CHUYỆN MỘT : LÝ DO NUÔI CHIM HAY HÓT
Một sáng đẹp trời tháng 6 năm nay(2015) tôi đưa anh Hoàng Dũng Tuấn và cụ Tam (NAT) về quê Thanh.
Trên xe chúng tôi nói bao nhiêu chuyện. Tôi chợt nhớ một điều thắc mắc bấy lâu về anh, nhưng không tiện hỏi, Nhân đang vui chuyện, tôi hỏi anh về việc anh nuôi chim, chơi chim. Anh vui vẻ trút bầu tâm sự là thế, là thế.
Khi về gia đình, tôi lại biết chú em áp út của tôi cũng là người nuôi chim, yêu chim. Một loạt lồng chim được treo trên nhành cây khế, trong lồng, những chú chim đủ loại thi nhau hót, giọng chúng nghe cứ mê li.
Đến bữa ăn cơm, chúng tôi lại lôi chuyện nuôi chim, chuyện chăm sóc chim ra bàn rôm rả. Anh Tuấn và Hội- em trai tôi nghe chừng hợp cạ, nói chuyện về chim rất sôi nổi, say mê.
Bên mâm mẹ tôi ngồi, vợ chú em trai tôi cũng nói vọng sang, góp chuyện về chim, đại ý:
- Các bác tính, anh Hội nhà em suốt ngày chăm chim, ngủ cũng chim mà thức cũng chim. Anh ấy thấy vợ con vất vả mà có đoái hoài, chăm sóc chi mô...
Chú Hội em tôi lừ mắt, thủng thẳng buông một câu:
- Mình làm lụng suốt ngày vất vả, nuôi chim, chăm chim, nó còn hót cho nghe ; chứ vợ con có chăm thế chứ chăm nữa, cũng đố được nghe câu khen, câu nói ngọt ngào MÀ ĐÔI KHI CÒN ĂN CHỬI (BỊ BỚI)... hì hì..
CHUYỆN HAI: CHIM ĐÓI – THIẾU MỒI
Hôm mùng 3 tháng 9 năm 2015. Tôi sang chơi nhà anhThọ. Anh là con cả bác trai tôi. Hiện anh ở ngõ 328 Nguyễn Trãi(TX,HN)
Anh đang chuẩn bị về quê giỗ ông nội , tiện thể mua một loạt cây giống, thuê xe chở về quê trồng ở khu vườn cổ của gia đình. Loanh quanh làm sao, chúng tôi lại bàn đến nuôi chim và chăm chim. Tôi kể cho anh nghe câu chuyện hôm nọ về nhà và câu chuyện nuôi chim, chăm chim của em trai tôi.
Anh Thọ cười bảo:
- Hôm nọ, anh cũng có anh bạn nuôi chim.Bởi quá yêu chim mà hắn dành hết thời gian cho chúng. Một hôm vợ hắn nói với hắn một câu, nghe thậm tệ, nói sao chú biết không? Vợ hắn bảo: “ Anh chỉ suốt ngày chăm chim, nuôi chim thiên hạ, ích gì; có mỗi con chim thiết thực, đó là con chim của nhà thì quên chăm, nó nghẻo nghèo ngheo”
Nghe vậy, anh bạn anh cũng không vừa:
- Muốn chim nhà khỏe khoắn, xinh xắn, cứ có "đủ mồi"cho nó xem !
CHUYỆN THỨ BA: CHIM HẾT THỜI- CHIM TEO
Chuyện này thì tôi nghe một người thân thiết(xin không tiện nêu tên) kể lại trong trạng thái bức xúc, lên đồng. đại ý của 2 câu vè:
Ngày xưa còn trẻ, thì nghèo
Bây giờ giàu có, chim teo mất rồi.
CHUYỆN NÀY, CHỈ CÓ THẾ.
HN,4/9/2015
NAN
CHUYỆN THỨ TƯ TẶNG CHIM HAY BÁN CHIM?
Đoàn cán bộ của tỉnh đội HB lên công tác tại 2 xã người Mông thuộc Hang Kia- Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình).
Hôm ấy, sau khi làm việc xong với cán bộ xã, bản, họ kéo ra các quán, vào bản xem dân chúng ở đây làm ăn, buôn bán, sinh hoạt có khấm khá lên chưa?
Khi đi vào một nhà dân có treo lồng chim, chú chim nhỏ nhảy nhót trong lồng nom đep mắt, ông trưởng đoàn NHC tấm tắc:
- Chim đẹp quá, nó có biết hót không ?
Chủ nhà là một người Mông tầm đứng tuổi:
- Nó đẹp thì đúng rồi, còn tiếng hót thì khỏi chê.
- Có bán không- ngập ngừng một lúc đoàn trưởng nói câu đùa- thôi, bán làm gì, tặng nó cho tôi nhé!
Chủ nhà cũng lịch sự:
- Vâng, ta tặng chim quí chim đẹp cho cán bộ, cũng được thôi - ngập ngừng ông chủ người Mông từ tốn- thì ta chỉ cần cán bộ tặng lại ta 2 chăng đồng (200.000 đồng) là được!
...
HN, 5/9/2015
CHUYỆN THỨ 5: ÔNG TUẤN KHÈO NHỜ NGƯỜI NUÔI CHIM HỘ
I
Ngay cạnh nhà tôi có ông Tuấn. Ông tự nhận mình là Tuấn khèo , bởi ông có đôi chân dài ngắn không bằng nhau nên đi cà nhắc. Chuyện chân ông khèo hay không khèo chẳng liên quan gì đến câu chuyện tôi sẽ kể sau.
Một sớm, ông cùng vợ ở nhà trông nom hàng quán, chợt nhìn thấy bà B hàng xóm sang quán mua hàng. Bà B nhà gần bên lại mới bỏ chồng, ông Tuấn khèo buông câu nửa thật nửa đùa:
- Tôi có đôi chim cu nhỏ, BÀ TH- vợ tôi vụng, không biết nuôi, khả năng tôi phải nhờ gửi cho bà B nuôi hộ, tôi thấy bà có vẻ khéo léo.
Vợ ông Tuấn khèo nghe vậy thì lừ mắt nhìn chông.chừng ghen tuông, giọng chua chát:
- Cái ông này chỉ được cái ... được cái....
Bà B thì xấu hổ, giãy nảy:
- Khỉ gió cái ông này!
ông Tuấn:
- Tôi nói thật đấy chứ.
II
Hơn 2 tuần nay bà TH, vợ ông Tuán cứ thấy chồng không ngủ trưa. Cứ ăn cơm trưa xong là ông lượn sang khu trường PTTH trước nhà, rồi ông Tuấn cứ hếch mắt nhìn lên mấy ngọn cây bàng, cây phượng. Mắt ông cứ gian gian, khuôn mặt lì lì không nói gì, thi thoảng lại cười nụ. Bà TH nghi nghi nhưng cũng cố nín nhịn, không nói gì. Có lúc lại nghĩ hay là ông này sắp tâm thần?
III
Ngay trưa hôm ấy, ông Tuấn hô thằng con trai là Khoái bắc thang, trèo lên ngọn cây bàng khu trường PTTH xã H.D lấy tổ chim cu (chim gáy), trong tổ có 2 chú chim nhỏ mới mọc lông.
Khoái, mang về bỏ đôi chim cu vào chiếc lồng cất kỹ, sợ mèo vồ.
Hôm đó, tôi cũng có mặt. Tôi hỏi ông Tuấn, làm sao mà mắt anh tinh thế, cái tổ mãi tít ngọn bàng,
ông Tuấn thủng thẳng:
- Có gì đâu, cách đây khoảng 6,7 tuần(khoảng 45 ngày) tôi nhìn thấy đôi chim cu tha rác về làm tổ trên ngọn bàng, tôi theo dõi từ đó. Phải nói là chúng rất khôn, chọn đúng khi học sinh nghĩ hè, mà chúng làm rất kín, đứng ở dưới tán cây, hoặc xa vài chục mét không thể phát hiện được tổ của chúng đâu.
Đôi chim bố mẹ máy hôm liền tha thẩn tìm lũ con, rồi chúng thất vọng bỏ đi.
Đến lúc đó thì bà B và bà TH mới thở dài, giải tỏa được một nghi vấn lâu nay về ông Tuấn khèo, lại hay tếu./.
HN, 6/9/2015
NAN
CHUYỆN THỨ SÁU NHÀ VĂN NUÔI CHIM
Ngày còn học ở trường Đại học VHNTQĐ, cây bút văn xuôi Trần Đức Tĩnh có thời gian ở trọ nhà của nhà văn Bùi Thanh Minh.
Hai thầy trò có nhiều thời gian gần gũi, tâm đầu ý hợp.
Trần Đức Tĩnh một hôm mua về chú chim nhỏ(chim sâu), chiếc lồng và một ít thức ăn.
Con trai nhà văn Bùi Thanh Minh là họa sĩ, nhìn thấy chim, mắt sáng lên. Rồi anh em chú cháu xúm xít vào bàn chuyện về chim, râm ran, vui vẻ được một thời gian.
Nếu câu chuyện cứ thế tiến triển, thì người viết này hết chuyện.
Hàng ngày, nhà văn thì bận nhiều chuyện cơ quan, bạn bè...; còn nhà văn tương lai thì bận học, bận đi thực tế thu nạp kiến thức; nhà họa sĩ cũng bận mảng mầu, hình khối, giá vẽ...
Một hôm 3 nhà cùng về nhà, bỗng linh cảm có điều gì bất ổn, vì cứ nghe vắng lặng.
Nhìn lên lồng chim treo trước nhà chỉ còn chiếc lồng không.
Bao nghi vấn được đặt ra:
Nghi vấn 1: Bị người nào trộm mất chim?
Nghi vấn 2: Có người nào thấy chim sắp chết đói, họ tìm cách phóng sinh?
Nghi vấn 3: Có thể do chuột, rắn, hoặc con vật nào đó chui vào và chén mất chim?
Nghi vấn 4: nghe có lý hơn.Bằng kinh nghiệm của người từng trải, nhà văn già mới quan sát thấy trong lồng thức ăn đã hết sạch, lọ nước khô kiệt, lại có chiếc lông chim nằm dưới lồng, chiếc nan lồng chim hơi rộng ra, ông đi đến kết luận:
- Do bỏ đói một thời gian, chim bị gầy đi, với bản năng sinh tồn, chú chim đã tìm cách lách ra khỏi lồng.
Đến đây, mọi nghi vấn tan biến.
KL: Nhà văn chỉ có lao vào viết văn, viết như "bổ củi" may ra còn tạm được, hiệu quả, được đánh giá là khả quan, chứ mà tơ tưởng đầu tư vào nuôi chim nuôi bướm thì có ... ngày chỉ còn chiếc lồng không. Hì
(Chuyện do nhà văn Bùi Thanh Minh kể với tôi và nhà văn Phạm Văn Đảng lúc 7h10 sáng ngày 9/9/2015)
Nguyễn Anh Nông