Trang chủ » Tư liệu nhà văn

NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (vần H1)

Theo kỷ yếu HNVVN
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009 5:16 AM

DŨNG HÀ

Bút danh khác: THÁI LINH
Họ và tên khai sinh: Phạm Điệng. Sinh năm 1929. Quê quán: Xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 105, ngõ 4B Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1983.
* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1946 liên tục hơn 50 năm phục vụ trong quân đội từ chiến sĩ đến cán bộ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn binh chủng. Là thương binh 3/4. Quân hàm Thiếu tướng. Trước khi về hưu là Tổng biên tạp tạp chí Văn nghệ quân đội (từ 1982-1992). Có truyện ngắn in từ năm 1959, sau vừa làm công tác quản lý và viết văn.
* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gió bấc (tập truyện ngắn, 1963); Sao mai (tiểu thuyết, 1978); Mảnh đất yêu thương (tiểu thuyết, 1978); Đường dài (tiểu thuyết, 1987); Quãng đời xưa in bóng (tiểu thuyết, 1990); Cây số 42 (tập truyện ngắn, 1994); Sông cạn (2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1962 với truyện ngắn Trung thành.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội. Nó cũng có lúc độc lập tương đối, có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển xã hội. Nhưng nó lệ thuộc vào chính trị tuỳ nơi, tuỳ lúc, tuỳ người chỉ đạo mà nó bị lệ thuộc nhiều hay ít, thậm chí như tuyệt đối nên khó phát huy. Cần được tự do sáng tác hơn nữa trên cơ sở tôn trọng luật pháp, chỉ đạo cần nhìn ra nước ngoài, học tập cái hay của người ta không nên coi mình cái gì cũng đúng cả.


NGUYỄN VÕ LỆ HÀ

Bút danh khác: HÀ HUY ANH, HÀ ANH MY, LÊ NA
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Võ Lệ Hà. Sinh ngày 2 tháng 1 năm 1955. Quê quán: Thị xã Bắc Giang. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam. Hiện thường trú tại: 216 Nghi Tàm, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Vào Hội năm 2006.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1978-1984 là kĩ sư kinh tế đô thị Viện Quy hoạch thành phố Hà Nội. Từ 1984 đến nay: phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vũ điệu Lăm ba đa (truyện ngắn, 1995); 1001 truyện vui về tình yêu và hạnh phúc gia đình (1998); Tuổi thần tiên (truyện ngắn, 1998); Ngôi sao xa vời của tôi (truyện ngắn, 1998); Truyện vui  mẹ và con (truyện ngắn, 1999). 1. Mười người da đen nhỏ - Agatha Christie. (Nhà xuất bản Lao Động - năm 2006. Tái bản lần thứ 1)
    2. Lứa tuổi hai mươi - Berkesi András. (NXB Lao Động - 2007. Tái bản lần 1)
    3. Nàng IĐO - Gárdonyi Géza. (NXB Thanh Niên - 2009. Tái bản lần 3)
    4. Tâm hồn bí ẩn - Gárdonyi Géza (NXB Thanh Niên - 2009. Tái bản lần 1)
         Và tái bản một cuốn sách sáng tác có tên: TRUYỆN CƯỜI MẸ VÀ CON (NXB Lao Động - 2008. Tái bản lần1)
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đến với văn học như một lẽ tự nhiên... Tôi luôn quan niệm văn chương chính là tiếng nói của tâm hồn mình vì thế trong tất cả những sáng tác của tôi đều mang tính giáo dục, hướng mọi người đến cái nhìn nhân văn, hướng thiện, cư xử tốt để làm cho xã hội tốt hơn. Có thầy giáo dạy tôi từ thời phổ thông, khi đọc sách tôi đã nói: "Vẫn biết em có năng khiếu văn từ nhỏ, nhưng bây giờ đọc những gì em viết, mới thấy em là người nhân hậu, có tấm lòng bao dung." Đó chính là niềm tự hào cho tôi khi được đứng trong hàng ngũ những nhà văn Việt Nam.
 


ĐOÀN NGỌC HÀ

Bút danh khác: LÊ VĂN VÂN, NGUYỄN VĂN LƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tế Nhị. Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1945. Quê quán: Liêm Túc, Thanh Liêm, Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập tạp chí Sông Châu, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam. Hiện thường trú tại: Liêm Túc, Thanh Liêm, Hà Nam. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Vào ngành dạy học năm 1965. Viết văn từ 1967 với một số truyện ngắn đầu tay. Từ năm 1968 bắt đầu nghiên cứu văn hoá Liễu Đôi. Từ năm 1970 tập trung sáng tác. Từ năm 1985 bắt đầu viết tiểu thuyết. Từng là Hiệu trưởng trường trung học Đinh Công Tráng, Thanh Liêm. Hiện nay là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội VHNT Hà Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Văn hoá truyền thống Liễu Đôi (3 tập, 1981); Hoàn vương ca tích (sưu tầm nghiên cứu trên 8000 câu thơ lục bát cổ thời Đinh- Lê, 2004); Hoa hậu quê (tiểu thuyết, 1998); Làm thầy (tiểu thuyết, 2000); Nghệ sỹ (tiểu thuyết, 2004); Làng con gái (tập truyện ngắn, 2004); Đời nghệ sĩ (tiểu thuyết, 2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất Giải thưởng văn học Nguyễn Khuyến với tác phẩm Văn hoá truyền thống Liễu Đôi năm 1985. Năm 1989 giải nhất báo Văn nghệ với truyện ngắn Truyện cười làng tam tiếu. Năm 1990 đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn về đề tài giáo dục. Năm 1998 được giải thưởng tiểu thuyết Hoa hậu quê của Nxb Hội Nhà văn. Năm 1999 đoạt giải nhì giải thưởng Văn học Nguyễn Khuyến về tiểu thuyết. Giải nhì  truyện ngắn báo Văn nghệ 2004.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Mãi mãi văn học nghệ thuật giữ chức năng cao đẹp của nó, rung động tình cảm và giáo dục tình cảm con người. Tôi coi văn học là một công việc thiêng liêng, công việc đầy khó khăn, khổ ải. Đến với văn học, tôi luôn có một cảm giác hụt hẫng, chống chếnh, bất lực. Cảm thấy vào một xứ sở kỳ diệu, chẳng biết đâu cho cùng, đúng là công việc tìm một cái chưa hề biết, chưa hề có để nó có, có như một sinh mệnh . Công việc đó, không phải muốn mà làm được.
Tuy vậy, cả đời tôi đã không mệt mỏi cho công việc này. Tôi sưu tầm nghiên cứu Văn nghệ dân gian cũng là để sáng tác. Tôi dành mọi thì giờ còn lại sau công việc dạy học để sáng tác.  Tôi mơ ước từ nay đến cuối đời có thể viết được vài cuốn nữa.


HOÀNG NGỌC HÀ

Họ và tên khai sinh: Hoàng Ngọc Hà. Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1936. Quê quán: Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Hà Nội. Hiện thường trú tại: 9 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1954: Cán bộ Thành đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội. 1962: Trưởng ban cán sự Đại học, Thành đoàn TNCS Hà Nội. 1975: Thường vụ Thành đoàn TNCS Hà Nội. 1981: Phó ban dân vận Thành ủy Hà Nội. 1989: Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. 1996: Tổng thư ký Hội Nhà văn Hà Nội - Phó Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiểu thuyết: Chuyện tình người mẹ (1990); Hoàng hôn buồn (1991); Lệ đắng; Nắng lạnh (1992); Hoa nước mắt (1993); Tia nắng mong manh (1994); Nỗi buồn lặng im (1995); Gập ghềnh (2000); Tự ngẫm (2002). Tập truyện ngắn: Chuyện của hai người (1997); Người đẹp (2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng tạp chí Tác phẩm mới cho truyện ngắn Chị và em năm 1995 và cho truyện vừa Chuyện của hai người năm 1998. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, cuộc thi tiểu thuyết 1998-2000 cho tác phẩm Gập ghềnh.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Được làm nhà văn là một hạnh phúc, là được sống thêm nhiều cuộc đời. Đối với tôi cuộc sống bao giờ cũng nhiều gian khổ, nhiễu nhương. Cho nên biết phát hiện điều tốt, biết tìm ra cái đẹp là biết sống đầy hứng thú, làm cho cuộc đời mình vượt qua bể khổ dễ dàng hơn. Tôi viết văn theo phương châm đó.


HỒ THẾ HÀ

Họ và tên khai sinh: Hồ Thế Hà . Sinh ngày 10 tháng 6 năm 1955. Quê quán: Phù Cát, Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giảng viên văn học Khoa Ngữ văn trường Đại học khoa học Huế. Hiện thường trú tại: 04 Lê Lợi, Huế. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm  2003.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học ngành ngữ văn năm 1985, ngành tiếng Anh năm 1996, tiến sĩ Ngữ văn 2000, Phó giáo sư 2005. Tham gia quân đội từ 1978 đến 1982. Chiến đấu tại Cămpuchia. Hội viên Hội VHNT Thừa Thiên -Huế. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Khoảnh khắc (1990); Nghìn trùng (1991); Xác thu (1996); Tiểu luận phê bình: Thức cùng trang văn (1993); Sức bền của thơ (1993); Tìm trong trang viết (1998); Thơ và thơ Việt Nam hiện đại (1997); Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2004); Thao thức thơ (2005); Những khoảnh khắc đồng hiện (2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế năm 1993, năm 1997, năm 2003. Giải thưởng VHNT Cố Đô của tỉnh Thừa Thiên-Huế lần 2 (1993-1997) và lần 3 (1998-2003). Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp  các Hội VHNT Việt Nam năm 1998.


HỒNG HÀ

Bút danh khác: THÀNH NAM, HÀ VĂN, TRƯỜNG CHIẾN...
Họ và tên khai sinh: Hà Văn Trường. Sinh ngày 5 tháng 9 năm 1928. Quê quán: TP Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiện thường trú tại: Nhà 22, khu B4, ngõ 195 Đội Cấn, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1997.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Viết báo Cứu Quốc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1954 làm báo Nhân Dân. Tốt nghiệp Khoa Báo chí ở Liên Xô (1956-1960). Uỷ viên Trung ương Đảng khóa V, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (từ 1982). Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (từ 1987). Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đại biểu Quốc hội (từ 1991). Trợ lý Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1996). Thường trực tổ biên tập văn kiện các Đại hội IX, X của Đảng (1996-2006). Từng là Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương từ 2001 đến 2006.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lên công trường (1956); Theo dấu chân Bác (1997); Thời thanh niên của Bác Hồ (1976); Bác Hồ ở Pháp (1977); Bác Hồ trên đất nước Lênin (1981); Viết cùng năm tháng (1999); Sức mạnh nhân dân (2000); Những người Nga (dịch, 1960). Bốn kịch bản văn học của bốn bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975-1980).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam về bút ký năm 1954-1955. Giải thưởng báo chí toàn quốc loại A của Hội Nhà báo Việt Nam năm 1997. Giải thưởng loại A về bút ký của báo Nhân Dân năm 1997. Giải thưởng Điện ảnh Bông Sen vàng (tập thể) năm 1980.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi vào nghề viết ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cách mạng đã tôi luyện ngòi bút cho tôi, nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp cho tôi. Viết báo và viết văn có những chức năng, đặc thù riêng. Đấy là hai nghề đều gian khổ. Nhưng được viết vì nhân dân, vì Tổ quốc, là một hạnh phúc lớn. Viết suốt cuộc đời. Viết cùng đà phát triển rạng rỡ của đất nước. Chúng ta còn mắc nợ nhiều đối với bạn đọc.


NAM HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Anh Công. Sinh ngày 18 tháng 01 năm 1935. Quê quán: Xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, thư ký Chi Hội Nhà văn quân đội. Hiện thường trú tại: A 17, số 8 Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1974.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Hoạt động trong đội thiếu niên và thanh niên Cứu quốc ở quê từ 1945. 1950 nhập ngũ, phóng viên báo Giữ làng (tỉnh đội Nghệ An). 1950-1959 chiến đấu, phục vụ tại chiến trường Bình Trị Thiên và vùng giới tuyến. 1960 biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, vào chiến trường khu 6, miền Đông Nam Bộ trong những năm chiến tranh sau đó tiếp tục công tác ở tạp chí Văn nghệ quân đội, làm Trưởng ban sáng tác, Thư ký Chi Hội Nhà văn Quân đội, Phó Ban văn học AN-QP (Hội Nhà văn).
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đã in 5 tập tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 2 tập ký sự, 1 tập thơ và nhiều tập bút ký, truyện ký, trong đó có Đất Miền Đông (tiểu thuyết, 2 tập, 1983); Trong vùng tam giác sắt (tiểu thuyết, 2 tập), Mùa rẫy (truyện, 1978); Dặm dài đất nước (bút ký, 1994); Sự kỳ diệu của lịch sử (tản văn, 2003); Khi tổ quốc gọi lên đường (thơ, 1975); Ngày rất dài (tiểu thuyết, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994), Giải thưởng Hội Văn nghệ Sông Bé (1994), Giải thưởng Nguyễn Thông (Bình Thuận, 1996), Giải thưởng Hội Nhà văn (1996). Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (2004). Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Sau Cách mạng tháng Tám là hai cuộc chiến tranh giải phóng - những sự kiện lịch sử lớn nhất của Việt Nam và cả thế giới trong thế kỷ XX. Tôi đã tham gia hai cuộc kháng chiến, là thương binh thời chống Pháp, đã ở chiến trường miền Nam thời chống Mỹ 10 năm trời. Tôi coi việc viết về cuộc chiến đấu của nhân dân tôi, đồng đội tôi là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn của đời mình.


NGUYỄN HỒNG HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hữu Hà. Sinh ngày 6 tháng 5 năm 1947. Quê quán: Mỹ Hương, Lương Tài, Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, trưởng ban biên tập báo Quân đội nhân dân. Hiện thường trú tại: N45, ngõ 168 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1966, chiến sĩ trinh sát sư đoàn 308. Chiến đấu ở các chiến trường Khe Sanh, 1968. Đường 9 Nam Lào, 1971. Quảng Trị, 1972. Làm tiểu đội phó, trung đội phó, chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn. Tốt nghiệp Đại học KHXH và Nhân văn. Học viện chính trị quân sự 1981. Làm phóng viên, biên tập viên, trưởng ban biên tập báo Quân đội nhân dân.  
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chùm quả đầu mùa (thơ, in chung, 1980); Từ anh tới em (thơ, 1990); Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991); Lời của người đời (thơ, 1997); Thơ Nguyễn Hồng Hà (thơ, 2003); Ngồi kề (thơ, 2003).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Bài thơ viết ở nhà mình- Giải C cuộc thi Tuần báo Văn nghệ năm 1975. Chúng tôi đi bốc mộ ở Trường Sơn - Giải thơ hay báo Nhân Dân 1979. Nhớ bạn, Ánh mắt cuối cùng - Giải nhì Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh 1984. Gương mặt - Giải khuyến khích Văn nghệ quân đội 1986. Gửi một người ở lớp 10B - Giải C (không có giải A) cuộc thi thơ lục bát báo Giáo dục và Thời đại 1998.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ có mục đích tự thân. Với tôi, thơ là phương tiện giãi bày cảm xúc của người lính ở mặt trận mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Ở đấy có cả thiên đường và địa ngục. Thơ là tiếng nói trung thực nhất của nội tâm.


NGUYỄN HỮU HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hữu Hà. Sinh ngày 15 tháng 4 năm 1946. Quê quán: xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng cơ quan đại diện  tại Hà Nội của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất. Hiện thường trú tại: số 7/40, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hà Nội. Vào Hội năm 2003.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở bé, từ năm 1955-1960, theo cha về Hà Nội học cấp 1, cấp 2. Năm 1960 trở lại quê nhà, học đến hết cấp 3 tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Khi 18 tuổi, là sinh viên trường Đại học Bách khoa.  Cuối năm 1968, tốt nghiệp đại học. Nhập ngũ trở thành sĩ quan quân đội-  kỹ sư quân khí. Từ 1976 đến 1991 sống và làm việc chủ yếu tại Tiệp Khắc (cũ) với tư cách một cán bộ quân sự của Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Hiện là Trưởng cơ quan đại diện  tại Hà Nội của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Khoảng lặng (thơ, 1999); Khúc giao mùa (thơ, 2001); Chiều không yên (thơ, 2004); Dòng sông đời tôi (thơ, 2006).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi thường ngẫm ngợi về phận làm người. Và thơ là phương tiện tôi chọn để giãi bày và gửi gấm quan niệm sống.
     Tôi hằng mong thơ là thứ vũ khí gìn giữ và bảo vệ cái đẹp và sự lương thiện ở đời.
     Mai sau, có thể chẳng mấy ai yêu thơ, nhưng tấm lòng và phẩm hạnh của người viết ẩn phía sau những con chữ sẽ còn lại mãi.


NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Ngọc Hà. Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1949. Quê quán: Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 88 ngõ 31 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội. Vào Hội năm 2003.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học 1971, về công tác tại Ty thương nghiệp Thanh Hóa. Năm 1973: về Tổng công ty bông vải sợi Bộ Nội thương. Năm 1976: về dạy tại trường cán bộ Lào - Campuchia (nay là Trường cán bộ thương mại). Năm 1998: về Tổng công ty Intimex Bộ Thương mại.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gửi con lời ru (thơ, 1999); Em đi ngang chiều gió (thơ, 2001); Cỏ mặt trời (thơ, 2003); Người gánh vô hình (thơ, 2005).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba cuộc thi thơ lục bát của báo Văn nghệ năm 2003.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống xã hội. Ngoài trải nghiệm từ cuộc đời mình. Người viết văn cần cảm nhận được tận cùng vui, buồn, sướng, khổ của cõi Người, hóa tâm hồn vào từng con chữ để tạo nên những tác phẩm vừa hiện thực vừa có tính nghệ thuật, rung động được lòng người.


NGUYỄN QUANG HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Mạnh Tràng. Sinh ngày 15 tháng 01 năm 1941. Quê quán: xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Theo đạo Phật. Hiện thường trú tại: 147/6 Phan Đình Phùng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1977.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1958-1967 dạy học ở Bắc Giang. Từ 1967-1977: đi bộ đội. Chiến đấu và công tác ở Thừa Thiên- Huế, thời chống Mỹ. Từ 1977 đến 2000: Chuyển ngành. Công tác tại tạp chí Sông Hương thuộc Hội VHNT Bình Trị Thiên và nay là Thừa Thiên Huế. 1975: Bị thương, ra Bắc, học lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn tại Quảng Bá, Hà Nội. Chuẩn bị giải phóng miền Nam, trở lại chiến trường.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiếng gà trên điểm chốt (thơ, 1976); Bạn bè một thuở (truyện ngắn, 1984); Lang thang với Huế (ký, 1987); Kinh thành mến yêu (tiểu thuyết, 1988); Cuối tuần trăng mật (tiểu thuyết, 1988); Thời tôi mặc áo lính (tiểu thuyết, 1990); Trái ngọt vườn cấm (tiểu thuyết, 1990); Tiểu thư bị bùa mê (tiểu thuyết, 1997); Sông dài như kiếm (tiểu thuyết, 2002); Thân Trọng Một, con người huyền thoại (truyện ký, 2003); Tiếng thở dài của đất (tiểu thuyết, 2006)…
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A bút ký báo Văn nghệ - Đài TNVN (1984), Giải B bút ký báo Văn nghệ 1987. Giải nhì bút ký báo Văn nghệ (1996) và Giải thưởng Hội Nhà văn (2003).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi có 10 năm cầm súng, thời nghiệt ngã nhất. Hai tầng lớp trong xã hội luôn ám ảnh tôi, đó là người lính và người dân.
Người lính lầm lụi mà can trưòng "Vì nhân dân mà chiến đấu" Họ đã sống thật xứng đáng.
Ngưởi dân, đúng như cụ Hồ nói: "Không có dân liệu chúng ta làm được gì" Vậy mà họ khổ nhất. Tiêu chí của chúng ta: Bình đẳng, dân chủ, văn minh, người dân lam lũ đóng từng hạt lúa cho nhà nước, nhưng hiện tại họ chưa được bình dẳng, chưa được dân chủ đâu. Nuôi một đứa con từ nhỏ đến đại học, quả là toé máu.
Tôi muốn viết về họ. Hết lòng để viết về họ. Góp một phần nhỏ để giúp mọi người hiểu về họ. Vì vậy, tôi tâm đắc triết lý này:"Để quyền hành rơi vào tay những thằng cơ hội, chúng không ngần ngại gì giết chết cả trời xanh"


NGUYỄN SƠN HÀ
(1939-2000)

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sơn Hà. Sinh ngày 22 tháng 12 năm 1939. Quê quán: xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 1985. Mất năm 2000 tại thành phố Thanh Hoá.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp phổ thông cấp 3 (1957), đi học trung cấp kỹ thuật. Cuối 1960 về công tác tại Mỏ than Cọc 6 Quảng Ninh; từng là đốc công cơ điện của xí nghiệp. Theo học khoá 6 lớp viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam., biên tập tạp chí Văn nghệ Thanh Hoá.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gió tươi (tập truyện ngắn, 1974); Thời gian đang đi (tiểu thuyết, 1983); Người mới đến (tập truyện ngắn, 1984); Dưới chân núi Đục (tiểu thuyết, 1985); Dòng chữ cuối cùng (tập truyện, 1987); Giữa hai huyền thoại (tiểu thuyết, 1988); Chúa của muôn hoa (tập truyện, 1992).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A về truyện ngắn của Tổng Công đoàn Việt Nam  và Hội Nhà văn Việt Nam, 1971- Giải A Hạ Long (Quảng Ninh) về tiểu thuyết, 1985 - Giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ, 1971 - Giải C Văn nghệ Thanh Hoá lần thứ nhất, về tiểu thuyết, 1992.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:
        Dòng chảy thời gian
        Dòng thời gian cuộn chảy
        Oà khắp núi cùng rừng
        Cuốn trôi cây và con
        Cuộn xoay trầm luân luật
        Vời xem đâu điểm chót ?
        Đâu là điểm khởi đầu ?
        Đâu ?... xin hỏi đâu? đâu?
        Hỏi thở dài gió núi
              Từ đâu và đến đâu?”
 


THÁI HÀ

Bút danh khác: HẢI YẾN, HÀ PHƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Đặng Thái Hà. Sinh ngày 8 tháng 1 năm 1944. Quê quán: Phạm Lâm, Thanh Miện, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Văn học nước ngoài. Hiện thường trú tại: Quận Đống Đa, Hà Nội. Vào Hội năm 1985.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm (khoa tiếng Nga) khoá1961-1965. Từ 1965-1983: là cán bộ giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1983 chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tờ nội san Văn học nước ngoài và chuyên viên Ban Đối ngoại của Hội. Từ 1995 đến nay là Phó Tổng biên tập, sau đó là Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Văn học nước ngoài.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch: Những người thích đùa (A.Nêxin, 1982); Những người hái rong biển (Antoli Kim, 1984); Sống mà nhớ lấy (tiểu thuyết của V.Rasputin, 1985); Tôi phải chiếm tình yêu của anh (tiểu thuyết của A.Serega, 1985); Tập truyện ngắn Nhật Bản hiện đại (1986); Phi trường (tiểu thuyết của Arthur Hailey, 1986); Trên mảnh đất người đời (truyện vừa của A.Ivanốp, 1986); Vành đai kim cương (tiểu thuyết của Kađưrốp, 1987); Tên phát xít mặc thường phục (của Helmut Zenker, Áo, 1987); Thấy Luân Đôn rồi chết (1988); Người hươu (truyện vừa của Khan Bokeep, 1988); Vơnidơ mùa đông (tiểu thuyết của Emmanuel Robles, 1989); Ai giết ông Ecroy (tiểu thuyết của Agatha Christie, 1989);  Truyện nàng Siunkin (của Junichiro Tanizaki, Nhật Bản); và một loạt truyện của Azit Nexin gồm các tập: Tình yêu cuồng nhiệt, Chuyện đời trong quán rượu, Những người thích đùa, Những người thích khóc, Chuyện tình đẫm lệ, Tình vỡ mộng tan.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Một tác phẩm dịch văn học chỉ được coi là hay khi nào nó đạt tới trình độ không chỉ truyền đạt được một cách trung thành ý tưởng của tác giả nguyên tác, mà quan trọng hơn là phải chuyển được đúng cái giọng điệu của tác giả ấy. Bởi thế, dịch giả ngoài sự hiểu biết sâu ngôn ngữ và kiến thức đất nước học của nguyên tác, còn phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ của mình và dĩ nhiên, phải có năng lực cảm thụ văn học cao...


TÔ HÀ
(1939-1991)

Họ và tên khai sinh: Lê Duy Chiểu. Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1939, tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Vào Hội năm 1987. Mất ngày 15 tháng 1 năm 1991 tại Hà Nội.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhiều năm làm công tác xuất bản văn học. Những năm cuối đời biên tập báo Người Hà Nội.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hương cỏ mặt trời (1978); Thành phố có ngôi nhà của mình (thơ, 1988); Sóng giữa lòng bàn tay (thơ, 1990); Những câu thơ trong trí nhớ (tuyển thơ Việt Nam, 1990).
     * Tô Hà thuộc vào trong số những nhà thơ không viết nhiều, không viết được đều. Nhưng ở anh lại có cái rất quý, quý vô cùng đối với một nhà thơ là: anh là người có ý thức viết những câu thơ hay... Như vậy, trên phương diện này, Tô Hà là một nhà thơ rất có ý thức, rất có trách nhiệm trước từng trang viết của mình, trước những người đọc thơ anh. Đó cũng chính là nhân cách nhà thơ - một nhân cách cần thiết, rất cần thiết của người nghệ sĩ.
(Hoàng Cát, báo Văn nghệ số 43 ngày 26 tháng 10 năm 1991)



TRẦN THANH HÀ

Bút danh khác: MAI HẠ
Họ và tên khai sinh: Trần Thanh Hà. Sinh ngày 4 tháng 12 năm 1971. Quê quán: Vĩnh Linh, Quảng Trị. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Biên tập viên nhà xuất bản Công An nhân dân. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Vào Hội năm 1999.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học sư phạm Huế năm 1992. Đi dạy học, sau đó làm biên tập viên Nxb Công an nhân dân. Viết văn từ 1993. Thạc sĩ Văn học.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gió của mùa sau (tập truyện ngắn); Ơi đò Ca Cút (tập truyện ngắn); Biển hồ lai láng (tập truyện ngắn); Mỏ hồ quyến rũ (tập truyện ngắn); Đường về thành phố (truyện ký).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A cuộc vận động sáng tác văn học cho tuổi trẻ của Nxb Thanh Niên 1994-1996. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1996. Giải ba cuộc thi tiểu thuyết vàký về đề tài "Vì bình yên cuộc sống" của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam (1999-2002); Giải C Giải thưởng văn học 10 năm lần thứ 2 (1995-2005) của Bộ Công An.

 

VÕ THỊ XUÂN HÀ

Họ và tên khai sinh: Võ Xuân Hà. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1959. Quê quán: Vĩ Dạ, Huế. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chuyên viên Ban Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại:   Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Cao đẳng sư phạm Toán, dạy toán cấp 2 (từ 1978-1988). Học Tổng hợp Văn tại chức (1987-1989); Học trường Viết văn Nguyễn Du khoá 4 (1989-1992) đỗ thủ khoa. Làm ở các báo Vì trẻ thơ, Thiếu niên tiền phong, Điện ảnh kịch trường (1993-2000). Làm ở Nxb Văn Học (2000-2001). Sau đó về Hội Nhà văn.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Truyện ngắn: Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (1992); Bầy hươu nhảy múa (1994); Cổ tích cho tuổi học trò (1994); Kẻ đối đầu (1998); Giá nhang đèn và những truyện khác (1999);. Truyện ngắn Võ thị Xuân Hà (2002); Chuyện của con gái người hát rong (2004); Màu vàng thần tiên (2001); Truyện dài: Chiếc hộp gia bảo (1996); Chuyện ở rừng sồi (1999, 2000);. Tiểu thuyết: Trong nước giá lạnh (2004); Tường thành (2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng Nxb Kim Đồng năm 1996. Giải sách hay của Nxb Hội Nhà văn 1998. Giải nhất báo Thiếu niên tiền phong năm 2001. Giải B Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2002.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi quan niệm cõi đời này tôi chỉ được đi qua có một lần. Nếu có kiếp khác thì tôi lại được phôi thai bằng hình ảnh khác, dù cốt lõi vẫn là tôi đấy, nhưng đâu có phải là tôi như cõi này. Nên tôi không dám cho rằng câu chữ của tôi sẽ được bất tử; tôi không dám nhận rằng mình đang mạo hiểm. Nhưng tôi cũng không hề phù phiếm và thiếu tự tin đến mức sợ rằng các tác phẩm của mình sẽ bị ném vào đâu đó. Chí ít cũng một vài ai đó trên cái cõi này đọc, một vài ý niệm sẽ được một vài ai đó nhớ. Thế là đủ rồi.
Tôi có thể sẽ viết mãi viết mãi cho đến khi chết. Có thể ngày mai "xếp bút nghiên". Nhưng cho dù thế nào, tôi mãi là một người biết tin vào cái Đẹp.
     Vậy nên tôi rất tự tin, cho dù quả là chặng đường đi của một người viết như tôi không suôn sẻ chút nào.

 
VÂN HẠ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Hạ Huyên. Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1961. Quê quán: xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 42C Hồ Xuân Hương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1993-1994 bắt đầu sáng tác với những bài thơ đầu tay ở Câu lạc bộ Văn học   Khánh Hoà. Sau đó bắt đầu đăng truyện ngắn trên các báo Khánh Hoà, Thanh niên, Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Tiền phong…
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bên kia núi (tập truyện ngắn, 2001); Chồng cùn (tập truyện ngắn, 2003).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn hoá văn nghệ Công an 1998-2000. Giải A tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc tỉnh Khánh Hoà, 2001. Giải B tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc tỉnh Khánh Hoà, 2003. Giải 3 cuộc thi truyện ngắn của Nxb Giáo dục năm 2004.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tôi viết văn là một cuộc chơi khó khăn, cũng như cuộc sống, như hội hoạ, nhiếp ảnh, sân khấu… và những ngành nghệ thuật khác. Những người chơi đều tự nguyện tham gia theo nhiệm vận.


HOÀNG HẠC
(1932-1999)

Họ và tên khai sinh: Hoàng Văn Hạc. Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1932. Quê quán: xã Bình Hạnh, Yên Bình, Tuyên Quang. Dân tộc: Tày. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1980. Mất ngày 24-10-1999 tại Yên Bái.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia công tác thông tin xã từ năm 14 tuổi. Những năm sau đó làm cán bộ Ty Tài chính, cán bộ tổ chức Tỉnh uỷ Tuyên Quang, cán bộ Ty Văn hoá Yên Bái. Từ năm 1977 đến 1986 là thường trực Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Hoàng Liên Sơn, Phó giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Hoàng Liên Sơn, uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hoàng Liên Sơn, uỷ viên Uỷ ban Trung ương liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ké Nàm (truyện ngắn, 1964), Hạt giống mới (truyện ký, 1983), Sông gọi (tiểu thuyết, 1986), Xứ lạ Mường trên (1989).
Ngoài sáng tác còn tham gia dịch từ tiếng dân tộc ra quốc ngữ: Vượt biển (trường ca, 1979), Then Bách điểu (1994), và sưu tầm Truyện cổ dân gian: Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (2 tập, in chung, 1963).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng báo Văn nghệ 1963 (truyện ngắn Ké Nàm), Giải thưởng văn xuôi của Hội đồng văn học thiểu số Hội Nhà văn Việt Nam 1985 và của Uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam 1985 (tập truyện ký Hạt giống mới),
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cách mạng tháng Tám đã mở mắt, chắp cánh để tôi có dịp cất mình lên tham gia một cách tự nhiên vào các hoạt động của chế độ mới và cùng sáng tác thơ ca từ đấy. Nhờ có nguồn vốn tinh hoa của dân tộc và đường lối Văn nghệ của Đảng, tôi đã có điều kiện phát triển từng bước trong sáng tác phục vụ cho mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng tại vùng dân tộc mình....

 

NGUYỄN PHAN HÁCH

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Phan Hách. Sinh ngày 13 tháng 1 năm 1944. Quê quán: Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giám đốc Nxb Hội Nhà văn. Hiện thường trú tại: 95 Đại Yên, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1978.
     *  VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC,
SÁNG TÁC: Dạy học, làm công tác sáng tác, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian ở Ty văn hóa Hà Bắc. Năm 1973: làm biên tập viên thơ tuần báo Văn nghệ. Năm 1977: làm biên tập viên văn xuôi ở Nxb Tác phẩm mới. Hiện làm giám đốc Nxb Hội Nhà văn.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Truyện ngắn, truyện vừa: Tổ chim sẻ (truyện, 1978); Cây vĩ cầm cảm lạnh (1984); Sau những cách xa (1984); Quà tặng của thiên nhiên (1985); Khớp ngựa ô (1987); Vị đắng trên môi (1988); Cô gái đầm sen (2004). Tiểu thuyết: Tan mây (1983); Mê cung (1990); Người đàn bà buồn (1994). Thơ: Người quen của em (1982); Hoa sữa (2000).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thơ báo Văn nghệ năm 1969, năm 1974. Giải truyện tạp chí Thế giới mới. Giải truyện tạp chí Tài hoa trẻ.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: “... Tôi quan niệm nhà văn chân chính có một sứ mệnh thiêng liêng trong cuộc sống. Và văn chương bao giờ cũng có ba bảy loại. Nhà văn đúng nghĩa với từ này là phải hướng tới sáng tạo thứ văn chương đích thực, cao cấp.
     Khát vọng sáng tạo là một ân huệ tuyệt vời của tạo hoá ban cho nhà văn. Và nhà văn tồn tại trong cuộc sống.
Văn chương luôn gợi niềm hứng khởi với đời tôi. Giả dụ không có nó tôi sẽ thấy đời mình tẻ nhạt biết chừng nào.
Nhà văn, tôi nghĩ, trông cậy vào tài năng và nghị lực của mình là chính. Nếu vượt được qua mọi khó khăn trở ngại, dám “hết mình” vì sự nghiệp văn chương, anh có thể như “con cá gáy hoá rồng”. Còn nếu không, thì cũng chỉ là nghề nghiệp kiếm sống.
     Mặt khác, tôi lại nghĩ dù đã từng trải trong mọi quan niệm về văn chương, về cách nghĩ, cách viết và tưởng như mình đã tìm ra “phương án tối ưu”, nhưng có lẽ thành công vẫn giống như một mùa quả đặc sản quý thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố tổng hợp : hạt giống, đất đai, công chăm bón, khí hậu... Thiếu thừa một chút mưa nắng, vi lượng đất đai đều làm ảnh hưởng đến mùa màng.
     Tác phẩm - đó là “nội dung” mỗi cuộc đời một nhà văn. Ý thức được như vậy, nhà văn mới thấy giật mình, đắn đo, thận trọng khi cầm bút...”.

 
MAI VĂN HAI

Họ và tên khai sinh: Mai Văn Hai. Sinh ngày 11 tháng 9 năm 1948. Quê quán: Nga Mỹ, Nga Sơn, Thanh Hoá. Dân tộc: KinhTôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng phòng xã hội học văn hoá, Viện Xã hội học. Hiện thường trú tại: Nhà H2, phòng 308, Tập thể khoa học xã hội, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Lúc nhỏ đi học ở quê. Trong kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trên tuyến đường 559. Từ 1971-1975 học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, ra trường công tác tại Viện Triết học. Năm 1983 làm nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Đến 1987 bảo vệ luận án phó tiến sỹ và về nước. Hiện nay công tác tại Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Quả đầu mùa (thơ in chung, 1982); Bờ ve ran (thơ, 1990); Trong nắng Ba Đình (thơ in chung, 2003)
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ tuần báo Văn nghệ 1974-1975 với hai bài thơ Bông hoa trinh sát và Hoa pháo tép. Giải thưởng thơ Tuần báo Văn nghệ 1990-1991 với hai bài thơ Những mẩu vụn bánh mì và Trước sân vườn nhà ta. Giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam tập thơ Bờ ve ran năm 1992
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là một nghề cao quý song làm được nghề này không phải dễ, theo đuổi được nghề đến cùng lại càng khó.


CHU HỒNG HẢI
(1953-1995)

Họ và tên khai sinh: Chu Hồng Hải. Sinh ngày 20 tháng 1 năm 1953, tại Thạch Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1990. Mất ngày 20 tháng 4 năm 1995 tại Long An.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là công nhân đường sắt ở Thái Nguyên trong những năm chống Mỹ. Từ năm 1990, về làm việc ở Ty Văn hóa Long An, một thời gian sau chuyển sang làm báo và biên tập văn học ở Hội Văn nghệ Long An cho đến khi mất.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cuộc phiêu lưu của mèo con (1973); Một mùa hè (1977); Người bạn mới (1979); Ngày đang sống (1985); Người cùng thời (1985).
     * Cuộc đời anh vất vả từ tấm bé cho đến lúc ra đi. 18 tuổi là thợ đốt lò, rồi thợ lái đầu máy xe lửa, rồi nghiệp văn chương, rồi nghề biên tập... Vất vả vì anh xông xáo, thẳng thắn từ việc làm cho đến con chữ. Cũng chính vì vậy mà lời nói, việc làm, sáng tác của anh đều thấm đẫm tình người, toát lên một sự mong muốn hồn nhiên: bè bạn, mọi người sẽ sống tốt lên.
(Đinh Thanh Huệ - Kỷ niệm về Chu Hồng Hải,
 Văn nghệ số 19, ngày 13 tháng 5 năm 1995).

 
ĐỊNH HẢI

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Biểu. Sinh ngày 6 tháng 6 năm 1937. Quê quán: xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1979.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học phổ thông ở Thanh Hóa. Năm 1956: học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp về công tác ở Bộ Giáo dục một thời gian rồi chuyển sang biên tập tại Nxb Kim Đồng, tạp chí Tuổi xanh. Từng là Tổng biên tập tạp chí Tuổi xanh thuộc Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hoa mùa xuân (truyện ký, 1963); Thăm Bắc Lý (truyện ký, 1964); Bàn tay gieo hạt (truyện vừa, 1967); Nắng xuân trên rẻo cao (truyện thơ, 1969); Chồng nụ chồng hoa (thơ, 1970); Hươu cao cổ (thơ, 1975); Em hát - đu quay (thơ, 1976); Nhành hoa trong vườn sớm (thơ, 1979); Bài ca trái đất (thơ, 1983); Nụ hôn học trò (thơ, tập 1: 1988; tập 2: 1982); Bao nhiêu điều lạ (thơ, 1994); Bài ca trái đất (thơ chọn lọc, 1996).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Nhà thơ đã nhận nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn, Trung ương đoàn, Bộ Giáo dục, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội, Nxb Kim Đồng cho các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Làm thơ cho trẻ em cũng khó như làm thơ cho người lớn. Đã là một bài thơ hay, hẳn không phải dễ dàng mà có. Đã là một bài thơ hay, không riêng gì trẻ em mà mọi lứa tuổi đều yêu thích.
Tôi đã được hàng chục giải thưởng của nhiều cơ quan, nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất là đã được hàng triệu trẻ em Việt Nam rộn ràng cất cao tiếng hát: Trái đất này là của chúng mình.


HOÀNG QUỐC HẢI

Họ và tên khai sinh: Hoàng Quốc Hải. Sinh ngày 13 tháng 8 năm 1938. Quê quán: Bất Nạo, Kim Thành, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Đạo Phật. Hiện thường trú tại: 61/G9 phố Pháo đài Láng, Hà Nội. Vào Hội năm 1988.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhỏ đi học, 15 tuổi đi bộ đội. Hoà bình trở lại học phổ thông. Học chuyên nghiệp báo chí. Làm báo. Viết văn. Làm chuyên viên văn hoá phong tục nhiều năm tại Bộ Văn hoá.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chiến luỹ đá (tiểu thuyết, 1979); Ký sự ven hồ (ký sự 1983); Huyền trân công chúa (tiểu thuyết lịch sử, 1987); Chờ đến ngày mai (tiểu thuyết, 1988); Bão táp cung đình (tiểu thuyết lịch sử, 1989); Thăng Long nổi giận (tiểu thuyết lịch sử, 1992); Vương triều sụp đổ (tiểu thuyết lịch sử, 1994); Tạp văn (1994); Văn hoá phong tục (2001); Đêm qua làng (tập truyện ngắn, 2001); Trắng án Nguyễn Thị Lộ (tiểu luận khảo biên, 2004) v.v…
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tôi, nghề văn đòi hỏi ở người viết một cách hết sức khắt khe, rằng ta phải sống, phải đau khổ và hạnh phúc với mỗi thân phận của đồng bào ta, dân tộc ta, lịch sử ta. Và khi tiếng nói của ta cất lên trong tác phẩm, là tiếng nói không lạc lõng không chỉ với người ta thân quen, mà ngay cả với người ta xa lạ. Hơn nữa, tính khoan dung và lòng hướng thiện là đức tính mà nhà văn nếu thiếu nó, sẽ trở thành kẻ giả dối và tàn nhẫn khôn lường.
 


NGUYỄN HƯNG HẢI

Bút danh khác: HƯNG HẢI
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hưng Hải. Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1959. Quê quán: Hùng Đô, Tam Nông, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng phòng biên tập Chuyên đề, Thường trực Đảng uỷ Đài phát thanh Truyền hình Phú Thọ. Hiện thường trú tại: phường Tiên Cát, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.   Vào Hội năm 2003.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội khoa Lịch sử . Phục vụ trong quân đội, là phóng viên báo Quân khu 5, sau đó chuyển ngành về quê tiếp tục làm  báo .
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tập thơ: Ban mai chóng mặt (1989); Trước cửa thiền (1991); Đêm Thị Mầu (1994); Những vì sao mê sảng (2001); Thềm trăng (2002); Chiều không nhạt nắng (2002); Tập phóng sự và ghi chép Những bước chân dung (2002); Mảnh hồn chim Lạc (trường ca, 2004); Mưa mặt trời (trường ca, 2005); Viết cho con gái (thơ, 2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1982 và 1986. Giải thưởng thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội 1983-1984. Giải thưởng thơ báo Tiền phong, năm 1990. Giải thưởng Hùng Vương của UBND tỉnh Phú Thọ năm 1990 (tập thơ Ban mai chóng mặt). Giải thưởng của Uỷ ban TQLHCHVHNT Việt Nam năm 1994, (tập thơ Đêm Thị Mầu). Giải thưởng thơ do báo Thiếu niên tiền phong và Nxb Kim Đồng phối hợp tổ chức, năm 1996. Giải thưởng thơ về đề tài Biên phòng do báo Biên phòng và tạp chí Văn nghệ quân đội phối hợp tổ chức, năm 2004. Tặng thưởng của Nxb Quân đội nhân dân (trường ca Mảnh hồn chim Lạc, năm 2004) và nhiều giải thưởng về văn nghệ, báo chí của TW và địa phương trong cả nước.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi luôn coi sáng tác văn chương như sự hướng thiện. Mỗi khi viết được một tác phẩm nào đó, lòng tôi như được “giải thoát”. Bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu giãi bày, tôi cũng như bao đồng nghiệp tự nguyện hiến dâng cho cái đẹp và vẻ đẹp nhân cách; chỉ những mong góp cho đời một đốm lửa nhỏ nhoi, dù chỉ là ánh sáng lập loè của con đom đóm.
     Trong không khí đổi mới văn chương hôm nay, không có cách nào khác là phải tự làm mới lại mình. Với tôi, thơ cũng như văn xuôi, hay là phải đạt tới sự ám ảnh.

 

NGUYỄN TIẾN HẢI

Bút danh khác: TIẾN HẢI, HỒNG GIANG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tiến Hải. Sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953. Quê quán: Phương Lĩnh, Thanh Ba, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, Trưởng phòng Văn nghệ, Nxb Quân đội nhân dân. Hiện thường trú tại: Đức Diễn, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trong những năm chống Mỹ là chiến sĩ thông tin thuộc Đoàn 559 trực tiếp chiến đấu ở Lào, Campuchia, Tây Nguyên. 1974-1978 học Cao đẳng chỉ huy Kỹ thuật thông tin. 1978-1982 học trường Nguyễn Ái Quốc. Từng là giảng viên Trường Sĩ quan Thông tin, cán bộ cục Dân vận Tuyên truyền đặc biệt. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Anh sẽ hạnh phúc (tập truyện ngắn, 1998); Đợi nắng (tiểu thuyết, 1990); Sau những dòng địa chỉ (tập truyện ngắn, 2001); Mưa giữa đêm rằm (tiểu thuyết, 2003); Nhịp chày đôi (tập truyện ngắn, 2004); Hương rượu Cẩm (tập truyện ngắn, 2005); Tìm bạn (tiểu thuyết, 2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Bộ Quốc phòng, 1994; Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội, 1996.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Trước tiên phải có chút năng khiếu, tiếp đến là niềm đam mê và sự nghiêm túc, không đủ ba yếu tố ấy không thể cầm bút viết văn.



NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Hải. Sinh ngày 31 tháng 1 năm 1944. Quê quán: Tích Giang, Tùng Thiện, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Nguyên chuyên viên báo chí Ban Tư tưởng văn hoá Thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Hiện thường trú tại: 239 Cách mạng Tháng Tám, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Công nhân nhà máy đóng tàu Bạch Đằng-Hải Phòng. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1971. Thư ký toà soạn, Uỷ viên ban biên tập báo Phụ nữ Việt Nam. Chuyên viên báo chí Thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Giáo viên thỉnh giảng Khoa Báo chí Đại học KHXH và NV thành phố Hồ Chí Minh từ 1999.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ánh sáng cây đèn biển (truyện ngắn, 1969); Kẻ lãng mạn đi qua (tiểu thuyết, 1993); Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống (ký sự nhân vật, 1997); Phạm Xuân Ẩn- tên người như cuộc đời (ký sự nhân vật, 2002); Trần Quốc Hương- Người thầy những nhà tình báo huyền thoại (ký sự nhân vật, 2003).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam, 1997 (ký sự Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống). Giải A cuộc vận động viết tiểu thuyết và ký do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an tổ chức (1999-2002, tác phẩm Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Yêu thích cách làm của Trương Nghệ Mưu trong nghệ thuật: Không chủ ý đi tìm triết học qua tác phẩm, mà đi tìm sự phong phú, biến hoá vô cùng của đời sống và phận người.


NGUYỄN XUÂN HẢI

Bút danh khác: THANH LƯƠNG, MAI HOÀNG, HIỀN MAI
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Xuân Hải. Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1952. Quê quán: Thôn An Trì, xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng ban chuyên đề văn nghệ công an báo Công an nhân dân, Bộ Công an. Hiện thường trú tại: 59 Đại An, tập thể Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 9-1969 sinh viên khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 9-1972 gia nhập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng). Từ 12-1983 làm báo Công an nhân dân.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ngỡ như một khúc dân ca (thơ, 2000); Chuông chùa gõ một tiếng không (thơ, 2002); Bỗng thương đàn sếu bay ngang (thơ, 2004); Bức điện của người đã chết (tập truyện, 1988); Dấu ấn một thời (tập bút ký, ghi chép, 2004); Tình yêu vạn dặm (tập truyện ngắn, 2007) và 7 kịch bản văn học phim truyện đã được sản xuất và trình chiếu trên các kênh vô tuyến truyền hình Việt Nam: Bến nước đời người, Những kẻ giấu mặt, Người đợi ở Pờ Sa, Thức tỉnh, Miền đời ấm áp. Sa Mi, em ở đâu...
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thơ viết về những kỷ niệm sâu sắc về đất nước Nga, con người Nga năm 2002. Giải thơ Lục bát báo Văn nghệ Trẻ năm 2002, Giải sáng tác kịch bản văn học phim truyện lịch sử Thăng Long, Hà Nội lần thứ nhất (2003-2004).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là một công việc rất nhọc nhằn nhưng cũng rất cao quý. Tôi từng đã có những câu như thế này:
     Nợ người có bốn câu thơ
     Tưởng rằng thức mấy canh giờ là xong
     Đâu ngờ chữ trải thành sông
     Trước trang viết vẫn cánh đồng trắng phau
     Người ta từng ví công việc văn chương giống như người đi gieo hạt trên cánh đồng. Mong sao những con chữ trải thành sông của tôi sẽ có ngày gặt hái được những câu thơ, những áng văn để người yêu văn cùng thời biết đến, người đời sau nhớ đến...

 

PHAN TRIỀU HẢI

Họ và tên khai sinh: Phan Triều Hải. Sinh ngày 13 tháng 2 năm 1969. Quê quán: Thừa Thiên Huế. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh  Vào Hội năm  2000.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sinh tại Quy Nhơn, sống tại Huế, thành phố Hồ Chí Minh từ nhỏ. Học đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh từ 1987 đến 1995 (khoa Địa lý kinh tế và khoa tiếng Anh). Đi làm từ 1991 tại Công ty VINACONTROL và công ty SOJITZ (Nhật Bản)
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập truyện ngắn: Vào đời (1994); Những linh hồn lạc (1995); Quán bò rừng (1995); Có một người nằm trên mái nhà (1997); Đi học (tập truyện ký, 1999);  Những con đường không đến Seattle (tập truyện ngắn, 2005).




SIÊU HẢI

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Siêu Hải. Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1924. Quê quán: Hạ Thái, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 23/A23 Bắc Nghĩa Tân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:  Năm 1946 tốt nghiệp trường Võ bị Trần
Quốc Tuấn (khoá I). Trong kháng chiến chống Pháp từng chỉ huy tiểu đoàn, trung đoàn pháo tầm xa. Trước khi nghỉ hưu là Đại tá, Phó phòng KHQS Bộ Tư lệnh Pháo binh. 
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Voi đi (ký sự, 1949, tái bản 16 lần); Lừa (ký, 1950); Voi đi đánh Mỹ (ký, 1976); Đại đội sơn pháo 753 (ký sự, 1964); Pháo binh đánh địch phản kích ra sân bay Điện Biên Phủ (cùng Khắc Tính, 1964); Đoàn voi thép trong chiến dịch Hoà Bình (1965); Trận đánh 30 năm (viết chung, tập I, II, 1985); Sông Lô (tiểu thuyết, 1981, tái bản 1995); Mảnh trăng Tô Lịch (tiểu thuyết, 1992); Lược sử 30 năm chiến đấu và xây dựng của Pháo binh nhân dân Việt Nam (1976); Người học trò nhỏ của Bác Hồ (1993, tái bản 2005) Tìm hiểu Pháo binh trong lịch sử dân tộc (tiểu luận quân sự, 1987); Bóng chiều Thăng Long (tiểu thuyết, 1995, tái bản 2005); Nắng kinh thành (tiểu thuyết, 1997, tái bản 2005); Trăm năm chuyện Thăng Long-Hà Nội (tản văn, 2000); Ngọn bút trong sương (ký ức, 2006). Cùng nhiều bút ký, hồi ký sáng tác.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học Thăng Long 1998.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ngoài trách nhiệm là người chỉ huy Pháo binh từ trung đội, đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, trước tinh thần chiến đấu hy sinh vượt lên gian khó của cán bộ chiến sĩ được đồng bào hết lòng giúp đỡ, tôi luôn bị thôi thúc là phải viết, nếu không sẽ uổng phí bao mồ hôi xương máu của đồng chí, đồng bào. Được sự động viên khích lệ của nhiều nhà văn đàn anh trong đó có nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, bằng ngòi bút của mình, tôi đã gặt hái được vài thành công trong sáng tác.
Nghỉ hưu, rời tay súng, tôi trở lại với truyền thống văn hoá cội nguồn dân tộc cũng như của dòng họ và gia đình. Tôi lao ngay vào sáng tác trọn bộ tiểu thuyết 3 tập (1235 trang): Mảnh trăng Tô Lịch (thế kỷ 18). Bóng chiều Thăng Long (thế kỷ 19). Nắng Kinh Thành (thời thuộc Pháp 1884-1945). Thêm hai cuốn tản văn và ký ức.
Hai chặng đường sáng tác trước và sau quân ngũ, điều thôi thúc tôi phải viết chính là chữ Tâm trong mình. Và theo một lời răn dạy: "Thực danh chứ không là hư danh".



THANH HẢI
(1930-1980)

Họ và tên khai sinh: Phạm Bá Ngoãn. Sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930. Quê quán: Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1978. Mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Những năm kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ ở địa phương (đoàn văn công tỉnh). Những năm chống Mỹ cứu nước, tiếp tục làm công tác văn hóa - tuyên huấn ở chiến khu. Sau 1975: là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình - Trị - Thiên, từng là Uỷ viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gồm các tập thơ: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập I - 1970, tập 2 - 1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mưa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển (1982).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.
 


VĂN CẦM HẢI

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thanh Hải. Sinh ngày 20 tháng 1 năm 1972. Quê quán: xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Ban Thời sự Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Huế. Vào Hội năm  2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1992, tốt nghiệp Văn khoa trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1993: Thư ký Toà án tỉnh Thừa Thiên- Huế. Năm 1997 đến nay: công tác tại Ban Thời sự Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Huế. Năm 2000 tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Huế. Năm 2002 tu nghiệp báo chí tại Trung tâm đào tạo Phát thanh truyền hình Vương quốc Hà Lan. 2003: Triết học và văn hoá tại Tây Tạng. 2005: Văn hoá trên đường tơ lụa ở Trung Quốc, Pakistan. Tham dự chương trình viết văn quốc tế tại Đại học IOWA- Hoa Kỳ.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người đi chăn sóng biển (thơ, 1995); Trên dấu chim di thê (bút ký, 2003); Tây Tạng- Giọt hoa trong nắng (bút ký, 2004); Hương Anh Khôi đường tơ lụa (bút ký, 2007); Vần cỏ may Allah (bút ký, 2007); Miền phúc âm hoang dại Mississpi (bút ký, 2007).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ tạp chí Sông Hương 1997, 2004. Giải thưởng bút ký tạp chí Nhật Lệ, Sông Hương, báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh. Giải thưởng văn xuôi Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên- Huế.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nhà văn thể hiện cách suy nghĩ của mình bằng tâm thức văn hoá của nghệ thuật ngôn từ.


LÊ BÁ HÁN
(1933- 2006)

Họ và tên khai sinh: Lê Bá Hán. Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1933. Quê quán: Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 1994. Mất ngày 19-12-2006 tại Hà Nội.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Khi nhỏ, học Phổ thông ở quê. 1957: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ 1957-1959: giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ 1959-2000: Giảng viên trường Đại học Sư phạm Vinh. Từ 9/2000 đến 9/2006 là Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Dân lập Văn Hiến, thành phố Hồ Chí Minh. Phó Giáo sư Ngữ văn.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cơ sở lý luận văn học (tập I, II, lý luận, viết chung, 1965); Cơ sở lý luận văn học (tập I, II, lý luận, viết chung, 1980, 1985); Thuật ngữ nghiên cứu văn học (lý luận, chủ biên, 1974); Những bức thư văn học (1974); Phân tích thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh (1988); Từ điển thuật ngữ văn học (lý luận, chủ biên, 1992); Về một số vấn đề lý luận văn nghệ đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới 1987-1992 (lý luận, chủ biên, 1994); Tinh hoa Thơ mới - thẩm bình và suy nghĩ (nghiên cứu, chủ biên, 1998); Con người Nghệ An trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (nghiên cứu, chủ biên, 2001).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Qua gần nửa thế kỷ, tiếp cận với nhiều hệ thống lý luận văn học, tôi nghiệm thấy vấn đề của mọi vấn đề chính là Văn và Đời. Có loại văn vì thời cũng chính là vì đời, có loại văn xu thời nên rất xa đời, đó là văn của kẻ kém tài, cơ hội. Danh hiệu nhà văn cao quý chỉ dành cho những ai thực sự vì đời, qua văn sưởi ấm hồn người, đem lại niềm phấn chấn, tin yêu cuộc sống.
Trong công cuộc đổi mới, lý luận văn học Mác - Lênin phải biết làm phong phú mình qua hấp thụ tinh hoa của các hệ thống lý luận khác, nhưng cần luôn kiên định, sáng suốt để không đánh mất mình.

 

LÊ QUỐC HÁN

Họ và tên khai sinh: Lê Quốc Hán. Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1949. Quê quán: Xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Thiên chúa giáo. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Khoa toán, Đại học Vinh. Hiện thường trú tại: Khối 6, phường Bến Thuỷ, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Vào Hội năm 2002.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1969-1976 Học Sư phạm 10+1 và dạy học ở Hà Tĩnh. 1976-1982 học Đại học và Cao học ngành toán học ĐHSP Vinh. Từ 1982 đến nay là cán bộ giảng dạy, tiến sĩ, phó giáo sư khoa Toán Đại học Vinh. Tháng 12/1002 được bầu vào Ban chấp hành Hội VHNT Nghệ An (khoá VI).
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lời khấn nguyện (thơ, 1996); Bến vô cùng (thơ, 1999); Thơ trong ký ức (bình thơ, 2002); Mạc Khải (thơ, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải Ba cuộc thi thơ tạp chí Sông Lam (1999-2000) với bài Tạ. Giải Ba cuộc thi văn học Tầm nhìn thế kỷ của báo Tiền phong (1999-2001) với bài Trở trời, Giải A Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương (1997-2002) cho tập thơ Bến vô cùng. Giải C Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương (2002-2005) cho tập thơ Thơ trong ký ức.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:
        Đã mang lấy bút làm chèo
        Con thuyền nhân ái xin neo cuối trời

 

TẾ HANH
(1921-2009)

Họ và tên khai sinh: Trần Tế Hanh. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921. Quê quán: xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: P104, nhà N2 ngõ 36, phố Vạn Bảo, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957.
     *  VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia cách mạng tháng 8/1945. Đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung Bộ. Uỷ viên thường vụ Chi Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, là Uỷ viên thường vụ Hội khoá I, II. Uỷ viên thường vụ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia nhiều khoá Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983) Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1960); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo những tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992). Em chờ anh (1994).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939. Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm 1996.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Từ khi tôi làm thơ đến nay gần 60 năm, có lúc viết được, khi không viết được, tôi vẫn nghĩ về thơ và làm những việc khác để chuẩn bị cho sáng tác...Tôi nghĩ người làm thơ phải xuất phát từ thực tế của cuộc đời và sự sống, phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Tôi không tin vào những trường phái cho thơ là huyền bí, viết được là do những kinh mộng ảo bên ngoài. Thơ phải gắn liền với dân tộc và đất nước. Trái tim của nhà thơ rung động theo những chuyển biến quan trọng của lịch sử. Nhưng nhà thơ không nên chạy theo thời sự hàng ngày và biến sáng tác của mình thành những bài báo thông thường.
Trong đời một người làm thơ thì tuổi trẻ là quan trọng nhất. Đó là thời kỳ sung sức không nên bỏ qua. Tuổi trẻ ấy thường là từ 26 đến 40. Vì thế người làm thơ lớn tuổi phải biết quý trọng những nhà thơ trẻ vì họ là tương lai của nền thơ ca đất nước.


CAO HẠNH

Bút danh khác: CAO LÊ
Họ và tên khai sinh: Cao Hạnh. Sinh ngày 20 tháng 10 năm 1953. Quê quán: Xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Hiện thường trú tại: Thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Phó chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị kiêm Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Vừa làm công tác quản lý vừa viết văn và làm đạo diễn sân khấu.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bồ câu xám ( tập truyện ngắn, 1997); Huyền thoại tình yêu ( tập truyện ngắn, 1998).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải C Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Trước lúc làm văn tôi làm rất nhiều nghề. Những nghề đó càng làm tôi càng thấy mình có tài, riêng nghề văn càng làm tôi càng thấy mình càng vô tài.

 

HÀ ĐỨC HẠNH

Họ và tên khai sinh: Hà Đức Hạnh. Sinh ngày 01 tháng 6 năm 1958. Quê quán: Tiên Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Nhà máy Xi măng 78 Bộ Quốc phòng. Hiện thường trú tại: Tổ 42, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội 1980. Công tác tại quân chủng Phòng không - Không quân. Làm cán bộ cấp D, E và Tuyên huấn F. Phụ trách báo Phòng không-Không quân năm 1994-1995. Nay là thượng tá, Phó Giám đốc Nhà máy Xi măng 78, Đồng Tân, Hữu Lũng, Lạng Sơn
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Xác nhận cho tôi (thơ, 2003); Bóng sót lại của ngày (thơ, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải 3 cuộc thi thơ 2 năm 2003-2004 tạp chí Văn nghệ quân đội.

 

LÊ DUY HẠNH

Họ và tên khai sinh: Lê Thành Yến. Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1947. Quê quán: Bình An, Tây Sơn, Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Chủ tịch Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1984.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia tổ chức thanh niên giải phóng khi đang học đại học tại Sài Gòn từ trước năm 1975. Ra chiến khu năm 1972 và học ở trường Viết văn Nguyễn Du từ 1974. Liên tục hoạt động ở ngành sân khấu từ đầu những năm 1980. Chuyên sáng tác kịch bản và truyện ký.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chim bay đường phố (truyện ký); và các kịch bản kịch nói, cải lương, tuồng, phim: Bạo chúa, Tình yêu của em, Nhớ mùa trăng xưa, Diễn kịch một mình, Độc thoại đêm, Chuyện lạ, Nguyệt hạ, Dốc sương mù, Mặt trời đêm thế kỷ, Lời ru của biển, Sáng mãi niềm tin, Trần Cao Vân, Người mang hồn nước, Bùi Thị Xuân - hồi kết cuộc, Phượng (Phim), Tâm sự Ngọc Hân, Hồn đàn, Đôi bờ, Trời Nam, Người cáo, Nỗi đau nhân loại, Thần tượng thực, Biển, Trần Nhân Tông, Chiếc áo thiên nga.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 với các tác phẩm Bùi Thị Xuân - hồi kết cuộc, Mặt trời đêm thế kỷ, Trời Nam.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:
1. Những gì viết ra là của mình nhưng đánh giá thế nào là của người khác.
2. Khi viết một kịch bản, tôi phải trả lời ba câu hỏi:
- Mình cần nói điều gì?
- Người đọc, người xem có chia sẻ với mình không?
- Bạn bè, đồng nghiệp thấy mình có cần viết ra kịch bản đó không?



LÊ THỊ ĐỨC HẠNH

Họ và tên khai sinh: Lê Thị Đức Hạnh. Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1934. Quê quán: Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Hiện thường trú tại: 64B Vân Hồ III, Hà Nội. Vào Hội năm 1980.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đi học, rồi vào Viện Văn học làm việc từ năm 1960. Lúc đầu làm tư liệu, sau đó viết nghiên cứu (báo, tạp chí, sách chung, sách riêng). Vừa làm vừa học chuyên môn, ngoại ngữ, sau đó học nghiên cứu sinh tại chức tại Viện Văn học. Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngữ văn,
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (nghiên cứu, 1979); Nguyễn Công Hoan 1903-1977 (nghiên cứu, 1991); Mấy vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại (nghiên cứu, 1999); Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm (tuyển chọn, giới thiệu, 2000); Cái ghen đàn ông (sưu tầm, tuyển chọn, 1988); Các nhà văn nữ (nghiên cứu, chủ biên, 1992). Ngoài ra còn in chung trong 18 công trình tập thể và viết gần một trăm bài báo, tạp chí về nghiên cứu, phê bình văn học.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi nghĩ: trong nghiên cứu cần phải say mê, công phu, nghiêm túc và chỉ viết khi có ý kiến mới, có đóng góp nhất định.



NGUYỄN VĂN HẠNH

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Hạnh. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1931. Quê quán: Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 38/7 Phạm Đôn, phường 10, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1972.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn ĐHTH Lômônôxốp (Mátxcơva) năm 1961. Bảo vệ luận án Tiến sĩ ngữ văn tại đây năm 1963. Dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1963-1975. Trưởng ban phụ trách Viện Đại học Huế, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế năm 1975-1981. Thứ trưởng Bộ Giáo dục năm 1983-1987. Phó trưởng ban Văn hóa -Văn nghệ trung ương, Phó trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa trung ương năm 1981-1983; 1987-1990. Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học xã hội , nay là Viện KHXH vùng Nam Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. Được phong Phó giáo sư năm 1980. Giáo sư năm 1984. Đã nghỉ hưu 2003.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cơ sở lý luận văn học (4 tập, 1965-1971, chủ trì và tham gia biên soạn); Suy nghĩ về văn học (tiểu luận, 1972); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985); Nam Cao - một đời người, một đời văn (1993); Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ (nghiên cứu, viết chung, 1995); Văn học và văn hóa - vấn đề và suy nghĩ (tiểu luận, 2002); Trăm năm thơ Đất Quảng (tuyển tập thơ, 2005, chủ biên và tham gia biên soạn); Chuyện văn chuyện đời (tiểu luận, 2005).

 

PHẠM TƯỜNG HẠNH

Bút danh khác: ĐINH VÍT
Họ và tên khai sinh: Phạm Trọng Hân. Sinh ngày 17 tháng 7 năm 1920. Quê quán: Vân Trường, Tiền Hải, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: TP Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thủ Dầu Một (1945-1946). Thư ký Toà soạn báo Vệ Quốc quân Quân khu 7 (1947-1952). Chủ bút báo Vệ Quốc quân miền Tây Nam Bộ (1952-1954). Phóng viên ngoại giao, Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam (1955-1960). Năm 1966 cán bộ thuộc tổ Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam, Trợ lý Văn nghệ Bộ Văn hoá (1962-1975).
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vợ chồng Bảy Thẹo (truyện ngắn, 1962); Búp bê Đức sang Việt Nam (truyện, 1963); Buổi sáng trên bến Nhà Rồng (1980); Ngọn lửa Krông Jung (kịch bản phim, 1976); Giọt mật cho đời (truyện, 1994); Bức thư tìm cha (truyện ký, 1996); Muôn nẻo đường đời (truyện ký,1996); Trong vắt trời xanh (1997); Một cuộc đời nghệ thuật (truyện, 1998), Anh hùng Phạm Ngọc Thảo (tiểu thuyết kí sự, 2001); Tuyển tập Phạm Tường Hạnh (tập 1, 2002); Phạm Tường Hạnh- Nhân chứng.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội, 1962 (truyện Vợ chồng Bảy Thẹo ). Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 1998, (kí sự Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến) và 2001 (tiểu thuyết ký sự Anh hùng Phạm Ngọc Thảo).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, phải làm thợ kiếm sống từ sớm, học hành dang dở. May được gặp những người cách mạng đàn anh chỉ dạy cho về đường lối cách mạng Việt Nam và hướng dẫn thêm về văn hoá nên tôi cũng sớm được cầm bút viết báo, viết văn. Có bạn văn đã bảo tôi là nhà văn và nhân chứng. Bởi những gì tôi đã thể hiện đều là những câu chuyện lạ lùng và xúc động có thực, dù tư duy, hư cấu giỏi đến đâu cũng khó có thể đạt tới được.
Suốt cuộc đời tôi chỉ sử dụng một thể loại: Ký sự văn học và tôi đã thử nghiệm thành công cho một tiểu thuyết ký sự Anh hùng Phạm Ngọc Thảo.



TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Bút danh khác: VIỆT HÀ, MỸ HẠNH
Họ và tên khai sinh: Trần Thị Hạnh. Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1944. Quê quán: Ô Đồng Lầm, làng Kim Liên (cũ) nay là phố Kim Hoa, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Số 20, tổ 22A, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Phổ thông đi học nghề tại trường Công nghệ kỹ thuật Bộ Công nghiệp nặng (1962-1964). Năm 1964-1966: là thợ điện mỏ Vàng Danh. Năm 1967: về báo Lao động. Từ 1969-1973: học Đại học Báo chí. Cuối 1973: tốt nghiệp Phân viện báo chí tuyên truyền về làm phóng viên, biên tập viên báo Lao động cho đến 1990. Từ 1991- 2001: làm công tác tổng hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Quá trình vừa làm việc, học tập vừa sáng tác, chỉ sau khi nghỉ hưu mới có điều kiện đọc và viết nhiều hơn.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Áo Đồng Lầm (1975); Sắc than (in chung, 1985); Gặp lại mình (1989); Sợi thời gian (1996); Nơi không có em (1999); Người giữ lửa (2002).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải khuyến khích cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 (chùm thơ Tổ làm đường dưới chân núi Ngọc Mỹ nhân). Tặng thưởng văn học đề tài công nhân lần thứ nhất 1969-1973 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (tập Sắc than).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi thấy mình chưa có gì cống hiến cho nền văn học nước nhà và là lớp “hậu sinh” so với các anh, các chị. Tôi sẽ phải cố gắng nhiều nữa để tạo cho mình một tiếng nói riêng, bởi thơ là nghệ thuật mà nghệ thuật, phải là cái riêng, rất riêng... Hy vọng tôi sẽ GẶP LẠI MÌNH.



THANH HÀO

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Hào. Sinh ngày 3 tháng 3 năm 1931. Quê quán: thôn Bắc Biên, phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, TP Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thôn Bắc Biên, phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, TP Hà Nội. Vào Hội năm 1988.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, là cơ sở cách mạng. Làm công nhân vận chuyển ở Uỷ ban tiếp tế trung ương trong An toàn khu chiến khu Tân Trào. Năm 1952 theo gia đình về Hà Nội, làm thợ xếp chữ, học bổ túc văn hoá và ngoại ngữ. Thời Hà Nội tạm chiếm có thơ văn in trên báo Tia sáng, Giang Sơn, Liên Hiệp, Cải tạo... Từ những năm 1960 trở lại viết văn làm thơ, cộng tác viên thường xuyên các báo Văn học, Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng, Phụ nữ Việt Nam, Độc Lập...
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bóng mây (thơ nhi đồng, 1978); Vườn nhỏ (thơ thiếu nhi); Thú quê (tuỳ bút, 1997); Duyên quê (tản văn, 1998); Lên chùa (tản văn, 1998); Bánh trái nhà quê (tản văn cho thiếu nhi, 2000); Thao thức - Giao thừa (thơ trữ tình, 2002); Con sáo nói tiếng người (truyện đồng thoại, 2003); Thơ với tuổi thơ (2002)...
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tập thơ Bóng mây, Giải C - Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng toàn quốc tặng, 1980. Bài thơ Tiếng khóc bên vệ đê được giải do Viện Khoa học giáo dục và Hội Rada Barnen Thuỵ Điển tặng. Tiếng con cười và tiếng bom, giải ba thơ lục bát, báo Giáo dục thời đại tặng 1998. Tập thơ Thao thức giao thừa, giải tác giả cao tuổi, Uỷ ban toàn quốc LHCHVHNT Việt nam tặng 2002. Chùm thơ Lời ru của võng, giải nhì Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001-2002, Nxb Kim Đồng, 2002.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Người xưa từng nói Lập thân tối hạ thị văn chương!! Bởi lẽ, nghề văn cực kỳ gian khổ và nguy hiểm, nó giống như con dao hai lưỡi... Riêng tôi không dám mơ ước để trở thành Tác gia. Tuy nhiên, tôi may mắn được Trời cho chút vốn liếng, say mê văn chương từ nhỏ nên cứ vừa làm vừa học, Học người xưa, người nay, trong nước và nước ngoài. Học bạn bè và cuộc sống của giai cấp nông dân đã sinh ra tôi, đã cho tôi linh hồn và trái tim để yêu người. Tôi viết để giải toả, khoả lấp những ám ảnh từng bị bom B52 mất con và nhà cửa tan tành cơ nghiệp. Viết về cái đẹp trẻ thơ, viết về cái đẹp của làng quê, của cội nguồn dân tộc ông cha ta vốn có. Với tôi, văn chương là cứu cánh để tồn tại ở đời...



TRẦN MẠNH HẢO

Họ và tên khai sinh: Trần Mạnh Hảo. Sinh ngày 21 tháng 7 năm 1949. Quê quán: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 220/22 Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1975.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1972 viết báo, làm thơ, viết văn ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Năm 1975 đến nay làm việc sáng tác, phê bình văn học tại thành phố Hồ Chí Minh.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: 15 tập thơ, 5 tập tiểu luận phê bình, 4 cuốn tiểu thuyết và 3 tập truyện cho thiếu nhi. Trong đó có: Trường Sơn của bé (1974); Tiếng chim gõ cửa (1976); Hoa vừa đi vửa nở (1981); Mặt trời trong lòng đất (1981); Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986); Từ chiếc ô trời của mẹ (1989); Mình anh trong một thế giới (1991); Đất nước hình tia chớp (1994, 1995); Chuồn chuồn cắn rốn (1995); Thơ tứ tuyệt (1995). Tiểu thuyết: Chìa khoá của mỗi người (1987); Trăng mật (1989); Ly thân (1989); Sinh ra để yêu nhau (1989). Lý luận phê bình: Thơ phản thơ (1995); Phê bình phản phê bình (1996); Hầu chuyện các giáo sư (1999);  Văn học phê bình tranh luận (2004);  Những vì sao văn học (2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng của Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1995, "Đất nước hình tia chớp" Tặng thưởng của Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà Văn Việt Nam 1995 "Chuồn chuồn cắn rốn". Giải thưởng Ban Văn học An ninh - Quốc phòng Hội Nhà văn Việt Nam 1994-1995 cho tập thơ “Mặt trời trong lòng đất”. Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2003 cho Tập thơ lục bát (2003): Giải thưởng phê bình văn học Thơ phản thơ
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Vi mô và vĩ mô:Mặt trời quá vĩ đại/ Hạt sương quá nhỏ nhoi// Mặt trời không mang nổi/ Dù một hạt sương rơi// Nhưng trong giọt sương ấy/ Có bao nhiêu mặt trời ?



SONG HẢO

Bút danh khác: QUỲNH TƯƠNG, TƯỜNG VI, NGUYỆT QUẾ
Họ và tên khai sinh: Lê Thị Tố Lan. Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1951. Quê quán: An Bình, Long Hồ, Vĩnh Long. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Vĩnh Long, Tổng biên tập tạp chí Cửu Long. Hiện thường trú tại: Thị xã Vĩnh Long. Vào Hội năm 1990.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1967 hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước của Vĩnh Long. Năm 1972 thoát ly vào vùng giải phóng, làm báo Văn nghệ Đất Thép thuộc Ban Tuyên huấn  Tỉnh uỷ Vĩnh Long. Công tác ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long từ 1975 đến 2004.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gồm các tập thơ: Khoảng trời nhiều gió (1983); Dòng sông của em (1985); Bên dòng sông chín nhánh (in chung, 1987)




VÕ THỊ HẢO

Bút danh khác: HẠNH UYÊN, VŨ LẬP...
Họ và tên khai sinh: Võ Thị Hảo. Sinh ngày 13 tháng 4 năm 1956. Quê quán: Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Báo Phụ Nữ. Hiện thường trú: 101 ngõ C Ngọc Khánh, Hà Nội. Vào Hội năm 1997.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp văn khoa Đại học Tổng hợp năm 1977. 1978: làm biên tập viên tại Nxb Văn hoá dân tộc. Từ 1996 chuyển sang làm báo chuyên nghiệp. Bắt đầu viết văn năm 1989 đến nay.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Biển cứu rỗi (1991); Chuông vọng cuối chiều, Ngậm cười, Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Trận gió màu xanh rêu, Nàng tiên xanh xao, Giàn thiêu (tiểu thuyết); Goá phụ đen (2005); Võ Thị Hảo - Những truyện ngắn không nên đọc lúc nửa đêm (2005); Người sót lại của rừng cười (2006); Hồn trinh nữ (2006); Võ Thị Hảo - Kịch bản truyện (2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn và tiểu thuyết Nxb Hà Nội năm 1992 cho Biển cứu rỗi. Giải thưởng 5 năm VHHN cho Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004 cho tiểu thuyết Giàn thiêu.



CAO XUÂN HẠO

Họ và tên khai sinh: Cao Xuân Hạo. Sinh ngày 30 tháng 7 năm 1930. Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1988.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sau Cách mạng Tháng Tám, tham gia quân đội và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoà bình lập lại, học Đại học văn khoa, tốt nghiệp, ở lại dạy ngôn ngữ tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dịch sách và hiệu đính các sách dịch của nước ngoài.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người con gái viên đại uý (truyện, 1959), Chiến tranh và hoà bình (tiểu thuyết, 1962), Chuyện núi đồi và thảo nguyên (truyện ngắn, 1963), Trên những nẻo đường chiến tranh (tiểu thuyết, 1964), Truyện ngắn Goócki (1966), Con đường đau khổ (tiểu thuyết, 1973), Tội ác và trừng phạt (tiểu thuyết, 1983), Đèn không hắt bóng (1986), Papillon (1988), Khải hoàn môn (1988).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng về dịch thuật 1985 của Hội Nhà văn Việt Nam.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ngoài công việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học, tôi đã viết một số bài báo về các vấn đề văn học, một số bài giới thiệu và lời nói đầu cho các bản dịch tác phẩm nước ngoài. Nhưng phần đóng góp đáng kể nhất của tôi có lẽ là các bản dịch từ các tác phẩm văn xuôi nước ngoài, chủ yếu là tiểu thuyết Nga và Xô Viết.



PHAN XUÂN HẠT

Bút danh khác: PHAN XUÂN
Họ và tên khai sinh: Phan Xuân Hạt. Sinh ngày 5 tháng 4 năm 1931. Quê quán: Xóm Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 48 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào Hội năm 1969
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học xong Trung học chuyên khoa văn học năm 1950. Dạy Trung học phổ thông từ cuối 1950-1953, cán bộ chi Hội Văn nghệ liên khu IV từ cuối 1953 đến đầu 1956. Dự trại sáng tác văn học của Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ương và Hội Văn nghệ VIệt Nam từ giữa năm sau 1956 đến hết năm, sau đó từ 1957 về công tác biên tập ở Nxb Thanh Niên, phụ trách phòng biên tập văn học từ 1960 đến 1970, rồi làm chuyên viên cao cấp và trợ lý Giám đốc Tổng biên tập
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mách với bố (thơ nhi đồng, 1961); Nguyên vẹn (thơ, 1962); Trăng rằm (thơ, 1985); Khoảng xanh êm còn lại (thơ, 1995); Nhắn thế kỷ 21 (thơ, 2000); Thơ với tuổi thơ (2003).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ Nghệ An, 1952. Giải thưởng thơ báo Văn nghệ, 1997. Thư khen mừng của Tổng thống Pháp, Jacque Chirac về thơ viết bằng tiếng Pháp in ở Le Courrier du Viet Nam, TTXVN, 1997.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:
        Dây đàn và ngọn gió
        Tâm hồn thơ là dây đàn căng thẳng/ Cảnh và người làm ngọn gió thổi qua/ Gió bật dây đàn ngân lên thành tiếng/ Nốt bổng trầm, ấy thi tứ bay ra ...
       Nói và viết
       Nếu không nói điều thật/ Tôi sẽ ngồi lặng yên/ Bởi nói điều trái ngược/ Là tự đánh đắm thuyền...
       Nếu không viết điều thật/ Tôi sẽ nghỉ làm thơ/ Bởi viết điều trái ngược/ Bạn đọc sẽ thờ ơ ...



HOÀNG VIỆT HẰNG

Bút danh khác: LỘC VỪNG
Họ và tên khai sinh: Hoàng Thị Hằng. Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1953. Quê quán: làng Vân Hồ, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phóng viên báo Du lịch. Hiện thường trú tại: Đại La, Hà Nội. Vào Hội năm 2002.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1973-1974: công nhân Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. 1974-1975: Học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá 7) của Hội Nhà văn Việt Nam. 1974-1977: làm việc tại Công ty xây dựng số 1. Năm 1977-1982: Học trường Đại học Văn hoá. 1982-1992: công tác tại Công ty Xây dựng số 1. Từ 1993 làm báo. 
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Những dấu lặng (1990); Tự tay nhóm lửa (1996); Chuông vọng (2000); Một mình khâu những lặng im (2005); Văn xuôi: Những lời chưa nói hết (1987); Ngón nhẫn xinh xinh (1988);  Dấu chấm than viết ngược (2007). Vệt trăng và cánh cửa (2008); Người cho đã không nhớ (2009) 
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A Hội Nhà văn Hà Nội, tập truyện ngắn Những lời chưa nói hết, 1980-1981. Giải B Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tập thơ Những dấu lặng, 1990-1995. Giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, tập thơ Tự tay nhóm lửa năm 1996, tập thơ Một mình khâu những lặng im năm 2005. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, tập Vệt trăng và cánh cửa
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi có thơ in năm 16 tuổi, và phải đến tuổi 50 mới dám nghĩ mình đủ sức đi với con đường thơ ca này.
Tôi là con một trong gia đình hiếm con. Ngày bé, tôi sợ đủ thứ, từ bóng tối, sự bắt nạt của bạn bè đến cái lườm nguýt của vú em vì không chịu ăn, hay những lời giáo huấn nghiêm khắc của mẹ nuôi. Tôi đã tựa vào đèn để đỡ sợ bóng tối. Tựa vào viết như một người bạn. Không ngờ, không bỏ được viết. Âu cũng là duyên phận.
Đối mặt với đời tôi sợ đủ thứ, chỉ có đối mặt với đèn tôi không sợ gì cả.

 

ĐẶNG HẤN

Họ và tên khai sinh: Đặng Hấn. Sinh năm 1942. Quê quán: Lê Lợi, Kiến Xương, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1990.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học phổ thông ở Thái Bình và Tuyên Quang, học Toán ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từng làm việc ở Viện Toán học tại Hà Nội và Phân viện khoa học Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Phó giáo sư.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cầu chữ Y (thơ, 1986); Những truyện thần tiên (thơ, 1987); Hoa thơm trái chín (thơ, 1998); Những vị thần toán (truyện, 1988 ); Không gian thương (thơ, 1991); Hạnh phúc đơn sơ (thơ, 1993); Kỷ niệm một mùa hè (truyện, 1996); Hoa kỷ niệm (truyện, 1997); Hoa ngẫu nhiên (thơ, 1998); Sài Gòn và bé (thơ, 1998); Búp trên cành (thơ, 2001); Chân dung nhà văn (thơ, 2003); Câu đố xưa và nay (tiểu luận, sáng tác, 2004); Vỏ ốc và sỏi mầu (thơ, 2006); Thơ nhớ từ thơ (sáng tác, tuyển chọn, biên soạn, 2003)….
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất cuộc thi sáng tác cho nhi đồng do Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ và Nxb Kim Đồng phối hợp tổ chức 1982-1984. Giải nhì cuộc thi sáng tác văn học do Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em UNICEP (Hà Nội) và Hội Nhà văn phát động 1993-1994. Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam  năm 1999 tập Sài Gòn và bé. Giải thưởng thơ lục bát báo Giáo dục và thời đại, 1999-2000.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Lý lịch văn học có thể viết tóm tắt: "Học toán xong rồi nghiên cứu toán. Rồi đi dạy toán chục năm ròng. Năm mươi tuổi bỗng thành nhà -thơ-trẻ. Chuyên làm thơ cho lứa tuổi nhi đồng:.
Tôi yêu toán và yêu thơ và vì vậy lúc nào cũng cảm thấy bận mải và đang mắc nợ một việc gì đó. Đã có lúc tôi nghĩ: Nếu dồn cả cho thơ chắc sẽ có kết quả hơn, song tôi cũng biết ngay ý nghĩ đó là sai lầm. Thơ dù cho chỉ là một "trò chơi", nó lại là thứ "trời cho" không chỉ có thời gian là được. Làm thơ cho thiếu nhi càng rất khó. Nó vừa phải có tình hay, ý đẹp để người lớn "chịu"... lại vừa nâng đỡ các em đức tính gì, giúp các em phát hiện điều gì, lại vừa phải "nhí nhố" hóm hỉnh cho các em thích, các em dễ nhớ...



ĐỨC HẬU

Họ và tên khai sinh: Vũ Đức Hậu. Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947. Quê quán: Thuỵ Hưng, Thái Thuỵ, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Thái Bình, Trưởng ban công tác nhà văn khu vực các tỉnh phía Bắc của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại: Thái Bình. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1985.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ năm 1965 đến 1969, học nghề làm công nhân kỹ thuật mỏ ở Quảng Ninh. 1969-1970, là cán bộ biên tập, sáng tác tại Ty Văn hoá Thái Bình. Sau đó học khoá V trường viết văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam 1970-1972. Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999-2000). Từ 1973-1989 là cán bộ biên tập, sáng tác của Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình. Từ 1990 đến nay, là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình. Từ 2001 là Trưởng ban công tác nhà văn khu vực các tỉnh phía Bắc của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2005 là Uỷ viên Đoan Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, phụ trách các tỉnh khu vực sông Hồng.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bông cúc biển (truyện dài, 1976); Vùng đất mới (tiểu thuyết, 1980); Chuyện kể của bé Hạnh (tập truyện ngắn, 1985); Bạn bè sau chiến tranh (tập truyện ngắn, 1990); Người đàn bà ám ảnh (tập truyện ngắn, 1997); Đức Hậu (truyện ngắn chọn lọc, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì của Hội Nhà văn và Nxb Kim Đồng với tập Chuyện kể của bé Hạnh, 1984. Giải Tư báo Văn nghệ truyện ngắn Lạc bước, 1995. Tặng thưởng báo Văn nghệ với truyện Một cõi đi về, 2003. Hai giải Lê Quý Đôn lần I, lần II của UBND tỉnh Thái Bình với các tập Chuyện kể của bé Hạnh và Bạn bè sau chiến tranh. Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam với tập Đức Hậu -truyện ngắn chọn lọc (2004).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Mọi thứ tài năng, trí tuệ và lao động của nhà văn cuối cùng xoay quanh chữ Tâm. Chữ Tâm ấy chính là chất men làm nên thứ rượu riêng của mỗi người để mời bạn đọc. Nếu con mắt lệch tất lời nói cong. Tôi coi trọng chất lượng hơn số lượng trong sáng tác. Chỉ viết ra những gì đã trải nghiệm, trăn trở. Chỉ gửi đến bạn đọc những gì là thông điệp của lương tri. Bởi vì thời gian sẽ xoá sạch hàng nghìn trang nhạt nhẽo chỉ còn lại trang đời đầy đặn của tấm lòng nhà văn.

 

ĐỖ THỊ THU HIÊN

Họ và tên khai sinh: Đỗ Thị Thu Hiên. Sinh ngày 25 tháng 5 năm 1969. Quê quán: Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phóng viên Báo điện tử Đảng CSVN. Hiện thường trú tại: 17B/20 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1988 đi bộ đội, 1989 đi học tại Trường viết văn Nguyễn Du. Từ năm 1994 công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. Hiện đang công tác tại Báo điện tử Đảng CSVN.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vệt nắng đầu tiên (truyện dài, 1993); Hũ vàng của cha (tập truyện ngắn, 2001); Cổ tích người lữ hành (tập truyện ngắn, 2002).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải tư cuộc thi truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ.

 


HỒNG CHINH HIỀN

Họ và tên khai sinh: Trần Hữu Chất. Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1933. Quê quán: xã Kỳ Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Hiện thường trú tại: số 270, tổ 21, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1972.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1948 làm việc ở phòng thông tin huyện Kỳ Anh. Năm 1950 làm việc ở tổ ấn hoạ, Ty thông tin Hà Tĩnh. Môi trường này kích thích vẽ tranh, làm thơ. Năm 1956 làm mấy bài thơ được in vào tập Hoa lúa và Văn nghệ quân đội in vào tuyển tập thơ.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chiến sỹ du kích Đinh Công (truyện thơ, Quân khu IV in 1953). Đá trắng (thơ, 1970); Trước chân trời tiền duyên (thơ, 1972); Rừng có mắt (1973).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Được giải khuyến khích về bài thơ Đổi mới ở chi Hội Văn nghệ Liên khu
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi hay viết khi đi thực tế. Thơ tôi mô tả cái hiện thực cuộc sống sinh động. Khi ở tĩnh tại thơ tôi như người mất hồn, tẻ nhạt, khô cứng. Thơ tôi ít mầu mè riêu cua. Không kỳ bí hoặc ảo tưởng. Tôi rất thích thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh và có cái định hướng về cách lập ngôn ấy.

 

LƯƠNG HIỀN

Bút danh khác: NGUYỄN LƯƠNG,  LÊ PHƯƠNG, LƯƠNG DUNG THẢO
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Hiếu. Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1934. Quê quán: thôn Trần Phú, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Tây. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Lương. Hiện thường trú tại: 86 Trần Phú, Phủ Lý, Hà Nam. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 14 tuổi (1948) đi bộ đội liên tục qua 3 thời kỳ, từ chiến sỹ đến cấp Sư đoàn, Cục trưởng. Học tại chức: Công trình sư (1957-1959), Đại học giao thông vận tải (1960-1965), Đại học Thuỷ lợi (1976-1978). Từng là Phó Chủ tịch Hội VHNT Hà Nam, Tổng biên tập tạp chí Sông Châu. Về hưu với quân hàm đại tá.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: 11 tập truyện ngắn, truyện ký. 11 cuốn tiểu thuyết. 15 tập thơ. 17 tập nghiên cứu sưu tầm văn nghệ dân gian. 6 tập nhạc và băng đĩa nhạc. 4 kịch bản phim truyện và tài liệu. Tổng công trình sư Quốc phòng.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất truyện ngắn Tiếng bom hoà bình, Văn nghệ quân đội 1984. Giải nhất kỷ niệm sâu sắcChiều sâu một bức tranh TCCT, 1970, giải nhì KNSS Gia tài của mẹ, Tổng cục Chính trị 1976. Giải nhì kỷ niệm sâu sắc Đường qua bãi mìn, Tổng cục Chính trị, 1986. Ba giải Nguyễn Khuyến tiểu thuyết các năm 1991, 1996, 2001. Giải nhì truyện ngắn Dốc Cổng Trời, đề tài công đoàn, Hà Nam 1999. Giải khuyến khích nhạc Huyền thoại đá đề tài Công đoàn, Hội Nhạc sỹ Việt Nam 1999. Giải ba thơ Lúa và hoa đề tài nông nghiệp, Hà Nam 2002.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đối với nghề văn, tôi là người phát triển chậm, đã vào nghề muộn mà bước đi lại chậm, chậm như rùa. Tôi tự nhủ lòng phải kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại rồi cũng tới đích, dẫu rằng đó là đích thấp. Tôi thường nghĩ đã là nhà văn thì phải có tấm lòng nhân hậu, không cay cú, cố chấp, sa đà vào những chuyện oán thù, vụn vặt đời thường thì tâm hồn mới thảnh thơi, tác phẩm mới có thể sống được lâu dài hơn.



NGUYỄN ĐỨC HIỀN
(1929-2004)

Bút danh khác: YÊN HỒNG, HỒNG HOA, ĐỨC HIỀN
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đức Hiền. Sinh ngày 6 tháng 12 năm 1929. Quê quán: xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1982. Mất ngày 4 tháng 5 năm 2004.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia quân đội từ thời chống Pháp. Chuyển ngành về làm cán bộ giảng dạy Trường Đại học nhân dân, Trường Tuyên giáo Trung ương. Từ năm 1968 về biên tập ở Nxb Phổ thông, sau chuyển sang làm biên tập viên Nxb Văn học cho đến lúc nghỉ hưu.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nhụy Kiều tướng quân (truyện lịch sử, 1962); Sao Khuê lấp lánh (tiểu thuyết lịch sử, 1975, tái bản 1985); Bà Triệu (truyện lịch sử, 1980, tái bản 1996); Trạng Quỳnh (1985, tái bản nhiều lần); Truyện Trạng Quỳnh (1996, tái bản nhiều lần); Quê hương nước mắt, tiếng cười (1990).

 

HOÀNG NGỌC HIẾN

Họ và tên khai sinh: Hoàng Ngọc Hiến. Sinh ngày 21 tháng 7 năm 1930. Quê quán: Đức Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 418 Đê La Thành, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Làm nghề dạy học từ năm 1949 đến khi về hưu. Đã từng dạy ở các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Văn hoá, Trường Viết văn Nguyễn Du. Tiến sĩ Văn học.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Maiacốpxki, con người, cuộc đời và thơ (khảo cứu, 1976); Maiacốpxki, hài kịch (dịch, 1984); Văn học Xô viết đương đại (khảo cứu, 1987); Văn học - học văn (tiểu luận, phê bình, 1990); Văn học gần và xa (tiểu luận, phê bình, 2003); Triết lý văn học và triết luận văn chương (tiểu luân, phê bình, 2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, 1985 cho tác phẩm dịch Maiacốpxki, hài kịch.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Những bài phê bình hay làm người đọc yêu văn học. Yêu văn học là yêu những giá trị tinh thần, sự khô cạn của tình yêu này đương là một trong những  sự khốn cùng của thế giới hiện đại. Cũng như các thể loại văn học khác, viết phê bình không thể thiếu cảm hứng. Người viết phê bình là người có những chủ kiến mạnh mẽ (về các vấn đề nhân sinh, cũng có khi là những vấn đề học thuật). Cảm hứng phê bình nảy sinh khi chủ kiến của nhà phê bình ngẫu nhiên cộng hưởng đâu đó với tác giả và tác phẩm nào đó. Nhưng chủ kiến của nhà phê bình là sản phẩm của sự suy nghĩ, có ý thức đồng thời có gốc rễ vô thức (có những kinh nghiệm cá nhân và những kinh nghiệm cộng đồng được tàng trữ ở đây)
     Nhà phê bình không thể không tìm hiểu tác giả, tác phẩm mình phê bình, sự tìm hiểu này có thể làm thay đổi chủ kiến của nhà phê bình nhưng cuối cùng thì viết phê bình vẫn là bộc lộ chủ kiến của mình. Octavio Paz hoàn toàn có lý: "Đối với nhà phê bình, bài thơ là điểm xuất phát để đi đến một văn bản khác, văn bản của mình"



TÔ NGỌC HIẾN
(1942-1998)

Họ và tên khai sinh: Bùi Thượng Hiến. Sinh ngày 16 tháng 8 năm 1942 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. Vào Hội năm 1978. Mất ngày 1-3-1998 tại thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học hết phổ thông trung học đi làm thợ, viết văn. Đã học Trường viết văn Nguyễn Du, sau đó làm báo chuyên nghiệp ở Quảng Ninh. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá III)
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người kiểm tu (truyện ngắn, 1974), Mùa hoa sim cuối cùng (truyện ngắn, 1978), Mùa than trôi (truyện ngắn, 1982), Hãy cho tôi sống lại (tiểu thuyết, 1988), Trên bến bờ riêng khuất (truyện vừa, 1992), Đứa con của hồng thuỷ (truyện vừa, 1996), Giọt lệ Hạ Long (kịch bản phim, 1974)
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (1971-1972) với truyện ngắn Người kiểm tu, Giải thưởng văn học Tổng Công đoàn - Hội Nhà văn Việt Nam (giải chính thức và giải khuyến khích) với tập Người kiểm tu và tập Mùa than trôi
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Không có nhiều thời gian vật chất và được ưu đãi về chế độ sáng tác để tập trung sức lực, tâm huyết vào văn học. Phải trải mình và phân thân làm nhiều nghề, nhiều việc, nhiều loại người để bươn trải và hiện hữu trong dòng thác nghiệt ngã của cuộc đời hơn là trong văn học. Hạnh phúc duy nhất và nguyện vọng lớn nhất là được bình tâm ngồi trước trang viết, như một tấm gương phản chiếu chính mình và cuộc đời. Trước khi chết phải hoàn thành cuốn tiểu thuyết tự thuật về đời mình và cái vòng luân hồi của cuộc đời mà mình vừa là thư ký, vừa là tác nhân vừa là nạn nhân.

 

TRẦN ĐÌNH HIẾN

Bút danh khác: THIÊN LÝ
Họ và tên khai sinh: Trần Đình Hiến. Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1933. Quê quán: Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Hiện thường trú tại: 45 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vào Hội năm 2003.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1954-1964: Học tại khu học xá Trung ương, dạy học tại trường Ngoại ngữ chuyên tu, trường Trung cấp Sư phạm ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ. Từ 1964-1966: Nghiên cứu sinh Hán ngữ cổ tại ĐHTH Bắc Kinh - Trung Quốc. Từ 1967-1983: Công tác tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Viện Thông tin KHXH. Từ 1983: nghỉ hưu.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch: Tuyển tập kịch Lão Xá (1961); Gieo hạt tình yêu (Từ Hoài Trung, 1961); Khát vọng (Lý Hiểu Minh, 1995); Báu vật của đời (Mạc Ngôn, 2001); Cây hợp hoan (Trương Hiền Lượng, 2001); Đàn hương hình (Mạc Ngôn, 2002); Cây tỏi nổi giận (Mạc Ngôn, 2002); Rừng xanh lá đỏ (Mạc Ngôn, 2003); Tửu quốc (Mạc Ngôn, 2004); Cây không gió (Lý Nhuệ, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B (không có giải A) cho tác phẩm dịch Đàn hương hình của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là một nghề khó nhọc, ăn vào là cỏ, nhả ra là máu (lời Lỗ Tấn), phải có tác phẩm cho xứng đáng với dân tộc mình, đất nước mình.

 

BÙI HIỂN

Họ và tên khai sinh: Bùi Hiển. Sinh ngày 22 tháng 11 năm 1919. Quê quán: xã Tiến Thuỷ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Khu tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.
     *  VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tháng 8 năm 1945, tham gia Tổng khởi nghĩa tại thành phố Vinh. Từ đó, lần lượt phụ trách các công tác: Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc Nghệ An, đồng thời là Trưởng ty thông tin tuyên truyền, uỷ viên thường vụ Hội Văn nghệ Liên khu IV, uỷ viên biên tập tuần báo Văn học, Văn nghệ, uỷ viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nằm vạ (truyện, 1941); Gặp gỡ (truyện, 1954); Ánh mắt (truyện, 1961); Trong gió cát (truyện ký, 1965); Đường lớn (truyện, 1966); Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970); Hoa và thép (truyện, 1972); Một cuộc đời (truyện, 1976); Ý nghĩ ban mai (truyện, 1980); Tâm tưởng (truyện, 1985); Tuyển tập Bùi Hiển (1987); Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, 1992); Hướng về đâu, văn học ( tiểu luận, 1996); 25 truyện ngắn 1940-1995 (1996); Bạn bè một thưở (chân dung văn học, 1999); Bùi Hiển, tác phẩm và dư luận (2003).
Truyện dịch: Đội cận vệ thanh niên của A.Phađêép (dịch chung, 1960). Những người chết còn trẻ mãi của Anna Dêgớc (dịch chung, 1963). Những truyện ngắn phương Đông (1996); Di chúc Pháp của A.Makins (1998). Những kẻ văn minh của CI.Farrère (1990).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC:  Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật, đợt I, năm  2001.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ở mỗi con người, tôi tin vậy, đều chứa đựng ít hoặc nhiều sự khao khát hướng thiện, mà nhiệm vụ của văn học là phải khơi gợi để nó bừng sáng lên. Không ai tự nguyện làm kẻ ác, triết gia xưa đã nói. Khi cần phê phán, tôi dùng lối văn châm biếm nhẹ nhàng, chen tí hài hước khoan dung, nhằm đánh thức cái lương tri, tính bản thiện sẵn có ở mỗi con người, nó đang ngủ gà ngủ gật vì kém nội lực bản thân hoặc bị khoả lấp do những eo sèo cuộc sống, và nhằm đừng để trượt dần dù là vô tình vào cái xấu, cái ác.



ĐẶNG HIỂN

Họ và tên khai sinh: Đặng Đức Hiển. Sinh ngày 9 tháng 5 năm 1939. Quê quán: Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 50 ngõ 144/2, Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.
     *  VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ nhỏ đến 1956: học tiểu học, trung học ở Nam Định, học PTTH ở Hà Nội. 1956-1959: học Đại học văn ở Hà Nội. 1959-1999 dạy học ở Hà Tây. 2000 nghỉ hưu. 1998-2002 Phó chủ tịch kiêm chức Hội VHNT Hà Tây. 2002 đến nay cộng tác biên tập tạp chí Tản Viên Sơn. Nhà giáo ưu tú 1998.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đôi cánh (trường ca, 1974, tái bản 1994); Thời gian xanh (thơ, 1993); Bài thơ trên đá (thơ, 1995); Lời chào mùa thu (thơ, 1998); Phía trước mùa xuân (thơ, 2000); Chiều nắng (thơ, 2002); Đất nước trong lớp học ( 2003). Cảm nhận và suy nghĩ (lý luận phê bình, 2002, tái bản có bổ sung 2005 ); Chiếc lá (thơ, 2004); Dạy văn, học văn (lí luận phê bình, 2005); Cây đời mãi xanh (truyện và ký, 2006); Con chúng ta (tập kịch ngắn 1995); Trên đồi thông (tập kịch ngắn 2003).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì thơ Hà Nội 1956-1957. Giải Nguyễn Trãi 1991-1995 (kịch) 1996-2000 (thơ). Giải báo Giáo dục và Thời đại, Người giáo viên nhân dân 1961 (thơ), 1990 (thơ, kịch) 1998 (thơ). Giải Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT VN 1995 (kịch), 1998 (thơ), 2003 (kịch)...
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn trước nhất là nhu cầu của tâm hồn người viết, tâm hồn muốn ca hát, muốn thổ lộ, muốn giãi bày, muốn gửi thông điệp tới mọi người để được chia sẻ, đựơc sự đồng cảm, đồng ý, đồng tình. Khi cầm bút viết một tác phẩm, lúc đầu có thể chưa nghĩ đến kỹ thuật nhưng rồi hình thức nghệ thuật tự đến và kiến thức, kỹ năng sẽ nâng hình thức nghệ thuật ấy lên. Kiến thức và kỹ năng ấy có thể và phải học ở người khác, ở sách vở, nhưng sự tu dưỡng nghệ thuật chủ yếu là ở mình, luôn luôn cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống, về con người, về bản thân và viết, thì đến một lúc nào đó có thể có được câu hay, bài hay.



LÊ TẤN HIỂN

Họ và tên khai sinh: Lê Tấn Hiển. Sinh ngày 11 tháng 11 năm 1952. Quê quán: Phú Nam An, Chương Mỹ, Hà Tây. Dân tộc: Kinh.  Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Biên tập viên báo Hà Nội mới. Hiện thường trú tại: 30 ngách 76, Thịnh Hào 1, phố Tôn Đức Thắng, thành phố Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đi bộ đội từ 1972 đến 1977. Học Đại học Tổng hợp Văn. Từng làm công việc sửa bản in rồi thành biên tập viên tại báo Hà Nội mới.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: gồm 11 tập truyện ngắn và tiểu thuyết: Học khóc (1995); Hoạ mi chết khát (1996); Nhóm đặc nhiệm nhà C21 (15 tập, 1996); Cô gái nấp sau rặng thanh long (2000); Măng rừng sỏi suối (2005); Truyện ngắn Lê Tấn Hiển (2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì sáng tác văn học trẻ do Nxb Thanh Niên và Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 1996. Giải nhì cuộc thi Tương lai vẫy gọi do báo TNTP và Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 1999.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi cảm ơn các nhà văn tiền bối nước nhà và thế giới với những trang viết về chiến tranh. Chính những trang viết ấy đã góp phần giúp những người lính có thêm ý chí, nghị lực, lòng tin và tình yêu để làm nên chiến thắng.
     Thời loạn ly chinh chiến đã lùi vào hồi ức 1/3 thế kỷ, kịp cho một vài lớp hậu sinh lớn lên. Nhiều người trong số họ chẳng thể hình dung nổi sự hào hùng cũng như những khốc liệt của cuộc chiến mang lại đời sống bình yên hôm nay…
     Chính điều đó thôi thúc tôi cầm bút.



ĐÀO MINH HIỆP

Họ và tên khai sinh: Đào Minh Hiệp. Sinh ngày 20 tháng 1 năm 1950. Quê quán: Nhơn An, An Nhơn, Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:  Tốt nghiệp trường Đại học thăm dò địa chất Matxcơva. Từng công tác tại các đoàn địa chất 702, 705, Liên đoàn địa chất thuỷ văn miền Nam, Gia Lai; giảng viên trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hoà, Phú Yên, chuyên viên văn xã, trưởng phòng Ngoại vụ Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên, phó giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin, chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Yên.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lời tự thú muộn màng (tập truyện ngắn, 1988); Dịch: Đức mẹ mặc áo choàng lông (tiểu thuyết của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ X.Ali (1985); Những ngọn cờ trắng (tiểu thuyết của nhà văn Grudia N.Đumbátde, 1985); Sếu đầu mùa (tiểu thuyết của nhà văn Kiếcghigi Ts.Aitmatốp, 1986); Khát vọng đổi đời(tiểu thuyết của nhà văn Áo X.Xvai, 1987); Thám tử buồn (tiểu thuyết của nhà văn Nga V.Axtaphiép, 1987); Một đêm huyền ảo (tiểu thuyết của nhà văn Pháp C.Jaunier, 1988); Vĩnh biệt Machiora (tiểu thuyết của nhà văn Nga V.Raxputin, 1988); Tiểu thư Vichtoria (tiểu thuyết của nhà văn Na Uy K.HamSun, 1989); Một cuộc điều tra (tiểu thuyết của nhà văn Nga G.Bôrôvích, 1990); Maria của tôi, Đường hầm (tiểu thuyết của nhà văn Áchentina E.Sabato, 1991); Người giàu cũng khóc (tiểu thuyết của nhà văn Mêhicô Ines Rođina-Carlos Romeo, 1992). Dịch các bộ phim nhiều tập: Những cuộc phiêu lưu của Sơlốc Hôm (Nga), Nicơlớt Nichcơnbi (Anh), Cuộc viễn du trong bóng tối (Nauy), Người giàu cũng khóc (Mêhicô), Đế chế (Canađa), Con đường ma tuý (Anh), Những cuộc phiêu lưu của con tuấn mã (Ôxtrâylia), Trở lại Êđen (Ôxtrâylia).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hội Văn nghệ Nha Trang với truyện ngắn Vỡ diễn kết thúc nửa chừng (1985). Giải thưởng văn học nghệ thuật Phú Yên lần thứ nhất (1975-2000) - Giải B, lần thứ 2 (2001-2005) - Giải A.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Để có thể gắn bó suốt đời với nghiệp văn cần phải có niềm đam mê sâu sắc, vốn sống phong phú, sự hy sinh thầm lặng và môi trường văn học lành mạnh, sôi động để nuôi dưỡng cảm hứng. Trong khi đó giai đoạn sáng tạo sung sức nhất của mỗi tác giả nhìn chung là không dài, chỉ những ai biết tận dụng những giây phút hiếm hoi ấy cho công việc lao động sáng tạo đầy khổ nhọc này thì mới mong làm được một chút gì đó cho đời sống văn học.

 

TRẦN HIỆP

Bút danh khác: TRẦN NGUYỄN, HOÀI GIANG, SONG NGUYỄN, TUYẾT NHUNG, YÊN GIANG.
Họ và tên khai sinh: Trần Hiệp. Sinh ngày 25 tháng 2 năm 1936. Quê quán: Chính Đa, Quảng Chính, Quảng Xương, Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 22 C, ngõ 32/2/32 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội. Vào Hội năm 1991.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1952 bí thư xã Đoàn thanh niên cứu quốc. 1953 đi bộ đội. 1960 chuyển ngành về công tác ở UBHC tỉnh Thanh Hoá làm công tác thông tin tuyên truyền; Bí thư Đoàn TN Lao động các cơ quan thuộc UBHC tỉnh; học lớp báo chí Đại học nhân dân Hà Nội. 1962 về công tác ở báo Thanh Hoá làm phóng viên, biên tập, trưởng phòng, trưởng ban, phó thư ký công đoàn, phó thư ký Hội Nhà báo. 1979-1982 học Đại học Kinh tế kế hoạch, Uỷ viên BCH, Trưởng ban văn xuôi-  Hội Văn nghệ Thanh Hoá (3 khoá). 1998 nghỉ hưu.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người bến thép (truyện ký, 1967); Mặt trận đường sông (tiểu thuyết, 1971); Xi măng Bỉm Sơn (ký sự, 1983); Sa lưới (truyện ký, 1984); Kho báu một dòng họ (tiểu thuyết, 1991); Đám cưới kỳ lạ (tập truyện, 1994); Nữ ký giả vào đời (tiểu thuyết, 1994); Gặp lại đối thủ, (tiểu thuyết tình báo, 1994) Quẻ bói (tập truyện, 1995); Chuyện vặt thời hậu chiến (tiểu thuyết, 1995); Thời chưa xa (tiểu thuyết, 1995); Vũ khúc thời gian (ập bút ký, 1999); Trăm mối tơ vương (tập truyện 2000); Huyền thoại một dòng sông (tiểu thuyết, 2000); Trong bão lửa (truyện, 2000); Giải hạn (tiểu thuyết, 2004); Nỗi niềm ta hiểu cho nhau (tập truyện, 2005); Những mảnh vỡ đời người ( tiểu thuyết, 2005); Lạc đàn (tập truyện, 2005); Quân sư Đào Duy Từ (tiểu thuyết lịch sử, 2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Truyện ngắn Ông giám đốc mới được đề bạt, giải thưởng báo Văn nghệ 1974-1975. Tập truyện Đám cưới kỳ lạ, giải thưởng Liên hiệp VHNT Việt Nam 1994. Các tập Kho báu một dòng họ , Đám cưới kỳ lạ, Chuyện văn thời hậu chiến, Huyền thoại một dòng sông, Thời chưa xa, giải thưởng Lê Thánh Tông các năm 1992, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001. Giải thưởng VHNT Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá 5 năm 1990-1995 và 1996-2000. Tặng thưởng của Hội Nhà văn và các cơ quan Trung ương cho truyện ngắn Sảo Phìn viết về nước bạn Lào. Tặng thưởng của UB toàn quốc Liên hiệp  các Hội VHNT Việt Nam  2004.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tài năng của nhà văn trời phú cho mỗi người một cung bậc. Nhưng nhà văn viết gì, hay dở thế nào cũng là nói về số phận con người, vì con người. Với tôi, quan tâm nhiều, viết nhiều về lớp người cùng khổ, những người bị oan khiên. Người ta có thể sống thiếu thốn, đói khổ, nhưng không thể sống trong nỗi oan khiên. Đời nào, chế độ nào, xã hội nào, ở quốc gia nào cũng có người oan khiên. Vì sao vậy? Nhà văn phải lý giải, cắt nghĩa nó. Đó là hạnh phúc của mỗi nhà văn được trăn trở với mọi kiếp người để suy ngẫm, để tái tạo, góp phần nhỏ bé của mình làm cho con người bớt đói khổ, bớt nỗi oan khiên, được sống trong công bằng và hạnh phúc.

 

ĐÀO CHÍ HIẾU

Bút danh khác: BIỂN HỒ, ĐÀO DUY
Họ và tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946. Quê quán: huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1988.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 năm 1975. Từng làm phóng viên báo Tuổi trẻ. Hiện nay là biên tập viên Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Giữa cơn lốc (tiểu thuyết, 1978); Bầy chim sẻ (tập truyện, 1982); Một chuyến đi xa (truyện vừa, 1984); Vòng biển mất tích (truyện vừa thiếu nhi, 1997); Vượt biển (tiểu thuyết, 1988); Vua mèo (tiểu thuyết, 1988); Người tình cũ (tiểu thuyết, 1988); Kẻ tử đạo cuối cùng (tiểu thuyết, 1989); Trong vòng tay người khác (tiểu thuyết, 1990); Nổi loạn (tiểu thuyết, 1993); Những bông hồng muộn (tập truyện, tạp văn, 2000); Tình địch (tập truyện và tạp văn, 2002); Đường phố và thềm nhà (2004).

 

HUỲNH TRUNG HIẾU

Bút danh khác: HOÀNG VÕ ĐỨC, HOÀNG ĐỨC PHỔ, MÊ CÔNG
Họ và tên khai sinh: Huỳnh Trung Hiếu. Sinh ngày 13 tháng 3 năm 1943. Quê quán: Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương.   Hiện thường trú tại: 82 Trần Hưng Đạo, Kontum. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trước 1955: học ở trường làng, tham gia công tác thông tin tuyên truyền ở xã. Từ 1955-1967: tập kết, học phổ thông và Đại học ở miền Bắc, tham gia làm thơ, viết báo. Từ 1968-1975: Ở chiến trường B. Từ 1975 đến nay công tác ở Gia Lai - Kontum, đã kinh qua Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở, Phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh. Là Hội viên sáng lập Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai- Kon Tum.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Sống (1989); Xa gần (1998); Tiếng thơ (2000); Giải phóng (2001); Gửi cho con (2001); Chuyện xa xưa về thác Ialy (2001); Ý thức (2002); Nhắc (2003); Rút ruột nhả tơ (2004): Tiếng vọng (2004); Bài ca gió (2005); Thấy (2005); Ánh thép xanh (2006).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng 10 năm (1991-2001) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kontum (giải ba, tập Xa gần, Nxb Lao động, 1998). Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (2004).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn là một nghề, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng có thêm nhiều ánh sáng dễ chịu, nhiều màu sắc hài hòa, nhiều hương hoa dịu mát, nhiều tiếng cười dễ thương, nhiều cái bắt tay thân ái, và vì thế nó còn là một nghề góp phần làm cho con người mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn trong việc diệt sâu bọ cũng như quét sạch rác rưởi, vật cản ngăn, để bánh xe lịch sử quay được nhanh hơn. Hạnh phúc của nhân dân luôn là niềm sung sướng lớn nhất của nhà văn chân chính.

 

NGUYỄN HIẾU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Hiếu. Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1948. Quê quán: Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện thường trú tại: nhà 8, ngõ 82, phố 8-3 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào Hội năm 2000.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1966, tốt nghiệp cấp III. Học sinh giỏi Hà Nội, trong đội tuyển học sinh cấp 3 của Hà Nội dự thi học sinh giỏi Văn miền Bắc. 1970, tốt nghiệp khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. 1971 được tuyển vào làm tại Đài Tiếng nói Việt Nam. 1971-1973: được biệt phái sang làm biên tập, phóng viên tại A7-CP 90 (Ban văn nghệ Đài Phát thanh Giải phóng). Từ 1974 đến nay (2006) công tác tại Ban kinh tế, khoa học, công nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. 
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiểu thuyết: Quá cảnh (1988), Bụi đường (1989), Vệt xoáy trước ngực làng (1989), Chuyện tình người điên (1990), Chân trời vỡ đôi (1990), Người đàn bà quỷ ám (1990), Em ở nơi đâu? (1991), Vầng trăng hững hờ (1992), Trái tim nhiều mầu (1993),  Tôi bán mình (1993), Lặng lẽ cuối cùng (1996),  Vệt xoáy trước ngực làng, Dòng sông máu vẫn chảy, Bốn bước đến chân trời (1996), Biển toàn nước (2002),  Con ngố.  Truyện ngắn: Chuyện cái vòi nước (1984), Cười dành cho tất cả (1991),  Bóng ảnh cuộc đời (1994),  Trưởng thôn xử án (2001), Người đàn bà còn lại (2002), Làng êm ả bên sông (in chung, 2000). Người con gái trên tàu điện ngầm đi Riskaia (in chung, Mátxcơva, 1992). Và một số truyện viết cho thiếu nhi, kịch bản phim, kịch bản sân khấu.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thơ: Bộ Nội thương và Hội Nhà văn 1973 bài thơ Đứng giữa ước mơ và mơ ước. Giải nhất Cuộc thi tiểu thuyết đề tài Giao thông vận tải 1991 với tiểu thuyết Bụi đường. Đồng giải nhất cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức với tiểu thuyết Tôi bán mình, năm 1994.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn chương không chỉ là một nghề mà đối với một số người nó được coi như một sứ mệnh. Chính vì tính chất đó nên nhà văn chỉ có quyền nổi giận mà không được hằn thù. Cuộc đời của mỗi con người tồn tại trên mặt đất này  bao gồm những thành công, thất bại, những nụ cười, những giọt nước mắt, những giải thưởng và cả những lời chê bai. Những hội nghị long trọng và cả những phút rong chơi bông phèng. Chiến tranh và bình yên. Tất nhiên cuộc đời còn gộp cái tôi nhỏ bé với cái ta mênh mông. Những lúc sung sướng hể hả làm rưng rưng toàn bộ con người cả thể xác lẫn linh hồn. Những giờ phút này xen kẽ tồn tại cả những khoảng khắc chán phèo, nhạt thếch khiến sự sống trở nên một gánh nặng trống rỗng, vô lý. Văn chương chính là sự phản ánh, ghi chép tất cả những trạng thái đó của cuộc đời, theo cách nhìn của mỗi cá nhân. Kẻ có tài và lòng dạ thánh thiện thì sự mô tả, phản ánh đó hấp dẫn được lâu và được nhiều người tìm đọc. Tác phẩm của họ làm cuộc đời ít nhiều đẹp hơn bởi văn chương khiến con người có thêm sức mạnh vì những tình cảm cao cả, thiêng liêng. Những thứ sinh ra từ mực và bút của kẻ bất tài và nhất là độc ác thì đoản mệnh hơn và ít nhiều, chúng làm cho cuộc đời khốn nạn và  bạc bẽo thêm.



NGUYỄN CHÍ HIẾU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Chí Hiếu. Sinh ngày 8 tháng 7 năm 1941. Quê quán: Long An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập tạp chí Văn -Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện thường trú tại: 54/5 Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1975.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở nhỏ học ở Sài Gòn. 13 tuổi (1954) tập kết ra Bắc, học ở trường học sinh miền Nam, sau đó thi vào trường Mỹ thuật Hà Nội và được chọn đi học ở Liên Xô (cũ). Năm 1966: tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và trở về miền Nam công tác ở phòng Hội họa Giải phóng, rồi tạp chí Văn nghệ giải phóng. Từ sau 30/4/1975: làm việc tại tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí Văn.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người quê hương (tập thơ in trước năm 1975); Mùa thu trong suốt (1980); Lời giã từ biển xanh (1987).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Càng đọc, càng sống nhiều, càng chới với, hụt hẫng. Cho nên, tuổi càng lớn, tôi càng viết ít đi, và cố gắng viết thật ngắn. Tôi sợ phải đăng thơ mình trên sách báo. Tôi thích thu ẩn trong cõi tối của riêng mình để nhìn ra phía sáng và suy ngẫm về mọi thứ...

 

NGUYỄN TRUNG HIẾU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Minh Chánh. Sinh ngày 18 tháng 12 năm 1932. Quê quán: phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ngôi sao Phương Nam (thơ); Phía ấy mặt trời lên (thơ); Những cánh cò xa khuất (thơ); Chỗ hẹn đầu cầu (văn); Đất hương vàng (văn); Mùa xuân đến trước(văn) ; Từ độ các anh về (văn); Chuyện còn lại (văn).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nhà văn rất coi trọng cái đẹp. Chính vì thế, như một nghiệp chướng, anh ta tự giác làm nô lệ! Ai dám bảo anh nửa đêm, gà gáy, dậy chong đèn đăm chiêu, lầm lũi trước những trang giấy vô hồn?
     Nỗi khổ triền miên của nhà văn, giống như người đánh bắt cá biển, luôn đối mặt với gió to, sóng dữ, dò đoán từng luồng, lạch để biết có những giống cá gì, nhiều hay ít…
Giữa nghìn dặm trùng khơi ấy, tôi cố chống chèo, không biết được mươi dặm chưa, thật tình, đã ngút thở! Thế nhưng, không buông tay, tôi vẫn yêu và hy vọng lớp lớp đồng nghiệp của mình sẽ tìm được những luồng, lạch mới, đánh bắt nhiều loại hải sản quí hơn và lần lượt cập bến, yên bình.

 

NGUYỄN VĂN HIẾU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Hiếu. Sinh ngày 22 tháng 10 năm 1945. Quê quán: Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, Tổng cục Công nghệ quốc phòng Bộ Quốc phòng (Giám đốc công ty Thanh Bình). Hiện thường trú tại: 2/43 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1965, chiến đấu ở Tây Trường Sơn. Từ 1975 đến nay: công tác ở Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Làm thơ từ những năm 1980.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Mưa hội chùa (1999); Miền tôi (2000); Tiếng gõ giao mùa (2001); Cánh buồm heo may (2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng văn học Hội Nhà văn năm 2002 (tập thơ Tiếng gõ giao mùa). Giải thưởng Tài hoa trẻ 1999 chùm thơ: Bài thơ hoá thạch, Màu xanh con gái. Giải nhì cuộc thi thơ báo Tài hoa trẻ năm 2001-2002 chùm thơ: Rượu, Sương khói, Người đẹp Tây Hồ. Giải nhì cuộc thi thơ tuần báo Ngưòi Hà Nội năm  2000 bài thơ Đưa em về. Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc phòng 1999-2004 tập thơ Cánh buồm heo may.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đã từ lâu tôi nghĩ thơ là chất quặng nằm trong đời sống, là kỷ niệm vui buồn sướng khổ của đời người, đến một lúc nào đó tuôn trào thành xúc cảm, thành thơ. Song tôi cũng nghĩ thơ cần có trải nghiệm, tìm tòi, người thơ phải lặng lẽ trong gian khó và cần mẫn trong công việc như người đãi cát tìm vàng.
Tôi thích những bài thơ giàu ý tưởng, tình người hơn rất nhiều những bài thơ thuần tuý về hình thức.



PHAN TRUNG HIẾU

Bút danh khác: TRUNG HIẾU, CHÂU BẢO
Họ và tên khai sinh: Phan Xuân Hiếu. Sinh ngày 02 tháng 5 năm 1962. Quê quán: Đức Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không
Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch Hội LH VHNT Hà Tĩnh. Hiện thường trú tại: Phường Tân Giang, thị xã Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1980-1984 sinh viên khoa văn Đại học Sư phạm Vinh. Ra trường, công tác tại Bảo tàng Xô Viết nghệ Tĩnh. Năm 1986, vào quân đội công tác ở Bộ chỉ huy quân sự Nghệ Tĩnh. Năm 1990 về công tác tại Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh cho đến nay.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Giấc mơ bong bóng (tập đồng thoại, 1994); Mùa chuyển (tập bút ký, phóng sự, 1998); Vườn đất Thánh (tập tự truyện, 2000); Hành trang đá (thơ, 2002); Chú nhện đu bay (tập truyện thiếu nhi, 2004).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần II (1995) và lần III (2000), lần IV (2005) cho 3 tập truyện thiếu nhi. Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp VHNT Việt Nam cho tập tự truyện Vườn đất Thánh.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đây không phải là một thú chơi nhàn nhã, ngẫu hứng mà quả là một nghề lao động trí óc đầy công phu, cực nhọc. Khẳng định được mình trên văn đàn đã là khó, giữ được mình và vượt lên chính mình lại càng khó hơn. Nghề văn giống như người đào đãi vàng. Cứ sống, đi và viết rồi tự mình sàng lọc và cả bạn đọc sẽ giúp mình phân biệt những giá trị thực còn lại với thời gian.



MINH HIỆU
(1924-2000)

Bút danh khác: HUỆ DIỆU, CƠ HỒNG DUỆ...
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Minh Hiệu. Sinh ngày 29 tháng 9 năm 1924 tại làng Yên Lai, xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đảng viên Đảng CSVN. Mất năm 2000.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân gia đình Nho học khá giả ở nông thôn, đã tốt nghiệp thành chung, về sau tự học có trình độ đại học. Sau cách mạng tháng 8, làm huyện đoàn trưởng thanh niên cứu quốc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Từ 1949 đến 1951 là biên tập viên báo Cứu Quốc Liên khu 5. Từ 1952 đến 1972 hoạt động văn hoá Văn nghệ ở Liên khu 4. Từ 1973 đến lúc nghỉ hưu, công tác ở tỉnh Thanh Hoá, từng là phó trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hoá.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những chiếc cầu (thơ, 1969); Yêu thương (thơ, 1978); Tâm tình (tuyển tập ca dao, 1972); Quế ngọc châu thường (bút ký, 1991); Nghệ thuật ca dao (nghiên cứu, 1984); Tình ca Lào Campuchia (dịch, 1984). Ngoài ra còn nhiều tập sưu tầm, chỉnh lý, biên dịch ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện thơ dân tộc Mường.
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: - Tập Ca dao kháng chiến Giải thưởng Chi Hội Văn nghệ Liên khu 4 - Bài thơ  Hẹn anh xem xoè (báo Phụ Nữ 1957) - Bài thơ Đồi trọc lại xanh giải thưởng báo Lao động và Tổ quốc.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:  Nhà thơ viết trung thực, vì lợi ích dân tộc, lợi ích cách mạng, với trách nhiệm công dân cao, trước sau giữ vững phẩm chất của một nhà văn chân chính của Đảng và luôn học tập rèn luyện để là một nhà văn hoá chân chính, đúng với nghĩa của nó.

 

LƯƠNG MINH HINH

Bút danh khác: LINH HƯƠNG, PHÚ HẢO HIẾU
Họ và tên khai sinh: Lương Minh Hinh. Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1945. Quê quán: Ngô Quyền, Tiên Lữ, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 141/12 đường 30-4 thành phố Cần Thơ. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Theo học các trường Sư phạm Hưng Yên, Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành văn học). 1965 dạy học ở Hưng Yên. 1983-1997 dạy học Cao đẳng sư phạm Cần Thơ. nghỉ hưu 1997. Dự trại bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn 1979 tại Hải Hưng.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Con mèo và tiếng mõ cá (tập truyện ngắn, 1993); Chén bạch đàn (tập truyện ngắn, 1999); Bến Mỵ Nương (tập truyện ngắn, 2005); Đĩnh lũ tuổi thơ (tập truyện ngắn, 2006). Các kịch bản phim truyện (phim đã sản xuất): Vòng hoa chăm pay, Công tử Bạc Liêu, Đêm ước nguyện, Lửa vòng cung (viết chung với Khai Phong), Màu hoa nhớ  (viết chung với Nguyễn Khắc Phục), Lời thề đất mũi (tập 11-17, viết chung với Nguyễn Bá)
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng truyện ngắn Tài hoa trẻ 2000. Giải nhì truyện ngắn Hội Văn nghệ Cần Thơ, 2002. Giải khuyến khích thơ Hội Văn nghệ Cần Thơ, 2004.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Sáng tạo văn chương là một hoạt động trong đời sống. Văn là người viết phải thực, đẹp, nhân bản. Nghề văn rất cần chữ Nhẫn. Viết là niềm vui, hạnh phúc.




BÙI VIỆT HOA

Họ và tên khai sinh: Bùi Việt Hoa. Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1946. Quê quán: Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không. Hiện thường trú tại: Số 8 đường Chùa Thông, Nhân Chính, Hà Nội. Vào Hội năm 1997.
    * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa ngữ văn Hung- Phần Lan năm 1987 tại đại học Tổng hợp Budapest, Hunggary. Hội viên Hội Kalêvala (Phần Lan) và Hội văn học Phần Lan từ năm 1990.
    * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Truyện cổ thế giới (đồng dịch giả, 1990); Tiếng đàn Katele (Trích dịch tuyển tập thơ Kateletare của Phần Lan sang tiếng Việt); Hội Kalêvala Helsinxi (1990); Tán cala pá ra tiếng Hunggari cùng dịch giả người Hung Raz Tatstvan Budapetét 1990; Kalêvala (sử thi Phần Lan, 1994).

 



ĐÀO KIM HOA

Bút danh khác: TRÀ LY, HOÀNG GIANG
Họ và tên khai sinh: Đào Thị Kim Hoa. Sinh ngày 12 tháng 6 năm 1957. Quê quán: Phú Xuyên, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó trưởng ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại: 11, ngõ 292 phố chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1975-1981: sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ tại thành phố Piatigorst (Liên Xô cũ). Năm 1981: tốt nghiệp về nước. Từ 10/1981 đến nay: công tác tại Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch các tập truyện ngắn: Con chó Dingo (dịch chung, 1994); Truyện ngắn Nhật Bản (dịch chung, 1996); Đứa con hái ra tiền (truyện ngắn, 1996); Hương xa (thơ, 1999); Hoảng sợ và tuyệt vọng (truyện ngắn, 2002).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đến với nghề tự nhiên như hơi thở, như nhu cầu bức xúc của công việc. Suốt hơn hai mươi năm qua làm việc trong môi trường văn học sôi động: giao tiếp với rất nhiều nhà văn có tên tuổi trên thế giới đến thăm và làm việc tại Việt Nam, rồi những chuyến đi cùng các nhà văn Việt Nam giao lưu với bạn bè quốc tế… đã nuôi dưỡng cảm hứng văn chương trong tôi. Mỗi khi có đoàn nhà văn nước ngoài vào Việt Nam, tôi phải đọc, phải dịch ngay sáng tác của họ… Tôi đã dịch thơ, truyện ngắn đăng báo, sau đó tập hợp in thành sách. Dịch thuật quả là một nghề vô cùng khó khăn, âm thầm tái tạo tác phẩm văn học lần thứ hai. Biết nhiều ngoại ngữ thôi cũng chưa đủ. Quan trọng hơn cả là phải đọc nhiều, tiếp thu kinh nghiệm quý báu của đàn anh đi trước, trau dồi kiến thức, vốn sống thật phong phú mới có thể khám phá kho tàng văn học và văn hóa nhân loại.



NGUYỄN HOA

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hoa Kỳ. Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947. Quê quán: xóm 6, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó ban thường trực Ban Tổ chức- Hội viên. Hiện thường trú tại: P6, N12 Tập thể Hội nhà văn, Thanh Xuân Nam, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1966-1989: công tác trong quân đội với các công việc: kỹ thuật viên ngành quân giới, phóng viên biên tập Chương trình phát thanh Quân đội nhân dân, biên kịch xưởng phim truyện QĐND. Rời quân ngũ với quân hàm Đại uý, hiện công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dưới mặt trời (thơ, 1988); Vàng của mùa thu (thơ, 1989); Ngôi sao số phận tôi (thơ, 1991); Con Tổ quốc (thơ, 1992); Sấm lành (thơ, 1993); Sơn ca (thơ, 1994); Từ một đến tám (thơ, 1996); Trở về (thơ, 1997); Cây trong vườn ông nội (thơ, 1998); Mùa xuân không bị bỏ quên (thơ, 2000); Bên con (thơ, 2002); Nhận (thơ, 2003); Ánh mắt tươi (thơ, 2005).
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Mỗi người sinh ra ở trời đất đã có một số phận riêng và mỗi người từ trong sâu thẳm cõi lòng đều có những nỗi niềm riêng: khát vọng vui buồn. Nói lên được điều ấy bằng ngôn từ chính là thơ - một thể loại linh thiêng của con người. Ước mong vậy và tôi viết từ trong hoàn cảnh thật của đời mình một cách trung thực, giản dị dễ hiểu, nhưng những điều đó cứ thấp thoáng xa gần. Đi hết cả cuộc đời nào có đến không?



PHẠM HOA

Họ và tên khai sinh: Phạm Văn Hoa. Sinh ngày 20 tháng 01 năm 1952. Quê quán: xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Tư tưởng văn hoá, Tổng cục Chính trị. Hiện thường trú tại: Tập thể Vân Hồ, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học xong phổ thông trung học đi bộ đội (1970). Nhiều năm chiến đấu ở đoàn 559 (sư đoàn 571). Năm 1979 được cử đi học Trường viết văn Nguyễn Du (khoá I). Tốt nghiệp được điều về làm phóng viên Chương trình phát thanh QĐND. Sau đó làm trợ lý, trưởng phòng VHVN rồi Cục phó Cục Tư tưởng -Văn hoá TCCT. Bắt đầu viết văn từ năm 1972, năm 1973 truyện ngắn đầu tiên được in trên báo Phụ nữ.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ngày không bình thường (truyện ngắn, 1984); Tiếng chim (truyện ngắn, in chung, 1985); Đừng quên mùa hoa săng lẻ (truyện ngắn, 1986); Mỗi thời của họ (truyện ngắn, 1993); Đùa của tạo hoá (truyện ngắn, 1996); Truyện ngắn Phạm Hoa (tập truyện ngắn, 2002); Miền xa thẳm (tiểu thuyết, 2002).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội ( 1982). Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (1991). Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (2003)
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn là một cuộc đi tìm mình. Tôi tìm mãi, tìm mãi mà không rõ mình là ai! Để những cuốn sách viết ra không "vô vị", mang đến cho người đọc thời nay một chút gì đó là những thách thức lớn nhất với tôi. Cứ ảo tưởng, cứ "điếc không sợ súng" như trước đây còn đỡ. Giờ đây cứ cầm bút là lại đắn đo...

 

TRẦN KIM HOA

Bút danh khác: HÀ CHÂU
Họ và tên khai sinh: Trần Kim Hoa. Sinh ngày 20 tháng 5 năm 1966. Quê quán: xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng văn phòng đại diện báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Hiện thường trú tại: Nhà 50B, ngõ 154 Đội Cấn, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
     * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1984 vào đại học. Dạy học tại Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội từ 1988-1995. Sau đó chuyển sang nghề làm báo chuyên nghiệp.
     * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nơi em về (thơ, 1990); Quá khứ chân thành (thơ, 1998); Lối tầm xuân (thơ, 2003); Hoạ mi năm ngoái (thơ, 2005).
     * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2003-2004.
     * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Trong dòng sông thơ, tôi nghĩ mình chỉ như một con sóng nhỏ. Tôi mong muốn con sóng ấy luôn mang đúng tên mình.