Trang chủ » Cùng vui

HIỆN THỰC

Đoàn Nhất Trí
Thứ sáu ngày 14 tháng 8 năm 2009 9:27 PM
 
                 Nhậu nhẹt thoả sức ở cơ quan,  Như mọi lần, xếp bắt nhân viên đánh xe đến quán Karaoke. Nhưng lần này, thấy Xếp say quá, không làm chủ được nữa, nhân viên bèn cứ  gật đầu phứa rồi đánh xe đưa Xếp về nhà.
                 Khuya khoắt, Xếp bà giận giữ ra mở cửa.
                 Vừa nhác trông thấy một khuôn mặt phụ nữ sau khe cửa, Xếp ông đã quát lái xe:
                 - Sao chú em hôm nay lại đưa anh đến chỗ con cave vừa già vừa xấu như  quỷ cái thế này?
                 Nhìn và nghe thấy cảnh tượng trên, điên tiết, xếp bà đuổi lái xe về.
                 Chiếc xe đi khuất, với tất cả lòng căm giận, Xếp bà bắt người giúp việc gia đình bế thốc Xếp ông lên, vứt vào chiếc ổ, nằm cạnh con lợn xề, nói:
                 - Thế thì hãy nằm với con cave tuyệt đẹp này!
                 Mê mẩn, Xếp thấy ấm lưng, tưởng ổ lợn là  chăn ấm, nệm êm của khách sạn, lật người nằm nghiêng ôm chằm con lợn tưởng nó là con kave mười tám, hai mươi, Xếp lè nhè, vỗ về lợn xề:
                - Em đẹp, em xinh, em trẻ thế này mới đáng đồng tiền của anh bỏ ra chứ!
                Lợn xề thấy được vuốt ve cũng khoái chí , kêu “ ịt ịt”. Xếp sung sướng hỏi lại:
                - Em chê ít hả ...anh sẽ cho nhiều tiền...nhưng hôm nay sao em có lắm vú thế này...? Không... sao, càng nhiều vú anh càng thích!
                Xếp bà chứng kiến toàn bộ cảnh tượng trên, giậm chân gào lên:
                - Thích thì ở đấy ngủ với nó đến sáng!  
                Chạy vụt lên nhà, Xếp bà đóng sầm rồi khoá trái cửa lại.

                Câu truyện trên là truyện tiếu lâm thời kì hiện đại. Nó do bọn người vô công rồi nghề được gọi là  một số trí thức rởm, dốt nát và hèn nhát sáng tác ra để nhằm cái gọi là đấu tranh theo kiểu “gãi ghẻ”với  số ít người lãnh đạo bất tài, vô dụng ngồi trên đục khoét tiền của của nhân dân, sống xa hoa truỵ lạc. Tuy nhiên, vẫn giống như dòng văn học dân gian trước đây khi chưa có chữ viết, nó cũng bắt nguồn từ đời sống hiện thực. Đôi khi,  cuộc sống hiện nay còn có những câu truyện tiêu biểu hơn nhiều.
                Tôi xin hiến bạn đọc hai câu truyện dưới đây để cùng suy ngẫm.
                 Câu truyện thư nhất: Đấy là những năm đầu của thập kỷ tám mươi, khi tôi còn đang làm phóng viên  một đài truyền thanh của một huyện. Cuộc sống bao cấp đè nặng lên mếng cơm manh áo hàng ngày mỗi con người nên cán bộ đi làm việc ở đâu được mời ở lại ăn cơm  là cả một vấn đề lớn. Mạng lưới truyền thanh truyền hình mở rộng ra đến đâu, bạn tôi được mời ăn nhậu đến đó. Lâu dần thành nghiện rượu. Nghiện nặng! Có một đêm, chén tạc, chén thù ở cơ sở, lần về được đến nhà trời đã khuya lắm. Say khướt, không còn biết gì nữa, bạn tôi bò vào chuồng lợn nhà mình, nằm ngủ chung với hai con lợn bột cỡ sáu bảy mươi cân một con. Ô lợn khô, nhiều rơm rác, ấm, cứ thế, bạn tôi ngủ say sưa cho đến tận sáng bạch.
                 Như thường lệ, chị vợ cho lợn ăn bữa sáng, phát hiện ra, dìu chồng lên giường , thay quần áo, đun nước ấm, lau người rồi cho ăn cháo. Trước khi ra khỏi phòng, chị kéo chăn đắp cho ông chồng tội nợ ấy rồi nhẹ nhàng khuyên bảo:
               -  Lần sau, em cấm mình say sưa thế này nữa nhé! Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Miếng ăn quá khẩu thành tàn, các cụ ngày xưa vẫn bảo thế mà.
                 Câu truyện thứ hai:
                 Giám đốc trung tâm đào tạo nghành nghề của tôi, một đơn vị liờn kết đào tạo với một trường đại học Quục gia lớn, hàng năm cú hàng trăm kỹ sư ra trường, ụng này người miền Trung. Ngay giữa buổi trưa, chẳng biết uống rượu ở đâu về, say tuý luý, không còn biết trời đất gì nữa, ông ta cởi trần chuồng chạy rông như một thằng điên, khắp bốn tầng của một khu nhà tập thể cạnh đường Nguyễn Trãi, vừa chạy vừa nói liên thuyên ầm ĩ, làm náo loạn cả một vùng. Dân chúng trong khu nhà tập thể xấu hổ đồng loạt đóng kín cửa lại. Nghe nói, bà vợ của ông ta phải gần một tuần sau mới dám mở cửa ra ngoài.
 
                                                        
                                                    Hà Nội, ngày   26  tháng  8  năm 2007
                                                                  Đoàn Nhất Trí