Tạp bút
Nhân 100 năm ngày sinh nhà thơ Nga Xôviết Kontantin Simonov, báo Văn Nghệ (số 49, ngày 15 - 12 – 2015), in bài: “Không nỗi khổ nào của riêng ai” của nhà văn Đăng Bẩy, viết về thân thế và sự nghiệp đồ sộ của nhà thơ, trong đó kể cả bài thơ “Đợi anh về” mà một thời đã được coi như “Lời nguyện cầu” của tất cả các chiến binh đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. Về bài thơ nổi tiếng này, tác giả bài báo viết: “K. Simonov viết bài thơ này năm 1941. Tự biết đây là một bức thư rất riêng tư gửi từ chiến trường về, cụ thể là cho nữ diễn viên Valentina Sẻrova. K. Simonov chưa có ý định gửi đi in báo, chỉ đọc cho bạn bè nghe. Họ thích rồi chép tay trưyền cho nhau. Sau tác giả mới gửi cho “báo nhà” (tờ Sao Đỏ, nơi ông đang công tác). Nhừng Tổng biên tập chê: bài thơ tình quá riêng tư, không có chất hào hùng, nên không in.
Năm sau, 1942 bài thơ ấy được tờ Pravda in trang trọng ở trang ba, và lập tức được lan truyền đi rộng rãi khắp các chiến trường và cả ở các hậu phương. Thậm chí binh lính Đức có người còn dịch bài thơ ra tiêng Đức và bịa ra rằng tác giả là một trung uý Đức, trước khi tử trận ở gần Moskva đã gửi bài thơ đó về cho vợ ở thành phố Liepziy. Thế là bài thơ lại càng lan truyền đi khắp nơi, vượt qua cả không gian và thời gian…”.
Tôi không còn nhớ lần đầu tiên mình được đọc bài thơ này ở trên báo hay ở sổ tay của bạn bè, và cũng không nhớ chính xác là vào thời gian nào? Chỉ nhớ đó là những ngày đầu tiên của cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Lớp trẻ trai mới 16, 17 tuổi đầy nhiệt huyết và mộng mơ chúng tôi vừa dời ghế nhà trường, từ giã quê hương, hăng hái đi theo cách mạng và kháng chiến.
Ngày ấy căn cứ địa kháng chiến của Đặc khu Hồng Gai là khu rừng Suối Lở, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. “Vạn sự khởi đầu nan” . Mọi nhu cầu về sinh hoạt đều thiêú thốn. Cả tháng cơ quan chúng tôi cũng chỉ vài ba lần có báo về để đọc. Cho nên khi “vớ được” bài thơ “Đợi anh về” chúng tôi mê mẩn đọc. Nhưng rồi không đọc liền một mạch được. Vì luôn luôn phải dưng lại để lau nước mắt. Vâng, tôi đã khóc, nhưng không phải vì đau buồn, mà vui sướng vì thây mình cũng được là người chiến sỹ như tác giả bài thơ. Tuy thời gian đó tôi chưa có tình yêu riêng biệt với một người con gái nào, nhưng tôi cũng muốn nhắn nhủ với quê hương, gia đình, bè bạn và tất cả những con người mà tôi hằng yêu mến rằng: Xin hãy đợi tôi về, và nhất định rồi tôi sẽ trở về!...
Bài thơ tuyệt vời này chung tôi đã thuộc nằm lòng, nó vừa là niềm`vui, vừa là nơi nương tựa, động viên an ủi của chúng tôi trong suốt những năm mịt nù khói lủa…
Bây giờ chiến tranh đã kết thúc từ lâu rồi. Bài thơ “Đợi anh về” đã được đưa vào sách giáo khoa, nhưng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh tác giả, dưới đây chúng tôi xin chép lại bài thơ đó để tưởng nhớ người:
ĐỢI ANH VỀ
Em ơi, đơị Anh về
Đợi Anh hoài, Em nhé
Mưa cứ rơi dầm dề
Ngày cứ dài lê thê
Thì Em ơi cứ đợi
Dù tuyết rơi gió nổi
Dù nắng cháy Em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé
Tin Anh dù vắng vẻ,
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì Em ơi, cứ đợi
Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhơ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở về
Dù bạn viếng hồn Anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì Em ơi mặc bạn
Đợi Anh hoài nghe Em
Tin rằng Anh sắp về
Đợi Anh, Anh lại về
Trông chết cườ ngạo nghễ
Ai người xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì Em ước vọng
Bởi vì Em trông ngóng
Tan giặc, bước đường quê
Anh của Em lại về
Vì sao Anh chẳng chết
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu Em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như Em chờ đợi.
K. Simonov
(Tố Hữu dịch qua Pháp ngữ - 1947)
*
* *
Bài báo: “Không nỗi khổ nào của riêng ai” còn cho biết: “Ngoài bài “Đợi anh về”, nhà thơ K. Simonov còn viêt riêng cho nàng diễn viên Valentina Serova tập thơ “Bên em và vắng em”. Tập thơ này đã vinh dự được lãnh tụ Stalin đọc. Người bảo: “Phải in, nhưng chỉ hai bản thôi, một cho chàng và một cho nàng”. Nhưng rồi ận lượng của tập thơ vẫn tăng lên nhiều nghìn bản. Song vẫn thiếu, người ở tiền tuyến và người ở hậu phương còn phải chép tay truyền cho nhau. Và chỉ riêng với tập thơ này K. Simonov đã được xếp vào hàng danh tiếng nhất trong các nhà thơ XôViết. Hai người làm đám cưới năm 1943, và sống hạnh phúc trong một căn hộ rộng rãi ở phố trung tâm lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói tiếng cười’.
Sau chiến tranh, là người có cương vị cao, chàng luôn mang nàng theo trong những chuyến đi công du nước ngoài để bắc nối những nhịp cầu văn hoá. Như sang Paris, K. Simônov có sứ mệnh thuyết phục cho bằng được nhà văn Nga được Giải Nobel, Ivan Bunin dứt bỏ cuộc sống lưu vong cô liêu nơi đất khách về nước để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Và chừng như chủ nhân đã nhận lời. Song người vợ yêu đi cùng lại “bỏ nhỏ” vào tai Bunin một câu: “Bất luận thế nào ông cũng chớ có dại mà về!”. Thế là cuộc du thuyết của K. Simonov hoàn toàn thất bại!
Vậy tại sao nàng Serova, một công dân nghệ sỹ XôViết, người vợ yêu của nhà thơ XôViết lại không ủng hộ việc làm ích nước lợi dân đó của chồng mình? Phải chăng vì: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Khi đến Paris, thủ đô của một nước tư bản, được thực mục sở thị, trông thấy cuộc sống của người dân nơi đây, nàng mới hiểu rõ sự thật. Và để giúp cho nhà văn Bunin không bị rơi vào hoàn cảnh thất vọng của kẻ đang ở bể lại vào ngòi . Cho nên náng Serova đã quyết định nói thật, nói thẳng như vậy, cho dù sự thành thật đó đã khiến nàng bị thất tín với chồng mình.
Nhà văn Đăng Bẩy không cho người đọc biết cụ thể K. Simonov sang Paris vào năm nào? Chỉ biết là sau chiến tranh nhà thơ Nga thường được cử đi ra nước ngoài. Mà chiến tranh kết thúc vào năm 1945 (thế kỷ trươc). Vậy có thể suy đoán là sau vài ba năm hàn gắn vết thương chiến tranh, rồi Liên Xô mới rảnh tay nghĩ đến việc kết nối văn hoá với các nước. Vậy, rất có thể K. Simonov sang Paris vào những năm 1947 hay 1948 gì đó. Mà nếu đúng là như vậy, thì cũng rất có thể trong lúc cặp tài tử giai nhân ấy đang khoác tay nhau dạo bước trên bờ con sông Seine thơ mộng ở thủ đô Paris, thì ở trong rừng sâu đại ngàn Suối Lở, mấy đứa trai trẻ nhất cơ quan chúng tôi đang chụm đầu vào nhau, chúi mũi vào quyển sổ tay vừa đọc bài tho “Đợi anh về”, vừa lau nước mắt. Vì tinh yêu và nỗi nhớ thương của chúng tôi đã được nhà thơ lớn của nước bạn, nước “anh cả” của phe mình nói hộ mình rồi!
Ngày ấy chúng tôi chỉ được đọc thơ của K. Simonov, chứ không được biết chuyện nhà thơ đi Paris làm thuyết khách. Mà giả sử nếu có ai đó biết chuyện này và kể lại với chúng tôi, thì dẫu người đó có là thủ trưởng cơ quan chắc chắn chúng tôi cũng không tin. Vì chúng tôi đã được học tập, được dạy bảo cho biết Liên Xô là cái nôi của cách mạng thế giới, là thành trì vững chắc bất khả xâm phạm của phe Xã hội chủ nghĩa. Đời sông của người dân Liên Xô được coi là “Thiên đường ở hạ giới”, ấm no, hạnh phúc và tự do. người với người là đồng chí, là anh em, không có cảnh cá lớn nuốt cá bé, không có cảnh người áp bức bọc lột người…
Pháp là nước tư bản do giai cấp tư sản thống trị, chúng vừa áp bức bóc lột người lao động ở trong nước, vừa đi xâm lược và áp bức bóc lột các nước thuộc địa như nước ta và một sỗ quôc gia khác. Vậy thì nược Pháp đem so sánh với Liên Xô thế nao được. Và nếu có kẻ nào đó dám bảo sống ở Paris là ở bể, còn ở Moskva là vào ngòi, thì chắc chắn đó là một tên gián điệp, làm tay sai cho giặc Pháp, chui vao nôi bộ ta, để phá hoại từ bên trong phá ra. Và với tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng gian bảo mật chắc chắn chúng tôi đã vạch mặt, tố cáo tên gián điệp đó với cơ quan kháng chiến.
*
* *
Nhưng rồi thật không ngờ cái điều ngày xưa chúng tôi không thể tin ấy thì hơn 40 năm sau đã trở thành một trong hai sự kiện vĩ đại nhất `````` nhân loại thế kỷ XX. Đó là năm 1945 chủ nghia phát xít Đức - Ý - Nhật đầu hàng Đồng minh, và cuộc đảo chính ngày 19 – 21/8 /1991, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghia Đông Âu hoàn toàn sụp đổ!
Người ta xúm vào phê phán ông Goorbachyv (Mikhail Sergeyevich Goorbachyv), Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô là kẻ cơ hội, kẻ phản bội chủ nghĩa Mác. Trên mạng Internet có bài viết: “Goorbachyov-một chiêu bài của chủ nghĩa tư bản”. Từ điển ngôn ngữ định nghĩa: Chiêu bài là cái biển quang cáo treo trước cửa hiệu, thường dùng để chỉ cái danh nghĩa giả dối bề ngoải. Nội dung bài báo này có đoạn viết: “ …Trươc khi Goorbachyov lên Tổng bí thư và cải tổ thì các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, với vai trò “chọc gậy bánh xe” đã ngấm ngầm và công khai phá hoại từ bên trong và bên ngoài, nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ Xã hội chủ nghĩa…”.
Và: “…Goorbachyov đã tiến hành một loạt cải cách sai lầm. Mà sai lầm lớn nhất là cho đa nguyên đa đảng, các đảng mải tranh giành quyền lực, không chăm lo xây dựng phát triển, khiến nền kinh tế trì trệ…”.
“…Thực chất Goorbachyov đưa ra một cách hồ đồ mà bản chất theo sự điều chỉnh, ra lệnh của các nước phương Tây làm cho như một con bệnh không có thuốc chữa, nặng dần lên và đi đến tử vong. Sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do sự lỗi thời, sự sai trái của xã hội mà là do sự can thiệp, chống phá của các thế lực thù địch…”.
“…Sau khi Liên Xô tan ra, theo thông tin về tài chính thì Goorbachyov đã nhận được từ Mỹ một khoản tiền khổng lồ…” (nhưng không biết cụ thể là bao nhiêu?- THĐ nhấn mạnh)!
Nếu quả thật Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã không phải vì sự lỗi thời và sự sai trái của xã hội, mà do sự can thiệp, chống phá của các thế lực thù địch, kể cả sự mua chuộc ông Goorbachyov bằng tiền của Mỹ. Thì xin hỏi tác gỉa bài viết trên mấy điều sau đây:
1- Ông Goorbachyov được sinh ra và được đào tạo ở trong lòng chế độ Xã hội chu nghĩa, 17 tuổi đã được tặng thưởng huân chương Sao Đỏ vè thành tích lao động, rồi vào đang Cộng sản, hoạt động cách mạng và làm Tổng bí thư. Vậy chủ nghĩa tư bản bằng cách nào lại “điều chỉnh, ra lệnh” để ông thành “chiêu bài” của họ được?
2- Nếu khẳng định rằng Liên Xô tan rã là do những cải tổ sai lầm của ông Goorbachyov, vậy các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu có thuộc quyền lãnh đạo của ông ấy đâu, sao cũng sụp đổ?
3- Liên Xô và các nước Đông Âu đều là thành viên của Khối Liên minh quân sự Vác-xô-vi. Khối này có kho vũ khí hạt nhân không thua kém gì kho vũ khí hạt nhân của Khối Bắc Đại Tây Dương (Nato). Vậy tại sao họ không sử dụng vũ lực để tự vệ mả lại chịu sụp đổ nhanh chóng như vậy?
Cũng trên mạng Internet có bài đã viết: “ Ngày 14 - 3 – 1990, Đại hội Đại biểu nhân dân (mới được bầu ra năm 1989) đã bỏ phiếu chấm dứt sự kiểm soát của đảng Cộng sản trên chính quyền và bầu ông Goorbachyov làm Tổng thống Liên Xô…”.
Có thể thông tin này là sự thật, vì nó trùng hợp với cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu cho nên đã được mệnh danh là “Cuộc cách mạng xanh”, và cả cái chức danh “Tổng thống Liên Xô” cũng không phải là do ông Goorbachyov tự xưng… Tuy vậy, nhưng xem ra ông Goorbachyov và các đồng chí của ông là những nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp mà mãi đến những năm 1990, 1991 mới nhận ra sự yếu kém, sai lầm của xã hội mình thì là quá chậm! Vì hơn 40 năm trước tại Paris, nữ diễn viên điện ảnh XôViết, Valentine Serova, người vợ yêu của nhà thơ XôViết, K. Simônv đã nhận ra điều đó, và bà đã thẳng thắn nói với nhà văn Nga Ivan Bunin, người được Giải Nobel văn học, đang sống lưu vong ở đó rằng: “Bất luận thế nào ông cũng chớ có dại mà về!”.
Đó có thể được coi là lời nói chân thành, thẳng thắn nhất và tỏ ra hiểu biễt xã hội XôViết sớm sủa nhất của một công dân XôViết chắng?./.
TP Uông Bí, những ngày giá buốt (đêm – 5, ngày + 6), viết xong
ngày 25 - 1- 2016
Tạ Hữu Đỉnh