Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TƯỞNG NHỚ THỜI CỐ GS. BỘ TRƯỞNG BỘ ĐẠI HỌC, NGHĨ LẠI THỜI HỌC HÀNH CỦA THẾ HỆ 4X CHÚNG TÔI.

Nguyễn Nhật Tân
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 9:41 AM



Thời sinh viên đại của chúng tôi, đối với cố GS.Tạ Quang Bửu ai cũng kính nể THÀY, vì Nhân cách và Trí tuệ của cố GS cao sang vời vợi. GS rất chú trọng đến đào tạo nhân tài cho đất nước, chỉ tiếc cho lứa học sinh thời 4 X chúng tôi phải mang theo thành phần gia đình: Là con của các gia đình địa chủ, địa chủ kháng chiến; Và tư sản, tiểu tư sản, dù là học sinh giỏi cũng không thể vào được đại học. Nhớ lại hồi học cấp III tôi có Giấy triệu tập đi thi học sinh gỏi toàn miền Bắc 2 môn Toán và Văn do Phó Trưởng ty Giáo dục tỉnh Phú Thọ - Thày Bùi Phùng ký.

Dự Đội tuyển thi Toán có 4 học sinh,nhưng sau đó tôi và 3 bạn khác đều không vào được đại học.

Dự Đội tuyển thi Văn cùng với tôi có 3 bạn, sau cũng chỉ có 2 bạn vào được đại học. Tôi bị loại tiếp. Buồn chán tôi xin đi bộ đội, xã họ không cho, họ bảo nhà anh đã có 3 anh là bộ đội chống Pháp rồi, tôi rất buồn vì đến nước xin đi chiến đấu hy sinh để bảo vệ tổ quốc cũng bị từ chối.

Đến tháng 1năm 1967 cậu em út nhà tôi thứ 11 sau tôi, lên đường nhập ngũ sau 3 tháng tập luyện gấp, rồi hành quân vào Nam chiến đấu, tháng 3, 1972 gia đình tôi nhận được Giấy báo tử: Liệt sĩ Trung sĩ Nguyễn Dương Khoa(tên thường gọi Nguyễn Đăng Khoa) đã anh dũng hy sinh tại mặt trận phía Nam ngày 11/6/1969, khi đó em tôi vừa tròn 22 tuổi, một sự mất

. Liệt sĩ Trung sĩ Nguyễn Dương Khoa nhập ngũ ngày 01/3/1967, đi B 04/1967, hy sinh anh dũng tại mặt trận phía Nam ngày 11/06/1969 khi tròn 22 tuổi.

mát lớn của gia đình tôi.Như vậy nhà tôi có 4 anh em tham gia chống Pháp và chống Mỹ thì có 2 thuong binh và 1 liệt sĩ, nhưng ác một nỗi cái thành phần đình con địa chủ kháng chiến cứ đeo bám tôi suốt gần hết cả chặng đường công tác cho nhà nước.

Các bạn cùng dự đội tuyển thi hoc giỏi với tôi cũng rất vất vả, tôi vẫn còn có cái may hơn các bạn,vì có ông anh thứ 5 từng là Chiến sĩ Điện Biên Phủ lại là thương binh sau khi được đi học và tốt nghiệp trường Sĩ Quan lục quân Việt Nam( taị Hà Tây), anh tôi được cử về làm Trưởng Ban quân sự Trường Trung Cao Cơ điện Hà Nội, anh tôi xin cho tôi vào làm công nhân, vừa học vừa làm tại Xưởng thực tập của học sinh: Sửa chữa ô tô & Máy kéo của trường, Thày Bùi Bá Ngôn - Hiệu trưởng đã chấp thuận, niềm vui của tôi không kể xiết, ngày nhận công tác được phát bộ quần áo công nhân xanh mà lòng dạ cứ lâng lâng phơi phới. Tôi thầm nghĩ trong lòng, từ nay ta đã thuộc giai cấp công công nhân rồi, dù rằng mình chả là cái đinh gì nhưng được thay đổi thành phần bản thân từ con địa chủ kháng chiến sang thẳng thành phần giai cấp Công nhân đúng là:" Tự hào hào quá bố mẹ ơi! Tự hòa quá Việt Nam ơi!"

Vì biết thân biết phận tôi phải phấn đấu công tác, không quản ngại khó khăn, đi sớm, về muộn, làm việc chăm chỉ, lao động hăng say. Sau 6 tháng được cơ quan tuyển dụng vào Biên chế nhà nước và được nâng bậc lương từ bậc 1 là 38đ/tháng chuyển lên bậc 2 lĩnh 42đ/tháng, tôi làm việc lại càng hăng say hơn được tổ, đội và Xưởng trưởng nhận xét tốt về đạo đức và tinh thần làm việc. Một lần nữa tôi lại gặp may, ông Nguyễn Văn Ty - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ nhà trường gặp tôi nói nhà trường sẽ cử cậu đi thi vào đại học Bách khoa, tôi sung sướng và cảm động quá, em cảm ơn sụ quan tâm của Nhà trường và của các anh, tối hôm đó về tôi thổn thức, giấc ngủ chập chờn có lúc ngủ mê mình đã là sinh viên Bách khoa, thiếp đi rồi lại tỉnh giấc.

Năm ngày sau đó tôi có quyết định của nhà trường ,cử tôi dự thi vào trường đại học Bách Khoa do Thày Bùi Bá Ngôn- Hiệu trưởng ký

Để không phụ lòng tốt của các cấp lãnh đạo của nhà trường, các buổi tối, tôi lại ôn tập lại bài vở Toán Lý, Hóa, quyết tâm thi đỗ vào trường đại học mà tôi đã mơ ước từ ngày mới học cấp I.

Đúng một tháng rưỡi sau khi nhận quyết định cử đi thi của Cơ quan, tôi nhận được giấy báo nhập trường dự thi vào Khoa Mỏ Địa chất, của trường đại học Bách Khoa, và khi dự thi tôi đã trúng tuyển vào học Khóa 11( K11), hệ Chính quy học 5 năm, cùng vào Khóa 11, năm đó có anh Trần Đức Lương học hệ chính Chuyên tu 3 năm. Khóa học của tôi vào rồi, thì đại học Bách khoa tách Khoa Mỏ, Địa chất thành đại học Mỏ, Địa chất.

Với kết quả điểm thi, Tôi được nhà trường đưa vào học Khoa Trắc địa. Tôi nghĩ, vì đã từng làm công nhân sửa chũa ô tô, máy kéo tại trường Trung Cao cơ điện Hà Nội, tôi lên gặp thày Hiệu trưởng Đặng Xuân Đỉnh(em ông Trường Chinh), xin thày cho em sang học ngành Máy Mỏ hoặc Cơ điện Mỏ, thày không đồng ý , thày bảo tôi xem kết quả học tập, học bạ và điểm thi vào trường của anh rồi, anh là học sinh giỏi cấp III, lại có điểm thi cả môn Toán, Lý, Hóa

đều được điểm 10, cho nên phải xếp anh vào học ngành Trắc địa, vì ngành đó là khoa học chính xác rất cần kiến thức khoa học tự nhiên, nhất là Toán, Lý, anh vào học rồi sẽ thấy nó rất hay, có thể xác định chính xác các điểm định vị về tọa độ, độ cao, nếu không có kiến thúc hiểu biết về tọa độ thì các đơn vị Phòng không không thể bắn rơi máy bay Mỹ được, các anh sẽ học về thiên văn, tìm hiểu về các vì sao, về trọng lực trong lòng trái đất, khi các anh học các anh sẽ thấy, ngành này riêng học khoa học cơ bản về môn toán các anh phải học 5 học kì, tích phân đến 5 lớp, trong khi các ngành khác chỉ cần học có 3 học kì về toán thôi. Ngành của các anh còn học và biết đo vẽ, thành lập được bản đồ, mà bản đồ quan trọng lắm, nó là con mắt của người chỉ huy tác chiến đấy.

Tôi năn nỉ mãi mà thày không đồng ý, thày còn bảo tôi học ngành cơ khí mà cấp trên họ điều tôi về đây công tác tôi cũng phải chấp hành. Thế là hết hy vọng chuyển đổi ngành học, nhưng sau này vào học tôi càng thấy phục Thày Đặng Xuân Đỉnh, thày quan tâm đến cả điểm thi của các thí sinh và kiến thức của thày rất rộng, dù không phải lĩnh vực thày học.

Tôi chấp nhận học Ngành Trắc địa cao cấp công trình, tốt nghiệp ra trường, tất cả sinh viên của các trường đêu chuyển về UBKH nhà nước,UBKH Nhà nước phân tôi về Bộ Điện Than, Bộ phân tôi về Công ty Than Hòn Gai, Công ty lại phân tôi về Đoàn địa chất Trắc địa của Công ty - là đơn vị bé nhất trong 50 đơn vị trực thuộc Công ty.

Về đến cơ quan mới với bản chất đã được tôi luyện của giai cấp công nhân dù không lâu nhưng cũng biết mình là ai để phấn đấu. Tôi đã lăn lộn 10 năm trên công trương của vùng Mỏ. Tôi đã là tác giả lập bàn đồ các tỷ lệ lớn cho tất cả các mỏ của Công ty Than Hòn Gai, trong khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả,( Suối lại, Hà Giáng, Hà lầm, Núi Béo, Hà Tu, Yên Lập, Đèo Nai, Cọc 6, Cao Sơn, Cửa Ông, Mông Dương, Khe Tam, Khe Chàm, Dương Huy...), tham gia đo đạc lập mạng lưới tọa độ, độ cao cho toàn vùng Hòn Gai Cẩm Phả, để chuyển đổi Tọa độ độ cao Vùng mỏ về thống nhất với Tọa độ 72 của Nhà nước.

Khi công tác tại Xí nghiệp tôi được bầu làm Phó bí thư Đoàn TNCSHCM, một thời gian sau đó ông Bí thư đoàn là đảng viên xin thôi chức, nên tôi là Phó bí thư, được thêm chức Phụ trách Đoàn Xí nghiệp. Vì có chức danh này nên hàng qúy hoặc đột xuất vẫn được mời về họp trên Công ty. Tình cờ gặp Anh Nguyễn văn Quyên - Trưởng phòng máy tính của Công ty,thấy tôi nhanh nhẹn và qua trao đổi với tôi về công tác chuyên môn của tôi và của anh ấy, anh rất quý tôi, nên anh bảo tôi, tôi sẽ đề nghị vói Giám đốc công ty cử anh đi học lớp Lập trình cho Máy tính điện tử C8205Z mà công ty mà Phòng Máy tính của tôi đang sử dụng, để giải các bài toán phục vụ cho công tác khai thác mỏ. Tôi bảo nếu được anh quan tâm thế thì tốt quá, xin cảm ơn anh trước. Thế là sau 1 tuần gặp anh ấy, tôi đã nhận được Quyết đinh của Giám đốc Công ty Than Hòn Gai, cử đi dự khóa học Lập chương trình cho máy tính Điện tử C8205Z của Đức tại Tổng cục thống Kê Hà Nội, thời gian 3 tháng (từ 15/9/1977 đến 15/12/1997). Tôi đi nhập học với niềm vui khó tả vì sung sướng. Sau khi hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ loại xuất sắc tôi trở về cơ quan cũ, thời gian này Phòng Trắc địa Công ty lại vừa hoàn thành đo đạc xong mạng lưới Tọa độ độ cao vùng Hòn Gai & Cẩm Phả, bước tiếp theo là làm công tác Nội nghiệp: giải bài toán tính tọa độ các điểm khống chế đã xây dưng ngoài thực địa. Tôi được cử lên kết hợp với Phòng Máy Tính của Công ty Lập trình để giảỉ bài toán tính Tọa độ của mạng lưới vùng Hòn Gai Cẩm phả với 86 phương trình tuyến tính của hàng chục điểm tọa độ. Tôi và 1 cử nhân Tổng hợp Toán và 2 công nhân đục băng lỗ số liệu, sau 3 ngày chuẩn bị số liệu và kiểm trước khi đưa vào chạy máy. Nhập số liệu vào máy xong nhấn nút máy chạy mất có 3 phút, với tốc độ tính toán của máy là 2 triệu phép tính/giây, đã in ra tọa độ của tất cả các điểm mốc của mạng lưới. Tôi và Trưởng phòng Máy tính cũng như tất cả CBCNV trong Phòng rất phất khởi.

Tôi viết bài:"Bước đầu thành công trong việc giải bài toán tính Tọa độ mạng lưới trắc địa vùng Hòn Gai & Cẩm Phả trên máy tính Điện tử C8205Z, của Công ty Than Hòn Gai, sau một tuần thấy Báo Quảng Ninh đăng trên trang nhất và tôi nhận giấy báo ra Bưu điện nhận 3 đ tiền nhuận bút.

Có kết quả tọa độ các đểm mốc rồi, nhưng Trưởng phòng Trắc địa - Văn phòng Công ty Than Hòn Gai ông Ngô Xuân Sơn,vẫn không tin, đã đề nghị giám đố Công ty điều động tôi lên Phong Trắc địa công ty để cùng 1 KS trắc địa, giải lại bài toán trên máy tính quay tay NISA, mặc dù trong lòng tôi rất bất bình, những nghĩ lại mình đang phải xa vợ con 30 Km, đã 7 năm trời, bây giò được lên ngồi làm việc ở VP Công ty, trưa và tối được về ăn cơm với vợ con là tốt quá rồi.

Hai chúng tôi làm việc hết khả năng, giải xong bài toán ra Tọa độ mất đúng 1 tháng, phải can 2 tờ Roky khổ A3 mới tính ra được kết quả các điểm Tọa độ và so sánh đã trùng khớp đến con số thứ 4( Máy tính quay tay NISA chỉ lấy được 4 số lẻ sau dấu phảy thôi) của kết quả giải trên máy tính Điện tử C8205Z, lúc đó ông Trưởng phòng Trắc địa mới tin, thời đó là thế!

Tôi xin về Phòng Trắc địa Công ty nhưng trưởng phòng không đồng ý. tôi rất buồn vì nhìn thấy đội ngũ cán bộ của Phòng trắc địa Công ty có cả công nhân và trung cấp làm việc, rồi những kĩ sư và trung cấp vừa tốt nghiệp ở trong nước và nước ngoài về sau tôi 1 năm, từ 1972 đều là học sinh phổ thông đi học về, chưa kinh qua kinh nghiệm thực tế sản xuất nhưng lại được nhét cả vào Phòng Trắc địa Công ty, để rồi chỉ đạo và giám sát các đơn vị trong Công ty như vậy làm sao đóng góp được gì cho xí nghiệp? sau tìm hiểu mới biết số ra trường về sau toàn là: "thành phần bần cố lông". Tôi thực sự nản quá.

Trưởng phòng Máy tính Công ty thấy thế không ổn vì Công ty đã cử anh đi học về để kết hợp với phòng Máy tính làm việc, Phòng Trắc địa Công ty ko cho anh về, anh ở dưới xí ghiệp thì lám sao có thể kết hợp để giải các bài toán phục vụ sản xuất được. Được rồi tôi sẽ đề nghị Giám đốc cho điều động anh về Phòng Máy tính Công ty. Một tuần sau đó Xí nghiệp tôi và tôi nhận được quyết định của giám đốc Công ty Than Hòn Gai, điều động tôi về nhận công tác tại Phòng máy tính Công ty. Niềm vui chưa đầy gang, nụ cời chưa tròn môi thì nghe tin Trưởng Phòng trắc địa Công ty nhận được quyết định điều động tôi về Phòng Máy tính Công ty, ông trưởng phòng xem quyết định xong xé vất vào sọt rác. Trưởng phòng Máy tính lại gọi điện xuống Xí nghiệp gặp tôi và bảo tôi: anh phải lên Công ty gặp anh Nguyên Huy Bách - Phó giám đốc Công ty kí thay Giám đốc điều động anh về Phòng máy tính nhưng Trưởng Phòng Trắc địa đã xé quyết đinh vất vào sọt giác rồi, anh báo cáo lại anh Bách việc này nhé.

Tôi lên báo cáo anh Nguyễn Huy Bách về vụ việc trên, anh Bách bảo tôi Tân ơi: " Cậu này nó ngang ngược và láo lắm", thế rồi anh Bách cũng chịu thua và tôi yên vị ở xí nghiệp.

Đến cuối 1979 có tin đồn Trưởng phòng Trắc địa được điều lên Bộ, nên 01/1980 tôi mới được điều động về Phòng trắc địa Công ty làm việc đến 1984 tôi nghĩ hơn mười năm gắn bó với Vùng Mỏ rồi cũng nên dứt áo ra đi, tôi xin về Công ty Khảo sát Thăm dò than thuộc Bộ chủ quản( Bộ Năng lượng) và cuối năm 1985 tôi được nơi đến tiếp nhận, nhưng Phòng gây khó khăn cho tôi, bằng cách cậu Phó, phụ trách Phòng ghi vào đơn xin đi của tôi: " Phòng đồng ý để anh Tân chuyển về Hà Nội với điều kiện giám đốc Công ty phải có người thay thế, có trình độ tương đương như anh Tân", cậu này ra trường sau tôi nhưng được ngồi ở công ty ngay, tôi bảo mày ghi thế này là đánh đố tao, tao nói thật với mày và anh em trong phòng, kiếm đâu ra được người có trình độ tương đương như tao về chuyên của ngành này. Mày ghi thế tao vẫn phải đi. Mang đơn sang gặp Phó tổng giám đốc kỹ thuật ông Lê Hoàn, ông ấy bảo Phòng ghi thế này thì cậu đi làm sao được, tôi không giải quyết được. Tôi bảo anh không giải quyết được thì để em lên gặp Tổng giám đốc vậy. Vác đơn lên gặp Tổng giám đốc Đinh Văn Lạp - Đương kim thứ trưởng Bộ Năng lượng, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Than Hòn Gai. Tổng giám đốc bảo: Phòng và anh Lê Hoàn- PTGĐ cũng ko đồng ý cho anh đi, nhưng anh quyết tâm đi thì tôi sẽ giải quyết, tôi chỉ hỏi anh một câu: "Anh đi có chuyển được vợ con đi ko? nếu không, có khi được thằng bố học thằng con đấy, nghĩ kĩ đi? "Nghe TGĐ hỏi tôi thấy cảm động về sự quan tâm của TGĐ quá, nhưng tôi đã quyết tâm ra đi rồi, ko muốn ở lại nữa. Anh cứ kí cho em đi, chuyện vợ con em, em thu xếp sau vậy. TGĐ hỏi thêm hiện nay lương anh của anh thế nào? Báo cáo TGĐ em đang hưởng bậc 2 KS với 88đ năm nay em đủ tiêu chuẩn nâng bậc lên kĩ sư 3, 104đ, tháng 12, Hội đồng lương của Công ty mới họp để xét, anh kí cho em đi tháng này để em kịp nhập khẩu theo chỉ tiêu trong năm nay của cơ quan nơi em được tiếp nhận, chắc Hội đồng lương sẽ không giải quyết cho em đâu. TGĐ bảo anh viết đơn tôi sẽ ghi ý kiến vào, chuyển xuống Phòng Tổ chức để giải quyết cho anh đỡ thiệt thòi. Vác đơn có ý kiến cuả đương kim Thứ trưởng kiêm Tổng giám đốc, mà lòng tôi vui phơi phới. Khi trình đơn với trưởng Phòng Tổ chức ông Phạm Thạc bảo ông được về Hà nội sướng bỏ mẹ lại còn lấy lương ở đây làm gì? Ông ta trả đơn cho tôi, thế là cụt hứng, tôi trở lại báo cáo TGĐ, nhưng cũng không giải quyết được, thôi đành bye bye!