Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

HƯƠNG CUỘC SỐNG

Hoàng Nguyễn
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009 3:23 PM
Hương cuộc sống
Hay thực tế manh nha về bộ môn nghệ thuật thứ 8
 
Kịch bản (giả tưởng):
1. Đạo diễn và viết kịch bản: Hoàng Nguyễn.
2. Bối cảnh: Tại một sân khấu biểu diễn ca nhạc.
3. Tham gia biểu diễn: Những ca sỹ nổi tiếng của ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ cùng nhau biểu diễn những bài hát về Mẹ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3!
4. Bài hát chủ đạo của chương trình được dàn dựng như sau:
Bài hát:
Mẹ
Câu1: Mẹ sinh con trong niềm vui hạnh phúc
- Giọng nữ trầm;
- Nhạc vừa phải, Đàn Tranh;
- Hình ảnh một miền quê thân thương, người mẹ hạnh phúc trong giây phút đứa con chào đời;
- Mùi hương lúa, đồng quê đang mùa gặt gợi một cảm giác yên bình, đầm ấm - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 2: Và sự chờ đón của mọi người
- Đồng ca nam nữ;
- Nhạc du dương, Đàn Tranh;
- Hình ảnh ngôi nhà hạnh phúc có bố, mẹ và các con;
- Mùi gạo nếp thơm cho ta một cảm giác gần gũi, thân thương (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 3: Chăm lo đời con hơn đời của mẹ
- Đồng ca nữ;
- Nhạc êm ả, có trầm, có bổng, Sáo;
- Hình ảnh người mẹ dìu con thơ từng bước đi, chăm con từng bữa ăn, giấc ngủ;
- Mùi hương hoa bưởi, mùi gian nhà tranh, dòng sông giúp ta trở về quá khứ tuổi thơ với nhữg cánh diều, con trâu, dòng sông và gánh hàng của mẹ - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 4: Bao khổ cực nhọc nhằn
- Đơn nam;
- Nhạc trầm, Sáo;
- Hình ảnh người mẹ vất vả, bon chen với cuộc sống nhưng đôi mắt mẹ vẫn dõi theo từng bước chân con;
- Mùi hương cây cỏ, bánh đa nướng, bắp ngô non nhằm tái hiện lại những vất vả của người mẹ nhưng đồng thời đó còn là niềm vui, hạnh phúc của người mẹ được chăm lo cho con dù có là vất vả, khổ cực - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 5: Mẹ gánh, mẹ che, mẹ đỡ.
- Đồng ca nam, nữ;
- Nhạc hào hùng, cả dàn nhạc;
- Hình ảnh mẹ vui và hạnh phúc khi ngày đầu tiên con đi học;
- Mùi hương chuối cho ta một cảm giác đứa con được sự bao bọc, che chở chắc chắn của mẹ  - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 6: Cả khi con đã lớn rồi.
- Đơn ca nữ;
- Nhạc du dương, Đàn Tranh;
- Hình ảnh mẹ và con trong ngày vui con thi đỗ vào đại học;
- Mùi hương cọ, mực thơm, sách vở gợi nhớ về ngày đầu tiên mẹ đưa con đến trường, đi dưới những tán cọ, những hình ảnh theo người con suốt cuộc đời - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 7: Vẫn như ngày nào mẹ gồng gánh vì con.
- Đồng ca nam nữ;
- Nhạc trầm, hồi tưởng, ócgan;
- Hình ảnh người mẹ lưng đã mỏi nhưng vẫn bươn chải sớm chiều lo cho con kể cả khi chúng đã lớn, đôi mắt mẹ vẫn sáng ngời hạnh phúc;
-  Mùi muối mặn chát, mùi tanh của cá, của gió biển nhằm mô tả một cách chân thực nhất những vất vả của mẹ sau bao năm tháng vất vả vì con, tưởng giờ con khôn lớn mẹ sẽ được nghỉ ngơi nhưng vẫn như ngày nào mẹ vẫn chăm con từng bữa ăn, giấc ngủ - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 8: Nhưng con đâu biết.
- Nam thấp;
- Nhạc trầm, ócgan;
- Hình ảnh đứa con hư, nghịch ngợm, đua đòi chúng bạn làm những việc xấu;
- Mùi cơm khê cho ta cảm giác một người con mải chơi, được mẹ chăm bẵm từng ly, từng tý nhưng chỉ biết nghĩ đến bản thân, chỉ biết đón nhận tình thương yêu của mẹ mà không quan tâm, thương yêu mẹ của mình - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 9: Con hư.
- Nam thấp;
- Nhạc trầm, ócgan;
- Hình ảnh mẹ già ở quê bữa no, bữa đói, đối nghịch với hình ảnh đứa con đua đòi theo chúng bạn ăn tiêu hoang phí trên mồ hôi, công sức của mẹ;
- Mùi rượu mạnh, nước hoa Trung Quốc quyện lẫn mùi đàn bà ở quán ba, vũ trường giúp khán giả liên tưởng đến sự thay đổi của người con, một đứa con hư không biết nghe lời mẹ, không biết đến sự vất vả của mẹ - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 10: Rất nhiều lần con hư.
- Đồng ca nam, nữ;
- Nhạc trầm dồn, cả dàn nhạc;
- Hình ảnh mẹ ngồi chăm sóc, lau rửa và đắp lành vết thương thể xác, tâm hồn cho con mỗi khi con va vấp trên đường đời;
- Mùi đô la, tiền bạc ẩm mốc vì thời gian để nói lên sự sa đà quá mức của đứa con  - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 11: Rất nhiều lần con hứa.
- Giọng nữ thấp;
- Nhạc buồn, Đàn Bầu;
- Hình ảnh người mẹ khuyên răn con sống có trách nhiệm với bản thân, sống để trở thành người có ích, con đã khóc và hứa với mẹ bao nhiêu điều;
- Mùi của gió biển tạo liên tưởng về sự hứa hẹn nhưng không thực hiện rất nhiều lần của người con  - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 12: Con sẽ sống tốt mẹ ơi!
- Giọng nữ thấp;
- Nhạc nhẹ nhàng, ócgan;
- Hình ảnh mẹ và con bên mâm cơm chiều, mẹ vui vì con hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm để sống tốt;
- Mùi hương sen trong bùn giúp khán giả liên tưởng đến hình ảnh đứa con đã vấy chút bùn hôi tanh khó mà đứng dậy làm người nếu không đủ bản lĩnh. Mùi hương sen trong bùn cũng là sự mong muốn của người mẹ vẫn luôn tin rằng con mình dù vấy bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, rồi đây con mình cũng sẽ tốt lên - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 13: Nhưng con hư, con đâu có biết.
- Giọng nam trầm;
- Nhạc buồn; Đàn Bầu, Đàn Nhị;
- Hình ảnh người con vẫn đi sớm về khuya để mẹ phải chờ đợi mòn mỏi;
- Mùi cay của cây ớt xanh, hương hoa chanh nhằm mô tả rõ nét về sự vô cảm đến cao độ của người con đối với người mẹ của mình  - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 14: Con làm khổ mẹ, mẹ khóc.
- Đồng ca nữ;
- Nhạc buồn, Đàn Bầu, Đàn Nhị;
- Hình ảnh mẹ một mình bên mâm cơm chiều chỉ có rau và nước mắt, mẹ đã ngồi đó rất lâu;
- Mùi hương cây tre, nứa ngấm nước mưa lâu ngày nói lên sự đợi chờ, khô héo từng ngày của người mẹ - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 15: Kể khi không thể gánh gồng...
- Đồng ca;
- Nhạc trầm buồn; Đàn Bầu, Đàn Nhị;
- Hình ảnh tóc mẹ đã bạc, mắt đã mờ, lưng đã mỏi vẫn ngóng chờ đứa con mẹ thương yêu nhất;
- Mùi của cây lá mùa thu, mùi hương hoa cỏ may gợi cho khán giả cảm giác trầm buồn về hình ảnh người mẹ già trong căn nhà tranh, trong tiết trời mùa thu yên ả, hình ảnh người mẹ rất mệt mỏi và buồn vì phải đợi chờ quá lâu con mình sẽ trưởng thành, sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 16: Và đợi được hơn.
- Đồng ca nam nữ;
- Nhạc buồn và chậm, cả dàn nhạc;
- Hình ảnh ngôi nhà xưa, mảnh vườn xưa, ngày con còn bé có mẹ thật vui biết bao;
- Mùi hương của đất mẹ, cây bưởi sau nhà mẹ trồng, mùi thơm trang sách, bộ bàn ghế mà ở đó ngày xưa mẹ dạy con từng nét chữ đầu tiên gợi cho khán giả liên tưởng về một thời quá khứ đã xa êm đềm, hạnh phúc của một gia đình có mẹ, có con, giờ mẹ đã không còn nữa ngôi nhà chống chếnh, hiu quạnh biết bao - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).
Câu 17: Vẫn lo con mình còn bé, còn dại lắm con ơi!
- Đồng ca nam, nữ;
- Nhạc du dương, trầm bổng;
- Hình ảnh đứa con ngồi một mình trong căn nhà của mẹ, đứa con đã khóc và ân hận nhưng mẹ đã không còn nữa, nỗi nhớ mẹ, hình ảnh mẹ tràn ngập trái tim, tràn ngập ngôi nhà;
- Mùi hương cây lúa, hương sen nhằm mô tả cho khán giả rõ nét về hình tượng của người mẹ Việt Nam kiên cường, anh dũng hy sinh cả đời vì chồng vì con. Và dù mẹ có ở đâu đi chăng nữa mẹ vẫn sẽ dõi theo bước đường con đi, mong cho con khôn lớn, trưởng thành  - (tạo hiệu ứng hương thơm cho cả sân khấu, khán giả ai cũng được thưởng thức).

* Một lời giải thích cho rõ:
Sẽ là quá sớm để nói rằng cách dàn dựng một chương trình ca nhạc như hình thức trên đây (với tác phẩm Mẹ) là bộ môn nghệ thuật thứ 8 (nghệ thuật của mùi hương) chỉ vì nó khác với mọi bộ môn nghệ thuật khác mà chúng ta biết, chưa ai làm (với sự khác biệt là cho thêm vào tác phẩm mùi hương chân thực của cuộc sống) nhưng tôi tin rằng dù là nghệ thuật gì đi chăng nữa thì quan trọng vẫn cần sự sáng tạo, cần sự phản ảnh, truyền tải đến khán giả chân thực, sinh động nhất bản chất của cuộc sống. Và với cách làm, cách thể hiện tác phẩm như trên đã phần nào làm được điều ta mong muốn đó.
Hoàng Nguyễn