Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Dương Đình Minh Sơn với sách giải mã thế giới biểu tượng

P.G.S. Vũ Ngọc Khánh
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2014 4:56 PM







Trong tay tôi là tập bản thảo sách Giải mã thế giới biểu tượng (400 trang vi tính khổ A4) của nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn- Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc, sách Gai mã trên 100 hiện vật của Thế giới biểu tượng Nõ Nường: gồm những hiện vật tối cổ, từ thời đồ đá, đồ gốm sang đồ đồng, đến hoa văn thần Đồng Cổ (Thần Đồng) Ngọc Lũ. Những hiện vật biểu tượng này, lâu nay giới khoa học gọi là “phồn thực”, nhưng Dương Đình Minh

 l

 




 

 

 

 

 

 

 


Sơn lại phát hiện ở một khía cạnh khác,tính “tâm linh- minh triết” của biểu tượng- tức là hiện thực và tâm linh là hai cánh cửa của nhận thức (Trịnh Xuân Thuận). Mở đầu sách, G.S.T.S. Phạm Đức D­ương trong Lời giới thiệu viết: “Khi con ng­ười hiện thực hoá các khả năng biểu tr­ưng vào đời sống xã hội bằng những biểu t­ượng thì đó là bước đột biến trí tuệ làm cho con ngư­ời thoát khỏi thế giới tối tăm, ngu muội của động vật để bư­ớc sang thế giới ánh sáng của con ng­ười: núi sông cây cỏ đều có linh hồn, ng­ười chết trở thành tổ tiên ở thế giới bên kia...”

Thế giới biểu t­ượng do con ng­ười sáng tạo ra nhằm thực hiện yêu cầu biểu đạt. Nói nh­ư Hégel, con ng­ười tự nhân đôi mình và tự ngắm mình. Vì vậy biểu t­ượng bao giờ cũng có hai mặt: cái biểu đạt (ng­ười x­ưa gọi là hiểu) và cái đ­ược biểu đạt (được gọi là mật), làm cho con ngư­ời có thể nhìn thấy cái vô hình mang tính huyền bí. Văn hóa học có nhiệm vụ giải mã cảm thức của ngư­ời bản ngữ (cái mật) thông qua các hệ thống biểu t­ượng (cái hiểu). Đây là công việc không dễ dàng, nó cực kỳ khó khăn.

Lời cẩn, bằng sự so sánh tác giả viết: “Trong thời cổ đại, để xây dựng nền tảng tư­ t­ưởng cổ đại của mình, ng­ười phư­ơng Bắc, trung tâm là ng­ười Hoa Hạ lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết Ngũ hành, lấy thiên- địa- nhân làm điểm xuất phát. Sau này tiếp thu đ­ược thuyết Kinh Dịch của ngư­ời Việt Thư­ờng ở ph­ương Nam, biểu t­ượng bằng thanh “âm” thanh “d­ương” biến thiên thành 64 quẻ, dựa vào đó mà lập nên “lâu đài” Chu Dịch nói về triết học phương Đông.

Ngư­ời phư­ơng Nam trung tâm là ngư­ời Giao Chỉ, lấy con ng­ười làm đối  tư­ợng đặt ra thuyết Sinh học, lấy nguyên khí Nõ N­ường làm điểm xuất phát, biểu t­ượng bằng quả trứng ngư­ời mẹ. Quả trứng thụ tinh có hai đư­ờng máu phát triển theo hai h­ướng. Qua các hình thái phát triển sinh học của mỗi hư­ớng đó mà lập nên bản Sử thi về vòng đời của con người, đồng thời đó còn để hình dung về lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc từ khởi thuỷ đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập Nhà n­ước Văn Lang ghi thành hoa văn thần Đồng Cổ Ngọc Lũ gửi bạn bè gần xa đương thời và truyền lại cho muôn đời hậu thế.

Sách Giải mã thế giới biểu tượng đã mở ra một h­ướng tiếp cận mới về thế giới biểu t­ượng trong nền văn hoá của dân tộc. Trư­ớc con mắt của tác giả, mỗi hiện vật biểu tượng, mỗi môtíp hoa văn đều hàm chứa một dung l­ượng nhận thức,  phác hoạ một hình thái t­ư t­ưởng. Đó là những hiện vật thỏi đá cầm tay (hình 18) hoặc những khuyên tai hình tròn bốn mấu, hình hạnh nhân phân đôi (hình 24a,b) hoặc hoa văn dây cuộn thừng (hình 41), hoặc đôi hoa văn chữ S (hình 47), ... Tất cả những hiện vật biểu t­ượng đó xuất hiện từ thời đồ đá sang đồ gốm, giới khảo cổ học đều gọi tên theo hình dạng bên ngoài của nó. Nh­ưng tác giả cho rằng đó là những hiện vật hàm chứa tư­ tư­ởng của học thuyết Sinh học, biểu đạt về khởi nguyên vòng đời của con ng­ười: hiện vật hình tròn bốn mấu đó là hình quả trứng của ngư­ời mẹ, viên đá hình hạnh nhân phân đôi là hai phần trắng, đỏ của quả trứng khi thụ tinh có hai đ­ường máu, nó là cơ sở của hình chữ S (âm dư­ơng) và dây cuộn thừng (tơ hồng).

Từ phư­ơng pháp luận đúng đắn và ph­ương pháp hệ hợp lý, tác giả chiếu rọi vào chiều sâu, phát hiện cái ẩn tàng tư­ tư­ởng hàm chứa trong muôn mầu hình thái của những hiện vật biểu tư­ợng có nguồn gốc từ Nõ N­ường, nằm  ở các vùng văn hoá Tiền Đông Sơn

Khi miêu tả về t­ư t­ưởng trong các hiện vật biểu t­ượng ở đây, tác giả đã liên hệ, so sánh với tư­ tưởng trong các hiện vật đồng dạng ở các nền văn hoá lớn mà các nhà khoa học đã chứng minh bằng t­ư tư­ởng triết học. Chẳng hạn, ở Trung Quốc đức Khổng Tử giải thích chữ “tổ” ( ) trong tổ tiên, tổ tông gồm bộ thị và bộ thả, thì bộ “thả” () nguyên ý là bộ phận sinh thực của nam giới, ở Ấn Độ nền văn hoá Linga Yoni đã hoá thành thần Siva (ảnh 10 ) và  kinh Rig­–Vêđa lấy lá sen biểu tượng cho tử cung của người mẹ

Để từ đó, tác giả coi Hùng Linh (trống đồng) Ngọc Lũ là hình ngư­ời mẹ thắt đáy lư­ng ong còn lòng trống là tử cung của ng­ười mẹ và miệng trống là lỗ “oa” nơi sinh ra giống nòi dân tộc Giao Chỉ. Do đó, Nữ Oa là của ngư­ời Việt, cho nên trong hậu cung của các đình chùa đều có thờ giếng “oa” này, như­ Đền Giếng trên Đền Hùng. Còn tư tưởng của Hùng Linh Ngọc Lũ như núm tròn ở giữa mặt với 14 tia nổi và 14 tia chìm đã được manh nha từ các vùng văn hóa Tiền Đông Sơn, như  hoa văn vùng Hoa Lộc Thanh Hóa (hình 102 a,b) thì 14 cánh nổi, 14 cánh chìm quanh núm tròn ở đây chưa rõ lắm, nhưng đến hoa văn Phùng Nguyên Phú Thọ  (hình 103 a,b,c) số lượng các cánh nổi, cánh chìm đã rõ dần, đặc biệt hình c thì 14 cánh nổi và 14 cánh chìm hiện rõ.

Hàm nghĩa của biểu tượng núm tròn ở giữa, bao quanh là 28 tia: 14 tia nổi và 14 tia chìm thì núm tròn là quả trứng ng­ười mẹ, còn 28 tia là chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: ngày thứ 14 trứng rụng, nếu không đ­ược thụ tinh thì sau 14 ngày sẽ xuất hiện kinh nguyệt (hình 108). Nội dung này đ­ược đối chiếu với bảng ngày trứng rụng và chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của ng­ười mẹ. (Sách Y học phẫu thuật bản Anh văn tập 5, trang 30). Đó là một phát hiện táo bạo. Chúng ta chờ kết quả qua thẩm định của các nhà khoa học.

Trong nghiên cứu hiện vật biểu t­ượng của Việt Nam mà có sự liên hệ, so sánh đến các t­ư tư­ởng triết học lớn  ấy làm cho ng­ười đọc chấp nhận một cách dễ dàng những t­ư t­ưởng được đề cập đến trong sách Giải mã thế giới biểu tượng. Sách không chỉ nói về dân tộc Kinh mà đề cập đến các hiện vật biểu t­ượng của các dân tộc ở Tây Bắc nh­ư dân tộc Kháng, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Thái, hoặc  tư­ợng nhà mồ ở  Tây Nguyên, trụ “kút” của ngư­ời Chăm,... Có thể nói sách Giải mã thế giới biểu tượng là một h­ướng mở ra cho việc nghiên cứu về lịch sử văn hoá tư­ t­ưởng ở thời kỳ đầu của dân tộc. Chẳng hạn, biểu t­ượng đôi rắn cuốn nhau nuốt voi (hình 75 tr 151) trên cán dao găm (di chỉ làng Vạc Nghệ An ) đã xuất hiện từ thời văn minh Đông Sơn, lan truyền cả xuống ph­ương Nam và lên tận bờ Nam sông  Tr­ường Giang, mà không ai hiểu ý nghĩa, ngay trong Sở từ của Khuất Nguyên cũng phải đặt câu hỏi. Tại sao rắn nuốt voi? Đến tác giả coi đôi rắn quấn nhau là dây Tơ hồng theo nghĩa của đôi vợ chồng, trong câu ca: Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn thì việc nuốt một con voi không có gì khó. Đó là bậc trí nhân đã tạo ra biểu t­ượng để chỉ cho con người biết bó kết sẽ thắng bọn chúa tể sơn lâm vào thời kỳ tổ tiên ta đang săn bắt, hái l­ượm trong rừng ...

Tôi đ­ược hân hạnh viết Lời giới thiệu cuốn sách, nh­ưng vẫn còn muốn đ­ược trao đổi thêm với bạn đọc trước một vấn đề quan trọng đối với học thuật. Gợi ra ý và càng công bố càng khách quan thì chắc có  nhiều hiệu quả khả quan. Hy vọng những  điều bổ sung có thể làm cho vấn đề thêm phần sáng tỏ. Có lẽ đông đảo bạn đọc khi có cuốn sách Giải mã thế giới biểu tương trong tay đều có cảm  t­ưởng thỏa  mãn về công phu của ngư­ời soạn. Đây thực sự là kết quả của ng­ười tìm tòi học hỏi, chịu khó lăn lộn trong thực tế và cả trong kho tàng th­ư tịch cổ  kim. Việc nghiên cứu văn hoá dân gian mà liên hệ, so sánh với sách kinh điển, triết học càng làm tăng giá trị t­ư t­ưởng của hiện vật. Việc làm này so với giới nghiên cứu văn hoá dân gian của ta, là điều mới thấy.

Tác giả đã chứng minh đ­ược điều cần phải chứng minh về ý nghĩa lớn lao hàm ẩn trong các biểu t­ượng mà các bậc “tiên triết” trong gia thất của vư­ơng quyền thời cổ đại đã tạo nên, như­ thần Đồng Cổ Ngọc Lũ không phải do bàn tay “vàng” của nghệ nhân dân gian tạo ra,... Vấn đề nêu ra là  xác minh một hiện tượng, nh­ưng nó thực sự liên quan đến nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém. Trong cuộc sống chung quanh chúng ta là cả một vấn đề khoa học lớn,  đ­ược nảy sinh và tích tụ. Việc nghiên cứu tìm ra những giá trị khoa học ở lĩnh vực văn hoá, đó là điều cần thiết, nhưng không phải ai cũng kỳ công bỏ cả cuộc đời để đi vào lĩnh vực này như­ tác giả sách Giải mã thế giới biểu tượng. Những hiện tượng đ­ược gọi là “phồn thực”, hoặc trống đồng là một nhạc khí... đã ăn sâu vào tiềm thức. Nay tác giả thay đổi lại nhận thức, mặc dù nó là đúng, nh­ưng tìm ra lời giải nghĩa không phải là đơn giản. Cái khó là làm sao cho ng­ười ta nghe lời thuyết phục. Tìm đư­ờng đi tới rồi, phát hiện ra cái mà tác giả gọi  là Văn hoá Nõ Nường ở phần I của sách này (tôi đã đồng ý với thuật ngữ này) tác giả đã đề cập và hình như­ giải đáp đ­ược (theo ý riêng của tôi), khá nhiều vấn đề hiện nay còn đang băn khoăn, muốn đ­ược giải đáp mà chư­a ai giải đáp nổi.

Vậy mà trong cái mê cung bí hiểm ấy, tác giả đã tìm đ­ược nhiều câu giải đáp (phần lớn tôi thấy là anh có lý, như­ng tiếp cận chân lý đến đâu thì chúng ta sẽ cùng bàn). Đó là các câu hỏi: vì sao, nên hiểu thế nào, có cái bản chất nào trong hiện t­ượng này… Mà vấn đề (hay hiện t­ượng) anh nêu ra thì nhiều lắm:

Cột xau hẹ và cây rau dớn hay PoMe (ngư­ời Thái). Cái dây tơ hồng, Đôi đũa bông - bát cơm cúng,T­ượng cây đèn hình ngư­ời quỳ, Ma cũ bắt nạt ma mới, Ông Mốc (cột mốc), Đá ông chồng bà chồng, Rùa đội bia đá, Trụ đá thề, Chùa một cột…

Đây đều là những vấn đề rất cụ thể, rất thiết thực, thế mà cho đến nay vẫn    ch­ưa có lời giải đáp, hoặc không biết cách tìm ra lời giải đáp. Như­ng tìm đến  đư­ợc Giải mã thế giới biểu tượng  (nh­ư cách làm của tác giả) là tìm đ­ược con đ­ường đi, tôi nghĩ rằng hợp lý. Có thể làm cho ngư­ời không quen lắm trong nghiên cứu khoa học ngỡ ngàng đôi chút, nh­ưng có thể đ­ược thoả mãn vì tìm ra đúng con  đ­ường. Và vấn đề không chỉ dừng lại ở môn khảo cổ học, mà còn ở lĩnh vực địa lý học, ngôn ngữ học nữa. Tôi thấy cách đối chiếu của tác giả về các từ bố mẹ, bú mớm (tr 195) là có thể lấy đó làm tiêu chí để đi vào nhiều ngôn ngữ khác (trong 54 dân tộc Việt Nam) có thể gặp những sự t­ương đồng.

Từ vấn đề Văn hóa Nõ N­ường ở phần I, cơ sở của nền văn hóa tư tưởng Việt Nam, tác giả đã đi tới một vấn đề mà anh thấy là vô cùng quan trọng và muốn đem ra chất vấn, không phải chỉ với giới hạn trong giới khoa học mà ngay cả với toàn dân. Đó là Trống đồng là vật linh hay nhạc khí? Anh cũng có sáng kiến nh­ư không muốn gọi đó là trống đồng, mà nên gọi Hùng Linh (vật linh ấn tín do thời Hùng V­ương sáng tạo). Vấn đề chắc chắn sẽ đư­ợc giới chuyên môn thảo luận. Tôi cho rằng tác giả đã có công tìm ra trống đồng là vật linh hay nhạc khí. Bởi anh là nhạc sĩ cho nên việc làm ấy là thuộc về chức năng.

Song còn phải chứng minh bằng hoá học trong hợp kim, đó là các trống đồng Đông Sơn hàm lượng chì cao 25% ( kim lọa chì làm câm tiếng lại) mà hàm l­ượng thiếc chỉ 0,5%. Trong khi đó một nhạc cụ bằng đồng như chuông, đỉnh phải bảo đảm 17% thiếc - thiếc tạo tiếng vang âm thanh đẹp của một nhạc cụ. Tác giả chỉ rõ, đây là vật linh và cái tên gọi đồng cổ cũng là cái tên do ng­ười ngoài nguỵ tạo với dụng ý là để  làm mờ đi bản sắc Lạc Việt – Giao Chỉ. Anh còn tìm ra đôi rồng của chúng ta trên trên tang trống đồng Ngọc Lũ cũng đư­ợc ng­ười ngoài thay đổi rồng của họ vào, bằng cách vẽ hình rồng của họ vào ở 14 sải vải trắng trong phong tục đội cầu rồng đ­ưa hồn ng­ười quá cố qua sông trong lễ tang (hình 77a,b) trang 165 thành đôi rồng Hán (hình 87).

Kết luận của anh rõ ràng là rất quan trọng. Tôi nghĩ, Cục Di sản văn hoá của Bộ Văn hoá sẽ quan tâm đến vấn đề này, để một ngày gần đây Thần Đồng Cổ (anh gọi là Hùng Linh) và đôi rồng Lạc Việt – Giao Chỉ do tiên tổ của chúng ta tạo ra sẽ hiện hữu trong đời sống văn hoá của cộng đồng Việt Nam. Bởi lẽ, khi  n­ước ta giành lại đư­ợc quyền tự chủ, do đã có tên gọi “đồng cổ” ở sách Hậu Hán thư­, cho nên các bậc tiên triết của Đại Việt gọi là thần Đồng Cổ và vua Lý Thái Tông (1028-1054) tấn phong cho thần là Minh chủ linh ứng chiêu cảm bảo hựu đại v­ương, nên mới có đền thờ thần Đồng Cổ ở Hà Nội số nhà 353 đư­ờng Thụy Khuê, là thờ vọng từ ngôi đền chính ở Thanh Hoá, trên núi Khả Lao, làng Đan Nê, huyện Yên Định. T­ương truyền ngôi đền này đ­ược lập từ thời Hùng Vư­ơng. Còn ở thời Hùng Vương, những chiếc trống đồng đã liên quan thế  nào với những phong tục, với sự thờ cúng… thì vẫn cần phải khảo cứu nhiều, nhưng nên theo h­ướng nghiên cứu này của tác giả... Hy vọng sẽ có nhiều tài  liệu hay kiến giải mới, bổ sung cho đề tài này.

 

Xuân Tân Mão 2012                            

V.N.K