Tạp bút
Cứ mỗi lần những người Triều Tiên bị ly tán vi cuộc nội chiến trước đây được hai Chính phủ Triều Tiên và Hàn Quốc cho phép đi thăm nhau (mà người ta gọi là đoàn tụ), thì lại thấy họ ôm nhau khóc! Lần này cuộc gặp được phép diễn ra ở khu nghỉ dưỡng trên núi Kim Cương. Qua màn hình ti vi, cả thế giới lại trông thấy những ông bà già đầu tóc bạc phơ ôm nhau khóc! Trông thật tội nghiệp! Trước cảnh thương tâm đó, chắc không ít tấm lòng trắc ẩn cũng phải rơi nước mắt, mà chẳng ai có thể làm gì để giúp đỡ họ được. Thật vô lý! Động đất ở Nêpan, sóng Thần ở Nhật Bản, rò rỉ chất phóng xạ hạt nhân ở Chec-no-bưn…được cả thế giới quan tâm chia sẻ và chung tay giúp đỡ. Vậy tại sao hàng nghìn cặp vợ chồng, cha con, anh em trong các gia đình người Triều Tiên bị ly tán hơn nửa thế kỷ nay, mà cả thế giới vẫn ngoảnh mặt đi mỗi khi trông thấy họ khóc? Vì phải tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc ư? Vậy, thưa “ông Hiến chương”, cái quyêt định đó chỉ có lợi và đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho các đảng phái chính trị đang cầm quyền ở các nước. Mà đảng cầm quyền ở quốc gia nào thì cũng chỉ gồm môt số người (có thể là rất ít), chứ đâu phải là tất cả người dân của quốc gia đó. Đảng Lao Động Triều Tiên cũng vậy, họ có phải là tất cả nhân dân Triều Tiên đâu? Mà nước Triều Tiên cũng có phải là của riêng họ đâu? Vả lại khi lựa chọn thể chế chính trị và mô hình kinh tê xã hội chủ nghĩa, đảng Lao Động Triều Tiên có hỏi ý kiến nhân dân Triều Tiên đâu? Cho nên bảo thể chế đó là của nhân đân Triều Tiên thì không hoàn toàn đúng là như vậy… Tuy nhiên, đối với cộng đồng quốc tế thì vẫn phải tôn trọng sự lụa chọn đó của họ. Và ngay cả đối với người dân Triều Tiên, tuy không được lựa chọn thể chế cho đất nước mình, nhưng vì nhiều lẽ, trong đó có cái “lẽ” quan trọng nhất, không dễ vượt qua là “bạo lực”. Cho nên tất cả người dân, cả người tán thành và người không tán thành sự lựa chọn đó cũng đều phải phục tùng. Nhưng nếu căn cứ vào sự phục tùng mà cho rằng xã hội đó có sự đồng thuận và có tự do dân chủ thì chưa chắc đã đúng. Nếu Triều Tiên thật sự có tự do dân chu, thì làm gì đến nỗi vợ chồng, cha con, anh em ly tán hơn nửa thế kỷ, mà nhiều người vẫn chưa được một lần đoàn tụ với người thân, dù chỉ là một vài ngày. Thậm chí có người chờ đến lúc chết cũng không được trông thấy mặt người ruột thịt của mình! Và nếu Triều Tiên thật sự có tự do dân chủ, có cuộc sống khá giả, thì tại sao chưa bao giờ chính quyền Triều Tiên cho phép người dân của họ được sang Hàn Quốc thăm người thân, mà chỉ thấy người Hàn Quốc sang thăm người thân ở Triều Tiên? Phải chăng vì kinh tế Hàn Quốc phát triển hơn Triểu Tiên, đời sống cửa người dân Hàn Quốc khá giả hơn đồi sống của người dân Triều Tiên? Nếu cho người Triều Tiên đi Hàn Quốc thì chắc chắn họ sẽ không quay về Triều Tiên nữa. Dân ta có câu thành ngữ: “Gần xem nhà, xa xem quần áo”. Chỉ là bạn bè quen biết, khi muốn thăm hỏi nhau, người ta cũng đến tận nhà, vừa thăm người vừa thăm cảnh để hiểu rõ về nhau hơn. Huống chi đây là ruột thịt, chờ đợi mong mỏi hàng nửa thế kỷ mới được một lần xum họp, mà tại sao họ không được phép trở về ngôi nhà cũ, nơi họ đã được sinh ra, được cất tiếng khóc chào đời? Mà phải đem nhau lên núi Kim Cương. Phải chăng vì ở khu nghỉ dưỡng đó, người tá đã cài đặt các thiết bị ghi âm ghi hình, để theo dõi, giám sát xem ho có thực hiện đúng “Quy chế” Nhà nước cho phép họ được nói với nhau những điều gi và những điều gì cấm không được nói?...Nếu cho họ được đoàn tụ ở nhà riêng, thì chẳng những đã không kiểm soát được hành vi của họ, mà còn vì cái quang cảnh của xóm làng, và chính ngay ngôi nhà của họ cũng tự nói lên nhiều điều, mà Nhà nước Triều Tiên không muốn để cho phía Hàn Quốc biết. Về nội dung bản “Quy chế”, Đài Truyền hình Việt Nam nói: “Rất chặt chẽ”. Chắc Nhà nước chỉ cho phép người Triều Tiên được nói với người Hàn Quốc những cái tốt đẹp của xã hội mình. Còn những cái chưa tốt, hoặc xấu thì cấm không được nói đến. Trong khi các phương tiện thông tin, báo chí thì đã, đang và sẽ luôn luôn tự hào rằng xã hội mình ưu việt hơn, văn minh hơn thiên hạ. Không được chê cái xấu, chỉ được khen cái tốt. Thế là chỉ được tự do có một nửa. Mà một nửa tự do thì không phải là tự do. Trái lại, cái “một nửa bị cấm” kia đã trở thành biểu tượng đối lập với tự do. Tức là trói buộc. Tuy bị cấm đoán, bưng bít, nhưng sự thật có sức mạnh phi thường, càng che đậy nó càng lộ liễu. Cho nên cả thế giới đều biết Hàn Quốc là một trong năm con “Rồng” kinh tế của châu Á. Còn Triều Tiên thì chẳng là…con gì! Tất nhiên là Triều Tiên thừa biết điều đó, nhưng không muốn từ bỏ đặc quyền đặc lợi của minh, nên họ không thay đổi mô hình kinh tế. Mà vớ lấy cái danh bảo vệ Tổ quốc, họ ra sức sản xuất xũ khí hạt nhân, củng cố và phát triển lực lượng quốc phòng… Nhưng có lẽ đó là một nước cờ sai lầm. Nhũng năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, người Mỹ đã không thể ném bom nguyên tử xuống thành phố Hà Nội như ngày xưa họ đã nem bom nguyên tử thành phố Hyrôsima và Najaki Nhật Bản, thì bây giờ ở thế kỷ 21 này, người Triều Tiên cũng không thể đem bom nguyên tử ném xuống thành phố Sơun được. Lòng người mới là quan trọng, chẳng có thứ vũ khí nào mạnh bằng. Và chính lòng người đã và đang làm cho vũ khí hạt nhân càng ngày càng rõ rệt chỉ là một thứ “ngáo ộp” ! Nhưng thôi, đó là việc của người Triều Tiên, nói nhiều nhỡ họ mắng: “Bận gì? Đồ chõ mõm!”. Ấy nghĩ thế, nhưng rồi lại phải nói thêm rằng, ta với họ đã có một thời cùng cảnh ngộ, hơn 20 năm Bắc – Nam chia cắt. Cho nên chúng ta rất cảm thông và ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của họ. Chúng ta có thể cùng nhân dân các nước gửi thư lên Hội đồng Nhân quyền, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết yêu cầu hai Chính phủ Triều Tiên và Hàn Quốc, tôn trọng Công ước Quốc tế về quyền con người. Và tôn trọng quyền tự do cư trú của những người bị ly tán trong chiến tranh. Họ muốn định cư ở Triều Tiên hay Hàn Quốc cũng đều được chấp nhận. * * * Trong lịch sử đấu tranh và phát triển của nhân loại, đã từng co những quốc gia, dân tộc hoàn toàn bị tiêu diệt, bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Nhưng chưa bao giờ có quốc gia nào bị chia cắt vĩnh viễn. Bức tường Berlin chia cắt nước Đức, nhân dân Đức đã dỡ bỏ rồi. Chắc chắn rồi đây sẽ có ngày nhân dân hai miền Triều Tiên dõ bỏ bãi mìn và hàng rào dây kẽm gai ở biên giới Bản-môn-điếm. Nước Triều Tiên sẽ thống nhất, Bắc-Nam xum họp một nhà./. TP. Uông Bí, ngày 8/11/2015 Tạ Hữu Đỉnh |