Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MỘT KHẢ NĂNG KHÔNG THỂ LOẠI TRỪ: TẬP CẬN BÌNH SẼ BỊ TRUẤT PHẾ...

Nguyễn Đăng Hưng
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019 9:07 AM


Đây chỉ là tin đồn trong giới thạo tin Trung Cộng. Nhưng tôi nghĩ tin này có cơ sở, vì sau những thành quả tệ hại cho chính trị và kinh tế Trung Cộng, Tập Cận Bình không thể trụ được lâu! Họ Tập đã để ý hướng chủ quan của mình và phe nhóm mình, trong 15 năm gần đây, đưa Trung Cộng vào ngỏ cụt và sự tháo gỡ khai thông cần sa thải người chủ trương, trách nhiệm chính.

Cái sai chính của Tập là đã quá sớm muốn thực hiện giấc mơ ngàn đời trong giai đoạn công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội Trung Quốc chư có gì là bền vững…

Thay vì mở cửa chính trị, dân chủ hóa thể chế để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế vững bền, củng cố chỗ đứng của Trung Quốc trên trường quốc tế, họ Tập lại tăng cường thể chế toàn trị, thắt chặt tự do, giới hạn quyền công dân, trở lại với những lá bài cổ lỗ thời Mao Trạch Đông… Tuyên truyền cổ võ cho tinh thần dân tộc cực đoan không đủ để gắn kết nhân dân trong lúc kinh tế suy thái trầm trọng, thị trường ngày càng hẹp lại, thất nghiệp gia tăng…

Cái sai đầu tiên là tháng 5 năm 2009 Trung Cộng đã thiếu thận trọng gởi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền gàn 90% biển Đông Nam Á, qua hành động trẻ con và phi pháp là vẽ ra đường lưởi bò. Sau đó, họ Tập lại cùng các thành viên quân đội cực đoan, lớn tiếng khẳng định đường lười bò là lợi ích cốt lõi của Trung Cộng…

Đây là một hành động điên rồ thách thức thế giới văn minh.

Không nước nào, tổ chức nào có thể đồng tình ủng hộ hành động chiếm hữu đại dương, một con đường thông thương huyết mạch của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Có chăng thì vài nước cỏn con như Campuchia, khôn lỏi trong vài lời xu nịnh qua loa để kiếm chác vài tỷ đô la trong nháy mắt… Rồi tiền đâu cho đủ mà tiêu pha vô lối như vậy… Rồi tham vọng một vành đai, một con đường, thủ thuật bành trướng quá lộ liễu tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô la để đem lại cái gì ngoài sự e ngại, phản đối và tẩy chay của các nước trên thế giới…

Tập tưởng Mỹ cứ mãi khờ dại để Trung Cộng lợi dụng các chính sách mậu dịch tự do bình đẳng, các thói quen cởi mở hiếu hòa, thả lỏng công nghệ để Tập tha hồ ăn cắp rồi sao chụp sản xuất đồ nhái, thao túng thị trường quốc tế kiếm lãi.

Tập tưởng Mỹ và các nước có công nghệ tiên tiến không kiểm soát được các công ty lớn, quá tham lam thị trường to lớn 1,4 tỷ người để tiếp tục trục lợi mà quên đi quyền lợi quốc gia...

Giấc mộng Trung Hoa của Tập nay là ác mộng…
Người dân Hồng Kong đã chứng minh trước thế giới sự thật phủ phàng này...

Để Trung Quốc trở lại là một nước lớn bình thường, phải có kẻ hy sinh…
Người đó sẽ không ai khác hơn là Tập Cận Bình vậy…

NĐH, Sài Gòn 30/10/2019
___________________

Nguyễn Thái Minh

(Sưu tầm fb)
***

Thân gửi đến Quý Bà Con một tin tức dù chưa được kiểm chứng, nhưng rất quan trọng: Tập Cận Bình sẽ "đi xuống" trong vài ngày tới.

Trần Mẫn Nhĩ, người sẽ thế chỗ Tập Cận Bình quyền lực như thế nào?

Một tin đồn đang loan ra là Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc vào kỳ họp kín và bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng TQ từ ngày 28/10/2019 đến hết tháng 10 tới đây.

Mặc dù quản lý 1,4 tỷ dân nhưng BCHTW đảng CSTQ chỉ tầm 300 người. BCHTW đảng CSTQ họp kín và công bố nội dung là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về toàn diện nhưng người ta đồn là ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay cho ông Tập Cận Bình. Ông Trần cũng là được coi là người thân tín, thuộc “phái Chiết Giang” thân cận với ông Tập, đang giữ chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh.

Muốn xét coi ông Tập có thể từ chức sau khi đã đạt được cơ chế lãnh đạo suốt đời hay không thì phải xét đến toàn cảnh về Trung Quốc. Vị thế của Trung Quốc bên ngoài, sự thống nhất về nội bộ của Trung Quốc bên trong sẽ quyết định vị trí của ông Tập có duy trì lâu dài hay không.

1/ ĐỐI NGOẠI

Trước tiên ta xét về bên ngoài thì rõ ràng là Trung Quốc đang thất thế so với Mỹ. Sự thất thế rõ ràng nhất là một đồng minh 10 năm nay của Trung Quốc là Nga đã dần gần lại với EU và đạt được những thỏa thuận từ tạm thời tiến tới vững chắc với Mỹ về vấn đề Trung Đông. Chỉ dấu rõ nhất là việc Mỹ đã giảm quân sự, ảnh hưởng và bớt ra quyết định tại các khu vực nóng ở Trung Đông.

Về EU thì hẳn nhiên dù có nhiều bất đồng với Mỹ về chia chác lợi ích nhưng các nước EU vẫn gần Mỹ hơn Trung Quốc. Cụ thể nhất là Anh đã đạt được một thoả thuận Brexit đúng thời điểm như nước này tính toán. Giới quan sát cho rằng EU không ràng buộc Anh nhiều nữa để nước này nhanh chóng có mặt cùng Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi ổn định Trung Đông với Nga thì các nước mạnh trong EU còn lại sẽ đi tiếp theo sau Anh.

Nghĩa là các đại cường của EU đã có chiến lược phân công cụ thể ai trước ai sau để gây áp lực dài hạn với Trung Quốc.

Ngoài Nga, EU thì Trung Quốc còn bị áp lực từ Ấn Độ. Quan hệ với Ấn Độ của Trung Quốc cũng không ổn như Tập mong muốn. Chiến thuật “móng mèo” sử dụng Pakistan để gây rối khối vùng vịnh Bengal của Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ và các nước vùng Bengal đi quá xa về hướng thù địch. Hậu quả cuối cùng là khi Ấn Độ đe doạ dùng hạt nhân thì Pakistan không thể nghe lời Trung Quốc mà gây rối vùng Bengal nhiều hơn.

Tiếp theo là Nhật, là cường quốc châu Á số 2 sau Trung Quốc. Nhật đã thành công trong việc thúc đẩy và lôi kéo các nước nhỏ tại châu Á dùng dằng với Trung Quốc.

Đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và các tiểu quốc vùng Đông Á, Nhật đã làm tốt vai trò của mình trong việc hình thành các đồng minh nhỏ chống Trung. Ngay như với Việt Nam,ảnh hưởng chính trị-kinh tế-văn hoá… của Nhật hiện nay có lẽ chỉ xếp sau Trung Quốc. Ngay cả như vũ khí thì Việt Nam nhận của Nhật, Nga, Mỹ là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của Nhật tại Việt Nam đã đủ quan trọng.

Như vậy về đối ngoại, Trung Quốc không có bạn. Bị Nga, Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ bao vây và đẩy lùi chiến lược trên toàn cầu. Thậm chí mới đây nhất là Nga cũng đã tranh thủ Trung Quốc suy yếu vì “đánh nhau” với Mỹ, đã bắt đầu đặt chân tới Châu Phi. Putin vừa tổ chức hội nghị với lãnh đạo 54 nước của lục địa đen này. Sự khôn khéo tính toán của Putin đã đẩy Tập Cận Bình vào thế bị bỏ rơi. Sợi dây cuối cùng ông Tập bấu víu là Putin đã bị Putin lạnh lùng cắt đứt.

Tổng kết lại sau gần 10 năm thực hiện quốc sách “trỗi dậy hoà bình và BRI”, Trung Quốc bị Mỹ đẩy khỏi châu Mỹ. Bị Nga và EU đẩy khỏi Trung Đông, bị Ấn Độ và Nhật bao vây ở châu Á, và bắt đầu bị Nga tranh thủ chen chân vào chia bớt châu Phi. Thất thế toàn diện và toàn cục.

Là một quốc gia công nghiệp khổng lồ thì Trung Quốc cần dầu mỏ. Sự thất thế toàn diện trên các trọng điểm dầu mỏ về địa chính trị sẽ dẫn đến sự sụp đổ công nghiệp và kinh tế toàn thể. Mất dần các khu vực dầu mỏ đó buộc Trung Quốc phải quay về giữ chặt biển Đông nhưng liệu có giữ nổi không khi liên quân Anh-Mỹ sắp thọc mũi kiếm đầu tiên trong lúc chờ sáu đại cường còn lại trong “bát quốc liên quân” đến sau để kết liễu một mầm mống phát xít đỏ.

Lá bài tủ cuối cùng mà TQ có thể dùng là vũ khí hạt nhân để đ.e d.ọa thế giới cũng khó khả thi. Chiến lược toàn cầu của tư bản văn minh trong thời đại mới là đoàn kết nhân loại, ti.êu di.ệt các chủ nghĩa cơ hội mưu đồ b.á quy.ền đ.ộc t.ài có thể đưa đến c.ực đo.an để ổn định trái đất và tiến ra vũ trụ. Những bộ óc thiên tài và tinh hoa của tư bản văn minh sẽ không chấp nhận bất kỳ lời đ.e dọ.a nào có thể dẫn nhân loại đến việc ch.ết cùng nhau.

Trung Quốc buộc phải chuyển hoá qua văn minh hoặc bị bao vây, tiêu diệt từ từ và phân rã. Sự s.ụp đ.ổ nhanh chóng của triều đại Thành Cát Tư Hãn chính là tấm gương hiện nay của triều đại Tập Cận Bình.

2/ ĐỐI NỘI

Bây giờ ta nhìn vào bên trong Trung Quốc. Sức ép bên ngoài sẽ thành sức ép bên trong. Với sự hội nhập mở cửa gần 50 năm nay của TQ thì sự tập trung tư tưởng và đường lối của nước này không còn như thời Mao Trạch Đông. Những hệ phái, những “đảng trong đảng” hình thành dần các đường dây quyền lực thân Mỹ, thân Nga, thân Nhật, thân EU… nằm bên dưới cái bề mặt chấp hành mệnh lệnh của ông Tập. Những hệ phái này vì lợi ích riêng của họ, sẽ bị các thế lực đối đầu với Trung Quốc lôi kéo đi về các hướng khác nhau. Tập thanh trừng hết thì lấy ai mà làm việc ?

Đó là về chính trị, về kinh tế Trung Quốc thì các bạn đã có nhiều tin tức về sự kh.ủng ho.ảng nên tôi không nói. Suy yếu kinh tế bên trong chỉ là một góc độ, bị đẩy lùi khỏi các khu vực dầu mỏ quốc tế và BRI còn làm Trung Quốc đánh rơi tiền của mình ở bên ngoài. Bên trong không làm ra tiền nhiều nữa và tiền đã rải ra bên ngoài mất dần đi thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu ?

Đó là bối cảnh kinh tế, chính trị, nhân sự vĩ mô. Chuyện vi mô các bạn có thể thấy dễ nhất là việc ông chủ của tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi vừa có tin đồn loan ra là vẫn dùng IPhone của Mỹ. Đó là chỉ dấu rõ rệt nhất về lòng trung thành của đội ngũ xung quanh ông Tập.

Ông Nhậm làm ra điện thoại Huawei nhưng đưa ra một thông điệp là ông không dùng Huawei, cũng là thông điệp về việc các quan chức của TQ không thấy an toàn và thích thú với những gì họ cống hiến cho Q đang mặc cái áo hiếu chiến có thể dẫn đến ch.ết chung của Thành Cát Tập Cận Bình hiện nay.

Bối cảnh như vậy thì ai sẽ bấm nút hạt nhân khi ông Tập muốn thấu cáy lá bài cuối cùng xuống chiếu?

Bối cảnh bên trong và bên ngoài như vậy đòi hỏi ông Tập phải ra đi để tránh một cuộc s.ụp đ.ổ của Trung Quốc đã được thấy trước. Ông Tập ra đi khi vẫn nắm chặt quân đội, công an và tình báo… là một điều dĩ nhiên ông không phục. Chính vì để tránh một cuộc kh.ủng ho.ảng đ.ấu tr.anh quyền lực về sau thì việc lựa chọn Trần Mẫn Nhĩ là điều tiên quyết ông Tập cần, TQ có thể chấp nhận được và phương Tây lẫn phương Đông tạm yên tâm.

Xét như vậy, tin đồn ông Tập rời ghế là đầy đủ điều kiện cần và đủ sẽ xảy ra. Cũng là chấm dứt một đường lối bá quyền phát xít độc tài để Trung Quốc thay đổi. Tôi tin là TQ sẽ hiểu ý và dưới sức ép của tư bản tinh hoa mà thay đổi dần theo.

Đã đến lúc VN phải ra quyết định và quyết tâm thay đổi mình một khi TQ sắp đến phải để Tập ra đi khi quyền lực cá nhân vẫn còn mạnh.

Nguồn: FB Minh Hữu Quang