Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHỚ VŨ ĐÌNH MINH

Nguyễn Chu Nhạc
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 4:17 PM



 “bây giờ là mùa thu” ( Phần I )
"Gió tháng tám vu vơ rồi sẽ thổi về
Cánh bãi sẽ ngô mềm vai áo
Lá sẽ mượt sau những ngày giông bão
Nhịp tim mình rồi mạch lạc như xưa...
Sẽ đến ngày tóc mình ngả vào thu
Hoa bèo tím chẳng mong manh như trước
Chim nhạn sẽ bay về thưa thớt
Cay đắng phai dần thành những bâng khuâng..."
Tôi tin rằng, nhiều bạn yêu thơ sẽ nhớ những câu thơ này trích từ bài thơ :Bây giờ là mùa thu" của nhà thơ Vũ Đình Minh.
Với Vũ Đình Minh, gọi ông là nhà văn hay nhà thơ đều đúng, bởi ông viêt đều tay và có những thành công đáng kể cả văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ký, bút ký,...) và thơ.
Mùa thu này, tôi nhớ và viết về ông như một sự tri ân với người đàn anh thân thiết, người thày về báo chí, văn chương đáng kính.
Chục năm trước, hồi Vũ Đình Minh mới về cõi hạc, tôi viết chân dung ông-“Dung dị Vũ Đình Minh” đăng trên trang blog cá nhân của mình ở Blog Tiếng Việt, sau đó Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng số Tết nguyên đán và sau cùng tập hợp trong một tập sách của tôi. Đặc biệt, khi bài về chân dung Vũ Đình Mình đăng trên mạng xã hội Blog Tiếng Việt. đã có rất nhiều bạn đọc, nhà báo, bạn văn chương vào cảm nhận. cung cấp một số chi tiết về Vũ Đình Minh. Ngay cả người con trai của ông, nhà báo Vũ Đình Thành cũng ghi cảm nhận và cung cấp thêm tư liệu về đời tư và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Trên cơ sở những chi tiết và tư liệu này, tôi gom góp và xâu chuỗi lại, đặng khắc họa đậm nét hơn bức chân dung về Vũ Đình Minh.
Theo nhà báo Vũ Đình Thành, con trai ông, thì Vũ Đình Minh sinh ngày 30 tháng 12 năm 1944 tại quê, Tráng Việt, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Năm 1965, tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, ông tình nguyện xung phong lên miền rừng núi Cao Bằng dạy học. Cả thời thanh xuân đầy khát khao, ông cống hiến cho vùng đất hoang vắng này, sau đó chuyển công tác về Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Vì có năng khiếu và tham gia sáng tác văn học, nên Vũ Đình Minh được điều về làm Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tình Vĩnh Phú. Từ năm 1979, ông chuyển công tác về làm biên tập ở Ban Văn nghệ Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội. Là người có năng lực, ông lên đến cương vị Trưởng ban, năm 2004 thì nghỉ hưu, sống tại Hà Nội đến khi qua đời.
Trở lại chuyện cũ, mùa thu năm 1987, tôi từ vị trí kỹ sư nông nghiệp ở huyện miền núi biên giới Trị Tôn (An Giang) về làm báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) thì Vũ Đình Minh đã là Trưởng ban Văn nghệ Đài Phát thanh Hà Nội rồi. Khi ấy. Đài Hà Nội chưa ra truyền hình, nên các chương trình văn nghệ của Đài rất được người làm chăm chút và thính giả đón nhận. Có lẽ, các chương trình văn nghệ ở đây hay chẳng mấy kém chương trình văn nghệ của Đài trung ương. Vậy nên, Vũ Đình Minh cũng rất được đám văn nghệ sĩ Hà Nội nể trọng, cầu thân, đặng mong được phát bài. Nhuận bút ít ỏi, song thời buổi cả nước thiếu thốn, đói kém nên đồng nhuận bút quý bao nhiêu. Tôi tập tọng nghề mói, tiếng nhà báo cũng oai đấy, nhưng túi thường nhắn khi chưa hết tháng. ngoài công việc chuyên môn ở cơ quan, tôi dành thời gian viết báo vặt để kiếm tiền và tối đi học ngoại ngữ, tiếng Pháp ở trung tâm nơi góc phố Nhà Chung. Viết báo vặt thì phải chịu khó, ngó các báo trung ương, đía phương, bao ngành, thấy tờ nào có mục mà mình có thể viết được là mần thôi. Anh bạn thân, nhà báo Trịnh Bá Ninh làm phóng viên báo Nông nghiệp chỉ dẫn này nọ, đặng giới thiệu làm quen với một số nơi. Ngoài nhà văn Trần Nguyên Vấn (Trần Phương Trà) ở Ban Văn nghệ Đài TNVN mà tôi làm quen từ hồi còn ở trong Nam, nay thành người cùng cơ quan, thì Trịnh Bá Ninh dắt tôi đến giới thiệu làm quen với Vũ Đình Minh. Cơ quan ông ở góc phố Hàng Dầu, gần chỗ bức phù điêu "Quyết từ cho tổ quốc quyết sinh", Hồ Gươm (nay người ta sửa thành "Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh"), nên tôi hay mò sang thăm ông. Lân la, tôi quen luôn cả nhóm bộ tứ của ông. Cao tuổi và trưởng nhóm là nhà thơ Trinh Đường, mà mọi người quen gọi vui là :Trinh Đoàn trưởng". kế đến là nhà văn Trần Nguyên Vấn, hai anh sàn sàn nhau là nhà thơ Nguyễn Thái Vận (lam biên tập ở Nhà xuất bản Lao Đông) và Vũ Đình Minh. Với nhà thơ Trinh Đường thì tôi chỉ ra mắt xã giao, vì ông có độ chênh lệch tuổi tác, cương vị, nên không dám gần, cứ kính nhi viên chi thôi. Nhà thơ Nguyễn Thái Vận bảnh người, nói năng nhỏ nhẹ và lịch sự, song cảm nhận ở nơi anh có vẻ lành lạnh hơi khách khi nên tôi ngài ngại, giữ khoảng cách đủ độ ấm. Còn nhà văn Trần Nguyên Vấn thì thành người một nhà rồi. Riêng Vũ Đình Minh nhỏ người, trông xâu xấu trai như mình, dáng vẻ quê quê kiểu thầy giáo làng, tính tình lại dễ chịu, xuề xòa và khi vui là đến sáng khoái, tôi thấy hợp nên thân ngay. Tôi nằm bàn ở Trụ sở cơ quan 58 Quán Sứ sang Hàng Dầu cơ quan anh cũng gần nên hầu như tuần nào cũng ghé. Hơn nữa, Vũ Đình Minh còn hứa "Tao sẽ để ý, thấy con bé nào đường được thì giới thiệu cho mày làm người yêu...". Tôi gần với Vũ Đình Minh, còn bởi, tôi độc thân chưa vợ, hết giờ làm việc và ngày nghỉ chủ nhật chẳng biết đi đâu, các vị kia thì gia đình vợ con dầm ấm đề huề ở Hà Nội cả, riêng Vũ Đình Minh mặc dù mua được căn nhà cấp 4 xóm nơi chân dốc phố Lò Đúc nhưng vợ con ông vẫn ở quê bên Mê Linh, tháng đôi lần đạp xe thồ đèo lủng củng đồ hàng về quê, khi ra lại nặng xe thồ đèo nông sản, những ngô khoai sắn rau cỏ... Tôi hay đến đây, vui chuyện, anh em khi cao hứng thì cạch chén tợp đôi ba chén rượu lạc rang, tóp mỡ, đậu rán chấm nước mắm. rau thơm giải sầu...
( còn nữa )
Hình ảnh có thể có: 1 người, ảnh cận cảnh
Thanh Minh Le, Đinh Ngọc Diệp và 43 người khác
14 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ