Ghi chép
Đoàn Nhà văn Hà Nội tổ chức chuyến đi thực tế ở Căm pu chia, khiến anh em rất háo hức. Nhiều người lầm đầu tiên tới Căm phu chia, có người từng chiến đấu ở Căm pu chia thì hồi hộp trở lại chiến trường xưa để tìm một chú cảm hứng hoài niệm. Chuyến đi đã để lại trong tấm khảm mỗi người một góc nhìn riêng, cảm nhận riêng, tùy vào ngẫu hứng của mỗi người…Tuy nhiên cái cảm nhận mà ai cũng bột phát ra mồm: “người Căm pu chia sống văn hóa hơn người Việt Nam ta”.
1.Sòng bạc nhiều vô kể
Qua cửa khẩu Mộc Bài, quang cảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là hàng loạt những sòng bạc được xây rất to, rất hoàng tráng. Người hướng dẫn viên du lịch cho biết, hiện Căm pu chia có trên 30 sòng bạc tầm cỡ, có sòng bạc lớn nhất Asean. Hầu hết các sòng bạc được xây ở khu vực cửa khẩu Mộc bài và Đa Mát để đón người Việt Nam sang chơi. Theo thông tin mà chúng tôi biết thì trung bình mỗi ngày người Việt Nam ta mang sang đây trên dưới 1 triệu USD chơi bài ở các sòng bạc trên đất nước này, đông nhất là người Sài Gòn. Vậy thì tại sao không mở sòng bạc ngay trong nước cho bà con có nhu cầu chơi bạc để tạo công ăn việc làm và thu thuế nhỉ? Thật là khó hiều vô cùng.
Chúng tôi đã vào thăm sòng bài lớn nhất Asean tại thủ đô Phnuom Pênh, vé vào cửa giá 10 USD. Khu chơi bài được thiết kế giống như ở ngoài thiên nhiên, trần nhà cao vời vợi, được vẽ giống hệt bầu trời mây xanh mây trắng chiều hoàng hôn, mỗi bàn chơi được kê dưới gốc cây xanh. Người ngồi chơi không phân biệt được thời gian, không gian, lúc nào cũng ngỡ vẫn còn sớm nên có người đã ngồi chơi liền tù tỳ 3 ngày liền mà không hay biết thời gian đã trôi đi. Khi nào đói thì có người phục vụ ăn uống tại bàn.
Chúng tôi đi mỏi chân vẫn không hết khu chơi chính và khu dịch vụ giải trí. Đa số người chơi bạc đều là người từ Việt nam qua và người Trung quốc, người Căm phu chia rất ít. Có những sòng bạc không cho người Căm phu chia vào chơi. Họ giải thích rằng, người nước ngoài chơi hết tiền thì về nước lấy tiền sang chơi tiếp, còn người bản địa chơi hết tiền thì sẽ bán nhà bán đất đi lấy tiền chơi, điều ngày rất nguy hiểm. Sòng bạc thường mở cửa thâu đêm suốt sáng, trong đó có đủ mọi dịch vụ phụ vụ như phòng nghỉ, ăn uống, thư giãn mát xa…
Đã có không ít thảm họa từ những cuộc đánh bạc thâu đêm suốt sáng trong nhiều năm qua. Sông Lê sáp còn được gọi vui là con sông trả nợ, có người chơi bạc nợ nhiều quá thì gieo mình xuống sông cho hết nợ.
2. Người tham gia giao thông chấp hành luật rất nghiêm
Hầu hết những con đường quốc lộ, tỉnh lộ ở Căm pu chia đều được kẻ vạch dành cho xe máy chạy sát bên lề. Chiều ngang của phần đường dành chi xe máy chạy rất hẹp, chỉ chừng 80 cm thôi. Tuy nhiên suốt mấy trăm cây số chúng tôi được chứng kiến tận mắt, thấy không có ai vi phạm quy định này, mặc dù không hề có bóng dáng cảnh sát giao thông. Thậm chí có những quãng đường trống vắng, không có xe ô tô chạy nhưng những người đi xe máy không vì thế mà chạy lấn ra bên ngoài. Có người trong đoàn đã cố tình bật máy quay mấy chục cây số nhưng không chộp được bất cứ ai vi phạm. Qua đó mới thấy ý thức tham gia giao thông của người Căm pu chia tự giác tới mức nào. Trên đường giao thông có nhiều xe ô tô, xe máy, xe tuk tuk, xe tải… không có biển đăng ký, thậm chí người ngồi trên mui xe trần mà xe vẫn cứ chạy. Tuy nhiên hầu như không thấy có va chạm trên đường, bởi không hề có chen lấn, chạy quá tốc độ, lạng lách…Những người điều khiển phương tiện rất bình tĩnh, chờ đợi kiên nhẫn, không bao giờ bóp còi trên đường. Cháu Tăng Leng phiên dịch cho đoàn nói với chúng tôi: “Quan trọng là thái độ của người lái xe chứ không phải cứ đặt ra nhiều luật lệ mà được”. Lái xe ở Căm phu chia không sợ cảnh sát giao thông như ở Việt Nam ta mà họ sợ nhất là những hành vi mất tư cách của chính mình giữa chốn đông người.
Cảnh sát giao thông trên đường phố Phnông pên rất ít, chỉ nhìn thấy họ ở cổng chợ hoặc chỗ đông người qua lại mà thôi. Nếu thấy xe bị kẹt vì đông hay ai đó chạy sai làn thì cảnh sát ra nhắc nhở và hướng dẫn rất tận tình. Cảnh sát giao thông ở Căm pu chia thân thiện với dân, giúp đỡ dân chứ không hề cầm biên bản phạt như ở ta.
Khi thấy đoàn người du lịch đi qua đường, lập tức tất cả các loại xe đang lưu thông dừng hẳn lại. Chỉ khi nào không còn ai đi ngang qua đường nữa thì xe mới chạy tiếp, cảnh này rất giống với văn hóa giao thông ở châu Âu.
3. Không đi không biết Angkor
Theo quy định mới thì ở Căm phu chia chỉ có 1 thành phố duy nhất là Phnom Pênh, còn lại là tỉnh lỵ hết. Thành phố Siêm Riệp xưa kia hiện chỉ là thị xã thuộc tỉnh Siêm Riệp mà thôi. Thị xã Siêm Riệp cách Phnom Penh 314 km, là cố đô của đế chế Khmer mà biểu tượng rực rỡ nhất nhất là quần thể Angkor. Angkor được xây dựng từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, trải qua 6 đời vua cha truyền con nối. Năm 1992 Unessco công nhận Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới. Với hàng trăm đền đài, Angkor được xem là kỷ quan hàng đầu thế giới về điều khắc đá và kiến trúc.
Từ thế kỳ XV Angkor bị quên lãng bởi rừng rậm phủ kín, mãi tới năm 1860 mới được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot.
Đền Angkor Wat có nghĩa là kinh đô chùa, có chu vi 5,6 km, có tường cao hào sâu xung quanh nên ít bị hư hại nhất. Đền được xây dựng từ TK 12 theo phong cách Hinđu thờ thần Visnu. Tháp chính cao 65 m, 4 tháp phụ cao 42 m. Chính vì thế mà ở Siêm Riệp chính quyền không cho xây nhà cao hơn ngọn tháp chính của Angkor. Tận mắt chiêm ngưỡng Angkor, du khách kinh ngạc không hiểu tại sao cách đây 1.000 người ta lại có thể xây dựng được một công trình vĩ đại đến như vậy.
Trung tâm Siêm Riệp khách du lịch rất đông, họ tới từ nhiều nước trên thế giới. Trên đừng phố, đặc biệt là ở khu vực chợ đêm chỉ thấy nhan nhản người nước ngoài. Tại khu trung tâm Siêm Riệp có 12 nhà ăn búp phê sang trọng dành cho khách du lịch, mỗi nhà ăn phục vụ chừng 500 người ăn uống và xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc rất hấp dẫn.
Du khách các nước tới đây khi vào nhà ăn đều xếp hàng trật tự, nếu thấy ai đó chen ngang thì chắc chăn đó là người Việt nam ta. Tại các nhà vệ sinh công cộng, mọi người tự giác trả tiền vào cái hộp để sẵn, du khách Việt Nam thường tảng lờ đi ra một cách vô tư.
Một trong những dịch vụ cuốn hút khách du lịch ở Siêm Riệp là mát xa chân. Trong khu chợ đêm, tại các khách sạn đều có dịch vụ này. Khách du lịch đi một ngày tham quan, tối về rất thích mát xa đôi chân để ngày mai đi tiếp. Chỉ với giá từ 3 tới 5 USD là khách được mát xa 1 giờ đồng hồ, rất dễ chịu. Hoạt động ngày đã giải quyết công việc làm cho hàng trăm người, chủ yếu là nam nữ thanh niên.
Ngôi đền Ta Prom là một trong những điểm cuốn hút du khách chỉ sau Angkor Wat mà thôi. Đây là ngôi đền thờ mẹ vua nằm giữ rừng cây Knia và Tùng khổng lồ, thâm u, cổ kính. Đây là nơi Hollywood thuê để quay bộ phim nổi tiếng “Bi mật ngôi mộ cổ” với giá 25.000 USD/ 1 giờ. Bộ phim này phải quay ròng rã 3 tháng trời mới xong, thế mới biết người Cam pu chia thu tiền dịch vụ ở đây như thế nào.
Dịch vụ du lịch ở Cam pu chia đều do tư nhân đảm nhận và đóng thuế, nhà nước chỉ quản lý về chính sách và luật pháp. Khu đền Angkor trước đây do bộ du lịch quản lý nhưng không đem lại hiệu quả, từ khi giao cho tư nhân du khách đã được phụ vụ tốt hơn rất nhiều. Số lượng người tới thăm Angkor vô cùng đông, mỗi người được làm thẻ vé vào có cả ảnh chỉ trong vòng 30 giây, rất nhanh chóng. Chỉ cần mua vé 1 lần là có thể đi khắp các đền đài trong khu vực rộng lớn. Theo người hướng dẫn viên du lịch, riêng tiền bán vé vào Angkor wat mỗi năm được khoảng trên dưới 100 triệu USD.
Hướng dẫn viên du lịch của Căm pu chia rất giỏi. Cháu Tăng Leng hướng dẫn cho đoàn chúng tôi mới tốt nghiệp đại học du lịch nhưng nói thông thạo 3 thứ tiếng: Anh, tiếngViệt Nam và Thái Lan. Thế mới biết, làm du lịch ở Cam pu chia chuyên nghiệp tới mức nào. Ngoài kiến thức hiểu biết, khả năng ngoại ngữ ra, cháu Tăng Leng còn biết kể chuyện cười bằng tiếng việt nam cho chúng tôi nghe nữa.
4. Đặc sản
Hai thứ đặc sản được bán ở các chợ Căm pu chia là đường thốt nốt và côn trùng đã nấu chín. Đường thốt nốt được các gia đình ở vùng quê sản xuất thủ công nghiệp truyền thống. Nước thốt nốt được đun cạn cô đường và đổ vào nhiều loại khuôn khác nhau. Đường này ăn ngọt và mát khiến du khách rất thích. Thu nhập từ bán đường thốt nốt là một khoản đáng kể của người dân nơi đây. Du khách tận châu Âu châu Mỹ cũng mua đường thốt nốt mang về làm quà.
Đặc sản thứ 2 là các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dễ mèn, nhện đen…đã được chiên chín, có thể ăn ngay tại chợ. Nhện đen rất to, trông gớm nghiếc nhưng rán giòn lên ăn rất thơm bùi. Du khác ra chợ ít ai không ăn nếm thử mấy loại côn trùng cho biết. Cánh đồng ở Căm phu chia rộng mênh mông, người dân không dùng thuốc trừ sâu cho việc cấy trồng nên côn trùng, chuột bọ rất nhiều. Một bộ phận người dân chuyên ra cánh đồng săn côn trùng bán cho khách du lịch. Mỗi gia đình nông dân Cam pu chia có mấy chục ha đất ruộng, họ chỉ cấy 1 vụ thôi, thóc lúa cứ để phơi ngoài đồng, chuột bọ nhiều nên chúng đã ăn một một phần không nhỏ. Người Cam pu chia rất nghét thói trộm cắp. Trên thành phố xe máy, ô tô con để ngoài đường thoải mái mà không mất trộm.
Căm phu chia, đất nước của đền đài, chùa chiền, có cuộc sống thanh bình, êm đềm lắm. Người dân thân thiện với du khách vô cùng. Những người bán hàng dễ tính, có nói thách nhưng khách không trả giá hoặc không mua thì vẫn vui vẻ, chào nhau hay tiễn biệt cũng bằng nụ cười, một cái chắp tay trước ngực, khẽ nhún mình, rất bản sắc nhân văn.
Diện tích Căm pu chia rộng 181.035 km2 bằng 2/3 diện tích nước, dân số chỉ có 14 triệu người. Rất nhiều người Căm pu chia biết tiếng Việt nam, ở chợ trung tâm thủ đô Phnuom Pênh hầu như người bán hàng nào cũng biết tiếng Việt. Tại chợ tiêu được USD và tiền Việt Nam, 1.000 đồng riel Căm phu chia bằng 4.000 đồng Việt Nam. Mấy năm gần đây đồng tiền Việt rớt giá thảm hại ngay trong khu vực.
Trên đất nước Căm pu chia còn nhiều nơi hoang sơ, chưa có nhiều nhà máy xí nghiệp công nghiệp nên môi trường còn sạch lắm. Những dòng sông dòng suối nước vẫn trong xanh, chim chóc sống trên cây, bay cả vào trong nhà. Người dân nông thôn sống hòa đồng với thiên nhiên, gần gũi với động thực vật, nên quyến rũ người nước ngoài tới tham lãm.
Không biết không gian sống thế này còn giữ được bao lâu…
Lê Tự
ảnh: Đền thờ ta Phrom; người đi xe máy; Angkor