Trang chủ » Tin văn và...

NGƯỜI VẼ QUỐC HUY VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA KHÔNG ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG HCM

Họa sĩ Ngọc Linh
Thứ bẩy ngày 23 tháng 7 năm 2011 9:24 PM
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2007

Kính gửi: Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
 
Thưa Chủ tịch kính mến,
 Trước hết tôi xin gởi đến Chủ tịch nước và các đồng chí lòng kính trọng sâu sắc. Biết Chủ tịch, và các đồng chí bận trăm công ngàn việc, những công việc nào cũng vì đất nước và sự công bằng, lương tâm và danh dự của con người.
Tôi xin tự giới thiệu họa sĩ Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Linh (tức Vi Văn Bích), sinh năm Canh Ngọ ngày 30 tháng 10 năm 1930, là người dân tộc Tày thuộc huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn. Tôi là cháu nội của Tổng đốc tỉnh Thái Bình và Tỉnh Hà Đông, ông nội tôi là cụ Vi Văn Định. Tôi xuất thân trong một gia đình phong kiến, đi theo cách mạng, là con cháu của Bác Hồ Chí Minh, không bao giờ đòi hỏi một cái gì riêng cho mình, hôm nay xin viết thư lên Chủ tịch và các đồng chí cơ quan Đảng và Chính phủ Nhà nước ta một việc như sau:

Tôi xin lấy danh dự là một hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những sáng lập viên của Hội Mỹ thuật năm 1957. Là hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội UNESCO Việt Nam, hội viên cao tuổi Câu lạc bộ Điện ảnh Đồi Cọ Việt Nam…

Đó là việc chung của đất nước, của sự sáng tạo nghệ thuật và cũng là việc riêng của thầy dạy vẽ cho tôi, cố danh họa Bùi Trang Chước, một nghệ sĩ đồ họa số một của Việt Nam, được thế giới đánh giá cao, mà người trong nướcc ít biết tới. Một nhân cách làm người mà những học trò như chúng tôi suốt đời kính phục.
Người đó là danh họa Bùi Trang Chước. Cụ đã vẽ và sáng tác ra Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội (khóa V, tháng 9/1955) thông qua. Nhưng vì một sự lầm lẫn mà suốt năm mươi năm qua, Quốc huy được ghi tên Trần Văn Cẩn. Cố họa sĩ Bùi Trang Chước cũng đã xuống suối vàng với niềm đau đáu, một nỗi oan nghiệt một đời của mình.

Ngày 27 tháng 02 năm 2004 (Công văn số 24/TB VPCP) Văn phòng Chính phủ ra thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải kết luận về tác giả Quốc huy Việt Nam, người có công lớn thuộc về họa sĩ Bùi Trang Chước, còn họa sĩ Trần Văn Cẩn là người biên tập, chỉnh, sửa theo yêu cầu của Quốc hội, trong khi đó tác giả Bùi Trang Chước đi vẽ ở Trung Quốc. Trước đó ông Cẩn đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 với tác phẩm Quốc huy. Còn họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả đích thực vẽ Quốc huy và rất nhiều tác phẩm thành công khác thì đến nay vẫn không có một giải thưởng nào ghi nhận công lao cho Cụ Chước thì thật bất công quá với tác giả Quốc huy Việt Nam.
Ngày 27 tháng 04 năm 2004 trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cùng với gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước đứng ra tổ chức khai mạc triển lãm cá nhân lần đầu tiên phòng tranh “Họa sĩ Bùi Trang Chước tác phẩm và hành trình sáng tạo”, trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ở 34 phố Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội.

Triển lãm trưng bầy trên 1.000 tác phẩm hội họa – tranh lụa, tranh sơn khắc, tranh thuốc nước – trong đó có 94 bản vẽ gốc về mẫu Quốc huy Việt Nam và các mẫu vẽ đồ họa siêu nhỏ tinh vi vẽ tay như những con tem “Mạc Thị Bưởi”, con tem “Anh hùng Cù Chính Lan”… Những tác phẩm như biểu tượng “Tổng Công đoàn Việt Nam”, biểu tượng “Thương binh Liệt sĩ (Bộ Thương binh Xã hội)… và cụ Chước thiết kế bố cục trang trí mặt tiền Lăng Bác Hồ Chí Minh, cùng các mẫu bằng khen, huân huy chương, huy hiệu cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1953 Cụ vẽ những Huân chương Sao vàng, vẽ Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công các loại, v.v… Sáng tác giấy bạc Việt Nam, Nhà danh họa Bùi Trang Chước được Chính phủ ta cử họa sĩ sang bạn Lào để họa sĩ sáng tác vẽ giấy bạc và huy hiệu cho Nhà nước Lào, v.v… được Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng Huân chương cao quý ITSALA cho họa sĩ Bùi Trang Chước.

Được Trung tâm Lưu giữ Quốc gia III lưu giữ, nay đưa ra triển lãm về những bản vẽ gốc mẫu Quốc huy Việt Nam của cố danh họa Bùi Trang Chước vẽ cách đây mấy chục năm nay, và Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng cho cả nước coi, về những thành tựu của cuộc đời và sự nghiệp một nghệ sĩ lão thành cách mạng Việt Nam Bùi Trang Chước.

Triển lãm có nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ đến xem, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu viết lưu bút: “Tôi đã thăm gia đình cố họa sĩ Bùi Trang Chước, được gia đình cho xem một số bản vẽ và kể về hành trình lao động nghệ thuật của họa sĩ”.

Và đồng chí đã ghi những dòng trân trọng đáng suy nghĩ: “Con người – cuộc sống và tác phẩm – Tác phẩm, cuộc sống và con người họa sĩ Bùi Trang Chước quyện chặt tạo nên một nhân cách – nhân cách người nghệ sĩ vì nhân dân, suốt đời lao động nghệ thuật đều lấy phục vụ nhân dân làm mục đích – sáng tạo làm ra những tác phẩm là của cá nhân nghệ sĩ, nhưng nghệ sĩ lại không nghĩ rằng đó là “của báu” dành riêng cho mình, mà cái lớn hơn là đem cống hiến cho đời, cho sự nghiệp phát triển của văn hóa dân tộc, Bùi Trang Chước xứng đáng là một họa sĩ – nghệ sĩ chân chính. Người đời mãi mãi trân trọng và ngưỡng mộ nhân cách đó của họa sĩ”.

Nhà sử học Lê Văn Lan viết cảm tưởng trong cuộc trưng bầy tranh Cụ Chước: “cụ là người tạo ra rất nhiều dấu ấn đặc sắc để lại cho lịch sử một cách cần mần, cẩn trọng và nhất là lặng lẽ. Chắc là  / và rồi lịch sử sản xuất phải làm thăng hoa lên, sự lặng lẽ rất là Bùi Trang Chước này”.

Nhà văn Sơn Tùng nêu ý tưởng: “Tôi sẽ viết một cuốn sách về danh họa Bùi Trang Chước trong bộ sách tác giả Quốc ca, tác giả Quốc kỳ, tác giả Quốc huy. Cụ Chước đẹp lắm. Đẹp trong sự thầm lặng”.
Ngọc Linh còn nhớ thời tôi học vẽ ở chiến khu Việt Bắc năm 1950, được biết Bác Hồ tặng quà cho gia đình và một chiếc áo vải đũi nâu cho họa sĩ Bùi Trang Chước – những kỷ vật về mẫu Quốc huy, những tư liệu viết tay và những vật chứng, cùng với dụng cụ đồ nghề bút vẽ, và phục trang của cố họa sĩ Bùi Trang Chước được gia đình tặng lại cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Ngày 23 tháng 11 năm 2006, để cám ơn gia đình cố họa sĩ Bùi Trang Chước, vào dịp chào mừng ngày di sản văn hóa, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tặng Kỷ niệm chương cho gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước.
Để bảo vệ một sự sai lầm trong quá khứ, việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh cho cố họa sĩ Bùi Trang Chước vừa qua đã bị họa sĩ Vũ Giáng Hương cùng một vài người xấu, có chức có quyền trong Hội Liện hiệp Văn học toàn quốc và họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng với họa sĩ Trần Huy Oánh, Chủ tịch Hội đồng xét thưởng cơ sở Hội Mỹ thuật, họ cố tình dùng mọi thủ đoạn hại cố họa sĩ Bùi Trang Chước.

Họ đã vận động không bỏ phiếu cho Cụ Chước, họ đã không gửi hồ sơ đăng ký giải thưởng của Cụ Chước lên Hội đồng Quốc gia Nhà nước để bình xét. Họ là những kẻ lưu manh văn hóa, họ không xứng đáng là Đảng viên. Họ có tội lớn là làm mất uy tín của Đảng và Chính phủ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Lũ họ rất độc ác là “lão phật gia” mà họa sĩ Đại tá quân đội Nghệ sĩ Văn Đa đặt tên hiệu này cho Vũ Giáng Hương. Ngọc Linh bổ sung thêm về Vũ Giáng Hương là loại ôm chân ....đồng nghĩa là loại cơ hội, gần đây số tạp chí “Văn Hiến” (trang 40, số ra tháng 10/2006), bài viết của Thảo Sương với tít đầu báo “Họa sĩ Vũ Giáng Hương” vẽ nửa thế kỷ còn dư thế mà lòng còn khát… Thảo Sương chơi chữ nói thẳng cho Vũ Giáng Hương nay tuổi đã cao không vẽ mà lòng vẫn còn khát… Cái ghế, bởi cái GHẾ kèm theo lợi nhuận và danh hão… Giáng Hương dốt quá cứ tưởng Thảo Sương viết khen mình.

Còn họa sĩ Trần Khánh Chương, Ngọc Linh đặt tên cho Chương “tên Xuân tóc trắng”, con người đầy âm mưu xấu xa, loại ném đá giấu tay, loại lươn lẹo lừa thầy phản bạn, nghề nghiệp của Trần Khánh Chương về nghề gốm không có gì, đáng làm học trò của họa sĩ Chi Gốm và Ngô Doãn Kinh, v.v… Còn vẽ về đồ họa Trần Khánh Chương đáng làm học trò của họa sĩ Lê Lam và cố họa sĩ Đường Ngọc Cảnh.

Ngọc Linh thấy họa sĩ Trần Khánh Chương lao động mồm thì khá, còn lao động nghệ thuật thật thụ trên sáng tạo tác phẩm của bản thân có cái gì để chứng minh với anh chị em các người đồng nghiệp? Thế mà giỏi lòe bịp ở trên để có được tấm “Huân chương Lao động hạng Nhất”. Ngọc Linh nghĩ Huân chương Lao động cao quý hạng Nhất này ở các cơ quan có được là cả tập thể lao động với biết bao công sức của cán bộ hàng chục năm mới có thành tích được Nhà nước công nhận bình xét những thành tích xứng đáng để Chính phủ, Hội đồng thi đua Nhà nước, Bà Trương Mỹ Hoa trao tặng. Thế mà Trần Khánh Chương, tuổi nghề còn non choẹt, Chương thành tích đóng góp cho cách mạng chưa đáng kể, thế mà Chương đã lừa được trên bằng những thành tích viết lách sáng tác của Chương bằng mánh khóe lừa bịp để có Huân chương Lao động hạng Nhất, đó là sự cướp công sức lao động trí tuệ của tất cả anh chị em đồng nghiệp Hội Mỹ thuật Việt Nam vơ vét về cho mình.

Sang đợt giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước, Bè lũ “Hội đồng chuột” chúng dàn dựng chia xôi thịt cho bản thân và tay chân của chúng chịu nghe lời hắn mới được giải thưởng Nhà nước kỳ này 2005 – 2006. Bản thân Chương đứng đầu giải thưởng Nhà nước với số phiếu cao nhất, tiếp số gương mặt được giải Nhà nước kỳ này trong số 17 người, Ngọc Linh thấy được vài người là xứng đáng, như cố họa sĩ Phạm Viết Song – sinh năm 1920, cố họa sĩ Nguyễn Thế Vinh – sinh năm 1926, cố họa sĩ Nguyễn Sỹ Tốt – sinh năm 1927, nhà điêu khắc Đinh Rú – sinh năm 1937, họa sĩ Huỳnh Phương Đông – sinh năm 1927, họa sĩ Quách Phong – sinh năm 1938, nhà điêu khắc Lê Đình Quý – sinh năm 1940, nhà điêu khắc Lưu Danh Thành – sinh năm 1940, còn lại Ngọc Linh xin đề nghị với Hội đồng Quốc gia Trung ương, Ban Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin cơ sở, Ban Thanh tra Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nghiên cứu lại về tư cách đạo đức của họa sĩ Trần Khánh Chương xem có xứng đáng với giải Nhà nước này hay không? Nếu họ có được thì cũng nhục lắm vì chẳng vinh dự gì để anh chị em trong giới mỹ thuật coi thường tổ chức chấm giải 2005 – 2006 này.

Trong lúc đó trong giới hội họa, điêu khắc, đồ họa và các nhà lý luận phê bình mỹ thuật, những bậc đàn anh cha chú của Trần Khánh Chương còn sống và sáng tác, như họa sĩ lão thành cách mạng họa sĩ Dương Hướng Minh, nhà phê bình mỹ thuật – họa sĩ Quang Phòng, nhà phê bình mỹ thuật Trần Thức, họa sĩ Phan Kế An, họa sĩ Linh Chi, họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ - giải nhất tác phẩm sơn mài ở triển lãm toàn quốc “Bác Hồ với lán Nà Lừa” và cố họa sĩ Mai Văn Hiến, cố họa sĩ Nguyễn Đức Nùng, cố họa sĩ Phan Thông, cố họa sĩ Lê Huy Hòa, nhà điêu khắc – họa sĩ thương binh Đại tá Lê Duy Ứng, họa sĩ Đại tá  quân đội Lê Huy Toàn, cốnhà điêu khắc Trần Tía, v.v… những nghệ sĩ trên đây xứng đáng được phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Chính phủ giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước đợt này lại không có ai trên đây được, cả cuộc đời các nghệ sĩ cống hiến cho Tổ quốc. Trong lúc đó bên ngành Nhạc, ngành Điện ảnh họ còn đưa 3 nghệ sĩ giải thưởng Hồ Chí Minh cho đạo diễn Đặng Nhật Minh, đạo diễn Bùi Đình Hạc, đạo diễn Hải Ninh. Bên văn hóa có nữ nhà thơ Anh Thơ và 3 - 4 nhà thơ, nhà văn Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, v.v… Vậy nghành Họa và Điêu khắc của giới Mỹ thuật không ai xứng đáng được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh? Vì Ngọc Linh cho rằng tội này là do “Hội đồng chuột” xấu xa này – Chương - Hương – Oánh không muốn có ai trong giới Mỹ thuật được giải thưởng Hồ Chí Minh để chứng tỏ ở trên, giải Nhà nước Chương được là cao quý nhất với số phiếu cao nhất do bè lũ “Hội đồng chuột” của Chương bỏ phiếu cho Chương…

Trong giới Mỹ thuật nói riêng, trong nghành Đồ họa chúng ta phải vui mừng có cố danh họa Bùi Tranh Chước, sinh 1915, mất 1992, tác giả đích thực Quốc huy Việt Nam và nhiều công trình sáng tạo nghệ thuật tạo hình tranh sơn khắc – tranh lụa về Đồ họa cụ sáng tác tiền – tem – huy chương, v.v… làm rạng danh cho đất nước, vinh dự cho Mỹ thuật của ta, như tác giả Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao, Quốc kỳ tác giả Nguyễn Hữu Tiến. Đợt giải thưởng kỳ này bị lũ chuột Trần Khánh Chương, Vũ Giáng Hương, Huỳnh Văn Thuận, Trần Huy Oánh, chúng hại cố danh họa Bùi Trang Chước. Chúng không sợ quả báo của các cụ dưới âm chăng?

Mà họa sĩ Trần Khánh Chương suốt 2 nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hội Mỹ thuật được anh em bầu ra, tưởng tử tế để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho giới Mỹ thuật chúng ta. Ngược lại chúng gây bè kéo cánh, lấy tiền của chùa, của Đảng và Nhà nước để ban ơn, tài trợ tiền sáng tác cho họa sĩ nào ủng hộ Chương – Hương, để khi nào ở những nơi công cộng khai mạc triển lãm của các hội viên có sự xuất hiện Trần Khánh Chương, tay chân của Chương giới thiệu họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nghị sĩ Quốc hội, Bí thư Đảng Đoàn Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp toàn quốc Việt Nam, chẳng khác gì khoe mẽ như những người bán thuốc bả chuột trên tầu điện năm xưa, “loại típ phờ nờ Xuân tóc đỏ (Vũ Trọng Phụng)” Trần Khánh Chương.

Còn loại họa sĩ truyền thần loại dốt nát mọi mặt về mỹ thuật, Ngọc Linh đơn cửa đưa một sự việc cụ thể - ở Triển lãm toàn quốc 2001 – 2005, họa sĩ PGS. Trần Huy Oánh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội họa và Đồ họa PGS Trần Huy Oánh, có mắt cũng như mù, có xem sách ngoại cũng không hiểu – chấm giải Bạc cho tác phẩm sơn dầu khổ (150 cm x 180 cm) bức tranh sơn dầu “Bình minh trên công trường” của tác giả trẻ, họa sĩ Lương Văn Trung – Hà Nội, bức tranh này họa sĩ Trung vẽ cóp nguyên si bố cục và các nhân vật công nhân y hệt tác phẩm của Liên Xô cũ, chỉ có đổi khuôn mặt công nhân người Liên Xô về người Việt Nam. Bế mạc Triển lãm bị dư luận giới Mỹ thuật lên tiếng, làm xấu hổ cho giới Họa Trung ương. Trong năm đó Trần Huy Oánh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật, Chủ tịch Hội đồng chấm giải Mỹ thuật toàn quốc 2001 – 2005.

Thế mà trong đợt giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước 2005 - 2006, bọn họ lại đưa Trần Huy Oánh, Chủ tịch Hội đồng xét bỏ phiếu, bình phiếu, trong đó có Vũ Giáng Hương, Huỳnh Văn Thuận, điêu khắc Tạ Quang Bạo, họa sĩ Đinh Trọng Khanh… Hội đồng chuột này làm sao họ đưa những nghệ sĩ chân chính có bề dày sự cống hiến tác phẩm hội họa cho Tổ quốc như cố họa sĩ Bùi Trang Chước, cố họa sĩ Nguyễn Đức Nùng, cố họa sĩ Nguyễn Huyến, cố họa sĩ Mai Văn Hiến… mà Ngọc Linh viết ở trên. Chúng chia chác cho nhau thật xấu xa, trong đó có họa  sĩ Huỳnh Văn Thuận để bộ râu dê để đóng kịch với mọi người, một con người rất xấu, giả dối không thực lòng với ai hết.

Trong vụ việc Quốc huy Việt Nam, 4 người này là có tội với cố danh họa Bùi Trang Chước, có tội với lịch sử và có tội với tấtc cả anh chị em Hội Mỹ thuật Việt Nam về đợt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước đợt này. Ngọc Linh tin rằng Đảng và Chính phủ, Nhà nước ta sáng suốt và sẽ buộc họ kiểm điểm thành khẩn với tư cách là Đảng viên – Trần Khánh Chương, Vũ Giáng Hương, Trần Huy Oánh. Sai thì phải hối lỗi để sửa chữa sự tham nhũng về trí tuệ, cướp công của anh chị em Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhận kỷ luật đích đáng của Đảng. Cần bãi miễn chức vụ của họ, nặng nữa cho ra khỏi Đảng mới đúng.
Từ ngày hòa bình tiếp quân Thủ đô ngày 10 tháng 10 năm 1954.

A. Trong làng họa của thế kỷ XX có châm ngôn :
Nhất: TRÍ – Nhì: VÂN –Tam: LÂN – Tứ: CẨN
B. Còn thế kỷ XXI này, giới Mỹ thuật ta có 4 kẻ lưu manh văn hóa, Ngọc Linh đặt tên cho họ.
Nhất: THUẬN - Nhì: CHƯƠNG - Tam: HƯƠNG - Tứ: OÁNH

Họa sĩ Ngọc Linh (Vi Văn Bích)
Số nhà 43, ngõ 152 phố hào Nam
Phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
ĐT: (04). 3513. 2025 – DĐ: 098. 626. 8835

TNc: Tôi nhận được văn bản này và nhờ đưa lên trang nhà. Nội dung tác giả chịu trách nhiệm