Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
LÃNG ĐÃNG CÙNG NHÀ THƠ TÔ THI VÂN
Quốc Toản
Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2024 8:53 AM
Thường là những chuyến đi thực tế của Hội Nhà văn Hà Nội, tôi và nhà thơ Tô Thi Vân nếu đi cùng nhau thì được xếp cùng phòng. Ngoài chuyện trân quý nhau thì cái phần quan trọng hơn là cùng một cạ: Uống rượu, hút thuốc, uống trà và... thức khuya. Nếu trưởng đoàn xếp một ông thích đủ thứ, lục đục suốt đêm mà ở với một ông cái gì cũng không, chắc chỉ một vài hôm họ sẽ phải... rời nhau ra.
Lần này đi thực tế Điện Biên, ông không cùng phòng với tôi, mà được xếp vào phòng... ngủ cùng với chị em.
Nghe đọc danh sách xếp phòng, ông giãy nẩy. Mọi người được một trận cười... tơi tả. Nguyên nhân là tên bút danh của ông thường ghi: Tô Thi Vân. Người ta nhầm và hay thêm dấu nặng, thành ra chữ Thị. Đây không phải là lần đầu bị nhầm. Nhầm nhiều rồi. Ngay cả các độc giả khi đọc thơ ông họ cũng nhầm tưởng ông là phụ nữ.
Tôi không ít lần bực mình bảo ông nên viết chữ y (Thy) thì khi đọc, không ai nhầm được. Nhưng ông quen rồi, khó sửa. Với lại ông sợ viết thế là có một tác giả khác, không phải ông. Tôi nói, cả nước này ông thử tìm đâu ra có một Tô Thy Vân nữa? Mà cái giọng thơ ông thì lẫn sao được. Ông ậm ừ, rồi đâu lại vào đấy. Nhưng có lẽ tôi đã sai. Tên cúng cơm của ông là Tạ Văn Thiệu, bút danh là Tô Thi Vân. "Tô" có thể không còn là họ mà là một động từ: tô/ tô điểm. Thi là thơ. Vân là mây. “MÂY”, nó tượng trưng cho sự tự do, nhẹ nhàng, bồng bềnh, lãng đãng, thanh thản trong cuộc sống. Danh xưng này còn ẩn chứa một tấm lòng rộng lớn, một tâm hồn bay bổng. Ấy là tôi cứ “phán loạn” như thế mà chưa bao giờ đề nghị ông giải thích.
Còn một chuyện nữa là Tô Thi Vân rất ngại tôi nhờ chụp ảnh vì mắt ông đã kém, lại không phải máy du lịch nên ông dùng không quen. Máy phải ngắm nên ông chụp thường không đúng ý, mờ nhòe hay lệch hoặc bị cắt khuôn hình. Mặc dù tôi đặt sẵn các thông số và ông chỉ việc bấm máy. Ngoài chuyện sáng tác thơ văn tôi còn sáng tác ảnh nghệ thuật. Đó cũng là niềm đam mê trong gần 40 năm qua của tôi. Nhưng ảnh chụp cho mình trong các chuyến đi thường chẳng có là bao. Vì vậy, khi nhờ Tô Thi Vân chụp, tôi "bắt" ông bấm vài nhát để đề phòng... sự cố.
Tôi cũng hay rủ rê Tô Thi Vân thăm những người bạn cũ của tôi. Có những ông bạn vài ba năm chưa gặp. Ông e ngại và thường hỏi, lâu không gặp liệu có còn như trước không, hay anh em mình đến lại như khách lạ. Tôi lườm: Có thằng gặp suốt ngày mà không chơi được. Có thằng chỉ gặp một lần rồi thành anh em, ông yên tâm, vài năm không gặp nhưng vẫn quý mến nhau và...rượu tới bến đấy. Chuyện tôi rủ ông đi Quy Nhơn thăm Dzũ Kha sau khi dự Trại sáng tác Nha Trang là một ví dụ. Ông đắn đo mãi chỉ sợ Dzũ Kha không còn nhớ đến tôi nữa, đến mà nhạt như nước ốc thì phí công. Nhưng khi gặp Dzũ Kha, một nghệ sĩ lãng tử viết bút lửa và ngày đêm hương khói cho mộ Hàn Mặc Tử trên đỉnh Ghềnh Ráng đã đón tiếp Tô Thy Vân rất trọng thị. Dzũ Kha bảo: Em coi anh Quốc Toản là ông anh, nên em cũng rất quý bác. Dù đã lâu mới gặp nhưng em không bao giờ quên.
Mấy ngày ở Quy Nhơn, Tô Thi Vân phải công nhận, những người bạn của tôi mà ông đã gặp, cho dù nhiều năm tôi không gặp lại, nhưng vẫn là những người bạn tử tế, đầy tình nghĩa như Dzũ Kha.
Ở Nha Trang, tôi rủ thi sĩ Tô đi uống cà phê. Ngồi trong quán, mấy học trò cũ trong quân đội nhận ra tôi. Các em là học viên từ những năm 1990 của Trường trung học kỹ thuật xe máy. Thế là thỉnh thoảng các em lại rủ thầy đi nhậu. Có lần vào tận Trường lái xe ở Đồng Đế để vui tới bến với trò. Dĩ nhiên là có mặt bác Tô. Bác Tô không thể cầm cự nổi với cách uống trăm phần trăm liên tục của các em, đành chắp tay xin các tiểu đệ “đại xá”.
Khi về ông bảo, vào trong này gặp trò cũ mà vui vẻ như vậy thì những năm tháng trước đây, ông phải thế nào thì các em nó mới nhớ, mới nhậu như thế chứ. Tôi cười, lính mà... mình chỉ có lên lớp, thỉnh thoảng đọc thơ và... rượu thôi, không mảy may có tiêu cực thì các em sẽ nhớ lâu và nghĩ tốt về thầy. Chứ nếu có gì vẩn đục, chắc chắn các em nó quay mặt đi thôi.
Nhà văn Lê Tự cũng từng đánh giá về ông, thơ Tô Thi Vân có những nốt nhạc thâm u về quá khứ. Có lẽ, những năm tháng tuổi thơ chăn trâu, bắt cá, rủ nhau đi ăn trộm dưa… đã in vào tim anh một dấu ấn chân quê không dễ phai mờ. Sự nuối tiếc thời gian và những giá trị nhà quê đích thực nhiều khi làm chàng thi sĩ họ Tô vò đầu bứt tai đến khổ hạnh, thậm chí thét lên như muốn ăn sống nuốt tươi kẻ đã cướp đi hình bóng “chiếc khăn mỏ quạ” trên đầu những cô thiếu nữ nhà quê.
Chẳng phải riêng gì Tô Thi Vân mà đối với nhiều người vẫn thấy tiếc hình ảnh con trâu trở thành nhân vật cổ tích ngay giữa xóm làng. Hãy cùng tôi đọc một vài câu thơ về đề tài quê hương của Tô Thi Vân:
- Sớm ao làng trong vắt như gương
Chân ai khoả trắng vòng sóng loá
- Lúp xúp quây quần vài mươi mái rạ
Bước chân người in lên vết chân trâu
Đường vào xóm nhiều hoa bưởi trắng
Trăng thơm lên ngang đầu.
- Ngơ ngẩn nhớ mưa phùn ngõ lội
Mười ngón chân thèm ướm lại mùa xưa
- Lúa khoai trầy trật đường mưa
Cơ hàn nơm nớp có chừa áo nâu
Nếu đem ghép những câu thơ này bằng hình ảnh thì ta được trọn vẹn một bức tranh quê. Bức tranh ấy có thể chẳng còn nguyên sơ nữa, nhưng trên bức tranh ta vẫn thấy cái nghèo đến ngơ ngác vẫn hàng ngày đeo bám cuộc sống của những người nông dân. Một lớp bụi nghèo mỏng manh nhưng dai dẳng.
- Ông ơi! Ông về đâu
Hoa mướp vàng đã nát
Ông ơi! làng ông đâu
Tiếng ếch giờ đã khác.
...
Nói về cái nghiệp làm thơ, Tô ví như việc đi câu vậy. Hay quá, lại thêm cái chất của người chân quê. Bây giờ mà đi câu cá ở quê thì khó lắm, chẳng còn mấy ao chuôm và chẳng còn những con cá to nào đâu. Tôi rất thích cách so sánh này. Chỉ có nhà thơ đồng quê mới so sánh như vậy. Cái sự đi câu và cái nghiệp làm thơ đều phải kiên nhẫn như nhau. Có khi ngồi lì cả buổi mà chẳng giật được phát nào. Nhưng Tô Thi Vân vẫn ra cánh đồng ngồi “câu thơ”. Rất có thể, một cơn gió thoảng qua, mùi cốm bay lên từ ruộng lúa lại quyện vào nhau mà Tô “giật lên” một câu thơ hay.
Tôi đã lãng đãng cùng nhà thơ Tô Thi Vân như vậy đấy!
Quốc Toản
(Bài và ảnh)
Các tin khác
LẦN ĐẦU TIÊN, TRONG 36 NĂM TRAO GIẢI LÊ THÁNH TÔNG, KHÔNG THẮP HƯƠNG TRƯỚC BÀI THƠ CỔ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
MUỐN THẮNG Ở ĐÓ, MOSCOW SẼ CẦN THÊM NGƯỜI
NGHỊ QUYẾT 36 VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI, MỘT MỐC SON TRONG ĐỜI CÔNG TÁC CỦA TÔI
NHÀ BÁO TRẦN MAI HẠNH SỐNG VÀ VIẾT NHƯ CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
MỘT LẦN GHÉ THĂM ĐỖ CHU
MỘT ĐỜI NGƯỜI CHỈ CÓ MỘT QUÊ...
DẤU ẤN LÊ BÁ THỰ QUA "BỘ SÁCH SONG SINH"
QUANG DŨNG
NHÀ VĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN
CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG
NGUYỄN HUY HOÀNG TRÔNG TRỜI...QUA TUYỂN THƠ VÀ KÝ
ĐỊA DANH, MỘT DI SẢN VĂN HOÁ
ĐỌC ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP
ĐÁNH ĐỔI THANH DANH LẤY ĐỒNG TIỀN BẨN
TRẺ EM TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ĐƯỢC DẠY NÓI DỐI
CHỢT NHỚ LÂU QUÊN (nhân kỉ niệm 30-4)
DỐC COÓC-SÊ !
ĐÀN BÀ ĐẮT LẮM
KIẾN NGHỊ KHẨN THIẾT, MONG MUỐN CHÁY BỎNG !
TRẦN NHƯƠNG VÀ THI HỨNG
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)