Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MỘT BÀI THƠ MỚI TÌM THẤY VIẾT VỀ LỆ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN

Trần Mỹ Giống - Dương Văn Vượng
Thứ bẩy ngày 16 tháng 7 năm 2011 6:24 AM

            Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra có quy mô có tổ chức từ vài chục năm gần đây vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Khai ấn đền Trần là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Hiện có tới cả ngàn bài viết về lễ hội này với thái độ, quan điểm rất khác nhau. Có người cho rằng lễ hội khai ấn đền Trần là xuyên tạc lịch sử vì không có bất cứ tài liệu chính sử hay dã sử nào nói về lễ hội này. Còn những người bảo vệ và muốn duy trì lễ hội này thì chỉ căn cứ vào ý kiến của các cụ cao niên hoặc tương truyền trong dân gian mà không đưa ra được bất kỳ tài liệu nào xác đáng và thuyết phục...
          Trong khi sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn “1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường - Nam Định: Thơ” do Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định xuất bản năm 2010, chúng tôi phát hiện bài thơ của Tiến sĩ Đỗ Hựu có nội dung nói về lễ khai ấn đền Trần. Theo các tài liệu địa chí và đăng khoa lục thì Đỗ Hựu sinh năm 1441, không rõ năm mất, quê xã Đại Nhiễm (thời Trần là xã Văn Tập), huyện Ý Yên nay thuộc xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9(1478) đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Lại bộ Tả Thị lang, từng đi sứ nhà Minh và có công chiêu dân khai hoang vùng đất ven sông Hát. Ông có tác phẩm “Sơn thủy hành ca”.
            Theo bài thơ của Tiến sĩ Đỗ Hựu ở thế kỷ 15 thì lệ khai ấn đền Trần tương truyền là lệ vốn có của tộc Trần,  vào thời kỳ tác giả sống lễ khai ấn tại tộc miếu của nhà Trần vẫn còn diễn ra. Có lẽ từ lệ riêng của tộc Trần về sau phát triển thành lệ chung của nhân dân(?). Bài thơ tuy là sáng tác văn học nhưng những điều phản ánh trong tác phẩm lại là điều tai nghe mắt thấy nên rất đáng tin. Như vậy, lệ khai ấn thời Trần không phải thời Minh Mệnh (Nguyễn) hay về sau này mới nghe như một số tác giả viết, mà đã được nói tới ngay từ thế kỷ 15 mà bài thơ của Đỗ Hựu là một minh chứng rõ ràng. Theo chúng tôi được biết thì hiện tới thời điểm này, chưa có một tác giả nào đưa ra được chứng cứ xác thực về lệ khai ấn đền Trần sớm và thuyết phục hơn bài thơ của Tiến sĩ Đỗ Hựu.
              Bài thơ “Thập tứ dạ quan khai hội” của Tiến sĩ Đỗ Hựu chép trong “Nam châu vịnh tập” mà chúng tôi tìm thấy và dịch như sau: 
 
                          十 四 夜 觀 開 印 會曾  聞  昔  日  有  陳  王即  墨  猶  留  族  祖  堂萬  頃  栘  來  田  地  廣康  村  定  宅  孝  和  彰展  誠  以  祭  前  魚  廟開  印  惟  祈  後  克  昌天  下  如  今  誰  對  此斯  民  斯  邑  望  恩  長
Phiên âm :   THẬP TỨ DẠ QUAN KHAI ẤN HỘITằng văn tích nhật hữu Trần vư­ơng
Tức Mặc do l­ưu tộc tổ đ­ường
Vạn Khoảnh di lai điền địa quảng
Khang thôn định trạch hiếu hoà chư­ơng
Triển thành dĩ tế tiền ngự miếu
Khai ấn duy kỳ hậu khắc xư­ơng
Thiên hạ như­ kim thùy đối thử
Tư dân t­ư ấp vọng ân trư­ờng.
 Dịch nghĩa :   TỐI MƯỜI BỐN ĐI THĂM HỘI KHAI ẤN
Từng nghe rằng ngày tr­ước vua Trần
Ở đất Tức Mặc có đền thờ tổ
Ban đầu dời tới Vạn Khoảnh(1) đất đai rộng rãi,
Sang Khang thôn, lấy sự hiếu với mẹ cha, hoà cùng anh em c­ư
trú.
Từ ấy tỏ lòng thành kính hằng năm tế tại Ngư­ miếu;
Và khai ấn để cầu sự tốt lành cho lớp t­ương lai(2)
Nay trong thiên hạ, nơi nào sánh đ­ược
Thế là dân làng sở tại mãi mãi nhờ ơn to lớn.
 Dịch thơ:    Từng nghe ngày tr­ước Trần v­ương
Tức Mặc còn có tổ đ­ường nơi đây
Dời về Vạn Khoảnh đất này
Khang thôn định trạch thảo ngay hoà hài
Lòng thành tế cá hôm mai
Khai ấn cầu vọng lâu dài yên vui
Đến nay đâu sánh ở đời
Dân thôn mãi mãi bày lời tạ ơn.
Chú thích:                                      
 (1) Vạn Khoảnh: Nhà Trần vốn gốc ở Ch­ương Châu mang họ Dư­ơng, dời đến Yên Tử vẫn thế, về Vạn Khoảnh vẫn ch­ưa đổi, sau sang Khang Kiện, vì bất hoà nên mới chia ra. Chi họ Dư­ơng dời sang lập làng Dương Xá (nay là xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) chi ở lại lấy họ Trần, nay là Tức Mặc - Mỹ Lộc- Nam Định.
(2) Lệ này t­ương truyền là lệ vốn có của tộc đảng chốn quê của họ Trần. Thiên hạ không thấy có lệ ấy.