Khi còn sống, Bác Hồ viết rất nhiều bài báo, bài nào cũng có ý nghĩa to lớn mang tính giáo dục cao và ai đọc cũng dễ hiểu, dễ nghe có thể làm theo thiết thực.Bác vẫn dặn các nhà báo và cán bộ là khi viết phải đánh dấu rõ ràng, đồng thời tránh viết tắt . Khi viết mà không rõ dấu hoặc viết tắt, người đọc, đặc biệt là nông dân, công nhân khó luận giải hoặc hiểu sai ý nghĩa và nội dung vấn đề nêu ra. Có lần Bác đến thăm nhà máy cơ khí Gia Lâm, Bác đọc trên biển hiệu nhà máy không đánh dấu:NHA MAY CO KHI GIA LAM, khi vào nói chuyện với công nhân Bác Vui vẻ nói: Đây có phải nhà máy gì đâu,rồi bác đọc: NHÀ MÀY CÓ KHỈ GIÀ LẮM,thế là mọi người cười vui, còn ban giám đốc thì bỗng thấy hơi ngượng ngùng, khi Bác chỉ tấm biển không đánh dấu ở ngoài cổng,Bác nói đại ý: các chú đề biển nhà máy như thế kia thì ai hiểu ra sao,Phải đánh dấu rõ ràng để ai đó cũng đọc được, viết như thế người ta hiểu khác đi là không hay.Thật là thú vị Bác đã cho chúng ta một bài học thực tế, với tính giáo dục thật nhẹ nhàng.Cũng chính vì một số biển hiệu đề không rõ, không đánh dấu nên đã xảy ra nhiều chuyện hài hước.Có hai vợ chồng nhà kia, vào những năm 60 của thế kỷ trước khi nhảy tàu điện , người vợ đánh rơi chiếc dép. Lúc xuống ga, thấy vợ đi 1 chiếc dép , mới hỏi: chiếc dép nữa đâu rồi, người vợ bảo: Rơi ở ngã ba kia nhưng không dám xuống lấy. Sao không dám? Người chồng hỏi lại. Vợ đáp: Sợ lắm, ở đấy người ta đề biển: “Xuống có khi điên”, Nghe xong anh chồng thấy vô lí, bèn kéo vợi chạy ngược lại. Bỗng người vợ chỉ vào cái biển đỏ chót chữ vàng kia: XUONG CO KHI ĐIEN , anh chồng ngỡ ngàng một lúc, nhìn vào trong khu nhà thấy ánh lửa hàn lóe sáng, anh đã luận ra dòng chữ không đánh dấu: XƯỞNG CƠ KHÍ ĐIỆN., thế là hết bực mình,và may mắn người vợ tìm lại được chiếc dép vừa rơi.Lại chuyện nữa: có một lần sinh hoạy câu lạc bộ đọc sách to nghe chung.Anh bí thư đoàn thanh niên, đọc chuyện phan đình Giót.Truyện in Rô-nê-ô trên giấy đen, nên hay mờ chữ và mất dấu. chả thế khi đọc đến đoạn gay cấn, bỗng mọi người ngạc nhiên,khi nghe câu “ Anh xông lên đi tiểu tiện vào lỗ châu mai”…ÔI chà! Anh Giót dũng cảm quá, mà khinh địch thật! Nhưng rồi có anh thắc mắc, làm gì mà thế được, lúc ấy ai mà đi đái.Thế là cả tổ đọc báo xúm lại xem kỹ đoạn văn, hóa ra câu ấy như sau:Anh xông lên dí tiểu liên vào lỗ châu mai!, thế là cả ổ được một phen cười vỡ bụng.Bây giờ báo viết và báo mạnh của ta hay viết tắ quá. Có chữ không luận ra.Ví như chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA , cứ viết tắt là :X H C N, vì thế đã từ lâu người ta gọi là “Xếp Hàng Cả Ngày”và còn nhiều cách đọc và hiểu khác nữa : X H C N= “Xỏ Hài Cho Nhau”=Xin Hầu Cụ Nhé=Xâm Hại Con Người=Xã Hội Cơ Nhỡ=Xin Học Cũng Nhục.. v v..và..v v. Bây giờ ta hay bắt chước TÂY nên nhãn mác hàng của ta mà cứ thích đề tên TÂY, viết tắt. Chả thế mà có anh nông dân nghèo ra tỉnh đi làm thợ ngõa. Sợ mẹ ở quê sốt ruột, và cũng tỏ ra “oai” với xòm giềng, nên khi viết thư về, anh này Tâm sự với mẹ:Mẹ cứ yên tâm con đang làm ở công ty XIMA XAXO, tuy có vất vả nhưng cũng đủ ăn, mẹ ạ”ở nhà bà mẹ khoe với hàng xóm rằng con tôi nó làm ở công ty nước ngoài,Mọi người nghi ngờ , dò hỏi thì ra anh này làm nghề XI MĂNG XÁCH XÔ, chuyên xách xi măng cho thợ đổ móng nhà…thế mới biết xã hội bây giờ sự lừa bịp cũng đang tiến đến …”Quốc tế hóa”, chỉ vì cẩu thả , dốt nát mới sĩ hão và học kiến thức MÓT nửa vời… Chết đến nơi rồi!