Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

BA PHẢN ĐÒN

theo FB Hà Phạm Phú
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2022 10:14 AM




Năm cũ vừa giao ban năm mới. Năm cũ ông Tập Cận Bình tuyên ngôn "Tây giáng Đông thăng", ý nói phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng đang suy thoái, sa sút; Trung Quốc đang lên sẽ thay thế phương Tây chấn chỉnh lại, xếp đặt lại thế giới. Nhưng tiếc thay, Giời lại ngoảnh mặt với ông tự xưng con trời.

Ông Tập lập tức nhận ba phản đòn. Một là "đại dịch vi rút Vũ Hán". Hai là "Trại cải tạo tập trung Tân Cương" và ba là áp đặt "Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông."

“Đại dịch coronavirus Vũ Hán- chủng vi-rút vương miện mới” bùng nổ ở Vũ Hán vào năm 2019, sau nó lan tràn, càn quét thế giới, gây ra một thảm họa chưa từng có đối với loài người. Trung quốc đã ra sức bưng bít, che giấu và ngang ngạnh không hợp tác trong việc điều tra, truy tìm gốc rễ của vi rút và loại bỏ vi rút. Không những thế, Trung Quốc còn tìm các đổ vấy cho nước khác, nói vi rút có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

"Trại cải tạo tập trung Tân Cương", với những phương pháp quản lý kinh khủng, đã buộc nhân loại phải nghĩ đến trại tập trung của Đức Quốc xã. Mượn danh chống khủng bố, Trung cộng đã đàn áp thô bạo người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Trung quốc đã biến chống khủng bố thành Chính sách dân tộc lâu dài và việc phơi bày một số lượng lớn các vụ việc bi thảm trong các trại tập trung cuối cùng đã khiến cộng đồng quốc tế nhận ra rằng đây không phải là chống khủng bố, mà đó là tội ác diệt chủng của một quốc gia. Nếu cộng đồng quốc tế vẫn có quan điểm khác nhau về chế độ Cộng sản Trung Quốc, thì gần như hoàn toàn thống nhất nhìn nhận về trại tập trung Tân Cương, nơi được coi là tội ác diệt chủng và thảm họa nhân đạo nghiêm trọng nhất.

“Sự trở lại Trung Quốc” của Hồng Kông bắt đầu từ việc Trung Quốc công khai xé bỏ “Tuyên bố chung Trung Quốc-Vương quốc Anh” và cam kết “Một quốc gia, hai chế độ”. Coi các công ước quốc tế, các hiệp định mà Trung Quốc tự tay kí kết như mớ giấy lộn. Trung Quốc biến "Một quốc gia, hai chế độ" trở thành "một quốc gia, một chế độ", đưa Hồng Kông trở thành một thành phố do Đảng Cộng sản cai trị. Theo "Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông", những người bất đồng chính kiến, các nhà dân chủ và các chuyên gia truyền thông tự do ở Hồng Kông đã bị bắt và bỏ tù, và cả Hồng Kông chìm trong tuyệt vọng.

Nhìn từ góc độ công lí, ba sự kiện trên là ba phản đòn, là gương chiếu yêu để thế giới nhận diện lại Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng chính sách phòng chống dịch bệnh với mục tiêu “xóa sổ FO” là biểu hiện tính ưu việt của chế độ, thể hiện khả năng tổ chức và huy động phi thường, khả năng điều phối tổng thể, phản ánh năng lực lãnh đạo cực kỳ mạnh mẽ của đảng, điều mà các nước phương Tây không làm được. Trung cộng cười nhạo những chính sách chống dịch khoa học và nhân đạo mà hầu hết các nước trên thế giới thực hiện, sống chung với virus… Trung cộng coi việc phòng chống dịch là một dấu hiệu quan trọng cho thấy “Tây thoái, Đông thăng”. Trung cộng võ đoán rằng, các chế độ phương Tây không thể đối phó với các thảm họa công cộng lớn. Chỉ có chế độ cộng sản Trung Quốc và sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo trong xử lý công việc mới có thể khắc phục được những thảm họa nhân sinh như vậy. Tất nhiên, chính sách này đã khiến người dân Trung Quốc phải trả giá ngoài sức tưởng tượng, và tính hiệu quả và liên tục của nó vẫn đang được thử nghiệm.

“Trại cải tạo tập trung Tân Cương” là một kinh nghiệm thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc rút ra từ việc cai trị Tây Tạng. Dân chúng Tây Tạng từ chỗ có tới 100 người tự thiêu phản đối Trung cộng gây chấn động thế giới đến chỗ “không dám hận, không dám nói”, một nền văn hóa quốc gia bị hủy bỏ, và quốc gia đó đã bị đồng hóa.

Năm 2014, khi Tập Cận Bình đến thăm Tân Cương, ga xe lửa Urumqi đã bị tấn công. Với danh nghĩa trấn áp khủng bố, Tập đã bật đèn xanh cho tiến hành đàn áp khốc liệt, thực hiện giáo dục quản lý trong các trại tập trung và đưa cán bộ người Hán cài cắm vào các gia đình Duy Ngô Nhĩ. Phương pháp này được Trung cộng coi là thành công, và ngạo mạn tuyên bố không có "hoạt động khủng bố" nào kể từ đó.

Sự kiện Hồng Kông được Trung cộng coi là một thắng lợi lớn, một lần trở lại thứ hai. Đối với Tập Cận Bình, "một đất nước, hai chế độ" do Đặng Tiểu Bình đặt cho Hồng Kông là sai lầm. Với ông Tập, Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản dân chủ phương Tây. Ông Tập không hề giấu diếm muốn áp đặt “mô hình Trung Quốc” ra các quốc gia khác, đây là "cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại."

Sau khi bình định Hong Kong, mục tiêu tiếp theo của Tập Cận Bình là Đài Loan. Tập Cận Bình nhận ra rằng, không thể hoà bình thống nhất Đài Loan. Ông ta tuyên bố sẽ thống nhất bằng quân sự. Nếu thống nhất Đài Loan bằng quân sự thành công, thì mục tiêu cuối cùng của ông là một cộng đồng toàn cầu với “mô hình Trung Quốc” cho tương lai chung của nhân loại.

Trung Quốc có vẻ rất tự tin, coi đó là ba chiến thắng vĩ đại, đặt nền móng cho họ đi tiếp.

Nhưng cái gọi là ba chiến thắng vĩ đại ấy lại là ba phản đòn làm cho thế giới hiểu rõ Trung Quốc cộng sản. Chính sách toàn cầu của Trung Quốc không những không làm cho Trung Quốc trở nên văn minh mà là trở nên man rợ hơn. Tâm lý háo danh đã thổi phồng tham vọng của Tập Cận Bình, khiến ông ta “tự vác đá ghè chân mình”.

Một số học giả nước ngoài và các học giả Trung Quốc đã phóng đại thành tựu của Trung Quốc và vào hùa chỉ trích sự suy thoái của phương Tây. Họ bị sốc trước khả năng tập trung toàn lực của chế độ độc tài Trung Quốc vào những nhiệm vụ lớn, nhưng họ không thấy rằng khả năng này cũng là một sức mạnh hủy hoại sự sáng tạo của xã hội. Họ nhìn thấy sự kém hiệu quả gây ra bởi sự lỏng lẻo của dân chủ và tự do trong các xã hội phương Tây và các xung đột chính trị, nhưng họ lại không nhìn thấy tính sáng tạo của quá trình tự đổi mới trong các xã hội dân chủ. Tất nhiên, không thiếu những học giả đã được Trung Quốc cộng sản sử dụng và nuôi dưỡng ở phương Tây.

Sự kiêu ngạo của Tập Cận Bình, lại bị bao vây bởi một đám quan chức nịnh hót, tâng bốc, khiến ông Tập và phe cánh không thấy rằng chính “ba thành tựu lớn” của ông đã khiến thế giới mất lòng tin và từ một đối tác, liên minh trở thành kẻ thù bị công khai căm ghét, bị ngăn cản và bị bao vây…

Tình hình quốc tế thay đổi, tình hình Trung Quốc cũng thay đổi.

Đảng Cộng sản Trung Quốc ra tay tấn công mạnh mẽ vào các doanh nghiệp tư nhân khiến kinh tế Trung Quốc bị thu hẹp mạnh. Cùng với các chính sách ngăn chặn dịch bệnh giáng một đòn lớn vào nền kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc có thể nói là đang trình bày một bức tranh rất đáng buồn. Nhưng Tập Cận Bình vẫn chưa ý thức được điều này, vẫn chìm đắm trong giấc mộng Trung Hoa. Tuy nhiên, điều mà Tập Cận Bình không biết, Tập đang mơ một giấc mơ hấp dẫn của thời Xuân Thu. Nó sẽ chỉ là giấc mộng Nam Kha.

Là một nhà độc tài, Tập Cận Bình không thể tách rời số phận của kẻ độc tài. Mao Trạch Đông ngày nào cũng sợ đảo chính trong những năm cuối đời, Tập Cận Bình cũng vậy, Mao Trạch Đông mắc chứng mất trí nhớ trong những năm cuối đời, và Tập Cận Bình có thể sẽ bị… điên./.