Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VĂN HỌC VIỆT NAM LÀ BỘ PHẬN KHÔNG THỂ THIẾU CỦA VĂN HỌC THẾ GIỚI

Nguyễn Hiếu
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010 11:18 AM

 Lời dẫn : Tôi nhận được những hai giầy mời đến dự HNGTVHVN ra thế giới .Nhưng lại không đọc kĩ phần mời tham luận và thời gian gửi tham luận(  hạn cuối cùng vào ngày 20/12). Ngày 31/12 nhân gặp Nhà thơ Hữu Thỉnh CTHNVVN tôi đã hỏi việc này . Chủ tịch Thỉnh bảo “không sao ,chú cứ viết đi rồi gửi cho anh. Chú viết thì mấy. Nguyễn Hiếu cơ mà “. Sáng1.1.2010 tôi dậy sớm, lòng ào ạt nhiệt tình nên chẳng mấy chốc  viết xong tham luận này và gửi cho CT Thỉnh khi ông đang chủ trì phiên họp trù bị . Sau chả thấy ông nhắc gì cả. Tôi đồ tham luận của tôi chưa trúng vấn đề( có lẽ chỉ đúng nhất độ dài 3 trang theo yêu cầu của BTC) .Hoặc Chủ tịch Thỉnh bận quá chưa xem . Vậy nay kính nhờ trannhuong.com công bố dùm bản tham luận ngoài lề này để bè bạn cùng biết nhân hội nghị đang nóng sốt vậy .Kính .Nguyễn Hiếu 
  
       Thế hệ nhà văn trên dưới 60 chúng tôi hồi còn trong tuổi thanh, thiếu niên. Nói chính xác hơn là đang ngồi trên ghế trường phổ thông và đại học cũng đúng vào thời kì văn hóa đọc đang được tôn vinh. Dạo đó có trong tay tập TT của Nguyễn Thế Phương, tập TN của Châu Diên ,một tập thơ của Hoàng Trung Thông ,Chế lan Viên là cả một kì cồng và là niềm tự hào. Đối với văn học thế giới thì do sự tác động quan điểm chính trị đã trở thành một sự qui nạp khiến chúng tôi chỉ được tiếp xúc với nền văn học của các nước trong phe XHCN tiêu biểu như Liên Xô ,Trung Quốc thứ đến là một vài tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học Ba Lan với tập thơ của Míckeevich , của CHDC Đức với một hai cuốn TT của An na Giê Gớc… mặc dù với thế hệ tôi dạo đó đọc sách thật sự là một nhu cầu không thể thiếu, nên nhu cầu luôn luôn vượt ra sự cung quá nhỏ lẻ. Nhưng thật đáng tiếc sự ham muốn đầy văn hóa này cũng bị phương thức phân phối cực kì thụ động và cưỡng ép mang chất thương mại XHCN một thời áp chế. Từ việc in ấn đến việc được thưởng thức đều nằm trong cơ chế xếp hàng tính theo thâm niên và úy tín trên văn đàn. Dạo đó rất hiếm một cây viết trẻ chưa thành danh có thể được một nhà xuất bản in cho một tập TN chứ chưa nói một cuốn tiểu thuyết. Trong văn học thế giới thì các tác phẩm đến với Việt nam và được đọc bằng tiếng Việt cũng đa phần nằm trong các nghị định trao đổi văn hóa và theo sự yêu thích của chủ quan các dịch giả . Điều đáng buồn làm hạn chế tính chủ động của người đọc Việt nam thế hệ chúng tôi là muốn và ham thích rất nhiều sự tiệm cận với nguyên bản tác phẩm văn học thế giới hay chí ít với một bản dịch của ngôn ngữ thứ ba nhưng do một sự sai lầm tai hại của nền giáo dục. Dưới phương châm đầy tự hào “chúng ta có thể giảng dậy trên bục đại học bằng tiếng Việt “chúng ta đã xem nhẹ chương trình cần nắm vững ngoại ngữ . Sự sai lầm tai hại đó đã tạo ra hàng vài chục thế hệ kể từ thế hệ chúng tôi và ngay cả bây giờ tình trạng mù ngoại ngữ. Ngay trong hội NVVN số lượng người biết ngoại ngữ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thật đáng buồn ,một nhà tiểu thuyết danh tiếng của nước ta đứng lơ ngơ trong một hội nghị văn học quốc tế hay phải ngơ ngác nghe phiên dịch để đàm thoại với đồng nghiệp thế giới. Sự sai lầm tai hại mang tính hệ thống này cũng là một trong những nguyên nhân khiến Tác phẩm văn học Việt nam chưa được độc giả nước ngoài biết đến .Ta hãy thử hình dung nhà văn Việt nam thật bức bối và quả tình là ngô ngọng ngay cả khi định trình bầy, quảng bá  tác phẩm tâm đắc nhất của mình trước đồng nghiệp ,cũng như bạn đọc thế giới. Ngay trong lĩnh vực giảng dậy có liên quan với thế giới từ lịch sử ,đến triết học lý luận văn học thế hệ chúng tôi cũng chỉ là những người đành phải chấp nhận thứ kiến thức được uốn theo nhân thức của các thầy ,của các dịch giả .Kiểu như Hê ghen đã nói thế này ,và Mác là người đảo ngược biện chứng duy tâm của Hê Ghen để hình thành phép biên chứng duy vật .Nhưng biện chứng của Hê Ghen ra sao ,và Mác đảo ngược thế nào thì chịu. Hay Bê linxki đánh giá Gô Gôn, như thế này, Gôn sa rôp như thế kia. Quách mạc Nhược phê phấn Lỗ Tấn thế này, Tào Ngu viết kịch “người Bắc Kinh “ và Lão Xá tâm đắc ra sao chúng tôi cũng chỉ biết vậy mặc dù rất muốn truy tìm tận gốc những lý luận .Nhưng muốn nói gì thì nói dù bị áp đặt một cách què quặt và thiếu hệ thống thiếu khách quan thế hệ chúng tôi cũng cám ơn rất nhiều các nền văn học Liên Xô ,Trung Quốc, CHDC Đức , Ba Lan, ít nhiều của Tiệp Khắc, CHDCND Triều tiên, Cu ba …Cho đến nay âm hưởng của các tác phẩm của Sô lô khốp, của hai vị bá tước Tônstôi, Pha Đê ép, Lỗ Tấn .Lão Xá , Quách Mạt Nhược, của An na Dê gơc, của Đimitrôva .. vẫn ít nhiều thấm đẫm trong cá nhân tôi và bạn bè cũng lứa. Và  với tư cách nhà văn thế hệ nhà văn chúng tôi cũng ít nhiều ảnh hưởng và tìm ra những kinh nghiệm sáng tác thông qua các danh tác của các tác giả đó …Còn trở lại việc nhà văn của ta và tác phẩm văn học VN có trở thành một bộ phận không thể thiếu của nhà văn và tác phẩm thế giới hay không .Tôi có thể khẳng định. Mong muốn này luật sớm muộn cũng thành hiện thực. Vì sao ?
        Điều đầu tiên có thể nói rằng so với các nền văn học lớn như Trung Quốc, Pháp ,Nga thì nền văn học Việt nam có thể xem như ra đời muộn nếu tính về lịch sử. Mặc dù cách đây hàng nghìn năm ,thơ chữ Hán và kịch truyền thống của ta như Chèo đã có.Những chuyện nôm khuyết danh là sự đan chéo của tiểu thuyết và thơ ca đã ra đời bằng sự truyền khẩu trong dân gian .Thể loại tiểu thuyết và TN hiện đại của ta mới ra đời ta đầu thế kỉ 20 với hai đại diện đáng kể là Phạm Duy Tốn và Hồ Biểu Chánh và sau một chút là Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết diễm tình “Tố Tâm’ thực ra là sự thoát thai của văn hóa Pháp nhưng chỉ sau một thế kỉ nền văn học Việt nam đã tạo ra không ít các đại biểu tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực, thể loại mà các tác phẩm của họ hoàn toàn không lép vế chút nào so với tác phẩm của đồng nghiệp cùng thời kì trên thế giới .Đó truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ,TT của nhóm tự lực Văn Đàn , của Vũ Trọng Phụng, thơ và TN đường trinh thám và kinh dị của Thế lữ , truyện đường rừng của Lan Khai , kịch nói của Vũ đình Long .Tất cả chủ đề mang tầm nhân loại và đặc trưng dân tộc, mọi phương pháp và hình thức biểu hiện cách tân nhất trên thế giới đã được các tác giả vĩ đại đó áp dụng một cách thành thạo và hấp dẫn người đọc của bất kì quốc gia nào trên thế giới …Điều này thế hệ chúng ta cảm thấy có lỗi khi không quảng bá những tác phẩm có thể coi là kinh điển của văn học cận đại và đương đại Việt nam ra thế giới …
        Còn thế hệ chúng ta . Về mặt kinh tế và chính trị gần ba thập kỉ này bằng đường lỗi đổi mới của nhà nước chúng ta đã trở thành thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới từ WTO đến HĐBALHQ vậy mà nền văn học cùng các tác phẩm của nó vẫn đứng riêng một mình và nếu có vượt ra khỏi biên giới thì cũng mang nặng tính chính trị, tính đại diện mà trong một bài viết trước đây tôi cho rằng những tác phẩm đó đứng về mặt nghệ thuật vì sự chọn lựa chủ quan,vì sự né tránh nào đó và kể cả sự tị hiềm nhỏ mọn, sự thiếu một hội đồng có tầm nhìn ,có tâm có tài năng và cả mắt xanh nghệ thuật nên các tác phẩm được lăng xê ra thế giới đó cũng chỉ thuộc loại hai( trừ một số tác phẩm do chính nước ngoài tuyển dịch theo nhận thức của họ).Trong khi đó với đội ngũ các nhà văn hùng hậu, đa dạng của Việt nam.Những nhà văn thực sự có tài với những tác phẩm được biểu hiện bằng nhiều phương pháp theo nhiều khuynh hướng đã thể hiện một lượng đề tài cực kì phong phú về xã hội Việt nam với những biến động lịch sử của nó chắc chắn sẽ có sức hấp dẫn đối với độc giả thế giới .Đó là chưa kể trong số lượng đồ sộ của văn học Việt nam được viết ra bằng lực lượng tác giả  nhiều lứa tuổi ,có kiến thức ,có vốn sống đã có không ít tác phẩm đã chạm đến những để tài lớn mà nhân loại cùng quan tâm như chiến tranh ,môi trường ,sự đồng giới , sự biến hình , sự thay đổi các hình thái xã hội ,chính trị … (nếu được xin các vị nghe tôi đọc bản dịch bằng tiếng Pháp ( cả tiếng Anh)bài thơ “nếu trái đất này không có các loại bom” của tôi đã in từ năm 1983)Các tác phẩm văn chương mang nhãn hiệu ma de in Vietnam đó thực sự đang là đòi hỏi của độc giả thế giới vậy mà chúng ta .
           Với tư cách là một nhà văn tôi hoan nghênh hội nghị này chỉ tiếc nó được tổ chức hơi chậm và tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng nhất là HNVVN cần có những biện pháp tích cực nhất,hữu hiệu nhất để Văn học VN mau chóng trở thành những ấn phẩm thế giới để nhà văn Việt nam ta thoát khỏi mảnh ruộng ba sào “ông hát bà khen hay” của nội bộ chúng ta đừng để độc giả thế giới thiệt thòi vì chưa đọc được những tác phẩm thực sự tài danh của các nhà văn Việt nam viết về VN ,viết về thế giới  
Xin cám ơn Hội nghị