Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
NHỮNG NHÀ VĂN TUỔI THÂN
Viên An
Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2016 5:12 PM
- Theo các nhà tướng số học, người tuổi Thân có một số đặc điểm về tính cách như: thông minh, có tài, hiếu động, phản ứng nhanh, biết nắm bắt thời cơ, ý chí kiên định, niềm tin vững vàng, ý thức cạnh tranh mạnh mẽ, tính toán khôn khéo, đầu óc tỉnh táo. Họ đa tài đa nghệ, cảm nhận tốt, ăn nói hài hước, giỏi ứng phó, có sách lược rõ ràng, làm việc chín chắn, giao tiếp xã hội tốt, có thể nhanh chóng tạo dựng quan hệ với người khác, song không thích bị người khác chi phối, thích tìm kiếm sự vật mới mẻ, biện luận giỏi, mong muốn thể hiện mình một cách mạnh mẽ,... VNQĐ điện tử xin giới thiệu cùng độc giả những nhà văn tuổi thân có thành tựu văn chương dưới đây
:
9 nhà văn tuổi thân nổi tiếng
1. TỐ HỮU
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/ 1920 (năm Canh Thân) tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông đã được khẳng định qua các giải thưởng cao quý và ông cũng là người có nhiều thơ được sử dụng giảng dạy trong nhà trường, từ bậc học phổ thông đến đại học. Ông đã từng nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật, năm 1996.
Nhà thơ Tố Hữu là người
nửa thế kỷ lĩnh xướng hùng ca
vì tính từ năm ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản (1936) đến khi ông rời chính trường (1986), vừa tròn nửa thế kỷ. Còn sau đấy dường như mọi việc đã khác. Tố Hữu không chỉ là người sớm giác ngộ cách mạng, mà còn là người đến với thơ ca cách mạng từ độ tuổi
bẻ gãy sừng trâu
(năm 1937).
Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tố Hữu luôn ý thức và xác định rằng phải hát vang bản hùng ca cách mạng trong thơ. Hai tư cách chiến sĩ cộng sản và thi sĩ cách mạng trong ông luôn quện chặt làm một với nhau gần nửa thế kỷ. Ông quan niệm về thơ ca cách mạng khá rõ:
Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Ở một góc nhìn khác, nếu không có cách mạng thì cũng không có nhà thơ Tố Hữu. Người chiến sĩ cộng sản là cái gốc, còn thơ ca cách mạng chỉ là những giây phút “
xao lòng
” của người chiến sĩ ấy. Càng về sau, thơ ông càng tỏ rõ là công cụ, là vũ khí tuyên truyền trong đấu tranh cách mạng. Với Tố Hữu không có nhà thơ đứng ngoài người chiến sĩ cộng sản. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, cũng là hoạt động nghệ thuật của mình, Tố Hữu đã xuất bản các tập thơ:
Từ ấy
(1946),
Việt Bắc
(1954),
Gió lộng
(1961),
Ra trận
(1962-1971),
Máu và Hoa
(1977),
Một tiếng đờn
(1992),
Ta với ta
(1999).
Năm tập thơ đầu, ông luôn là người lĩnh xướng của dòng thơ ca cách mạng với tư cách là một thi sĩ. Còn với tư cách người chiến sĩ cách mạng, ông lại là người chỉ huy của giàn hợp xướng thơ ca ấy. Với cả hai tư cách, tiếng nói của ông trên chính trường cũng như trên thi trường đều có ảnh hưởng lớn và mang tính quyết định đối với dòng thơ ca cách mạng trong diễn trình thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. CHẾ LAN VIÊN
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20/10/1920 (năm Canh Thân), tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng lại lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định đến khi tốt nghiệp Thành chung, rồi thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Ông mất ngày 19/6/1989 tại Bệnh viện Thống nhất, TP HCM, hưởng thọ 69 tuổi. Ông đã từng nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, năm 1996.
Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là miền đất có nhiều duyên nợ với ông trong việc hình thành phong cách thơ tuổi thiếu thời. Ông làm thơ rất sớm và năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, đã xuất bản tập thơ đầu tay mang tên
Điêu tàn
, với lời tựa đồng thời là tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm
Trường thơ Loạn
, mà ông là linh hồn của nhóm ấy. Cũng từ đấy, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mạc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là
Bàn thành tứ hữu
của đất võ Bình Định. Ông có nhiều thơ được giảng dạy trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học. Chế Lan Viên là người viết nhiều cả về số trang và thể loại. Về Thơ, ông có đến gần 20 tập, tiêu biểu như:
Điêu tàn
,
Ánh sáng và phù sa
,
Hoa ngày thường - Chim báo bão
,
Đối thoại mới
,... Văn cũng có:
Vàng sao, Những ngày nổi giận, Bác về quê ta
,... rồi Tiểu luận phê bình:
Nói chuyện thơ văn
,
Phê bình văn học
,
Suy nghĩ và bình luận
,
Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân
,...
3. TÔ HOÀI
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ngày 07/9/ 1920 (năm Canh Thân), tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Nhưng tuổi thơ ông sống ở quê ngoại gắn liền với con sông Tô Lịch ở làng Nghĩa Đô, thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ), nên ông lấy bút danh là Tô Hoài. Ngoài ra ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa, Phạm Hòa. Ông bước lên văn đàn Việt Nam từ cuối những năm 30 của thế kỷ XX, đến nay đã hơn 80 năm cầm bút. Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, năm 1996, cho cụm tác phẩm:
Dế mèn phiêu lưu ký, Truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,..
.
Đặc biệt nhà văn Tô Hoài có biệt tài quan sát tập tính các loài vật hơn bất cứ nhà văn Việt nào từ trước tới nay. Ông mô tả loài chuột gồm đủ mặt từ chuột nhắt, chuột cống, đến chuột cộc, chuột bạch, chuột xù,... Tất cả bọn chúng đều
ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít phải cái không khí lạ. Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ lại nối đuôi nhau, tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra
.
Ông viết giản dị đến mức tự nhiên, như là hít thở khí giời, cơm ăn, nước uống. Có lẽ trời đã phú cho ông một bộ óc quan sát tinh tế, một
con mắt tình đời
.
4. NGUYỄN QUANG SÁNG
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh Nguyễn Sáng, sinh ngày 12/01/1932 (năm Nhâm Thân), tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và mất ngày 13/2/2014. Ông đã từng nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, năm 2001 cho các tác phẩm:
Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Chiếc lược ngà, Đất lửa.
Năm 14 tuổi, Nguyễn Quang Sáng đã xung phong vào bộ đội, làm liên lạc cho Liên Chi 2. Được hai năm (1948) đơn vị cử ông đi học thêm văn hóa ở Trường trung cấp kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Tốt nghiệp ông về công tác tại Phòng Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu Phật giáo và đạo Hòa Hảo. Mãi đến 1955, Nguyễn Quang Sáng mới theo đơn vị tập kết ra Bắc và chuyển ngành với quân hàm chuẩn úy. Khi ấy ông về làm việc ở Phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam được 3 năm, đến 1958, ông về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên ở Tuần báo Văn nghệ và Nhà xuất bản Văn học,...
Thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam- Bắc cam go và quyết liệt nhất, 1966, ông xung phong vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, ông quay trở lại miền Bắc tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố các khóa I, II và III. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là lớp hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa II và III, và là Phó Tổng Thư ký Hội khóa IV.
Hơn 60 năm cầm bút viết văn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ gồm 32 tác phẩm văn xuôi, trong đấy có những tác phẩm tiêu biểu như:
Con chim vàng
(Nxb Kim Đồng, 1957);
Người quê hương
(Nxb Văn học, 1960);
Đất lửa
(Nxb Văn học, 1963);
Câu chuyện bên trận địa pháo
(Nxb Văn học, 1966);
Người con đi xa
(Nxb Tác phẩm mới, 1977);
Cánh đồng hoang
(Kịch bản phim, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1981);
Chiếc lược ngà
(Nxb Văn học, 1962);
Dòng sông thơ ấu
(Nxb. Kim Đồng, 1985);
Con mèo Fujita
(Nxb Hội Nhà văn, 1990),
Mùa gió chướng
(Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999);
Nó và tôi
(Nxb Kim Đồng, 2002),
Tạo hóa dưới trần gian
(Nxb Trẻ, 2003).
5. HOÀNG TÍCH CHỈ
Nhà văn Hoàng Tích Chỉ sinh ngày 01/9/1932 (tuổi Nhâm Thân), tại xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình có đông anh em cùng cha khác mẹ, nhưng hầu hết đều nổi tiếng như anh cả là nhà báo Hoàng Tích Chu, anh hai họa sĩ Hoàng Tích Chù, từng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt II, năm 2001 về lĩnh vực hội họa, anh ba là nhà viết kịch Hoàng Tích Linh và bác sĩ Hoàng Tích Lộ, còn Hoàng Tích Chỉ là em trai út. Thân phụ của ông là cụ Hoàng Tích Phụng, một nhà nho từng làm đến chức Tri phủ Huấn học, song lại dấn thân vào phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục với tinh thần chấn hưng dân tộc, và ra đi trong sự thanh tịnh của cuộc đời…
Nói đến Hoàng Tích Chỉ, không ít người nghĩ rằng ông chỉ là nhà biên kịch điện ảnh thuần túy. Nhưng thực tế không phải hoàn toàn là như vậy. Bởi ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ rất lâu và đã có trên dưới chục cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản. Mặt khác, kịch bản điện ảnh của Hoàng Tích Chỉ có nhiều tác phẩm bắt nguồn từ những cuốn tiểu thuyết của chính tác giả và do ông tự tay chuyển thể, nên rất có rất giá trị về mặt văn chương, đặc biệt là ở những kịch bản phim truyện nhựa. Chính vì thế mà ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 với tư cách là nhà viết kịch bản văn học cho điện ảnh, chứ không phải về các lĩnh vực khác của ngành này.
Trước và sau đấy, nhà văn, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết, kịch bản phim truyện và phim tài liệu có giá trị. Không những thế nhà văn, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ còn viết và đạo diễn nhiều thể loại khác với hàng chục tác phẩm có giá trị như: Kịch bản phim truyện:
Trên vĩ tuyến 17
(
Bông sen bạc
LHPVN lần thứ I),
Biển gọi
(
Bông sen bạc
LHPVN lần thứ I),
Vĩ tuyến 17: Ngày và đêm
(
Bông sen bạc
LHP VN lần thứ II- giải thưởng
Hoà bình thế giới
của Liên bang Xô viết tại LHPQT Matxcơva 1973, giải vàng
Nữ diễn viên xuất sắc nhất
cho Trà Giang trong vai Dịu),
Em bé Hà Nội
(
Bông Sen vàng
LHPVN lần thứ III - giải đặc biệt LHPQT Matxcơva 1975),
Mối tình đầu
(
Bông sen bạc
LHPVN lần thứ V.
Giải Nhất chính thức
của tổ chức Unesco tại LHP Karlovy Vary 1978,
Giải Bạc
LHP Tân hiện thực lần thứ XXI tại Cộng hòa Italy, 1981),
Đất mẹ
,
Cuộc chia tay mùa hạ
,
Đêm cuối năm
,
Đứa con người hàng xóm
,
Tọa độ chết
(kịch bản Hoàng Tích Chỉ và A.Láp-xin; đạo diễn Nguyễn Xuân Chân và X. Gatxparốp),
Săn bắt cướp
...; Kịch bản phim truyền hình:
Những đứa con đất cảng
,
Lục Vân Tiên
...; Biên kịch phim tài liệu:
Thành phố lúc rạng đông
...; Đã xuất bản các tiểu thuyết:
Bão tuyến
,
Mắt bão
,
Tướng cướp hoàn lương
,
Bóng ma rừng Sác
,...
Đấy chính là những cái mà với nhiều người trong cuộc đời cầm bút của mình chẳng dám mơ và có không ít người nghĩ rằng làm được như vậy là do tài năng cá nhân, còn với nhà biên kịch lão thành và tài ba Hoàng Tích Chỉ lại cho rằng đấy là do
cơ duyên
mà có. Cái cơ duyên lớn nhất của người nghệ sĩ chính là biết đồng hành cùng cuộc sống chiến đấu bảo vệ và dựng xây Tổ quốc, biết cảm thông chia sẻ với những nỗi đau, sự huy sinh, mất mát của đồng bào mình, xót thương cho số phận con người trong những lúc bom rơi đạn lạc, hoạn nạn, chiến tranh hay sự đói nghèo, khó khăn của cuộc mưu sinh trong bộn bề những lo toan đời thường luôn trực bám, bươn chải trăm bề những mong được ngẩng mặt, rạng mày lên như bao người khác trên thế gian này. Xét về phương diện này thì trong gần nửa thế kỷ cầm bút sáng tác văn chương và biện kịch điện ảnh, Hoàng Tích Chỉ thực sự đã có được
cơ duyên
lớn ấy, mà không phải bất cứ nhà văn, nhà biên kịch nào cũng có được.
6. ĐỖ CHU
Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, sinh ngày 5/2/1944 (năm Giáp Thân), tại xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Thưở thiếu thời, ông theo học trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh), một ngôi trường khá nổi tiếng với nhiều học sinh đỗ đạt cao. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đầu những năm 60, Đỗ Chu đã có các truyện ngắn như:
Ao làng, Thung lũng cò
và
Mùa cá bột
đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thời ấy, không ai nghĩ những truyện ngắn này được viết bởi một cậu học sinh phổ thông tỉnh lẻ mới mười tám tuổi vừa bị lưu ban lớp 10. Năm sau, 1963, ba truyện ngắn ấy giành giải Nhất cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật, năm 2012 với các tác phẩm
Một loài chim trên sóng
(truyện ngắn) và
Tản mạn trước đèn
(tiểu luận).
Chỉ cần đọc tên tập tùy bút
Thăm thẳm bóng người
của nhà văn Đỗ Chu đủ biết ông là người kỹ càng đến mức nào trong chuyện chữ nghĩa. Có người cho rằng trên văn đàn văn Việt, Đỗ Chu chỉ xếp sau cụ Nguyễn Tuân, một bậc thầy về cái khoản tùy bút, mà giới văn chương quen gọi là
văn chương sạch
.
Với nhà văn Đỗ Chu, nguồn mạch văn chương dường như không lúc nào ngừng dạt dào tuôn chảy, đúng như ông đã tự bạch: “
Có con sông Thương chảy vào đời tôi, lại có con sông Cầu chảy qua đời tôi, và có những trang sách hay nâng bước tôi đi theo năm tháng. Nhiều trang trong đó là của các nhà văn cùng thời với mình, tôi lấy làm vinh hạnh đã được đọc họ. Phần nữa là của một nhân loại tài trí đã dành dụm cả ngàn năm để hôm nay gửi tới chúng ta. Đó là những đôi cánh tinh thần đủ sức nâng bổng ta lên, đủ sức kéo ta đứng dậy”.
V.A
Xem tiếp:
Những nhà văn tuổi Thân (phần cuối)
Các tin khác
PHIẾM KHỈ PHÚ
Cuối năm NGHE LẠI EM HÃY NGỦ ĐI
VĂN HÓA DÒNG HỌ XƯA VÀ NAY
BÀI HÀNH CHÉM GIÓ
VIỆT NAM: TÀI NGOẠI GIAO QUA SỬ CỔ
CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ ĐẦU NĂM - VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT
MỘT BUỔI TẤT NIÊN
VỊNH TÔN NGỘ KHÔNG
TIỄN MỸ HẦU VƯƠNG
TÔN HÀNH RỞM VÀO TRẠI
GÓP GIÓ THÀNH BÃO
CHÚC XUÂN
ĐẦU NĂM BÍNH THÂN CƯỜI CÙNG LÊ BÁ THỰ
TRỰC CẢM HAY LINH CẢM...
TÂM SỰ CỦA PHẠM TRỌNG THANH TRONG "DẮT NHAU ĐI BỘ"
MUỐN "VÌ DÂN, TRƯỚC PHẢI "GẦN DÂN, TRỌNG DÂN"
LUẬT NHÂN QUẢ
MỘT BÀI VĂN TẾ TƯỚNG SĨ NHÀ THANH TỬ TRẬN
TẾT BÍNH THÂN TRONG THƠ VUA MINH MẠNG
CHÚC THỌ CHA
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)