Thế giới hiện nay là thế giới toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, một không gian đan xen lợi ích, đấu tranh, cạnh tranh gay gắt, tuỳ thuộc vào nhau. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ toàn cầu bùng nổ; kinh tế tri thức, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng trở thành quốc tế hoá mà Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn lao. Trước hết, phải tháo gỡ các”diểm nghẽn” để vượt lên, đẩy lùi tụt hậu, một trong 4 nguy cơ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kì khoáVII (năm 1994) xác định…
Tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 3/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nêu rõ “…Nhìn lại chưa vừa lòng. Nhiều việc có thể làm tốt hơn nữa. Nhìn sang các nước anh em, bạn bè, thấy họ phát triển, đi nhanh quá. Mình cứ túc tắc, bình thản, vui sướng với những kết quả của mình thì họ đi nhanh hơn chúng ta. Họ có tiềm lực, đi nhanh, áp dụng tiến bộ khoá học – công nghệ, bỏ xa chúng ta. Cuộc đua như thế mình luôn bị tụt hậu, đuổi theo không kịp”…
Một số cán bộ cho rằng “nhìn lại” còn thấy “giật mình” khi so với thế giới, nước ta không thua kém, thậm chí còn nổi trội về tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lí, con người Việt Nam thông minh, cần cù lao động, chính trị ổn định, hội nhập quan hệ với 193 quốc gia,v.v… nhưng sau 40 năm đổi mới tuy đạt một số thành tựu nhưng còn nhều tụt hậu, thua xa khu vực và thế giới.
Trước hết, về năng suất lao động (NSLĐ) không so sánh với các nước như Hoa Kỳ, các nước EU mà chỉ so với các quốc gia trong khu vực Châu Á, Đông Nam Á thì đã “đuối không kịp”. NSLĐ là nhân tố quyết định của một quốc gia, là thước đo, so sánh lượng giá trị gia tăng tạo ra trên một đầu lao động, tính bằng GDP chia cho số người có việc làm trong năm.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nước ta có 52,7 triệu lao động, 9,6 triệu người đã qua đào tạo (chiếm 27,5%). Năm 2023, NSLĐ của toàn ngành kinh tế đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/người/năm). Trong khi đó, NSLĐ của Sangapore khoảng 80.350 USD (gấp 10 lần), của Malaixia (gấp 3 lần), của Thái Lan (gấp 1,8 lần), của Indonesia (gấp 0,8 lần). Trong khu vực ASEAN, NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia (2,4 lần), Myanma (1,6 lần), Lào (1,2 lần). Các nước này NSLĐ rất thấp nên GDP thấp: Myanma (64,5 tỉ USD), Camphuchia (41,86 tỉ USD), Lào (15,2 tỉ USD), Bruney (15,3 tỉ USD) và Đông Timo (2 tỉ USD). Cùng năm, Việt Nam trở thành nền kinh tế thứ 4 Đông Nam Á. Tuy nhiên, NSLĐ vẫn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế: Isael có 10 triệu dân nhưng là siêu cường nhỏ số 1 thế giới vớí GDP 501 tỉ USD. Năm 2023 NSLĐ của Hàn Quốc đạt khoảng 53.700 USD/ lao động (gấp gần 7 lần Việt Nam), Nhật Bản đạt 54.500 USD/lao động (gâp hơn 7 lần Việt Nam). Còn Trung Quốc NSLĐ cũng đạt khoảng 25.015 USD (gấp hơn 3 lần Việt Nam),v.v…
Về khoa học – công nghệ (KHCN), trong cuộc cách mạng 4.0 thế giới bùng nổ, phát triển đến “chóng mặt”. Chỉ riêng những lĩnh vực công nghệ mới thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của khoa học máy tinh đã tiến xa như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính điện tử, diện toán biên, thực tế ảo mở rộng, xử lí ngôn ngữ tự nhiên,v,v…Các lĩnh vực khoa học dữ liệu, kĩ thuật cơ điện tử, chíp bán dẫn, vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano, các công nghệ gen, sinh học, y khoa,v.v…có những đột phá lớn, tác động mạnh mẽ vào kinh tế toàn cầu, làm thay đổi tư duy và đời sống con người.
Ở nước ta, nhiều năm qua chủ trương “Phát triển Khoa học công nghệ - Đổi mới sáng tạo” để bứt phá về nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các lĩnh vực đạt trình độ tiên tiên trong khu vực như toán học, vật lí, hoá học, khoa học sự sống và khoa học trái đất, khoa học biển, biến đổi khí hậu,v.v…Tuy nhiên, chúng ta tiến được một bước thì các nước tiến được năm, mười bước. Đội ngũ GS, PGS, TS nước ta có số lượng chiếm tỉ lệ số 1 thế giới nhưng KHCN vẫn chưa trở thành động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều sáng chế nghiên cứu xong được cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền rồi “xếp vào ngăn kéo” do vướng mắc “thẻ chế” không đưa ngay vào cuộc sống để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Các dịch vụ KHCN trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu cho doanh nghiệp. Cho nên, về KHCN nước ta vẫn tụt hậu xa, lạc hậu 2 - 3 thế hệ công nghệ so vớí các nước.
Về tài chính, tiền tệ thì đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá, có giá trị vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam Đồng sau ngày 14/9/1985 đổi tiền trong cuộc khủng hoảng kinh tế (với 10 đồng tiền cũ đổi 01 đồng tiền mới) lưu thông, giá trị ngày càng giảm, đến nay được xếp gần chót bảng về những đồng tiền đang lưu hành thế giới. Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 19/12/2024: Đồng Việt Nam so với đổng bảng (Anh) 30.544,15 đồng; EUR0 25.183,37 đồng; đô-la Mỹ 25.454,94 đồng; Ringgit (Malaixia) 5.395,11 đồng; Nhân dân tệ (Trung Quốc ) 3.485 đồng; Batth (Thái Lan) 703,1 đồng; Rúp (Nga) 231,35 đồng; Won (Hàn Quốc) 16,75 đồng; Riên (Campuchia) 6,05 đồng; Kíp (Lào) 1,11 đồng,v.v…Như vậy, giá trị đồng tiền Việt Nam thấp hơn cả Campuchia và Lào. Theo tạp chí Forbes, “đồng Việt Nam là đổng tiền yểu (rẻ) thứ hai trên thế giới, chỉ cao hơn đồng Rial-IR của I - răng”. Nguyên nhân do kinh tế chậm phát triển, lạm phát gia tăng, suốt 40 năm là một xã hội dùng tiền mặt, nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, tiền giả tràn lan,v.v… Đây là một loại hình tụt hậu xa so với thế giới và khu vực về giá tị đồng tiền quốc gia.
Doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. nhân tố quan trọng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Năm 2024, cả nước có hơn 1.212.250 doanh nghiệp cảc loại: Doanh nghiệp nhà nước (Còn hơn 500 doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước), Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Công ty CP, Công ty TNHH, Công ty hợp danh. Chính phủ chủ trương năm 2025 phát triển để có 1,5 triệu doanh nghiệp. So với các nước trong khu vực và thế giới, một đẩt nước nước hơn 100 triệu dân (bình quân gần 100 người dân có 01 doanh nghiệp là ít, trong khi nhiều nước 5 - 20 người dân có 01 doanh nghiệp). Điển hình như Singapore 100% người lao động làm việc trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước của ta đóng góp vào GDP khoảng 30%, doanh nghiệp FDI khoảng hơn 20%, doanh nghiêp tư nhân khoảng hơn 10%...
Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam phát triên chậm, trừ một số Tập đoàn lớn như Vingroup, Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Điện lực Việt Nam (EVN), Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Hoà Phát, Ô-tô Trường Hải (THACO), Công ty CP Đầu tư thế giới di động,v.v…còn về cơ bản quy mô nhỏ, nguồn lực yếu so với nhu cầu hội nhập và đóng góp vào chỗi cung ứng toàn cầu (doanh nghiệp tư nhân hơn 99,5 % có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa). Năng lực sản xuất, nhất là phát triển và ừng dụng KHCN còn lạc hậu, chậm đổi mới. Doanh nghiệp FDI có tình trạng hơn 50% báo lỗ. Doanh nghiệp nhà nước có khoảng gần 24% sản xuất, kinh doanh thua lỗ, có những lĩnh vực còn độc quyền,v.v…
Còn có thể kể ra một số lĩnh vực tụt hậu nữa như đầu tư cho giáo dục đào tạo, nhát là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hệ thống hạ tầng giao thông (rất ít không gian ngầm như đường tàu ngầm; sau gần 140 năm đường sắt Việt Nam đang lạc hậu nhất thế giới vì khổ đường vẫn 100 mm, tốc độ ì ạch 35-60 km/h, trong khi thế giới hầu hết đường sắt khổ 1.435 mm, và phổ biến là đường sắt tốc độ cao), trí tuệ nhân tạo (AI), 5G,v, chuyển đổi số,v.v…Về du lịch tiêm năng nước ta hơn hẳn Thái Lan nhưng thu hút khách quốc tế hàng năm thấp hơn nhiều.,v.v...
Vì thể ông Tô Lâm nòi nhìn ra nước ngoài thấy “chưa hài lòng”,v.v...
Đã đến lúc không thê “túc tắc, bình thản, vui sướng với thành quả của mình” được nữa, trong khi nhiều quốc gia ở khu vực phát triển mạnh mẽ. họ “ đi nhanh quá”. Điển hình là quốc gia láng giềng -Trung Quốc. Những năm 60 và 70 thế kỉ trước, về kinh tế Mao Trạch Đông với chiến lược “đại nhảy vọt”, phát động “toàn dân làm gang thép” và “diệt chím sẻ” rồi tiến hành 10 năm đại cách mạng văn hoá để lại đât nước Trung Hoa lụn bại, là một quốc gia nghèo đứng thứ 133/150 quốc gia trong bảng xếp hạng quốc tế. Thế nhưng, Trung Quốc tiến hành “cải cảch mở cửa” sớm, theo thuyết “mèo trắng mèo đen miễn là bắt chuột”. Họ lặng lẽ “đi đêm” với Hoa Kỳ, phát triển mọi mặt nhanh chóng, chuyển mạnh từ sản xuất sang dịch vụ, nghiên cưú và ứng dụng mọi thành tựu KHCN hiện đại nhất. Nhờ đó, ngày nay Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Nhiều loại công nghệ hiện đại nhất đều hoàn toàn làm chủ như công nghệ viễn thông, trí tuệ nhân tạo (AI), đóng tàu ngầm nguyên tử, hàng không vũ trụ, đường sắt cao tốc, điện hạt nhân,v.v…
Cho nên, Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, “vừa chạy vừa xếp hàng”, chạy thật nhanh, vững chắc để thúc đẩy phát triển đất nước theo đường lối của Đảng, tăng tốc, trước mắt là làm ngay cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chê, phát triển nguồn nhân lực chất lựợng cao, phát triển doanh nghiệp, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, vững vàng bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn minh của dân tộc…