừa về đến nhà, tôi lập tức rút dây điện, tống táng máy vi tính ra ngoài chợ đồng nát.
   
( Theo tiểu tiểu thuyết năm 2006)
 
  THẦN BIỂN
Hầu Đức Vân
 
Cuộc sống cứ đếm từng ngày, trong ca đậu nành của mỗi gia đình đều đã chứa đến hạt đậu thứ 126. Mỗi ngày một hạt, đã sang đến ngày thứ 126. trái tim của ông đội trưởng đội sản xuất Hứa Mậu Sơn đã trồi  lên  tận cổ .Trái tim của cả làng cả thôn cũng trồi lên tận cổ .
Đây là chuyện xưa nay chưa xảy ra bao gìơ. Xưa nay chưa từng có. Trong ký ức của mọi người, thời gian đội thuyền ra biển dài nhất mới chỉ tới 121 hạt đậu. Lần ấy  đội thuyền bị bão đột kích, một con thuyền và sáu mạng người không trở về, đội tàu phải tránh vào Yên Đài để tu chỉnh, sau đó lại gặp mùa cá, cả đội thuyền mắt ai cũng đỏ hoe. Khi trở về bến, cả bãi tiếng khóc như di.. Chuyện đá xẩy ra hơn mười năm về trước. Còn lần này? Lần này đội thuyền đã gặp tai hoạ gì?
Ông Hứa Mậu Sơn mười lăm tuổi lên thuyền đi biển,
sáu mươi tuổi xuống thuyền về nghỉ. Ông đã sáng tạo nên một kỳ tích. Trước đó, dân chài Hứa Gia Oa chưa có ai sống quá sáu mươi tuổi. Biển lớn thật quá ư lạnh lùng.
Trong tay ông Hứa Mậu Sơn, đội thuyền có một chặng đường lịch sử huy hoàng.Họ đi ra Bột Hải,hướng thẳng phía nam, vòng qua Lão Thiết Sơn ở Lữ Thuận đi vào Hoàng Hải, chuyển sang hướng Đông Bắc, đến quá cửa sông Áp Lục, chuyển hướng Đông Nam, đến quá Bán đảo Giao Đông.Lần xa nhất, đi đến vùng tiếp giáp giữa Hoàng Hải và Biển Đông, quần đảo Đan Sơn. Đội thuyền không có phương hướng dự định. Phương hướng của mùa cá cũng chính là phương hướng của đội thuyền.Tôm cá đầy khoang, tìm bến cảng gần nhất neo đậu, đổi tôm cá thành tiền, rồi lại bám theo mùa cá mà đi, mãi đến khi không thể không tu chỉnh, mới chịu quay mũi thuyền trở về quê hương. Cho nên mỗi lần đội thuyền đi biển, thường hai ba tháng không về nhà là việc rất bình thường. Nhưng đến khi tới hạt đậu thứ 126 vẫn chưa quay về là chuyện không bình thường, rất không bình thường.
Trong lòng ông Hứa Mậu Sơn thấp thỏm không yên. Ông đi ra khỏi cửa, nhìn bóng người cao cao trên một vách đứng, ông bần thần ngây dại.Bóng người cao cao kia chính
là Đào Lập, con trai ông. Bắt đầu từ hạt đậu thứ121, ông Hứa Mậu Sơn đã sai con trai ngày nào cũng lêo lên vách đá sừng sững nhìn ra biển lớn.
Năm 1965mặt trời mọc lại lặn,lặn lại mọc, đã sáu ngày, tiếng sóng biển vỗ vào đá ngầm vẫn trống không, không có bất cứ  chút nội dung nào thực chất. Vẫn không có.
Trong thôn vắng tanh vắng ngắt,như chết lặng. Người già, phụ nữ, còn có bảy  ngư dân trẻ khoẻ ở lại trông giữ
làng đều nhìn nhau im lặng, đều lo lắng, nhưng không ai
dám nói ra khỏi mồm. Tiếng đọc bài trong trường tiểu học cũng ẻo lả chuệch choạt Ban ngày mọi người lầm lũi lẳng lặng làm việc Đêm đến trằn trọc không ngủ. ngay đến tiếng nhai cơm cũng rất nhỏ, nhỏ đến mức hoàn toàn không nghe thấy.
Thôn chài Hứa Gia Oa có một qui chế, mỗi lần đội thuyền đi biển đều phải để lại bảy ngư dân trẻ khoẻ để chăm lo săn sóc ông bà già, trẻ con và phụ nữ. Cả làng hai trăm nhân khẩu không có mấy thanh niên trai tráng làm nòng cốt mọi việc làm sao yên tâm được? Quy chế này còn ngầm chứa một hàm ý khác, nếu trong làng không để lại mấy hạt giống, một khi đội thuyền có chuyện bất ngờ xảy ra, thì cả thôn không đến nỗi bị xoá sổ.
Đây là một thôn làng đời đời kiếp kiếp sống bằng nghề chài lưới, chỉ có mấy chục mẫu sườn dốc, không nuôi nổi dân làng, đành phải tìm lối sống ngoài biển lớn. Ngày xưa sử dụng thuyền buồm gió, sau này mới phát triển dùng thuyền buồm chạy máy nổ.Nghe kể, vào năm Tuyên Thống nhà Thanh đã từng xảy ra một tai họa lớn, cả một đội thuyền ra đi không có ai trở về, từ đó làng chài tan nát. Cũng bắt đầu từ đó mới đề ra các quy chế luật lệ.
Trời đã về chiều. Trong lòng ông Hứa Mậu Sơn càng trăm mối tơ vò, mắt ông đỏ tấy như bốc lửa.Cái tẩu thuốc
lào ngậm trong miệng, ông cứ hít liền tù tì. Khoang miệng ông thở ra toàn là mùi cay đắng và chua xót.
Bỗng Đào Lập xồng xộc chạy vào cửa, hổn hà hổn hển nói:
- Bố ơi, họ, họ đã trở về.
- Về rồi sao? Bọn họ về rồi sao?
Ông  Hứa Mậu Sơn sải một bước vọt thẳng ra sân, dỏng tai lên nghe. Ông đã nghe thấy chín tiếng còi thuyền gióng  dả ngân dài.
Trên mặt ông Hứa Mậu Sơn đầm đìa nước mắt.Ông gọi tướng vào trong làng:
- Giết lợn, cúng Thần Biển!
- Giết lợn cúng Thần Biển, bà con ơi! Đào Lập lao ngay ra cửa, hét to tướng,lập tức lan truyền khắp thôn. Thôn chài Hứa Gia Oa im ắng như chết nhiều ngày nay bỗng chốc bừng bừng sôi động.Người nào cũng cố hét to: Ối ôi, ôi! Tất cả mọi con chó cũng đều sửa ầm ĩ.
Trên bãi biển nhanh chóng bốc lên chín ngọn khói .Đó
là khói lửa người ta đốt bằng cây ngải khao xanh. Đó là khói lửa tránh tà khí. Chín đống lửa đốt lên để nói với người ruột thịt trên biển, ở nhà vẫn bình an, mọi điều đều tốt lành.
Đội thuyền trên biển mỗi lúc một rõ nét. Ở chỗ cách bờ biển khoảng một cây số, mười mấy cánh thuyền buồm giàn 
thành một hàng ngang, sau đó thả neo. Lại một lần nữa họ
dóng dả cất lên chín hồi còi dài báo với bà con dân bản, tất cả đều yên ổn, mọi sự đều bình an!
Đứng trên bãi cát, ông Hứa Mậu Sơn chăm chắm nhìn đội thuyền. Ông biết đội thuyền đang chờ nước thuỷ triều
lên, lệ cũ vẫn như thế, thuyền đánh cá đi biển phải chờ khi nước thuỷ triều lên mới  được cập bến. Đây cũng là xin  Thần Biển   đem đến  một điềm lành.
Lợn cạo lông trắng  xoá được khiêng ra bãi cát Đó là đồ cúng dâng Thần Biển. Già trẻ cả làng đều tụ tập trên bãi cát. Người nào cũng hô to: ôi, ôi ôi! Mặt người nào cũng rưng rưng nước mắt, những giọt nước mắt đục ngầu, những giọt nước mắt trắng tinh, những giọt nước mắt vui mừng. Nước mắt còn nhiều hơn cát.
Cúng tế biển bắt đầu. Cả làng cả thôn đều quì trên bãi
cát, nghe khẩu lệnh của ông Hứa Mậu Sơn, một khấu đầu, hai khấu đầu, ba khấu đầu, xin Thần biển phù hộ cho chúng con…
Tiếng cúng tế cứ thế vang xa, mênh mang biết chừng
nào, bi tráng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào!
Ông Hứa Mậu Sơn đứng dạy, vầng trán ông lốm đốm vết máu Trên mấy hòn đá cuội dưới thân ông cũng vương lốm đốm những vết máu.
Thuỷ triều đã dâng lên, đội thuyền cập bến. Tất cả mọi thuyền viên đều nhao nhao nhảy khỏi thuyền, lội nước sâu đến ngang lưng đi vào bờ. Sắc mặt của họ là màu sắc của
vách núi, trong màu đen ánh lên màu vàng. Nét mặt của họ
là nét mặt của vách đá, nghiêm túc, chênh vênh và cứng rắn. Họ đi lên bờ tới tấp quì dưới chân ông Hứa Mậu Sơn, một khấu đầu, hai khấu đầu, ba khấu đầu miệng khấn, xin Thần Biển, phù hộ chúng con!...
Tiếng họ  xa vời vợi, mênh mang biết chừng nào, bi
tráng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào!
Đứng trước biển lớn, Thần Biển Hứa Mậu Sơn im lặng không nói. Hoàng hôn buông xuống, phía bên kia biển một vầng mặt trời chiều màu đỏ ối đang treo lơ lửng. Trên biển rộng mênh mông, từng quầng lửa, màu trắng lạnh như băng  cứ ùn lên ùn lên mãi.

 ( Theo Tiểu tiểu thuyết năm 2006,
ĐỘT NHIÊN QUAY TRỞLẠI
Thân Cung
 
Ngày đó,  anh trai tôi đã ba mươi hai tuổi, vẫn chưa tìm được đối trượng. Ở nông thôn chúng tôi bước sang độ tuổi
Này vẫn chưa lập gia đình coi như đã nhỡ thì quá lứa. Cả
nhà đều  sốt ruột Anh trai tôi dáng người đẹp, cao một mét bảy mươi hai, gánh được những một ta.  Một chàng trai ai cũng khen như thế, nhưng lại không cô gái nào xiêu lòng. Khiếm khuyết chí mạng là nghèo quá.
Trong ký ức của tôi có một lần sâu sắc nhất. Cô Lý. một người làm mối ở thôn Nam đến bảo, đã kiếm cho anh trai một cô gái hai mươi lăm tuổi, vừa vặn với câu ngạn ngữ , gái  hơn trai một, trai hơn gái bảy.
 Hôm sau là ngày mồng ba,đúng phiên chợ Dụ ba ngày họp một lần.Hai nhà hẹn nhau gặp mặt ở chợ Dụ. Khỏi cần
nói,ai cũng vui mừng.hớn hở.Bố cô gáiliền gọi phở xào.
Quê tôi có một tục lệ không thành văn bản, khi hai gia đình trai gái đi xem mắt nhau, chỉ cần phía bên gái gọi ăn
 món phở xào là coi như đã bằng lòng.Từ đó về sau đã phát triển thành  một điển cố mới - Phở xào Hoàng Ốc Đồn!
Cô gái thôn bên có thân hình to khoẻ  mập mạp, rất tương xứng với anh trai tôi.
Chiều tối, cô Lý về nói, bên nhà gái không có ý kiến gì, đã hẹn đâu vào đấy, ngày kia nhà bên ấy sẽ sang thăm gia
đình mình.
Sang thăm nhà, cửa ải thứ hai này có thể coi là một khâu quan trọng nhất của toàn bộ khâu thông gia . Bao nhiêu đội trai gái tương xứng với nhau thường hay bị mắc cạn bởi khâu này. Vì thế gia đình chúng tôi nhất định không dám.  để chậm trễ, chỉ khốn khổ cho hai bố mẹ tôi. Bốn gian nhà đất, mặc dù mẹ tôi ngày nào cũng quét đi quét lại , lau đi lau lại sạch tinh, không còn một hạt bụi, xem ra hết sức sạch sẽ, không chê vào đâu được, chỉ tội  đồ đạc bố trí rất chi sơ sài, từ trong ra ngoài không có một thứ đồ dùng nào đáng giá một trăm đồng. Đón tiếp gia đình thông gia và nàng dâu tương lai bằng cơ ngơi rỗng tuyếch này , xem ra  chuyện
thành vợ thành chồng đành phải chấm dứt tại đây.
Khi bố tôi bày tỏ nỗi lo  này với cô Lý, ngay đến cô Lý  cũng ái ngại, réo tướng lên:
-Trời ơi, một con bé xinh xắn tốt đẹp  như thế,xin chớ để tuột tay. Trước khi họ sang thăm, ông phải xoay xở  sao  cho được một cái màn  màu hồng, một cái chăn bông đỏ, tối thiểu cũng phải có một cái tủ quần áo, một bộ bàn ghế ra bàn ghế, một chiếc máy khâu, tốt nhất là còn có một chiếc xe đạp.
-  Trời ơi, chỉ trong hai ngày phải có ngần nấy thứ có
khác nào bắt tôi đi cướp giật không bằng? - Bố tôi kêu lên.
- Mặc kệ ông, muốn có con dâu, thì phải làm như thế.
 Nói xong bà mối te tẩy bỏ đi luôn.
Cả gia đình liền động viên khẩn cấp, chạy bổ nháo bổ nhào, kẻ sang thôn Đông,  người sang thôn Đoài, hết van ông nội, lại  vái bà nội,  Cuối cùng cũng coi như mười phần đã lo được tám chín . Đến phút chót, bà mối không yên tâm, đã thân chinh đến kiểm tra  lần cuối cùngxem rút cuộc  thế
 nào. Trông thấy mọi thứ đã bày sẵn đâu vào đấy, cô Lý mới yên tâm đi đón gia đình  bên nhà gái.
Hôm ấy nhà gái sang năm người. gồm bố mẹ anh trai chị dâu và cô gái. Người nào cũng tỏ ra hài lòng., sau khi ăn một bữa cơm tại nhà trai, họ vui vẻ ra về.
Đúng là khách ra về, chủ thở phào nhẹ nhõm. Bởi vì các thứ đều đi mượn phải trả ngay để nhà người ta  có đồ dùng, không thể giữ lại lâu. Cả nhà lại  nhốn nháo chia nhau mối người lo một thứ, ai mượn ở đâu trả về nơi đó.
Nào ngờ chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, anh trai cô
gái đã đùng đùng đột nhiên quay trở lại. Anh ta bảo anh muốn sắm một chiếc bàn ăn y như của gia đình, định quay lại hỏi xem làm bằng loại gỗ gì mà chắc thế.Nhưng khi quay lại không thấy bàn, cũng chẳng thấy ghế, tủ quần áo cũng biến mất, chiếc xe đạp cũng không còn, ngay đến cái giường, màn và chăn bông cũng không có . Bố tôi nét mặt hốt hoảng bối rối, anh trai tôi cũng căng thẳng, mặt đỏ tía tai, không biết ăn biết nói thế nào cho phải phép.
 Cô Lý cũng sốt ruột, cứ dậm chân  đây đẩy:
- Đồ quỉ, làm gì mà gấp gáp thế?Không để lâu lâu một chút được sao?
Anh trai cô gái chỉ tủm tỉm cười, tỏ vẻ như đã trong dự
Đoán.
Lúc này mẹ tôi có vẻ không cam lòng, bước đến kéo  anh trai cô gái, bà nhăn nhó nói
- Anh ơi, liệu có cứu vãn được không? Tiếc quá đi mất, hai đứa  rất tương xứng đẹp đôi.
- Cứu được thưa bà, may mà chỉ có một mình tôi . Nếu tất cả đều quaylại thì có lẽ không xong. Nhưng lần sau không được giả dối nữa. Khi cưới em gái tôi,  xe đạp, tủ quần áo không có cũng không sao, nhưng xin chớ để em gái tôi dải chiếu ngủ trên đất.
- Thưa anh, nói ra thật xấu hổ,  xin anh thông cảm lần
này vì gấp gáp quá, không chuẩn bị kịp, nhưng khi cưới nhất định gia đình sẽ sắm cho các cháu đầy đủ, mong anh cứ an tâm. Anh xem trong chuồng  chẳng phải vẫn còn hai con lợn xáu đó sao? Lúc ấy chắc lợn cũng đã lớn, mặt khác ruộng
mía ngoài đồng cũng đến lứa  chặt bán.
-Tôi tin ở gia đình - Vừa nói anh trai cô gái vừa bước lại gần anh trai tôi, len lén dúi vào trong tay anh một trăm đồng.và nói:
- Người anh em, đừng buồn, trước kia mình cũng  giống như cậu, cầm lấy số tiền này, mấy hôm nữa hai đứa đi đăng ký, cậu nhớ sắm một bộ quần áo cho ra dáng một chút, giữ thể diện cho em gái mình.
  Khi nhận tiền của anh trai cô gái , tôi đã nhìn thấy tay anh mình run run.
 
 (Theo”Tiểu tiểu thuyết” năm 2006,
 
KHÁM NHÀ CHÉM ĐẦU
 Doãn Toàn Sinh
 
Giữa bạt ngàn cỏ xanh mơn mởn,
Rừng đào vạn đoá cười đón gió xuân,
Con đường rừng len lỏi lúc  ẩn  lúc hiện.Hoàng Đế Càn Long cải trang làm khách du hành đi xuống Giang Nam. Trên đường du hành đi qua  dãy núi mù mây, mây  mù quấn quýt, khi đang thưởng ngoạn cảnh đẹp sắc xuân, nhà vua bỗng dưng ôm  bụng kêu đau, thày thuốc đi theo trổ tài vô hiệu, đám đông tuỳ tùng đành phải hộ tống  Hoàng đế  vào một ngôi đền cô độc gần đó tạm nghỉ.
Một nhà sư già ngoài bảy mươi tuổi đã phải thân chinh đứng ra đón tiếp những vị khách không mời mà đến.Thầỳ thuốc đi theo nhà vua tự xưng bừa đoàn mình là khách buôn trà, hiện tại ông chủ mắc bệnh nguy cấp, muốn phiền nhà sư cho vào trong đền nghỉ chân một lúc rồi sẽ tính sau. Nhà sư thấy Càn Long bụng đau quằn quại, lăn ra nền nhà kêu trời kêu đất, ngài bỗng sinh lòng từ bi, tự nhận mình thông thạo nghề y , sau khi nhìn, nghe, hỏi han bắt mạch, nhà sư pha một bát trà mời Càn Long uống. Không ngờ sau khi  nước trà vào bụng, Càn Long chợt giảm cơn đau, bỗng dưng khỏi hẳn. Thầy thuốc đi theo hầu vua sung sướng vô cùngliền hỏi nhà sư: Chỉ một bát nước trà xanh, tại sao lại có hiệu quả kỳ diệu như thế? Nhà sư già cười đáp: Trà này là vật quí hiếm , có tác dụng  dãn khí thông mạch, ông chủ các ngài chuyển nguy thành an là may lắm, may lắm!
Trong bụng Càn Long thư dãn lâng lâng như tắm  suối trong, như gội gió xuân,  mùi thơm lan toả từng hồi  trong miệng, như từng quen biết,  do đó nhà vua lên tiếng hỏi tiếp: - Trà của nhà sư có phải là loại trà tinh khôi khỉ?
Nhà sư chợt ngẩn người hỏi: Tại sao tiên sinh biết tên loại trà này?
Trà xanh Càn Long vừa uống chính là thứ trà quí hiếm có tên “Tinh khôi khỉ”. Năm nào các quan phủ địa phương cũng tiến cúng Triều đình loại trà này.
Thứ trà tinh khôi khỉ này bắt nguồn từ bàn tay của con khỉ.
Ngôi đền cô độc, chung quanh núi non  trùng trùng vây bọc, khỉ rừng thường hay ra vào ngôi đền, lâu dần đã hết sức thân quen với vị sư già, hai bên có thể lấy tay ra hiệu để trao đổi câu thông với nhau. Năm nào cũng thế, cứ sau trận mưa tuyết lớn cuối đông, ăn hết thức ăn dự trữ, khỉ rừng không thể kiếm đâu ra thức ăn trong mưa tuyết mênh mông, khi bụng đói lép kẹp, chúng vào nhà chùa tìm đồ ăn, đã được
nhà sư già  từ bi rủ lòng thương xót  lần nào cũng được nhà sư cho ăn. Lũ khỉ được ăn biết ơn đền đáp. Mỗi khi băng tuyết tan, đến mùa cây trà nẩy mầm, chỉ cần nhà sư dơ tay ra hiệu leo lên vách núi hái búp chè là chúng hiểu ý leo lên các dốc đứng tai mèo, hái những búp chè rừng non xanh vừa mới đâm chồi nẩy lộc hàng năm  đem về biếu vị sư già.
Giữa chốn rừng sâu núi thẳm xa hàng trăm dặm, mây mù bao phủ mênh mông, đâu đâu cũng vách đứng cheo leo hiểm trở, con người rất khó đặt chân đến, chỉ có chim  đưa xuân về,  én mang thu đi, như cõi nhân gian mà như không phải cõi nhân gian, chỉ có mù bay trăng lặn, mây đùn nắng g ội, như cõi tiên mà như không phải cõi tiên. Trên miền đất hứa cảnh tiên cách biệt hẳn với coĩ trần gian này, những cây trà hoang dã trải qua mây ngâm mù thấm, lá chè non mọc ra  có thể nói không có bất cứ thứ lá chè do con người trồng ra có thể so sánh nổi. Thứ của quí nhân gian này, lúc đầu vị sư già tự mình hưởng thụ, về sau ngài đã đem biếu cho khách đi buôn cùng thưởng thức. Do đó cái tên nổi tiếng “tinh khôi khỉ” đã  dần dần loang xa, cuối cùng được các quan l ại  địa phương thu thập tiến cúng Triều đình....
E ngại bộc lộ thân phận của mình, vua Càn Long nói d ối mình là cao thủ thưởng thức trà, đã nhiều lần phụng chiếu nhà vua vào Hoàng cung uống trà bình phẩm, do đó ngài không lạ gì loại trà tinh khôi khỉ. Ngài hỏi:
- Nhưng, không hiểu tại sao, thứ trà tinh khôi khỉ ta uống trong Hoàng cung có vẻ kém xa vị thơm ngon tinh khiết của thứ trà ta vừa uống?
Nhà sư già thật thà trả lời:
- Đây là chút ít chính phẩm tôi giữ lại được. Trà cúng biếu có trộn thêm trà  tạp, đương nhiên mùi vị kém xa.
Tại sao trà cống biếu nhà vua lại trộn lẫn trà dổm? Triều đình ban thưởng rất hậu cho những quan chức địa phương đã tiến cúng trà ngon cho nhà vua. Nhưng loại tinh khôi trà chính phẩm rất hiếm, thường là một năm cũng chỉ  có được trên dưới nửa kg là nhiều. Để được Triều đình trọng thưởng, các chức sắc địa phương liền ra lệnh cho thảo dân miền núi nơi đó hái búp trà non, đem hai thứ trộn vào nhau, để lấy tiếng tinh khôi trà đem tiến cúng. Lá chè dân miền núi hái về, tuy cũng đều là loại trà búp non lứa đầu vụ trong năm, trông bề ngoài cũng tương tự, nhưng dù sao đi chăng nữa phần lớn là cây trà nhà trồng, làm sao mà bì nổi thứ trà hoang mọc trên vùng đất sạch cảnh tiên quanh năm dãi gió dầm sương, mây hun ráng luyện, đương nhiên phẩm chất hơn hẳn, chẳng khác gì nhân sâm người trồng và nhân sâm mọc hoang, không thể coi ngang hàng về công dụng và vị bổ. đương nhiên ngài  thưởng thức mùi vị có khác.
Không hề biết thân phận của nhà vua, nhà sư già  thật thà như đếm, có sao nói vậy cứ tuồn tuột nói rõ nguyên nhân với kh ách lạ. Sau đó cứ tấm tắc khen Càn Long dầy công  thưởng thức bình phầm trà.
Sau khi tỏ lời cảm ơn chia tay nhà sư già,  vua Càn Long đi ra khỏi ngôi đền lẻ loi.
Vẫn là giữa bạt ngàn cỏ xanh mơn mởn, rừng đào vạn đoá cười đón gió xuân. Nhưng vua C àn Long không còn b ụng dạ nào xem hoa ngắm cảnh, nét mặt hằm hằm nhà vua nói với thầy thuốc:
- Thi thoảng được nhà sư già cho ăn,  con khỉ còn biết nhớ ơn báo đáp, nhưng bọn chức sắc quan lại  suốt đời được hưởng bổng lộc của triều đình lại lừa dối nhà vua. Bọnchúng không được như con khỉ .
Sau khi về Kinh,  vua Càn Long lập tức ra lệnh cho Bộ hình thẩm tra xét xử vụ tinh khôi khỉ ở núi mây mù.Lời chiếu viết:Làm ăn giả dối thuộc tội phạm thượng lừa vua, phàm là những kẻ can dán nghi ngờ, đều bị khám nhà chém  giết.
Nhận thấy hình phạt hơi nặng, một vị đại thần lên tiếng
khuyên can. Nhưng nhà vua gạt đi:
-  Lũ quan chức này dám giả dối đối với Triều đình, thì đối xử với dân sẽ ra sao? Không giết bỏ sạch  sành  sanh b ọn chúng , thiên hạ tất sẽ rối ren, không một ngày yên ổn
Khi biết chuyện c ác quan chức địa phương bị khám nhà chém đầu suốt lượt, mà tai họa lại do mình gây nên, nhà sư già tự cảm thấy không xứng đáng với tâm nguyện bao la của nhà Phật, vô cùng hối hận, đã nhảy xuống sông tự vẫn.
Năm tháng qua đi “đào hoa y cựu tiếu xuân  phong”( “Hoa đào năm ngoái còn cười gió xuân”), nhưng từ ngày nhà  sư gìa nhẩy xuống sông tự vẫn, trà tinh khôi khỉ cũng tuyệt tích khỏi cõi người
.

Vũ Công Hoan dịch
(Theotiểu tiểu thuyết năm 2006)