Kỳ thi TNPT năm học 2013-2014, có một số thay đổi nhằm giảm tải cho việc thi cử cho học sinh . Ở bài viết này, tôi chỉ đề cập tới một khâu quan trọng là các môn thi. Theo quy định năm nay( bởi chưa rõ sang năm có áp dụng không, bởi lẽ có chủ trương của Bộ GD&ĐTđưa ra, sức sống quá yếu ớt về thời gian) có 4 môn thi: hai môn bắt buộc là toán và văn; hai môn được học sinh tự chon từ các môn quy đinh: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Sử và Địa lý ( tại sao không đưa môn Giáo dục công dân vào, khi môn này có nhiều yếu tố giáo dục nhân cách học sinh?). Và thời gian công bố môn thi so với các kỳ thi TNPT trước đây sớm hơn đến hơn một tháng.
Thông tin trên đưa ra đối tượng vui nhất là học sinh và lây sang phụ huynh ở yếu tố giảm tải việc thi cử cho con cháu. Nhưng với người tâm huyết là giáo viên, là lãnh đạo ngành, là những người am hiểu thực trạng giáo dục hiện nay thì việc đưa ra bốn môn thi chưa thực sự thuyết phục. Bởi trong giáo dục cũng như nhiều ngành khác bệnh thành tích còn quả nặng nề nhất là người lãnh đạo ở các đơn vị. Việc chỉ thi 4 môn sẽ chểnh mảnh việc dạy và học toàn diện
Ta thử điểm lại một chủ trương lớn của Bộ GDDT mà trong khi thực hiện bị xem như ít “tuổi thọ” lâu dài. Cuộc vận động “Hai không” tác động vào thi TNPT. Năm đầu tiên tiếng vang “hai không” lan tỏa rầm rỗ đến các trường, các tỉnh thành. Kết quả thi đỗ TN con số dưới 40% ở nhiều nơi, làm cho cả xã hội choáng váng. Cái được của “Hai không” là các nhà trường người lãnh đạo ngành, rồi xã hội thấy rõ thực trạng của việc dạy và học. Nhưng âm vang “ hai không” cứ giảm dần và theo như cách nói của nhiều người tâm huyết với giáo duc thì yếu tố “hai không” trong thi TNPT cứ lặng dần và hiệu quả đem lại còn chưa đạt yêu cầu đề ra .
Một thực tế trong dạy và học hiện nay, yếu tố giáo dục toàn diên cho học sinh chỉ là ước mơ còn “xa xỉ” và cần thời gian vươn tới. Cách dạy và học hiện nay từ giờ chính khóa đến các buổi học chuyên đề, học sinh bước vào lớp X thực chất các em đã hình thành hướng việc học vào các môn thi ĐH, CĐ sau này. Sự chểnh mảng các môn hoc khác thể hiện khá rõ trong đại bộ phận học sinh. Bên cạnh đó sự đánh giá của các thày giáo trong giảng dạy được xem như các môn phụ cũng chưa thật nghiêm túc, vì sự ràng buộc ở yếu tố thành tích thi đua, liên quan đến sự đánh giá .
Các kỳ thi trước đây quy định 6 môn thi tốt nghiệp vào thời điểm ngày 1tháng 4 hàng năm. Với quy định ấy thì bắt buộc dạy và học đồng đều tương đối ở các môn. Tôi dùng chữ tương đối vì học sinh thường tập trung học thêm ở các môn thi Đại học. Nhưng một thức tế hơn 7 tuần sau khi công bố môn thi tốt nghiệp, các trường chỉ chăm lo tới 6 môn thi, các môn còn lại coi như chỉ làm nhiệm vụ hoàn thành chương trình, tạo thuận lợi cho học sinh ngay cả yếu tố điểm tổng kết môn.
Kỳ thi năm nay học sinh được chọn hai môn. Như vậy, mỗi học sinh chỉ chăm chú vào 4 môn học,còn các môn khác lại “quên đi”. Tôi có dịp tiếp xúc với học sinh . Các em chung niềm vui năm nay thi TN dễ chịu và tin điểm số sẽ cao, có thời gian tối đa đầu tư các môn thi ĐH. Và các trường tổ chức học cũng phức tạp hơn vì các môn tự chọn số lượng không đồng đều.Theo nhà giáo lão thành Văn Như Cương hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh – Hà Nội, kỳ thi TNPT sắp tới không có học sinh nào của trường đăng ký môn Lịch sử! Điều đáng lo , những môn không liên quan tới thi Đại học bản thân học sinh đã chểnh mảng, bản thân giáo viên bộ môn lên lớp dạy cũng không yên tâm. Chủ trương bốn môn thi chỉ có tác dụng thực sự khi dạy và học trong trường phổ thông xuyên suốt từ lãnh đạo, giáo viên học sinh và cả phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của công việc giáo dục toàn diện. Nhưng điều này xem ra còn là giấc mơ cần có thời gian. Việc học lệch, việc dạy thêm học thêm các môn thi Đại học còn tràn lan, thì việc đưa ra chủ trương thi bốn môn trong đó có hai môn tự chọn là biện pháp không thích hợp
Nếu chủ trương của Bộ về thi tốt nghiệp trong nămhọc 2013-2014 vẫn áp dụng cho năm học tới sẽ là một sai lầm , tác động sẽ xấu đi trong công việc dạy chữ dạy người, giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Mong cái chủ trương “bốn môn” chỉ có tuổi thọ trong học kỳ II năm học 2013-2014 này mà thôi.
Nguyễn Cảnh Tuấn
Đ/c
Nhà 3 ngõ 12 đường Trần Phú Thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc