Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĂN THEO CON TRẺ HAY LÀ SỰ TRỌC PHÚ

Nguyễn Hiếu – Nhà văn
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 5:34 PM
 
        Chuyện này cũng chẳng phải mới mẻ gì mà nó đã được nhắc chí ít từ gần hai chục năm nay. Tức là xêm xêm vào thời kì nhà nứơc ta mở cửa, đổi mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế. Ấy là chuyện cái bánh trong mỗi dịp tết trung thu về. Cách đây 30, bốn mươi năm hay cũng đã thành nếp trong sinh hoạt của cộng đồng dân Việt hàng nghìn năm nay thì tết trung thu thường được coi là tết của trẻ em. Không phải ngẫu nhiên, hình ảnh chị Hằng Nga xinh đẹp và chú Cuội láu lỉnh lại được coi là biểu tượng của tết này. Đi liền với các biểu tượng đó là đèn ông sao, trống ếch, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy   …Những thứ này có thể xếp vào các món đồ, trò chơi thanh cao đầy ước muốn thanh bình và lương thiện dưới ánh trăng thu. Cuối cùng là cái bánh rẻo, bánh nướng. Hồi bao cấp người ta mua bánh rẻo bánh nướng bằng sổ hộ khẩu, bìa gia đình( khác với tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm mua bằng sổ lương thực và tem phiếu theo các thứ hạng khác nhau tuỳ theo địa vị , ngành nghề trong xã hội). Ông bà, bố mẹ hồi đó sung sướng, hả hê nhìn ngắm con cháu vui đùa dưới ánh trăng thu để khi trò chơi gần mãn thì cho trẻ phá cổ. Cùng với bưởi bòng, hồng, na là chiếc bánh rẻo, bánh nướng hình mặt trăng, hình cá chép được phân ra chia cho trẻ, cho ông bà, cha mẹ. Những chiếc bánh xinh xinh, đầy ân tình và cũng đầy đặc trưng về văn hoá dân gian và ẩm thực đó giờ đây mỗi một rằm trung thu đến lại bị không ít kẻ thiếu nền tảng văn hoá nhưng lắm tiền đang dùng mọi cách để biến tết của thiếu nhi thành một dịp để biếu xén, lễ lạt, trả ân trả nghĩa chạy chức, chạy quyền. Khi chiếc bánh trung thu thành một lễ vật, một thứ quà cáp thì ngay trong hình thức của nó cũng phải biến thái một cách nhố nhăng, phi ly, ô trọc. Có cầu thì ắt phải đẻ ra có cung, có nhà sản xuất. Năm nay khi nền kinh tế nứơc ta đang rơi vào lạm phát to lớn dường như chưa tìm ra lối thoát. Mỗi xuất ăn của sinh viên, của người công nhân các khu công nghiệp không vượt quá 10 nghìn đang teo tóp lại trong sự leo thang của giá điện ,giá săng dầu, giá thực phẩm.. Trẻ em vùng sâu vùng xa thiếu cả sách vở, áo rét, Bà con diêm dân đang méo mặt vì hàng trăm nghìn tấn muối làm ra không nơi tiêu thụ, hàng nghìn ha ta lúc vùng đồng bằng Nam bộ đang đứng trứoc nguy cơ mất trắng vì lũ về. Nông dân vùng Bác Bộ vẫn đang khắc vì nỗi lo mất ruộng bởi các dự án sân gôn, khu công nghiệp…thì các nhà hàng, các hãng sản xuất bánh trung thu như Kinh Đô, Bibvica, các khách sạn Hà Nội, các cửa hàng Long Đình, Vân nam ở Hà Nội tung ra thị trường những hộp bánh trung thu mang những cái tên ngô nghê nửa tây, nửa tầu có giá khủng khiếp như Trăng vàng Phú Quý, Trung Thu Đế nguyệt một hộp 1triệu 2 đến 1triệu 4. An Quí Black LaBel đến An Quí Gold La bel Reseeve có giá từ 2triệu 268 đồng đến 3triệu 2 .Khách sạn Hà Nội tung ra 19 sản phẩm  bánh trung thu có giá từ 1 triệu đến loại bánh mang cái tên đầy sự xu nịnh nhố nhăng “Cống phẩm Hoàng Triều “có giá lên đến 9.999.999 đồng…Trong những hộp bánh qui phái dán nhãn cái tết của con trẻ đó người ta nhét rượu tây, ly uống rượu hảo hạng, cả nhẫn vàng .. Còn nhìn vào nguyên liệu làm nhân bánh mới thấy sự mất gốc hay là sự kệch cỡm trọc phú không tôn trọng khẩu vị truyền thống khi thưởng thức bánh trung thu của cha ông. Thay vì hương vị thập cẩm cổ truyền gồm bí đao, lạp xường, lá chanh, vừng lạc, dừa một chút ít thịt nhẹ…là bào ngư, haỉ sâm, vi cá, tổ yến ,trứng mặn …
       Trung thu vài năm trở lại đây trẻ Việt Nam mất dần thói quen rước đèn, đánh trống ếch, múa sư tử… để chơi đồ điện tử Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi, hạng người ô trọc thì mượn hơi con trẻ để nhí nhố trong những tấm bánh trung thu. Rằm trung thu tươi đẹp, nên thơ đang mất dần vì thế. Trẻ xứ ta cũng mất tuổi thơ vì sự biến thái bệnh hoạn đó.
   Nguyễn Hiếu – Nhà văn