Trang chủ » Tin văn và...

BÁC HỒ NÓI VỀ ĐỊA VỊ CỦA NHÂN DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ

Tống Văn Công
Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010 7:21 PM

TNc: Trong bài VÌ SAO HỒ CHÍ MINH ĐẶT DÂN CHỦ TRƯỚC GIÀU MẠNH? nhà báo Tống Văn Công đã phân tích rất hay tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Bác dạy nhiều điều thấm thía mà chúng ta chưa học được bao nhiêu. Chúng tôi trích một phần bài báo đó nói về Nhân dân và Dân chủ

1 - ĐỊA VỊ CỦA NHÂN DÂN:
 
-  Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân (Toàn tập, NXB Sự thật 1987, tập 7, trang 544).
-  Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân (Toàn tập, Sự thật,1987, tập 7, trang 544).
-  Nước ta là nước dân chủ,địa vị cao nhất là dân,vì dân là chủ (TT, ST, 1986, t.6, trang 286).
-  Có người nói rằng: Mọi việc họ đều phụ trách trước Đảng, trước Chính phủ. Thế là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Họ phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ vì Dân mà làm các việc và cũng phụ trách trước nhân dân. Vì vậy nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, tức là đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ (tôi tô đậm - TVC) (Như trên, tập 5, trang 294, 295).
-  Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra (Sửa đổi lề lối làm việc ).
 
2 - CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ.
 
-  Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra (Toàn tập, NXB ST, 1985, t..5, trang 299).
-  Bao giờ ở nông thôn nông dân thực sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự (Toàn tập, ST,1986, t.6, trang 356).
- Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ (TT, ST, 1987, T7, trang 50).
- Từ chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa (TT, ST, 1986, T6, trang 121).
-  Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ (TT, ST, 1984, T4, trang 283) 
 - Bao nhiêu quyền hạn đều của dân (TT, ST, 1985, T5, trang 299).
- Bao nhiêu lợi ích đều vì dân ( TT, ST,1985,T5,trang 299)
- Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân (TT, ST, 1985,T5, trang 299).
- Công việc đổi mới,xây dựng là trách nhiệm của dân (TT, ST, 1985, T5, trang 299
Toàn văn theo link này: