Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

HAI TẢN VĂN TRUNG QUỐC

Nguyễn Ngọc Kiên dịch
Thứ bẩy ngày 22 tháng 7 năm 2017 9:15 PM




CẤM ĐỔ RÁC Ở ĐÂY

Truyện mini của Vương Mông

Nguyễn Ngọc Kiên dịch từ nguyên văn tiếng Trung Quốc

Địa phương A và địa phương B triển khai cuộc thi vệ sinh; đặc biệt là khâu quét dọn rác. Cư dân của hai địa phương tốn rất nhiều công sức. Ngày kiểm tra vệ sinh, hai địa phương không có một hạt bụi. Cờ đỏ tung bay phấp phới.

Để củng cố thành tích vệ sinh, người phụ trách địa phương A – gọi tắt là A trưởng, đến các nơi dán bố cáo: “Nơi đây nghiêm cấm đổ rác, ai vi phạm sẽ bị phạt nặng!” Kết quả là cư dân mang thùng rác quanh khu vực ba vòng mà không dám đổ, liền vứt rác lung tung. A trưởng tới đâu cũng bắt người xử phạt. Vì vậy người dân sau lúc trời tối đổ trộm, đêm khuya đổ trộm, trước lúc trời sáng đổ trộm. Kết quả là A trưởng vừa mệt vừa tức, lúng túng không làm gì được. Địa phương A khắp nơi đều là rác.

B trưởng tại một nơi dán thông báo: “Nơi đây có thể đổ rác!” Và sắp xếp tập trung thu gom rác ở khu vực đó. Kết quả ngoài sức tưởng tượng, ngoài điểm tập kết rác đã chỉ định, các nơi đều không còn rác.


CHÚNG TA LÀ ĐỒNG LOẠI

Truyện ngụ ngôn của nhà văn Vương Mông

(Nguyễn Ngọc Kiên dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc)

Một buổi tối, chim sơn ca đang hót, rắn hướng về phía sơn ca đọc một bài luận văn, luận chứng là rắn này là đồng loại của sơn ca.

Luận văn nói rằng, nó là trứng của rắn, nguyên là cùng với trứng sơn ca đẻ ra; điều đó cũng có nghĩa là, chúng là đồng hương. Lúc đó, chúng là noãn bào do cùng tiếp thu ánh sáng mặt trời mà nở ra. Nói như vậy, có nghĩa là chúng cùng tổ tiên. Thứ ba, chúng cùng thích hót vào ban đêm và tiếng hót (theo quan điểm của rắn) là giống nhau. Thứ tư, chúng đều thích hoạt động trong vườn hoa. Thứ năm chúng đều không thích mùa đông và băng tuyết. Thứ sáu, chúng đều thích hoa hồng . Điều đó đủ để chứng minh, chúng có nhiều điểm chung…cùng chí hướng. Thứ bảy….

Sơn ca vui mừng nói: “Trong luận văn của anh liệu tìm ra luận cứ chính xác hơn. Tôi cũng không có cách nào thừa nhận anh là rắn, mà là chim sơn ca.

Rắn lại lấy ra một luận văn khác, lý luận rằng nó không phải là rắn, màu sắc của rắn cũng không giống đồng loại của nó. Luận cứ của nó là: một, màu sắc của nó và khác màu sắc của các loại rắn. Hai, kích thước của nó cũng không giống kích thước của rắn. Ba, hình dạng của nó cũng khác hình dạng của rắn. Những ham mê của nó cũng khác ham mê của rắn.

Con chim sơn ca đáng thương nghe những mớ lí luận như thế đến phát mệt, liền đậu trên một cành hồng ngủ thiếp đi.

Rắn liền táp một cái, chỉ một miếng, chộp lấy đồng hương, nuốt gọn đồng loại.

(Trích Càng nói càng đúng)