Thế là đã có ba thành phố lớn là TP Hà Nội, HCM và Đà Nẵng báo cáo không phát hiện được tham nhũng trong hệ thống chính trị đia phương. Không biết còn địa phương nào “dũng cảm” như thế không bởi điều này trái với quy luật, nhận thữ và đánh giá của Đảng, Nhà nước ta. Mới đay thôi khi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn nói răng dân ta anh hùng như thế mà nay vẫn bị xếp hạng cao về tham nhũng thật là xấu hổ. Vậy nếu báo cáo này là tring thực, chính xác, tin cậy thì đây là tin vui lớn cho toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân ta.
Tại TP HCM, báo cáo chống tham nhũng cho biết trong năm 2015 đã phát hiện 80 đơn vị có sai phạm với khoảng 85 tỉ đồng, kiến nghị thu hồi 31 tỉ đồng và 3 căn nhà . Phó Chánh thanh tra TP.HCM Nguyễn Thị Ngọc Nga khẳng định, qua công tác thanh tra, chưa phát hiện trường hợp tham nhũng tại TP HCM. Bà Nga cũng cho biết qua kiểm tra xử lý nội bộ, cũng không phát hiện trường hợp tham nhũng nào. Thế nhưng không phải ĐBHĐND và cử tri nào cung tin như vậy. đã đăt câu hỏi tham nhũng ẩn nấp ở đâu mà nội bô và thanh tra đều không phát hiện được?
Phó Chánh thanh tra cho rằng, có lý do từ công tác quản lý nhà nước một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, thủ tục hành chính còn rườm rà... Đặc biệt là công tác kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan hành chính nhà nước chưa thường xuyên nên, dàn đều nên tình hình “nhũng nhiễu trong giải quyết công việc liên quan đến công dân” vẫn chưa chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chất lượng chưa sâu, khả năng tự phát hiện tham nhũng chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng chưa được chặt chẽ, hiệu quả…
Thế nhưng, hinh như Thanh tra Thành phố này không đọc báo. Chứng cớ là hôi cuối tháng 10 đầu tháng 11 trên một tờ báo ở chính TP HCM đã có hai bài tố cáo tham nhũng “ Đòi 15.000 USD mới có giấy phép’’ và bài “Xin giấy phép xây dựng bị đòi 5000 USD”. Và ngay trước khi HĐND họp lại có một vụ viên sĩ quan Phòng cháy chữa cháy vòi 3 triệu đồng của doanh nghiệp để hướng dẫn này nọ…
Phải nói rằng đây là các vụ có dấu hiệu tham nhũng rất rõ ràng do báo chí phát hiện, khi báo đăng cơ quan chủ quản vẫn “ ngơ ngơ như bò đội nón”.
Còn tại Hà Nội, Công dân ưu tú Trần Trọng Dực nêu hiên tượng chạy công chức 100 triệu đồng đã bị phản bác là không có cơ sở sau các cuộc thanh tra chớp nhoáng ở mười mấy quận huyện trong 2 tuần. Thế nhưng mới đây báo Phunuonline đã phát hiện vụ chạy công chức đúng 100 triệu ở huyện Thạch Thất, liên quan đến “ căp đôi hoàn hảo” Trưởng phòng và phó trưởng phòng Nội vụ huyện. Theo như nhận xét của cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu thì hành vi đòi ăn tiền đó là gì nếu không phải là hành vi tham nhũng?
Vậy làm thế nào để phát hiện tham nhũng? Câu trả lời sẽ thấy trong Chỉ thị số 50 của Bộ Chính trị mới ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chỉ thị 50 nêu rõ, người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
Theo Chỉ thị 50, nguyên nhân cơ bản của kết quan PCTN chưa đạt yêu cầu là do người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thực sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Cùng với đó, quy định pháp luật vẫn chưa hoàn thiện, khó áp dụng; một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chưa theo kịp tình hình thực tiễn.
Vì vậy, Bộ Chính trị yêu cầu, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác PCTN; chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản. Lần đầu tiên, vấn đề trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong PCTN được nhấn mạnh: Kết quả công tác PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. Với thước đo có 4 tiêu chi: Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức đọ hoàn thành nhiệm vụ này, cán bộ đảng viên và quân chúng có địa chỉ để giám sát, đánh giá kết quả PCTN.
Chỉ thị cũng nêu rõ, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra, kiểm toán theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng; các trường hợp có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm toán phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra; quy định cụ thể trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng trong phát hiện, xử lý hành vi
tham nhũng.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo, bảo đảm các tố cáo về tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng đùn đẩy, bao che, không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định
pháp luật.
Về vấn đề này, các cử tri đã kiến nghị thành lập một cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội cò toàn quyền xử lý kip thời cấc vụ việc tham nhũng trước khi đưa ra xét xử. Điều mà cử tri mong muốn là cần có Thượng phương bảo kiếm cho cơ quan chống tham nhũng này để bắt đình chỉ công tác, tạm giam, khám xét nhà ở, nơi làm việc , kê biên và phong tỏa tài sản của bị can. Trong đó, lực lượng chủ công là cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế. Cơ quan chống tham nhũng này vào cuộc ngay sau khi có tố cáo của công dân, phát hiện của báo chí mà không chờ công an khởi tố để phát hiện tham nhũng
Bản chỉ thị cũng nêu rõ việc bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.
Đặc biêt, bản chi thị yêu cầu phải xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thực hiện quyết liệt Chỉ thị này,kẻ tham nhũng sẽ không nơi ẩn nấp cho mà xem!
Bảo Dân