Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Thư ngỏ gửi nhân dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Nhà thơ Lê Duy Phương
Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2014 10:49 AM

trung quốc, hà tĩnh, lao động
LTG: Tôi viết xong bài này bổng dưng xúc động trào nước mắt, vợ tôi bảo anh là nhà thơ hay xúc động, tôi nói với vợ tôi không phải đâu Kỳ Anh sắp mất một nửa rồi, thị trấn vẻ vang như thế (200 năm chứ ít đâu) cũng sắp mất rôi,nghĩ vậy mà anh khóc, anh phải nhờ anh Trần Nhương gửi đến nhân dân Kỳ Anh không họ bảo những năm chiến tranh chúng tôi nuôi anh nay câm lặng sao, thưa bà con bài này tôi đã gưi đến các ông bà có trách nhiệm ở tỉnh và huyện. LDP

 
 TỪ KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG BIỂN VŨNG ÁNG
 ĐỂ SUY NGHĨ VỀ HUYỆN KỲ ANH TỈNH HÀ TĨNH
 
        Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh khóa 12, tôi được tham gia. Ngày đó,đồng chí Tiệng cán bộ mặt trận tỉnh gặp tôi nói: “ Anh được thường vụ tỉnh ủy giao ra ứng cử HĐND tỉnh, theo anh nên về ứng cử ở huyện nào ?” Tôi nói – Huyện nào nghèo nhất đưa tôi về đó. Năm đó  tôi trúng cử đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Kỳ Anh. Năm năm được làm việc và tiếp xúc với nhân dân, cán bộ huyện Kỳ Anh ( thời đó bí thư huyện ủy là ông Nguyễn Din, chủ tịch UBND huyện là ông Phan Công Trân. Nửa nhiệm kỳ Nghệ Tĩnh, nửa nhiệm kỳ Hà Tĩnh ) và ông Nguyễn Ký đã nhiều năm và nhiều khóa bí thư huyện ủy Kỳ Anh bấy giờ là ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Tĩnh
           Ngay từ trước đó, (1965-1975) Kỳ Anh là huyện bị giặc Mỹ đánh phá vô cùng ác liệt, tôi lại phụ trách kế hoạch nông nghiệp nên đi nhiều thường xuyên lặn lội ở Kỳ Anh, tôi đã rút ra mấy đặc điểm: Dân Kỳ Anh nghèo lương thực khoai sắn là chính, thức ăn rau muối là chính, vùng biển có khá hơn về thực phẩm, nhà cửa tranh tre là chính. Năm đó ngân sách xã chỉ có Kỳ Khang và Thị Trấn thu trên 100 triệu, còn các xã chỉ năm bảy chục triệu. Nhưng người Kỳ Anh tình cảm đằm thắm, cởi mở, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn, nhiều người thành đạt nhất là ở các thành phố lớn, các cơ quan trung ương,định cư ở các nước, nhiều nhà khoa học,nhà văn, nhà thơ, nhà báo,các tướng lĩnh…Chiến tranh như thế nhưng hầu hết trẻ em đều được đi học, nhiều điển hình nông nghiệp, giáo dục, y tế…Những năm chiến tranh và những năm sau này Kỳ Anh không thua kém gì các huyện trong tỉnh.
           Cảm động nhất là truyền thống nhường cơm sẽ áo của vùng ngoài đối với vùng trong, của vùng trên đối với vùng dưới những khi thiên tai, địch họa.
            Đại hôi tỉnh đảng bộ khóa 8 xác định ba thế mạnh nông nghiệp, rừng và biển thì Kỳ Anh hội tụ không những đầy đủ mà còn ẩn chứa tiềm năng to lớn. Đến đại hội 13 Kỳ Anh được xác định là một trọng điểm mà trung tâm là khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng
        Tất cả được thể hiện trong chiến lược quy hoạch và phát triển  vạch ra đầu những năm của thập kỷ 90 mà 13 bộ ngành đã thẩm định, thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải phê cho thực hiện dần.
            Từ nhìn nhận như trên tôi đã có một tuyên ngôn ở Kỳ Anh: KỲ ANH LÀ MỘT HUYỆN NGHÈO NHƯNG  KHÔNG THỂ NGHÈO MÃI ĐƯỢC. Tuyên ngôn này là tham luận hội thảo xóa đói giảm nghèo, là nội dung xóa đói giảm nghèo mà tôi với bí thư Nguyễn Din theo đuổi cả nhiệm kỳ sau đó ông Nguyễn Din vẫn tiếp tục sự nghiệp không những dành được nhiều kết quả mà còn thu hút nhiều tổ chức quốc tế, là bài học cho nhiều tinh trong nước.
          Tuyên ngôn ấy tôi cũng đã sáng tác bài thơ dài đăng tải nhiều báo tạo cho mọi ngươi hiểu đúng Kỳ Anh và càng tin KỲ ANH KHÔNG THỂ NGHÈO MÃI ĐƯỢC. (xem phụ lục kèm theo)
           Cứ mỗi lần về Hà Tĩnh, hay đi qua là tội lại có dịp ghé Kỳ Anh. Nói thế để các đồng chí biết tôi gắn bó yêu quý Kỳ Anh từ bao giờ và như thế nào
           Mới đây về Hà Tĩnh, tôi được tỉnh ủy, huyện ủy tạo cho cho tôi đi về Kỳ Anh quan sát và nghe ngóng toàn bộ vùng cảng cũng như công trường xây dựng nhà máy luyện thép và các nhà máy khác. Cứ cho là Phù Đổng vươn vai ( Chỉ bằng một phần nhỏ của Vũng Áng mà Hải Phòng đã là một thành phố cảng, hội tụ đầy đủ cơ sơ hạ tấng một thành phố loai I.)Không có nhà máy xi măng Bỉm Sơn làm gì có được thị xã Bỉm Sơn, rồi Hoàng Mai, Nghi Sơn…Thì ra hệ có môt cơ sở công nghiệp lớn lớn một chút được phân bố trên khu dân cư nghèo nàn là có thể hình thành đô thị ( thị trấn, thị xã, thành phố)
           Ở đây cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương,nhà máy luyện thép, cụm nhà máy điện, một loạt nhà máy khác công nghiệp phụ trợ…đã, đang và sẽ hình thành thì không lý do gì mà không quy hoạch một THỊ XÃ KỲ ANH để tiên tới THÀNH PHỐ KỲ ANH
           Tôi không nói các phương án, mà nói để tiến tới hình thành THÀNH PHỐ KỲ ANH có các bước đi.Nói như thế cán bộ, nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đễ chấp nhận và cũng có lý cho sự phát triển hơn.
Bước I Quy hoạch chiến lược phát triển  KỲ ANH cơ cấu kinh tế Công –Nông nghiệp (nông nghiệp bao gồm nông lâm hải sản)-Dịch vụ Du lịch. Phải có quy hoạch tổng thể đã để hình dung cho hết những gì có thể có ở Kỳ Anh
Bước II Trước mắt để có điều kiện quản lý hành chính dân cư khu công nghiệp có thể thành lập một THỊ TRẤN hay lớn hơn thì một THỊ XÃ….
        Tuyệt nhiên không lấy bất cứ một tên nào khác ngoài hai chữ KỲ ANH, ở phía nam thì gọi NAM KỲ ANH
         Để nguyên thị trấn Kỳ Anh hiên nay cho huyện KỲ ANH, và quy hoạch thị trấn đó thành trung tâm THỊ XÃ hay THÀNH PHỐ KỲ ANH nay mai.
        Các đông chí nên lần về hai trăm năm trước thì thấy sao lại có được chữ KỲ ANH và nó đẹp,thiêng liêng đến mức nào.
Bước III (cũng không lâu đâu) Xây dựng THỊ XÃ KỲ ANH, hay THÀNH PHỐ KỲ ANH trên cỏ sơ sát nhập  HUYỆN KỲ ANH & THỊ XÃ NAM KỲ ANH
        với cơ cấu kinh tế Công -  Nông nghiệp -  Dịch vụ - Du lịch
           Trong quyết định hay nghị quyết phải nói cho được tinh thần đó, ý tứ đó. Chắc chắn đảng bộ, nhân dân ( cả con em Kỳ Anh ở khắp nơi ) cũng thấy có lý mà vui mừng.
          
          Tôi mong và hy vọng đồng chí bí thư và các đồng chí trong ban thường vụ tỉnh ủy lắng nghe và quyết định hợp lòng dân ý Đảng. Và tôi cũng muốn các đồng chí phân công một ủy viên ban thường vụ trực tiếp làm bí thư ( hy vọng như đại hội 10, đại hôi 12 lần này tinh ta có một ủy viên tw chính thức, một dư khuyết vì lần này ta có một trọng điểm lớn, có ý nghĩa toàn quốc)
             Kính chúc cán bộ, nhân dân Hà Tĩnh, Kỳ Anh đoàn kết, vui vẻ, phát triển, thắng lợi.
          
Lê Duy Phương
---------

* Ảnh: Phố Tầu ở Vũng Áng


 MÔT VÀI TRONG SỐ NHIỀU BÀI THƠ TÔI VIẾT VỀ KỲ ANH
 
NHỚ KỲ ANH
 
Mấy năm giặc đánh quê hương
Ai vô trong đó cũng thương đồng bào
Bàn tay ai đã vẩy chào
Đêm nhìn không rõ vẫn xao xuyến lòng
Ánh đèn em gái giao thông
Dẫn đoàn xe chạy giữa lòng đất quê
Ngụy trang cành lá ai che
Mà xanh xanh mãi đoàn xe không cùng
Tiếng thơ vang giữa bão bùng
 
 
Đèo Ngang ơi nữ anh hùng trẻ măng
Nhớ ngày xe đến Kỳ Lâm
Chia nhau củ sắn trắng ngần tay em
 
Nước Xanh thành nỗi niềm riêng
Bao giờ nước chảy đồng lên hởi người
Xe vui ghé chợ lưng đồi
Nón ai che nửa miệng cười bâng khuâng
 
Chưa về thăm lại Kỳ Ninh
Đã nghe Hối Lổ quê mình làm xong
Hỏi người biết bấy nhiêu công
Nắng trưa mưa sớm thỏa lòng người ơi
 
Giang Phong đất rộng bời bời
Hạn đau mặt đất lòng người bấy nay
Lẽ nào ta lại bó tay
Đất chung thủy với người đây lâu rồi
 
Đường ra ta ghé lại Voi
Vội chi anh lái mà còi dục vang.
                       Mùa thu 1967
                 Năm hạn hán lớn
 
 
 
 
BẮT ĐẦU TỪ ĐÓ
 
Tháng ba anh lên ăn dâu rừng
Quả vàng chua anh đem về cho vợ
Ân quả chín cái ngon thành nỗi nhớ
Tháng sáu anh lên ăn sim
Nắng tháng sáu sim chín tròn đọng mật
Suối trăm con không bao giờ anh khát
 
Anh lên bây giờ mời anh xem bò trâu
Béo như quả dâu là con bò giống
Béo như quả sim là con trâu mộng
Đàn trâu bò này qua bom đạn bốn năm
Chúng tôi nuôi bằng mồ hôi và máu
Trâu bò bị thương nhiều đồng chí khóc
Anh đừng lo chúng tôi khó nhọc
 
 Anh cứ đi giữa đồng cỏ bao la
Sẽ được nghe suối reo và cỏ hát
Nghe gió đến bốn bề bát ngát
Anh sẽ yêu như chính ở quê mình
 
Sáng mai ra anh sẽ thấy bình minh
Hàng triệu mặt trời treo đầu ngọn cỏ
Những chú bê bé nhỏ
Nghịch như trẻ con
Đứng soi mình bên những hố bom
Nhưng uống nước chúng lại tìm xuống suối
 
Còn về chiều ở đây mát rợi
Khi gió đi đồng cỏ hẹp dần
Màu trời bàng bạc thủy ngân
Và sương tím phủ mờ ngọn núi
Cho đêm xuống trăng vàng vời vợi
Chúng tôi về lán cỏ thân yêu
Lợp cỏ thưng phên nắng gió đã nhiều
Cửa mở suối về qua lặng lẽ
Tấm ván kê làm chiếc giường nằm
Lấy hộp đựng đồ làm tủ hai ngăn
Ngăn quần áo và ngăn sách vở
Vui bên ngọn đèn là trang sách mở
Nâng cuộc đời bằng lớp học ban đêm
 
Những người chăn bò trên đồng cỏ
-         Chúng tôi bắt đầu từ đó
Đến những dự định mai sau
Cho đồng cỏ Thầu Đâu
Trâu nhiều như sim tháng sáu
Bò nhiều như dâu tháng ba.
                     Mùa xuân 1969
 
 
 
TUYÊN NGÔN Ở KỲ ANH
 
Ở đây có một cuộc chiến tranh đã đi qua
Những cơn bão khủng khiếp đã đi qua
Sự tàn phá ở lại
Ở lại cái nghèo
Những con người ở đây nói rằng
- Không thể nghèo mãi được
 
Khi ở đây biển dâng tôm cá
Đất dâng mùa màng
Rừng dâng nhiều gỗ quý
Con người lam lũ
Muôn đời bên nhau sống chết nghĩa tình
Họ cũng có quyền no ấm
Cho nên
-         Không thể nghèo mãi được
 
Ngăn lại đừng cho nước biển ào lên
Lấy đồng nuôi con tôm
Ngăn núi lại thành hồ lớn
Để bông lúa chín vào mùa thu
 
Dựng nghìn năm lên ơi cây cột điện
Dựng mênh mông lên ơi những bến cảng
Dựng trăm năm lên ơi phố và chợ
Dựng mười năm lên ơi những cánh rừng
Dựng muôn đời lên ơi những con người
Những con người Kỳ Anh phải thế
-         Không thể nghèo mãi được
  
Ở đây có những mgôi trường những mái nhà
Dám thách thức với bão
Và ở đây có những con người dám đi qua
Gian khổ khó khăn
Tất cả đang bắt đầu
Với tuyên ngôn
-Không  thể nghèo mãi được
 
 Mùa xuân 1993 mùa hoạch định chiến lược phát triển tỉnh Hà Tĩnh
 
 VŨNG ÁNG
 
Sóng cô đơn
gió cô đơn
với đá
chất lên thành núi
và bãi dài
cà cát
cát mênh mômg
 
Chỉ từ khi
bờ nên cảng lớn
con tàu vào
còi rúc vang xa
sóng mới bớt lẻ loi
và gió
gió mang đi lời tự sự
con người
 
Ai đã đến
từ ngày xưa
Vũng Áng
mỏi mắt chờ
xa tít biển trời mây
 
 
Và tôi nhớ
 bí thư tỉnh ủy (1)
cùng  tổng bí thư
Cai Xỏn
đến nơi này
gieo vào biển một lời
 mong ước lớn
chưa chạm ly
 mà đã rạng trời mây
             Mùa thu 2003
 
 
(1)- Lúc bấy giờ là bí thư tỉnh ủy Nguyễn Tiên Chương