Nghị quyết 19 CP/2015 về việc cải thiện môi trường kinh doanh được ban hành vào đầu năm 2015. Đến tháng 3 năm 2016, tháng cuối cùng của nhiệm kỳ 13 của Quốc hội, Chính phủ và chỉ mới vào nhiệm kỳ mới của các địa phương có dăm ba tháng nên kết quả thực thi nghị quyết 19 chưa có nhiều thay đổi. Báo cáo tổng hợp của Bộ KH%ĐT cho thấy chỉ có 3 bộ và 13 UBND tỉnh gửi báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết quan trọng này trong năm 2015. Xin lưu ý, theo Nghị quyết 19, Thủ tương Chính phủ yêu cầu định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 19 của bộ ngành, địa phương. Theo tổng hợp,với 6 chỉ tiêu mà nghị quyết 19 của Chính phủ đưa ra chỉ một vài chỉ tiêu đạt yêu cầu. Đó là chỉ tiêu về khởi sự kinh doanh có tiến bộ còn 5 thủ tục trong thời gian 10-15 ngày thay vì 10 thủ tục và 34 ngày như trước đây; chỉ số bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, tiếp cận điện năng...
Tuy nhiên, chỉ số quan trọng hàng đầu là thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội đều không đạt yêu cầu. Thời gian thực hiện các thủ tục bảo hiểm xã hội tuy có cắt giảm nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu. Hầu hết các bộ, ngành đều chưa chú trọng cải cách quy định và thủ tục hành chính về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quản lý chuyên ngành hiện đang là khâu phiền hà bị doanh nghiêp “tố” nhiều nhất. Chẳng thế mà Bí thư Thành ủy TP HCM sau khi nghe doanh nghiệp phàn nàn về phải cắt cuộn thép lấy một mẩu gửi đi kiểm nghiệm khiến doanh nghiệp phải chờ đợi kéo dài đã chất vấn Cục Hải quan Thành phố gay gắt về việc này.
Trong kỳ họp thứ 11 của Quốc hội đang diễn ra, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) đã nêu việc một doanh nghiêp phái mất 6 tháng chờ đợi thủ tục chỉ vì chót viết chữ “bắp” mà không viết là “ngô” khiến DN lại phải chờ thêm 6 tháng nữa. Đây có thể coi là thí dụ điển hình về quản lý chuyên “ngành” đã biến thành quản lý chuyên “hành”.
Đặc biệt, thủ tục cấp phép xây dựng còn kéo dài thêm 52 ngày từ 114 ngày lên thành 166 ngày mới có thể xin xong giấy phép. Đây là lý do để một nhân viên hợp đồng ở cơ quan đăng ký đất đai ở quận Bình Tân TP HCM dám nhảy ra đòi chung chi 5000 USD để được cấp giấy phép xây dựng. Vụ này là là giọt nước tràn ly về phiền hà, hạch sách, đòi bôi trơn khi xin cấp phép xây dựng.
Tổng hợp của Bộ KH&ĐT còn cho biết nhiều bộ không những không đơn giản hóa các thủ tục hành chính mà vẫn tiếp tục soạn thảo, ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh trái pháp luật. Ngoài ra, nhiều bộ chưa rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, không phù hợp, không cần thiết, thậm chí nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn được ban hành trái thẩm quyền hoặc hết hiệu lực nhưng vẫn đang được áp dụng... Đây chính là biên tướng của giấy phép con.
Các chuyên gia cho rằng đây chính là tình trạng “bất tuân thượng lệnh”- trên bảo, dưới không nghe” vẫn diễn ra phổ biến nhưng lại khó xử lý trách nhiệm với cơ chế hiện nay. Các nhà xã hội học nhận xét, ngay khi các giấy phép con đã bị bãi bỏ nhưng nhiều cơ quan vẫn cố giữ vì nó liên quan đến lợi ích cục bộ, hậu quả là doanh nghiệp và người dân tiếp tục chiụ đựng. |
Lý do gì một Nghị quyết quan trọng của Chính phủ lần đầu tiên đưa ra chấp nhận cuộc chơi sòng phẳng, để quốc tế xếp hạng, đánh giá mà các thành viên Chính phủ, chính quyền các tỉnh không thực hiện dù chỉ là một việc đơn giản nhất cũng không làm? Có chuyên gia mạnh miệng: Không lẽ lại là “vô chính phủ”. Nếu không chấn chính thì sau giai đoạn bàn giao chuyển tiếp, tình hình vẫn dậm chân tại chỗ . Sang tháng 7 Quốc hội Khóa XIV mới họp ký thứ nhất khi các tư lệnh mới còn nghiên cứu quán triệt cho thấy có khản năng Nghị quyết 19 tiếp tục chậm đi vào cuộc sống. Ngoài ra, dư luận cũng lưu ý nguyên nhân “ngại” Nghị quyết 19 ảnh hưởng đến quyền lực và lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý. Rào cản không những không bị dỡ bỏ mà có xu hướng muốn dựng thêm.
Mổ xẻ nguyên nhân Nghị quyết 19 chậm đi vào cuộc sống, các chuyên gia cho rằng ở đây có yếu tố thời điểm ban hành vào cuối nhiệm kỳ nên có tình trạng nấn ná để người hậu nhiệm thực hiện. Chẳng thế mà Bộ trưởng VH-TT- DL đã không dấu diếm khi trả lời các đại biểu về “tâm lý hoàng hôn nhiệm kỳ” xin để người kế nhiệm thực hiện. Hóa ra chỉ có mỗi ông Bộ trưởng VHTTDL dám nói thật ra điều mà ĐBQH Lê Như Tiến gọi là “hoàng hôn nhiệm kỳ” còn các vị khác, dẫu là Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không nói ra nhưng âm thâm thể hiện tư duy hoàn hôn nhiệm kỳ. Rốt cuộc, chỉ có Thủ tướng Chính phủ bảo cáo tổng kết nhiệm kỳ trước Quốc hội còn các thành viên khác coi như huề cả làng. Nhiệm kỳ sau ai lên ấy làm tiếp nha ! Hoàng hôn nhiệm kỳ coi như kết thúc . hoang hôn sẽ bắt đầu, trơpif sắp quang quẻ rôi đây!
Bảo Dân