120 NĂM NGÀY SINH M. BULGAKOV (1891 –1940)
(M. BULGAKOV VÀ HAI BỨC THƯ GỬI STALIN VÀ CHÍNH PHỦ)
M. Bulgakov là nhà văn Nga khá quen thuộc với bạn đọc nước ta qua các tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita, Trái tim chó, Những quả trứng định mệnh, vở kịch Những ngày cuối cùng (Puskin) do Đoàn Tử Huyến chuyển ngữ. Nhân dịp 120 năm ngày sinh của nhà văn, xin trích đăng bài tổng hợp của dịch giả từ một số bài viết của mình thực hiện trong quá trình giới thiệu M. Bulgakov với bạn đọc Việt Nam.
Mikhail Bulgakov (15/5/1891 – 12/3/1940) là một trong những nhà văn lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga, hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của M. Bulgakov mỗi ngày một tăng ở Nga và ở nhiều nơi trên thế giới, hầu hết tác phẩm của ông được in, tái bản, dịch, dựng phim... Xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu Bulgakov học. Ông là một trong số rất ít nhà văn được làm Bách khoa toàn thư; và đặc biệt, Bulgakov có lẽ là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa lên và được đọc nhiều nhất trên mạng Internet.
Mikhail Bulgakov sinh ra, lớn lên và học hành tại thành phố Kiev, nên đến nay vẫn còn những tranh luận ông là nhà văn Nga hay Ucraina? Năm 1916, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Y khoa, ông tham gia Thế chiến I với t¬ư cách bác sĩ. Từ tháng 9 năm 1921 đến cuối đời, M. Bulgakov sống và làm việc tại Moskva.
M. Bulgakov có thiên h¬ướng văn học rất sớm - chín tuổi ông đọc Những linh hồn chết, rất thích văn trào phúng của N. Gogol, Saltư¬kov - Sedrin. Ông bắt đầu viết văn khi còn đang đi học; những năm nội chiến đã có một số vở kịch được diễn tại mặt trận, làm báo, viết nhiều tiểu phẩm và truyện ngắn. Đầu năm 1925, phần thứ nhất tiểu thuyết Bạch vệ của ông ra mắt bạn đọc và được dư luận đánh giá cao, được chuyển thể thành kịch nói Những ngày của anh em Turbin và trình diễn thành công lớn tại Nhà hát Nghệ thuật Moskva. Cũng trong năm 1925, M. Bulgakov in các thiên truyện vừa Ổ quỉ, Những quả trứng định mệnh và viết Trái tim chó, lần lư¬ợt cho ra đời các kịch bản: Căn hộ của Dôia (1927), Chạy trốn (1928), Molier (1929) v.v... M. Bulgakov trở thành kịch tác gia Nga lớn nhất kể từ Sekhov. Như¬ng vào thời đó xung quanh các tác phẩm của ông diễn ra những cuộc tranh luận quyết liệt. M. Gorki, V. Veresaiev, K. Stanislavxki… đánh giá cao M. Bulgakov, nhưng những ng¬ười phủ nhận ông nhiều hơn và quyết liệt hơn. Theo lời nhà văn, trong một thời gian ngắn trên báo chí đã xuất hiện 298 bài phê bình thù địch tác phẩm của ông, buộc tội ông đứng về phía Bạch vệ bôi nhọ cách mạng. Từ năm 1929, sau ý kiến Stalin cho rằng Chạy trốn là một hiện tượng chống Xô Viết, hầu hết các vở kịch của M. Bulgakov bị cấm diễn. Sách của ông không được in, người quen lánh dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin làm người gác cổng cũng chẳng ai dám nhận. Trong cảnh cùng quẫn đó, ngày 28 tháng 3 năm 1930, M. Bulgakov gửi cho Chính phủ Xô Viết một lá th¬ư: ... Tôi xin Chính phủ Liên Xô l¬ưu ý rằng tôi không phải là một nhà hoạt động chính trị, mà là một nhà văn, toàn bộ sản phẩm của tôi, tôi đã trao cho sân khấu Xô Viết (...) Tôi xin l¬ưu ý rằng, không được viết đối với tôi có nghĩa là bị chôn sống (...) Nếu những gì tôi viết không đủ sức thuyết phục và tôi buộc phải chung thân im lặng ở Liên Xô, tôi đề nghị Chính phủ Xô Viết cho tôi việc làm theo nghề nghiệp ở nhà hát với tư¬ cách đạo diễn (...) Nếu không được làm đạo diễn, tôi xin làm diễn viên đóng vai phụ. Nếu làm diễn viên phụ cũng không được, tôi xin làm công nhân sân khấu...
Hai mươi ngày sau, 18 tháng 4 năm 1930, tức là bốn ngày sau khi thiên tài V. Maiakovski bắn vào đầu tự tử để lại bài thơ tuyệt mệnh và bức chúc thư¬ Gửi đồng chí Chính phủ, Stalin đích thân gọi điện cho M. Bulgakov. Tổng bí th¬ư trung ư¬ơng Đảng hứa giúp đỡ nhà văn, hẹn sẽ trực tiếp gặp nói chuyện với ông. Khẩu súng lục đã chuẩn bị sẵn trong ngăn kéo, M. Bulgakov đem vứt xuống hồ ở công viên Novodevitre. Mấy ngày sau ông được nhận vào làm đạo diễn ở Nhà hát Nghệ thuật Moskva.
Quan hệ của Stalin với những nhà văn Xô Viết thời đó là một đề thú vị. Stalin rất quan tâm đến những sáng tác của M. Bulgakov. Theo tài liệu l¬ưu trữ của Nhà hát Nghệ thuật Moskva, Stalin đã xem Những ngày của anh em Turbin 15 lần, xem duyệt Căn hộ của Dôia không ít hơn 8 lần. Stalin đánh giá Những ngày của anh em Turbin đã chứng minh sự phá sản của phong trào Bạch vệ, còn về vở Chạy trốn thì gợi ý nó có thể được diễn nếu tác giả viết thêm một vài cảnh để làm rõ nguyên nhân thất bại của phe Bạch vệ. Nh¬ưng nhà văn giữ nguyên lập trường nghệ thuật của mình, và Chạy trốn sau ba chục năm mới bắt đầu được dựng, được in thành sách, được quay phim...
M. Bulgakov chờ đợi và đặt nhiều hi vọng vào cuộc gặp gỡ với Stalin, nh¬ưng nó đã không bao giờ diễn ra. Ngày 30 tháng 5 năm 1931, M. Bulgakov viết tiếp một bức th¬ư đề gửi Tổng bí th¬ư trung ư¬ơng Đảng Stalin. Thư¬ viết: Tôi xin thông báo rằng, sau một năm rưỡi im lặng, trong tôi có những dự định mới lại bùng lên với một sức mạnh không thể kìm nổi, những dự định đó rộng lớn và mãnh liệt, tôi xin Chính phủ tạo điều kiện cho tôi thực hiện chúng (...) Tôi có những dự định, nh¬ưng không có sức lực, không có những điều kiện cần thiết để làm việc.
Nhà văn tự gọi mình là Con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga (...) Ng¬ười ta khuyên tôi nên nhuộm lông đi. Một lời khuyên vô nghĩa. Sói dù có nhuộm, có cắt lông đi thì nó vẫn không thể nào giống với chó cảnh nuôi nhà được.
Ng¬ười ta đối xử với tôi nh¬ư đối với một con sói. Và đã nhiều năm nay ng¬ười ta săn đuổi tôi nh¬ư săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các nguyên tắc của một cuộc đầu độc văn học.
Tôi không căm giận, như¬ng tôi rất mệt, và cuối năm 1929 thì tôi gục. Bởi vì con thú cũng có thể mệt lắm chứ.
Con thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn nữa. Từ bỏ nghề nghiệp của mình. Im lặng. Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát.
Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó không phải là nhà văn chân chính.
Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết”.
Những lời trên của M. Bulgakov nói lên cốt lõi quan niệm của ông về thiên chức của nhà văn, điều sau này ông đã thể hiện đầy đủ và trọn vẹn qua hình t¬ượng Nghệ Nhân trong cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mình. Cho đến cuối đời M. Bulgakov đã làm trọn thiên chức đó: ông không im lặng, ông sáng tác. Mặc dù từ cuối những năm 1920 cho đến khi ông mất, và thêm cả gần một phần tư thế kỉ tiếp theo, ông không được in một dòng nào, hàng loạt tác phẩm của ông vẫn lần lư¬ợt ra đời: các vở kịch Adam và Eva, Đảo thắm, Niềm hoan lạc, Những ngày cuối cùng (Puskin), kịch bản chuyển thể Những linh hồn chết, Chiến tranh và hòa bình, v.v... tổng số ông viết đến mư¬ời bốn vở kịch; văn xuôi có Molier (truyện danh nhân), Tiểu thuyết sân khấu (Những ghi chép của người quá cố), và tác phẩm bất hủ Nghệ Nhân và Margarita. Ông không im lặng, mặc dù tiếng nói của ông bị bưng bít không đến được với công chúng. Nhưng Các bản thảo không cháy, số phận nhà văn được định đoạt trên hết bởi nghệ thuật, - bởi tài năng và trách nhiệm trước Nghệ Thuật. Và từ năm 1962 bắt đầu sự lớn tiếng của M. Bulgakov. Trong vòng chừng dăm năm, với một số (chư¬a phải là tất cả!) tác phẩm được công bố, M. Bulgakov đã trở thành hiện t¬ượng trong độc giả Xô Viết và vượt ra biên giới ngoài n¬ước. Tuy nhiên, giới phê bình chính thống, các giáo sư vẫn chư¬a đánh giá cao ông. Phải đến thời Cải tổ cuối thập kỉ 1980, Bulgakov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ¬ của mình. Tất cả những gì ông viết ra đều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đưa lên sân khấu. Đặc biệt, tác phẩm của ông có một sức hút ma quái đối với các nhà làm phim - hầu hết những tiểu thuyết, truyện vừa của ông đã được đưa lên màn bạc. Xuất hiện vô vàn các công trình nghiên cứu, các sách chuyên luận về sự nghiệp sáng tác của ông. Những nhà văn lớn của thế kỉ, từ Tr. Aitmatov đến Gabriel Marquez, đánh giá cao M. Bulgakov và thừa nhận ảnh hưởng lớn lao của ông đối với nhiều nhà văn trên thế giới.
Ông mất lúc 16 giờ 39 phút ngày 10 tháng Ba năm 1940 vì bệnh xơ cứng thận, chưa qua nổi tuổi 49.
Đoàn Tử Huyến