Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TIẾP NỐI CHUYỆN NHÀ BÁO NGUYỄN VIỆT CHIẾN TRONG NGÀY RA TOÀ

Nhà báo Quốc Phong
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2018 4:23 PM
Nhà báo Quốc Phong

Chuyện bây giờ mới kể:

TIẾP NỐI CHUYỆN NHÀ BÁO NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TRONG NGÀY RA TOÀ

(Lần đầu tiên nhiều người trong cuộc mới được nhìn thấy những tấm hình vô giá này)

Hôm qua , 12/5 là kỷ niệm 10 năm" ngày đen tối" của cuộc đời nhà báo Nguyễn Việt Chiến vướng vòng lao lý chỉ vì viết báo chống tiêu cực. Có lẽ vậy, nhiếp anh gia Trần Việt Dũng (phóng viên anh của báo Tuổi trẻ) mới sực nhớ ra và tim trong kho tư liệu của anh, gửi tặng tôi chùm ảnh mà anh chụp ở ngoài cổng Toà án Nhân dân Hà Nội trong hôm xét xử 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải. Những tấm hình mà chỉ nhìn qua cũng đã đủ cảm nhận ra đủ thứ chuyện, từ lo âu, hy vọng và lẫn cả ai oán mà những nhà báo chúng tôi, đồng nghiệp của các anh cùng gia đình họ đã nếm trải.


Tôi cùng với 11 nhà báo có liên quan khác trong vụ này đã "được" ghi rõ trong Cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao ở diện" nhận Lệnh triệu tập, buộc phải có mặt tại phiên toà" hôm đó ( tháng 10/2008).

Chúng tôi chờ đợi chuyện này cả vài tuần và cũng đã chuẩn bị sẽ nói gì để có thể tự bảo vệ mình khi Toà hỏi với tư cách là những" người có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan."

Tôi thì đã tính nước, một khi đã đứng trước toà, nếu bị truy bức và chịu hình thức kỷ luật gì nữa chăng, khi đó tôi sẽ chả còn gì mà phải giấu giúp ai. Có gì thì cứ thật thà kể ra hết, tổ chức nào nếu bị xấu hổ t tổ chức đó chịu chứ việc gì mình cứ phải bảo vệ uy tín cho họ .

Thế nhưng, ngày xử thì đã đến nhưng lệnh của Toà triệu tập chúng tôi , chờ mỏi mắt cũng không thấy đâu. Với nhiều vụ án khác, mấy ai muốn có mặt vì không có như thế chỉ có tốt hơn cho cá nhân người đó. Ngược lại, trong nội vụ này, việc mong muốn được có mặt thì lại là điều mà chúng tôi vô cùng mong mỏi. Mong được tự chiến đấu bảo vệ mình và đồng nghiệp mình.

Anh em thuộc diện liên quan như chúng tôi đi vào cổng, xin được vào tham dự thì bị đuổi ra. Khi đưa bản cáo trạng ra để chứng minh tên mình thuộc diện" phải có mặt" thì vẫn không được họ chấp nhận.

Hoá ra bản cáo trạng ghi vậy mà không phải vậy ! Họ rất không muốn điều đó khiến "vỡ trận " cũng nên.

Hôm nay , vô tình được nhìn lại những tấm hình gần mười năm trước mà tôi thấy nghẹn nghẹn trong lòng với bao cay đắng.

Nhìn các nhà báo ngày đó như các anh Lê Hoàng ( TBT Tuổi trẻ ), Bùi Thanh ( Phó TBT TT, Đà Trang ( Trưởng VP TT tại Hà Nội ) cũng như bên Thanh niên như nhà báo Hoàng Hải Vân ( TTK Toà soạn Thanh niên ) và tôi( Quốc Phong) cùng rất nhiều đồng nghiệp khác có mặt ở bên đường Hai Bà Trưng của cổng Toà án mà thấy thật xúc động .

Tôi còn nhớ một chi tiết, khi chúng tôi túm vào bàn chuyện phiên toà thì có mays bạn trẻ, chắc là sinh viện học viện An ninh nhân dân đang đi tập sự đứng ngóng chuyện. Tôi nhận ra bởi sự vụng về đáng yêu của các bạn khi khi họ dấu máy ghi âm trong cặp , rất lộ liễu.

Cũng còn một chi tiết nữa, ở trong trụ sở Bộ Công Thương, an ninh đã đặt camera chĩa ra đường đẻ theo dõi biến động chung dòng người đổ về Toà rất đông.

Sở dĩ có nhiều đồng nghiệp mang hoa đến là do trước phiên toà, chúng tôi vẫn hy vọng các anh Chiến , Hải sẽ được tuyên tha ngay tại toà .

Tôi được nghe chị Phùng Bích Ngọc kể lại, để động viên anh Việt Chiến thêm mạnh mẽ, tự tin, tránh vị hiểu lầm rằng đồng nghiệp của anh ở ngoài không quan tâm gì đến anh như có điều tra viên kích anh. Chị Ngọc đã mang tờ báo có dòng tít đậm " Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính!" Đến toà. Chị đã mở trang báo ra cho anh nhìn thấy.

Sau này, chính anh Chiến cũng thừa nhận dòng tít đó đã tiếp sức giúp anh đủ sức và tự tin vượt qua gian khó cuộc đời, không khuất phục và một mực vì lẽ phải...

Vì thế, tối hôm đó, chỉ có 1 trong 2 anh được tha tại toà , thời gian thụ án của anh Hải bằng thời gian tạm giam trong trại B14.

Xin giới thiệu chùm ảnh đầy giá trị này đến mọi người.









Xin lưu ý, đây là những tấm hình của nhà báo Trần Việt Dũng tặng tôi, nếu ai có xử dụng thì nhớ ghi rõ tác giả Trần Việt Dũng cho nhé !
Quốc Phong