Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÓ CẦN BÁO CHÍ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ?

Nguyễn Hữu Đổng
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2016 4:27 PM


Nguyễn Hữu Đổng


Báo chí tư nhân tương tự như “lề trái” của con đường; còn báo chí nhà nước tương tự như “lề phải” của con đường…

Để hiểu rõ vấn đề này, cần tìm hiểu nguồn gốc của khái niệm báo chí. Báo chí là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội loài người. Mỗi sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có các mặt “đối lập”. Mặt đối lập tức là mặt “đứng ở phía đối ngược lại” với mặt kia. Trong thế giới tự nhiên và xã hội có các mặt đối lập cơ bản là: đối lập “song - hành” và đối lập “nhân - quả”. Các mặt đối lập song - hành (mặt phải - mặt trái, bên này - bên kia,…) được hình hành trên cơ sở sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh nó; còn các mặt đối lập nhân - quả (đằng trước - đằng sau, phần đầu - phần cuối,…) được hình thành trên cơ sở sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời. Chẳng hạn, chữ số 1 tượng trưng như Trái đất tự quay được 1 vòng xung quanh nó và được 1/365 vòng xung quanh Mặt trời; tương tự, chữ số 2 được 2 vòng và 2/365; chữ số 9 được 9 vòng và 9/365;..v..v..

Nói đến sự vật, hiện tượng chữ số, cũng không thể không nói đến chữ số 1 - số ít, chữ số từ 2 đến 9 - các số nhiều, chữ số 0. Tức theo quy luật quay vòng của Trái đất, chữ số 1 (số ít) và chữ số 9 (số nhiều) là các chữ số đối lập giữa các chu kỳ; còn chữ số 0 là cái ngăn cách giữa các mặt đối lập đó. Điều đó có nghĩa, mọi sự vật, hiện tượng nói chung, khái niệm báo chí nói riêng là có các mặt đối lập; chúng được hình thành từ sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh nó và tự quay xung quanh Mặt trời; không có Trái đất tự quay xung quanh nó, sẽ không có Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời. Nói cách khác, không có khái niệm “báo” sẽ không có khái niệm “chí” trong khái niệm báo chí.


Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân hoạt động 16 năm do cụ làm chủ nhiệm, tòa báo mở tại Huế

,

Các mặt đối lập cơ bản trong khái niệm báo chí là báochí. Nhìn từ góc độ các mặt đối lập song - hành, báo được nhìn nhận là hiện tượng thông tin của cộng đồng, quốc gia; còn chí là các tiêu chí thông tin của cộng đồng, quốc gia. Nhìn nhận từ góc độ các mặt đối lập nhân - quả, báo được nhìn nhận là các mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia; còn chí là các tiêu chí thực hiện mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia.

Do vậy, khi nói đến báo chí là phải đề cập đến các mặt đối lập của chủ thể báo chí. Trong thể chế quốc gia hiện đại có các mặt đối lập chung là “nhà nước pháp quyền” và “xã hội dân sự”. Theo đó, thể chế báo chí quốc gia cũng có các mặt đối lập chung về chủ thể là báo chí của nhà nước và báo chí của xã hội - tư nhân. Trong các thể chế quốc gia hiện đại, việc tồn tại báo chí tư nhân là một hiện tượng khách quan. V.I.Lênin - Người sau khi trải qua kinh nghiệm thực tiễn xây dựng xã hội mới ở nước Nga sau bốn năm cầm quyền nhận thấy có nhiều sai lầm, vào năm 1921, đã chỉ ra rằng: "... giai cấp vô sản chủ trương không phải là thủ tiêu báo chí tư nhân, mà là bắt báo chí tư nhân phải chịu một sự kiểm soát nào đấy của nhà nước, và là lái nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Sắc lệnh quy định việc nhà nước nắm độc quyền quảng cáo có nghĩa là trong nước vẫn còn có báo chí tư nhân như hiện tượng thông thường, có nghĩa là vẫn còn có chính sách kinh tế đòi hỏi phải có những quảng cáo tư nhân, vẫn còn có chế độ tư hữu, vẫn còn có cả một loạt những xí nghiệp tư nhân cần rao hàng và quảng cáo". (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, tập 44).

Theo quan điểm của Lênin, báo chí tư nhân trong quốc gia được nhìn nhận như một yêu cầu không thể thiếu khi có tự do sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa. Theo ông, báo chí tư nhân là chỉ do nhà nước quản lý bằng luật pháp, thay cho các sắc lệnh cấm đoán khi nhà nước vô sản mới thiết lập mấy năm đầu; còn sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng cộng sản (b) Nga đối với báo chí cần được nhìn nhận là phải “phục vụ” các tờ báo nhà nước, tư nhân làm đúng trách nhiệm, chức năng của báo chí đối với đất nước, nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí tư nhân ở Việt Nam có cần hay không? Câu trả lời là rất cần. Tuy nhiên, trong thực tế thì báo chí tư nhân lại đang bị “rào lại” đường đi của mình; tức báo chí tư nhân đang bị “cấm đường” (lề trái) - đường ngược chiều, mà lẽ ra nó phải được đi theo đúng quy luật khách quan.

Điều đó chỉ ra rằng, ở Việt Nam, cần phải hình thành và tôn trọng sự tồn tại của báo chí tư nhân. Báo chí tư nhân tương tự như “lề trái” của con đường; còn báo chí nhà nước tương tự như “lề phải” của con đường đi đến xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, con đường này được coi như “đường cao tốc” với hai bên đường ngược chiều nhau (đường của kinh tế “nhà nước” - công, và đường của kinh tế “xã hội” - tư nhân); còn dải ngăn cách ở giữa tượng trưng như luật pháp (công lý) của Quốc gia.

Trước kia, do lề trái của lĩnh vực kinh tế (kinh tế tư nhân) trong con đường đi tới xã hội tốt đẹp bị rào lại, nên đã xẩy ra hiện tượng “phá rào”, tạo nên thành phần kinh tế tư nhân trước khi đổi mới (1986). Hiện nay, việc phá rào của báo chí trong lĩnh vực văn hóa (báo chí tư nhân), hay việc lập ra các tổ chức chính trị, xã hội độc lập trong lĩnh vực chính trị, xã hội là các hiện tượng tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Báo chí tư nhân trong các lĩnh vực văn hóa, như văn học, nghệ thuật, y tế, giáo dục… chính là các giác quan bên trái của con người, văn hóa “đa dạng” của quốc gia. Trong thể chế quốc gia mà thiếu báo chí tư nhân sẽ làm cho văn hóa trở nên “đơn dạng” (đơn điệu), ngày càng xuống cấp về các chuẩn mực; điều đó cũng chẳng khác nào con người bị khiếm thính, khiếm thị… (khuyết về khiếu giác), còn quốc gia thì bị khiếm khuyết về giáo dục, y tế, văn học, nghệ thuật…. Do vậy, những người lãnh đạo có chức trách của Quốc gia cần phải nhận thấy rõ sự đa dạng khách quan của văn hóa, trong đó có báo chí, nhận thức rõ chức năng của các loại hình báo chí, xây dựng các đạo luật và phương pháp quản lý báo chí đúng đắn, phù hợp, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.
Nguồn: chungta.com