Trang chủ » Tư liệu nhà văn

Kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại - vần D,Đ (1)

Kỷ yếu HNVVN
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009 10:40 AM


 Lâm Thị Mỹ Dạ
Họ và tên khai sinh: Lâm Thị Mỹ Dạ. Sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949. Quê quán: huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Huế. Vào Hội năm 1978.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác:  Từng là biên tập  viên, phóng viên trong
những năm chiến tranh.  Tốt nghiệp trường Đại học Văn
hoá (khoa Viết văn) 1979-1983. Tốt nghiệp Học viện
văn học Gorki (Liên Xô cũ) 1998. Từng làm phóng viên, biên tập viên văn học, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên- Huế, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, khoá VI. Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế, khoá VI.  Uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá V. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ Việt Nam khoá VII.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thơ: Trái tim sinh nở (1974, in chung với nhà thơ ý Nhi); Bài thơ không năm tháng (1983); Hái tuổi em đầy tay (1990); Mẹ và con (1995); Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1999);  Tập thơ "Green Rice" ( Cốm non, in và phát hành tại Hoa Kỳ, 2005); Hồn đầy hoa cúc dại (2007). Truyện thiếu nhi: Danh ca của đất (1984); Nai con và dòng suối (1989); Nhạc sĩ Phượng Hoàng (1989); Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006).
*  Giải thưởng Văn học: Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973. Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983 cho tập thơ Bài thơ không năm tháng. Giải A  Thơ Giải thưởng văn học Cố đô  (1998-2003) của UBND tỉnhThừa Thiên-Huế và Hội LHVHNT Thừa Thiên- Huế. Và nhiều giải thưởng khác. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Không thể lấy một tải thơ nào làm tiêu chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự "lấp lánh" riêng, không ai giống ai. Người có bản lĩnh thơ là người biết chấp nhận sự thách đố của thời gian chứ không chấp nhận sự thách đố nào khác. Sự đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công một nửa của người làm thơ.
Thơ là cái mới mẻ trong cái bình thường. Nhìn thấy nó đ• khó, mà diễn tả được nó càng khó. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một quả trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống - một đời sống sinh động, có hình hài. Nếu vội v• bóc lớp vỏ đi khi chưa đến độ thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến thơ mà chỉ có những ngôn từ chết. Vì vậy, có được một bài thơ hay vô cùng khó.
Yếu tố để có thơ hay theo tôi là phải sống thật với chính mình.
@

Nguyễn Văn Dân
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Dân. Sinh ngày 16 tháng 1 năm 1950. Quê quán: Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó viện trưởng Viện Thông tin Khoa học x• hội, Viện Khoa học x• hội Việt Nam. Hiện thường trú tại: Số 3, hẻm 114/14 ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1997.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Năm 1972: tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn tại Rumani. Từ 1973-1976: công tác tại Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước. Từ 1977 đến nay: làm nghiên cứu và thông tin về văn học tại Viện thông tin Khoa học x• hội. Năm 1994: Tiến sĩ văn học. Tham gia giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế. Từ năm 2000: là Uỷ viên Hội đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2004: Phó giáo sư văn học. Từ 2005 là Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học x• hội.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Từ điển thần thoại Hy Lạp - La M• (biên soạn, 1993, 2000); Lý luận văn học so sánh (chuyên luận, 1998, 2000, 2003); Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng (tập tiểu luận, 1999); Thần thoại Hy Lạp (biên soạn, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006); Văn học phi lý (chuyên luận, 2002); Phương pháp luận nghiên cứu văn học (chuyên luận, 2004); Vì một nền lý luận- phê bình văn học chất lượng cao (tập tiểu luận, 2005); Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá (chuyên luận, 2006); Dịch khoảng 20 đầu sách văn xuôi, kịch và thơ của nước ngoài từ tiếng Rumani, Pháp và Anh.
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 loại B (không có loại A) cho cuốn Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng (1999).
*  Suy nghĩ về nghề văn: Mặc dù rất yêu văn chương từ khi còn bé, nhưng tôi không có ước mơ trở thành nhà nghiên cứu văn học. Rồi tôi được phân công họcchuyên ngành Ngữ văn tại Rumani. Thế là tôi bước vào nghề văn với một tâm trạng bất đắc dĩ. Song tôi nhanh chóng xác định: Dù yêu hay không yêu, nhưng nếu có trách nhiệm thì nghề gì cũng cho ta những cơ hội tốt đẹp. Với gánh nặng trách nhiệm, tôi làm việc không phải bằng cảm xúc bay bổng si mê, mà là bằng tư duy lôgic lạnh lùng của toán học. Mục tiêu của tôi là chân lý chính xác. Giờ đây, tôi không hề hối tiếc là “đ• phải” theo nghiệp văn chương, vì tôi đ• tìm được một niềm vui nho nhỏ khi thấy mình đóng góp được phần nào cho sự nghiệp văn học nước nhà.
@
Trần Dần
(1926-1997)

Họ và tên khai sinh: Trần Văn Dần. Sinh ngày 23 tháng 8 năm 1926, tại thành phố nam Định. Quê quán: phố Năng Tĩnh, thành phố Nam Định. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 17 tháng 1 năm 1997.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Học hết 4 năm Thành Chung ở Nam Định (tương đương PTTH ngày nay), lên Hà Nội học tiếp trường tư thục Louis Pasteur và Văn Lang, đỗ tú tài phần II. Năm 19 tuổi (1945) bắt đầu tham gia Cách mạng, kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Người người lớp lớp (tiểu thuyết, 1954); Cách mạng tháng Tám (thơ, in chung trong tuyển tập Thơ Việt Nam, 1945-1956); Nhất định thắng (thơ, 1956); Cách mạng tháng Tám (thơ, in chung, 1989); Bài thơ Việt Bắc (thơ, 1990); Cổng tỉnh (thơ, tiểu thuyết, 1994) và hơn một chục cuốn sách dịch, trong đó có những cuốn Những người chân đất (tiểu thuyết); Chú bé, Cậu Tú, Chú Nhóc Đen, Giết người là nghề của tôi...
* Giải thưởng văn học: Tặng thưởng Thơ của Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 (thơ - tiểu thuyết Cổng tỉnh). Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.*  nhà thơ tâm sự: Trung thực một lòng cho đổi mới văn học. Phải "chôn" văn học tiền chiến (Tự lực văn đoàn, Thơ mới...) vào lịch sử. Có như vậy mới mở ra được một thời đại văn học thực sự mới.
@
 
Nguyễn Dậu
Bút danh khác: D• Nhi, Tiêu Giản - Thu
(1930-2002)

Họ và tên khai sinh: Trương Mẫn Song. Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1930. Quê quán: thành phố Hải Phòng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 24 tháng 7 năm 2002.*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Năm 1946 hoạt động trong đội võ trang tuyên truyền ở địch hậu. Thời gian ở quân đội, từng là cán bộ quân y, cao xạ, d• pháo 105 ly. 1954 về Tổng cục Chính trị làm việc ở phòng Văn nghệ quân đội. Sau đó, làm biên tập ở báo Văn nghệ, cán bộ Sở Văn hoá Hà Nội.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Nữ du kích Cam Lộ (tiểu thuyết); Đôi bờ (tiểu thuyết, 1957); Mở hầm (tiểu thuyết, 1961); Vòm trời Tĩnh Túc (tiểu thuyết); Nàng Kiều Như (tiểu thuyết, 1991); Nhọc nhằn sông Luộc (tiểu thuyết); Xanh vàng trắng đỏ đen (tiểu thuyết); ánh đèn trong lò (truyện ngắn, 1960 ); Huệ Ngọc (tập truyện); Con thú bị ruồng bỏ (truyện ngắn, 1990); Rùa hồ Gươm (tập truyện); Hương khói lòng ai (tập truyện); Chó sói gửi chân (tập truyện); Tất cả hiến dâng Đảng (dịch); Truyện người da đen nước Mỹ (dịch); Quyển sách thấy ở Thuận Xuyên (dịch)... Đôi hoa tai lấp lánh (1995); Phật tại tâm (1997); Bảng lảng hoàng hôn (1997).
*  Suy nghĩ về nghề văn: - Tôi nghĩ rằng nhà văn trước hết là một con người sống trong x• hội - Anh ta cần phải cùng đồng cam cộng khổ chia sẻ mọi trách vụ công dân với mọi người và bởi vì anh tự nguyện là một nhà văn có nghĩa là anh phải trong sáng hơn, lương thiện hơn, hy sinh vị tha hơn những người khác. Chân - Thiện - Mỹ theo tôi, đó là tiêu chí rạng rỡ nhất, cao quý nhất mà nhà văn theo đuổi. Đồng thời đó cũng là mục tiêu vô tư, thánh thiện và đầy đủ ý nghĩa cao đẹp nhất đối với nhà văn.
@

Dương Trọng Dật
Bút danh khác: Nguyễn Dương
Họ và tên khai sinh: Dương Trọng Dật. Sinh năm 1947. Quê quán: Kinh Môn, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: 1970: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, vào Nam công tác trong ngành tuyên huấn. Từ 1975: công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng, dạy lý luận văn học tại Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh rồi chuyển sang báo Sài Gòn giải phóng cho đến nay.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Khoảng trời chiến sĩ (thơ, 1985); Những miền đất nhớ (thơ, 1985); Người đồng hành (truyện ngắn, 1985); Đất khát (tiểu thuyết, 1986, 2001); Những ngôi sao con gái (tiểu thuyết, 1987, 1999); Ngày cuối cùng của chiến tranh (truyện ngắn, 1987, 2001); Hội chứng chảy máu vàng (tiểu thuyết, 1989); Cát bụi đô thành (tiểu thuyết, 1991); Những vần thơ trái mùa (thơ, 1992); Thơ Dương Trọng Dật (1998); Lòng đạo xin tròn một tấm gương (tiểu luận phê bình, 2000); Bi kịch thời bình (tiểu thuyết, 2000); Lốc tháng tư (tiểu thuyết, 2001); Hoa đất (thơ, 2002);
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội, 1981. Giải thưởng viết về đề tài lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng 1995-2000.
*  Suy nghĩ về nghề văn:
 Bao nhiêu tham vọng công danh
 Rồi sẽ tan ra cát bụi
 Duy có một điều còn lại
 Nghìn năm hai chữ nhân tình
@
 
Hồ DZếnh
Bút danh khác: Lưu Thị Hạnh
(1916-1991)
Họ và tên khai sinh: Hà Triệu Anh. Sinh năm 1916 tại x• Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, (cha là Hà Kiến Huân, gốc Hoa từ Quảng Đông di cư sang Việt Nam). Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 13 tháng 8 năm 1991.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Thuở nhỏ, ở Thanh Hoá học trường Nhà Chung. Từ cấp trung học, ra Hà Nội, vừa học, vừa kiếm sống bằng nghề gia sư và làm công cho các hiệu buôn người Hoa. Ngay từ 1937, đã làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên các báo: Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết Thứ Bảy, tập san Mùa gặt mới... Kháng chiến chống Pháp, về sống ở Thanh Hoá, sau ngày hoà bình (1954), ra Hà Nội, tham gia Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam khoá I. Sau đó đi thâm nhập thực tế, làm thợ đúc thép và thợ cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Sống với công nhân và sáng tác văn học.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Chân trời cũ (truyện ngắn, 1942); Một chuyện tình mười lăm năm về trước (tiểu thuyết, 1942); Quê ngoại (thơ, 1943); Cô gái Bình Xuyên (tiểu thuyết, 1946); Hoa Xuân đất Việt (thơ, 1946); Người nữ cứu thương Trung Hoa (kịch một màn, công diễn 1947); Đi hay ở (kịch một màn, công diễn 1955); Hồ Dzếnh - Tác phẩm chọn lọc (tuyển chọn, 1988).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.*  "Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình như là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà văn có chân tài".
(Trích Lời giới thiệu Tuyển tập Hồ Dzếnh - Tác phẩm chọn lọc,
Nxb. Văn học, H,1988).
@

Trần Diễn
Họ và tên khai sinh: Trần Diễn. Sinh ngày 14 tháng 10 năm 1944. Quê quán: x• Chân Lý, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Nguyên Đại tá, Bộ Công An. Hiện là Tổng biên tập Tạp chí Sách và Đời sống. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1999.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Từng công tác tại Bộ Đại học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thông tấn x• Việt Nam, Bộ Công an. Từ năm 1981 công tác tại  Nhà xuất bản Công an nhân dân, là Phó giám đốc, rồi Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân. Tốt nghiệp cao cấp Học viện Nguyễn ái Quốc.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: M• số 07 (truyện phản gián, 1984); Cuộc truy tìm T72 (tiểu thuyết, 1986); Đường dẫn đến tội lỗi (tiểu thuyết, 1988); Bức thư giải oan (tiểu thuyết,1989); Trùm phản chúa, (tiểu thuyết, 1990); Mihara - người bạn Nhật (tiểu thuyết, 1990);  Đứa con lạc mẹ (tiểu thuyết, 1991); Hai người tìm nhau (tiểu thuyết, 1992); Yêu người xứ lạ (tiểu thuyết, 1992); Kịch bản phim truyện Người cận vệ (1990); Chạy trốn qua đêm (tập truyện, 1994); Trần Diễn - Tiểu thuyết, 3 tập,  (2003).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hội Nhà văn và Bộ Công an về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống cho tác phẩm Đứa con lạc mẹ. Giải thưởng 10 năm văn học về đề tài an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống cho tiểu thuyết Bức thư giải oan.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Viết tiểu thuyết là biết sử dụng ưu thế trội của người sống trong cuộc, tận dụng tối đa chất liệu đ• được tích luỹ và không ngừng mở rộng, tái tạo lại chúng. Chính vì vậy, tôi chỉ viết cái xung quanh mình, con người đ• từng sống, học tập, chiến đấu bên tôi, đó là các chiến sĩ công an. Song không phải đi sâu khai thác mặt nghiệp vụ, tính chất ly kỳ của truyện mà khai thác khía cạnh suy nghĩ tình cảm con người của họ, bởi chữ tình duy trì cả thế giới, duy trì từ x• hội, chế độ này sang x• hội, chế độ khác. Viết được những  điều này chắc chắn  tác phẩm sẽ sống m•i với thời gian. Điều đó cắt nghĩa tại sao những tiểu thuyết của tôi có yếu tố trinh thám lại nặng về tâm lý x• hội.
@
Đinh Công Diệp
Họ và tên khai sinh: Đinh Công Diệp. Sinh ngày 13 tháng 10 năm 1942. Quê quán: Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Tổ 11, Phan Thiết, thị x• Tuyên Quang. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Đ• qua các công việc: Phóng viên báo Văn nghệ Tuyên Quang, biên tập viên báo Văn nghệ Hà Tuyên; biên tập viên báo Văn nghệ Gia Lai- Kon Tum, rồi biên tập viên báo Văn nghệ Tân Trào.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Chỉ mình em mặc áo đen (tiểu thuyết, 1995,1997); Cô bé lắc chuông (tập truyện, 1996).
*  Giải thưởng văn học: Truyện ngắn Suối tiên, giải nhì (không có giải nhất) do tạp chí Văn nghệ Việt Bắc trao tặng năm 1971; Tiểu thuyết Chỉ mình em mặc áo đen, tặng thưởng do Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trao tặng năm 1996.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Ngày bé, tôi cũng như bao đứa trẻ: ưa nghịch trò tinh quái và thích đọc sách. Kỳ thay, mỗi cuốn sách là một  chân trời, vừa thân quen, vừa xa lạ. Tôi ước mình cũng sẽ viết được một quyển như thế. Tôi biết đâu rằng từ ước mơ đến sự thật là cả một chặng đường dài vất vả, khó nhọc!
Vào đời tôi làm trong ngành văn hoá văn nghệ. Do tính chất công việc, được đi nhiều nơi, được đắm mình trong người, trong cảnh. Người và cảnh luôn ám ảnh tôi, đòi trả nợ!
Viết văn xưa nay thành thì ít mà loại thì nhiều. Tuy thế, mỗi khi thành tôi thường đọc lại mình rất kỹ,  bỗng nhận ra người biên tập - những bà đỡ tài hoa, âm thầm  và nhân hậu. Thứ đến là độc giả - người khen, người chê đều là bậc thầy mình cả.
Thế là: Từ cuộc sống này, tôi bước vào nghiệp văn với ba thứ chính yếu: Sách- Người biên tập và Độc giả!
@

Hồng Diệu
Họ và tên khai sinh: Đỗ Văn Thuận. Sinh ngày 12 tháng 01 năm 1945. Quê quán: x• Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Cán bộ sáng tác - Tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện thường trú tại: số nhà 23 ngõ 4 phố Ông ích Khiêm, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: 1961 đến 1969 học các trường quân đội trong nước và nước ngoài. 1969 đến 1977: công tác ở Bộ Tư lệnh Thông tin. Từ 1978 đến nay: công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Từng là Trưởng ban lý luận- phê bình.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Bốn tập phê bình tiểu luận: Nhà văn - trang sách (1993), Phía sau dòng chữ (1997), Người lính - nhà văn (1998 - tái bản có bổ sung, 2003), Qua văn hiểu người (2005). Thơ tình thế giới (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu - in  lần đầu 1988, tái bản, chỉnh lý lần thứ nhất 1995, lần thứ năm 2004); Trên bầu trời xa lạ (truyện dịch, 1988); Vũ Cao tuyển tập (tuyển chọn và giới thiệu, 1997); Truyện ngắn các tác giả đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (tuyển chọn và giới thiệu, hai tập, 1998); Trần Thanh Mại toàn tập (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, ba tập, 2004),...
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Bộ Quốc phòng 5 năm 1994-1999 cho tập phê bình và tiểu luận Người lính-nhà văn.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Theo tôi, một nhà văn - trong đó có nhà phê bình - có ba thứ không thể thiếu, đó là: năng khiếu, sự say mê và khả năng tự học. Nên lưu ý đặc biệt điều kiện thứ ba; nó liên quan đến nhiều thứ lắm. Có tự học, ta mới biết được những gì cần thiết cho việc viết văn, những gì cần thiết cho việc làm một nhà văn, và những gì cần thiết cho việc làm một con người... Trong phê bình (cũng như nghiên cứu, lý luận) văn học, tôi thích giản dị hoá những điều phức tạp, và rất "dị ứng" với lối phức tạp hoá những điều giản dị. Tôi thích kiểu nghiên cứu, phê bình mà người đọc có trình độ trung bình có thể hiểu được, đồng thời giới nghiên cứu, lý luận, phê bình và các nhà văn cũng không thể bỏ qua. (Mà làm được việc này không phải dễ!)
@

Xuân Diệu
Bút danh khác: Trảo Nha
(1917-1985)
Họ và tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu. Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917 tại Bình Định. Quê quán: Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội.
*   Vài  nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác: Sau khi đậu tú tài, năm 1940, làm viên chức ở Mỹ Tho. 1943 xin thôi việc ra Hà Nội. 1944 tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc, thư ký toà soạn tạp chí Tiên phong. Kháng chiến chống Pháp công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ, là uỷ viên thường vụ, uỷ viên Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I, II, III). Đại biểu Quốc hội khoá I. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức (1983).
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thơ: Thơ thơ (1938, tái bản nhiều lần); Gửi hương cho gió (1945, 1967); Ngọn quốc kỳ (1945, 1961); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng (1949); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967); Tôi giầu đôi mắt (1970); Hồn tôi đôi cánh (1976); Thanh ca (1982); Một chùm thơ (tuyển, Pari, 1983); Tuyển tập Xuân Diệu - tập I (1982, 1986). - Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, 1967); Trường ca (1945, 1957); Miền Nam nước Việt (1945); Việt Nam nghìn dặm (1946); Việt Nam trở dạ (1948); Ký sự thăm nước Hung (1956); Triều lên (1958). - Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945); Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); Dao có mài mới sắc (1963); Và cây đời m•i mãi xanh tươi (1971); Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978); Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập, 1981, 1982); Công việc làm thơ (1984). - Dịch: Thi hào Nadim Hítmét (1962); Vây giữa tình yêu (1968); Thơ Nicôla Ghiden (1982); Những nhà thơ Bungari (1985)...
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Ngôi Sao). Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, 1996.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Cách mạng đ• mở ra cho tôi những chân trời mà trước đây tôi không thể mơ ước được. Bây giờ ngày càng có nhiều người đọc sách, đọc thơ. Trước Cách mạng, tôi là nhà thơ của một số ít người. Sau Cách mạng tôi trở thành nhà thơ của đông đảo quần chúng. Con dế mèn trong đám cỏ gáy lên không phải để cho riêng mình. Nó gáy lên để tìm bạn. Nhà thơ mong muốn sao lời ca của họ được hàng triệu người nghe. Sự công nhận của đông đảo quần chúng là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng của tôi.
... Tôi là học sinh của nhiều nhà trường; m•i m•i tôi vẫn là học sinh. Dù vậy, tôi đi trên đôi chân mình và điều cơ bản nhất mà thơ tôi hiến cho bạn đọc là những giọng điệu của tôi, là tâm khảm, là linh hồn của tôi.
@
Nguyễn Văn Dinh
Các bút danh khác: Thanh Viên, Linh Giang
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Dinh. Sinh ngày 5 tháng 3 năm 1932. Quê quán: x• Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: phường Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1982.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia kháng chiến chống Pháp, cán bộ tuyên huấn trong quân đội, sau chuyển sang làm báo. Phó tổng biên tập báo Quảng Bình, Phó chủ tịch Hội nhà báo Quảng Bình, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , Quảng Bình, Trưởng ban Tuyên huấn Hội chữ thập đỏ Quảng Bình.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Trường ca Quảng Bình (in chung, 1956); Cánh buồm (thơ, 1976); Gặp nụ cười (thơ, 1980); Lá mướp lá bàng (thơ, 1987); Chút mặn mòi (thơ, 1989); Hoa quê Bác (in chung, thơ, 1991); Tự tình (thơ, 1991); Giàn thiên lý (thơ, 1992); Hai con sóng (thơ, 1995); Lời d• tràng (thơ, 1996); Nhớ Bác Hồ (thơ, 2000); Nhớ Bác Hồ gồm 114 bài thơ tứ tuyệt (in 2005).
*  Giải thưởng Văn học: Giải thưởng thơ Lưu Trọng Lư (Quảng Bình); giải thưởng thơ ca trong kháng chiến chống Pháp (1953) của Bộ Tư lệnh Quân khu IV; giải thưởng của Bộ Quốc phòng; giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Lâm nghiệp về thơ; giải B cuộc thi thơ người cao tuổi toàn quốc (2004).
*  Suy nghĩ về nghề văn: Mẹ tôi vốn là người theo đạo Phật, từ nhỏ tôi đ• được mẹ dạy cho điều Thiện, khi trưởng thành đi vào con đường báo chí, văn học, hướng tác phẩm theo Chân, Thiện, Mỹ... Trong nước, trên thế giới, những tác phẩm viết về điều Thiện, chống cái ác bao giờ cũng được mến mộ, lưu truyền ... Tôi luôn hướng lòng về cái Thiện, từ cái tâm mà mẹ tôi đ• dạy cho thủa ấu thơ. Đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đường Bác chọn, tôi thấy Đảng, Bác cũng làm điều Thiện vì giai cấp cần lao, vì người cùng khổ. Vì vậy tôi luôn say mê với sáng tác văn học, với điều Thiện. Tôi ngợi ca, từ cây cỏ cho đến con d• tràng (Trận đấu d• tràng với sóng vẫn hoà: không). Tuy chưa làm được gì nhiều, song tôi tự nghĩ: Dẫu viết vạn câu thơ để lại ngày mai. Dẫu in mấy nghìn trang tiểu thuyết. Dẫu gửi tâm hồn lên trời xanh mây biếc. Vẫn không ra ngoài những chữ đánh vần từ thủa sơ khai. Tôi tạ ơn nhân dân, các bậc thi nhân các bậc tiền bối đ• giúp tôi có được đôi câu thơ lưu lại với đời.
@
 
Phạm Doanh
Bút danh khác: Hoàng Nguyên
Họ và tên khai sinh: Phạm Đình Doanh. Sinh ngày 19 tháng 12 năm 1942. Quê quán: Hoàng Động, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Đăk Lăc. Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin. Hiện thường trú tại: phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắc Lắc. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Làm công nhân xây dựng vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1959. Năm 1987 vào công tác ở Hội Nông dân tỉnh Đăk Lăk. Từ 1990 chuyển sang Hội Văn nghệ Đăk Lăk. Sáng tác thơ từ những ngày làm công nhân ở Quảng Ninh.
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: gồm các tập thơ: Xứ đầu tiên (1974); Đất rộng trời xanh (in chung, 1978); Trước ô cửa nhà dài (in chung, 1993); Lục bát phượng yêu (in chung, 1994). ấy là tôi (1997).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hạ Long của UBND tỉnh Quảng Ninh năm 1983. Giải thưởng văn học đề tài công nhân (1972-1975) của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Giải thưởng VHNT năm 1997 của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Tôi đ• từng say đắm vẻ đẹp hàng trăm bài thơ, hàng ngàn câu thơ của các nhà thơ qua nhiều thời đại. Muốn tự sáng tạo ra những vẻ đẹp ấy để thoả m•n nhu cầu thẩm mỹ của mình tôi đ• làm thơ. Vì vậy, tôi không dám coi thơ là một nghề, mà chỉ là một "thú chơi tao nh•". Tôi nghĩ, cho dù có cần phải biến hoá đến đâu, cũng cần phải chứa đựng cảm xúc chân thực của tác giả thì thơ mới cần cho cuộc sống.
@

Hàn Thế Du
(1916-2000)
Họ và tên khai sinh: Hứa Văn L•ng. Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1916. Quê quán: Liên Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 30-8-2000.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Xuất thân nông dân, từ nhỏ đ• yêu văn chương. Được ảnh hưởng tốt của mẹ vốn dòng dõi Ngô Gia. Năm 1936, viết tiểu thuyết đầu tay Bóng mây chiều được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Năm 1945, tham gia cách mạng, đến năm 1952, trở thành người viết chèo, cùng Thế Lữ, Lưu Quang Thuận. Đ• từng là Trưởng ty Thông tin tỉnh Lạng Sơn, Đoàn trưởng đoàn Chèo rồi Phó giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Bóng mây chiều (truyện dài, 1936, tái bản 1940); Ca dao chiến dịch Cao Bắc Lạng (ca dao, 1950); Chị Đôi (chèo ngắn); Lưu Bình Dương Lễ (chèo cổ); Ngoài ra đ• cải biên nhiều tích chèo cổ như Xuý Vân, An Tiêm Nàng út, Yết Kiêu giữ thuyền, Tình ca non nước...
@

Khổng Minh Dụ
Bút danh khác: Thái Dương
Họ và tên khai sinh: Khổng Minh Dụ. Sinh ngày 21 tháng 1 năm 1943. Quê quán: Tản Hồng, Ba Vì, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: C20 tập thể Bộ Công an, khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Nhập ngũ quân đội NDVN năm 1961 (F335-QKTB). 1965: về Cục II (tình báo Quân đội); 1965-1975: đi chiến trường B (Nam Bộ). 12-1975 chuyển ngành sang Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). 1976-1980: học trường nghiệp vụ Công an. 1978-1980: Học trường Cao cấp chính trị Nguyễn ái Quốc. 1985 học tại Học viện An ninh Liên Xô. Thiếu tướng Bộ Công an. Cục trưởng Cục An ninh văn hoá tư tưởng.  Sáng tác văn học từ năm 1970.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Miền quê yêu dấu (tập truyện ký, 1995); Nối dài thương nhớ (thơ, 1997); Trong tiếng sóng biển xa (tập truyện ngắn, 1997); Mầu nhớ (thơ, 1998); Lặng thầm (thơ, 2000); Năm tháng đi qua (thơ, 2002).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng về truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Nam năm 1972. Giải thưởng Cây bút vàng năm 1998 của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an tặng. Giải thưởng văn học đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" 1995-2005 của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam tặng.
* Suy nghĩ về nghề văn: Cái khổ của người cầm bút là thế, có những nỗi đau vò xé suốt cuộc đời. Dường như viết ra dù chỉ là một phần nhỏ bé. Song, đó là sự giải toả bớt nỗi day dứt cho mình và cũng là trả một phần nghìn "món nợ" với đời. Món nợ mà tạo hoá đ• cho vay. Đừng nghĩ rằng cái mà người vẫn bảo: Năng khiếu bẩm sinh, trời phú... là tự dưng mà có. Văn nhân ơi! Thi sĩ ơi! Quý vị là "con nợ" của sự nghiệp văn chương mà cả cuộc đời không trả hết.
Cái nghiệp văn chương là như thế
Số phận nhân gian số phận mình
ước chi m•i được là con trẻ.
Để khỏi đau đời đau kiếp văn.
@

Phạm Tiến Duật
( 1941-2007)
Họ và tên khai sinh: Phạm Tiến Duật. Sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Quê quán: thị x• Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1970.
*   Vài  nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác: Cha là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp. Mẹ làm ruộng, không biết chữ. Từ bé đ• đi học xa nhà. Qua bậc phổ thông đến hết Đại học Sư Phạm Văn khoa Hà Nội rồi gia nhập quân đội. Sống và viết trong chiến tranh trên đường mòn Hồ Chí Minh (8 năm trong tổng số 14 năm quân ngũ). Từng là Phó trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam; Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (7/2001-6/2006).
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994); Nhóm lửa (thơ, 1996); Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 2000); Vừa làm vừa nghĩ (2003).
*  Giải thưởng văn học: Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 (tặng thưởng) cho tập tiểu luận Vừa làm vừa nghĩ. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt I, 2001.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Nhân dịp tròn 50 năm văn học, giáo sư Lê Đình Kỵ có viết trên Văn nghệ, đại ý rằng, trong thời kỳ chống Mỹ có hai trường phái thơ: trường phái Chế Lan Viên và trường phái Phạm Tiến Duật. Trường phái thứ nhất, tìm cái đẹp từ bên trong ngưng đọng trong lý trí; trường phái thứ hai chủ yếu tìm cái đẹp từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống. Lê Đình Kỵ đ• gọi đúng về tôi. Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ. Tài liệu của văn chương, căn cớ của văn chương có thể là cái ác, nhưng mục đích của văn chương phải là cái Thiện. Cái ác lấy sự sắp đặt lý trí làm trọng còn cái Thiện lấy sự uẩn xúc của tình đời làm trọng. Có nền văn học nào trên thế giới lại thiếu cái tình uẩn xúc ấy? Cứ ngẫm một hồi về thơ Đường và thơ Tống, cũng rõ.
Nhưng muốn làm cái ác đ• khó mà muốn làm cái Thiện còn khó hơn nhiều. Muốn có cái thiện của thời này phải học kỹ lưỡng lắm. Chẳng hạn, muốn trung thực mà không hiểu biết cũng không thể trung thực được. Vậy trước mặt nhà văn luôn luôn là một biến đổi.
@

Đỗ Đức Dục
Bút danh khác: Trọng Đức,
Như Hà, Tảo Hoài
(1915-1993)
Họ và tên khai sinh: Đỗ Đức Dục. Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1915. Quê quán: xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 24 tháng 9 năm 1993, tại Hà Nội.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Từ 1936-1939, học trường Luật và đậu Cử nhân luật (năm 1939). Chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng những năm 1929-1930 của Đảng, tham gia phong trào: Truyền bá chữ Quốc ngữ... đồng thời viết báo và dạy học tư ở Hà Nội, Vinh (Nghệ An). Trong những ngày trước và sau Cách mạng Tháng Tám, hoạt động cách mạng ở các cương vị: Chủ bút báo Độc lập, tham gia Đại hội Quốc dân Tân Trào, Đại biểu Quốc hội khoá I và được Quốc hội bầu vào Tiểu ban dự thảo Hiến pháp và là thuyết trình viên Bản dự thảo Hiến pháp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam. Kháng chiến chống Pháp, đảm nhiệm các chức vụ: Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh (1947-1950), uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Liên - Việt (1950-1951), Chủ nhiệm báo Độc lập (1950-1958), Giám đốc Trường viết báo Huỳnh Thúc Kháng tại chiến khu Việt Bắc. Sau hoà bình (1954), về Hà Nội, lần lượt đảm nhiệm các công việc: Thứ trưởng Bộ Văn hoá, uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Xô. Từ 1960, chuyển về làm chuyên viên nghiên cứu tại Viện Văn học.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Một tháng ở Liên Xô (bút ký, 1955); Hô-nô-rê đờ Ban-zắc (nghiên cứu, 1966); Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (nghiên cứu, 1981); Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du qua Truyện Kiều (nghiên cứu); Từ ngôi nhà sàn của Bác Hồ, nghĩ về lối sống Việt Nam (tiểu luận). Dịch: Truyện ngắn chọn lọc của G. đờ Môpátxăng, ở Mỹ (của Mácxim Goócky); Truyện ngắn chọn lọc của Anphôngxơ Đôđê; Vỡ mộng (tiểu thuyết của Ban-dắc); Nông dân (tiểu thuyết của Ban-dắc); Miếng da lừa (tiểu thuyết của Ban-dắc); Bà Bôvary (tiểu thuyết của Phơlôbe).
@
Hồng Duệ
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Hồng Duệ. Sinh ngày 23 tháng 9 năm 1944. Quê quán: Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: phường Tam Phú, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1990.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1969), gia nhập quân đội, là sĩ quan, biên tập viên của Nxb Quân đội nhân dân. Sau ngày miền Nam được giải phóng, xuất ngũ, từng làm việc ở tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (bộ phận phía Nam), là Phó giám đốc, Phó Tổng biên tập Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh trước khi nghỉ hưu.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: gồm các tập truyện ngắn: Gió từ đất liền (1981); Ngày ấy qua rồi (1989); Từ hai đầu thành phố (2001).
@

Hoàng Kim Dung
Bút danh khác: Hoàng Kim
Họ và tên khai sinh: Hoàng Kim Dung. Sinh ngày 27 tháng 11 năm 1956. Quê quán: Phổ Yên, Thái Nguyên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Cục Nghệ thuật biểu diễn. Hiện thường trú tại: Nam Trung yên, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Đã từng là diễn viên múa rối, Bộ đội Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc, Trung đoàn 130. Cán bộ nghiên cứu Viện Sân khấu Bộ Văn hóa thông tin. Đ• hoàn thành chương trình sau Đại học. Phó Tổng biên tập tạp chí Sách (nay là tạp chí Xuất bản) Cục xuất bản Bộ Văn hóa- Thông tin. Hiện nay là chuyên viên Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa - Thông tin.
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thơ: Nửa vầng trăng trôi (1991); Thời gian lặng (1994); Trong mưa (1997); Ô cửa giêng hai (2000); Dòng sông mùa hạ (2004). Sách nghiên cứu: Nghệ thuật múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em (1992); Múa rối Việt Nam những điều nên biết (1997); Trang văn và sàn diễn (2004).
*  Giải thưởng văn học: Giải tư báo Người Hà Nội viết về Thăng Long - Hà Nội năm 1999-2000. Giải B Hội Nghệ sĩ Sân khấu cho tác phẩm Trang văn và sàn diễn (2004).
*  Suy nghĩ về nghề văn: Với tôi, thơ là sự ám ảnh không thể đừng. Viết là nỗi đam mê, là sự giải thoát, là nhu cầu của chính bản thân tôi giữa cuộc đời mà tôi đ• sống với tất cả buồn vui, đau đớn, suy tư khát vọng... Để hướng tới lòng nhân hậu và yêu thương con người.
@

Trương Đăng Dung
Họ và tên khai sinh: Trương Đăng Dung. Sinh ngày 8 tháng 5 năm 1955. Quê quán: Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Viện trưởng Viện Văn học. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Budapest, Hungari năm 1978. Bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Budapest, Hungari năm 1984. Làm việc tại Viện Văn học từ 1978 đến nay. Phó Giáo sư văn học (1996). Phó Viện trưởng Viện Văn học.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Các vấn đề của khoa học văn học (chủ biên, 1990); Văn học và hiện thực (viết chung, 1990); Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998); Tác phẩm văn học như là quá trình (2004). Dịch: Truyện Kiều (dịch sang tiếng Hungari, 1984); Đứa trẻ mồ côi (tiểu thuyết Moricz Zigmond, 1987); Lâu đài (tiểu thuyết F.Kafka, 1998); Thằng điên và quỷ sứ (tiểu thuyết Sarkadi Imre, 2000). Ngoài ra còn dịch một số tác phẩm nghiên cứu và lý luận văn học.
@
 
Việt Dung
(1927-1999)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Gia Du. Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1927 tại làng An Khoái, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 31-1-1999.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia Cách mạng từ năm 1945, sau đó lên chiến khu Việt Bắc. Năm 1949, là huyện uỷ viên huyện Yên Sơn, Tuyên Quang kiêm trưởng ban Tuyên huấn. Năm 1950, uỷ viên Ban Tuyên huấn tỉnh, kiêm phó trưởng Ty tuyên truyền Văn nghệ Tuyên Quang. Từ năm 1954 về tiếp quản Hà Nội và công tác ở Sở Văn hoá Hà Nội, làm Trưởng phòng văn hoá đại chúng, chủ nhiệm Nhà sáng tác Hà Nội, Phó giám đốc Sở VHTT Hà Nội đến khi nghỉ hưu.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Chiếc vai cày (truyện thơ, 1953); Phát lau đánh cọp (thơ và ca dao, 1954); Sợi tơ vàng (chèo, 1964); Trưng Vương (cải lương, 1970); Tấm áo giáp thần kỳ (cải lương, 1972)...
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng chính thức Hội VNNT Hà Nội 1970 - Kịch bản Trưng Vương.
@
 
Bá Dũng
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Bá Dũng. Sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941. Quê quán: Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Vinh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1974.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Từ 1963-1972: cán bộ Tỉnh ủy Nghệ An. Từ 1972-1982: Uỷ viên Đảng đoàn Hội Văn nghệ Nghệ An. Từ năm 1983-1988: Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh. Từ năm 1989 từng là: là Uỷ viên thường vụ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vinh. Hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
*  Tác phẩm chính đã xuất bản: Tiếng gọi (tập truyện, 1971); Nắng miền Trung (tiểu thuyết, 1973); Những bóng dáng yêu thương (tập truyện, 1974); Nắng sông Lam (truyện vừa, 1975); Đất gọi (tiểu thuyết, 1976); Bên những dòng sông (truyện vừa, 1977); Người đi phía trước (truyện vừa, 1978); Ngày mai đ• đến (tập truyện, 1979); Một đời khát vọng (tiểu thuyết, 1980); Ngày phán xét (tiểu thuyết, 1982); Chuyện trong khu vườn cấm (tiểu thuyết, 1983); Bí mật trên đồi hổ táng (truyện vừa, 1985); Hành hương ngoài pháp luật (tiểu thuyết, 1987); Một thời để nhớ (tiểu thuyết, 1994); Tên em là Xiêm Huệ (tập truyện, 2000); Nỗi đau muôn thuở (tiểu thuyết, 2000); Muôn nẻo đường đời (tiểu thuyết, 2004); Một thời và mãi mãi (kịch bản).
*  Giải thưởng văn học: Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Nội vụ cho truyện vừa Nắng sông Lam năm 1975. Giải thưởng Nguyễn Du của UBND tỉnh Nghệ An cho tiểu thuyết Ngày phán xét năm 1985. Giải thưởng Hồ Xuân Hương của UBND tỉnh Nghệ An cho tiểu thuyết Nỗi đau muôn thuở, 2002, Giải C báo Văn nghệ cho bút kí Trở lại dự án ma, 2003. Giải C Uỷ ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam cho kịch bản Một thời và mãi mãi.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Tôi chỉ viết những gì mà tôi hiểu biết sâu sắc nhất, những cái mà tôi từng sống chết, khổ đau, day dứt về nó. Nhà văn mà không có cái tâm trong sáng thì chẳng viết được cái gì cho ra hồn.
@

Lê Anh Dũng
Bút danh khác: Hoa Cẩm Chướng, Anh Lê
Họ và tên khai sinh: Lê Anh Dũng. Sinh ngày 28 tháng 12 năm 1962. Quê quán: Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Biên tập viên cao cấp, Nxb Quân đội nhân dân. Hiện thường trú tại: 184/18 Nguyễn Duy Hiệu, Đà Nẵng. Vào Hội năm 2006.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Sau khi  tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn, là giáo viên Văn cấp III, rồi làm cán bộ tuyên huấn trong quân đội, phóng viên báo Quân đội nhân dân. Hiện là biên tập viên cao cấp Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, đại diện Nhà xuất bản này tại Đà Nẵng.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thưa mẹ, phía trăng lên (trường ca, thơ, 2003); Đồng vọng (thơ, 2004); Giữa xanh thẳm đại ngàn (trường ca, 2004); Bồng mắt thỏ (thơ, 2005); Nửa cõi rong chơi (thơ, 2006); Một vùng đất (tập ký, 2002).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng thơ hay tạp chí Non Nước năm 2004; Giải ba cuộc thi truyện ký năm 2006 của Hội Liên hiệp VHNT thành phố Đà Nẵng.
*  Suy nghĩ về nghề văn:
Từ Một vùng đất - vùng văn
Chúng con Thưa mẹ, phía trăng lên  rồi
Đồng vọng giữa đất và trời
Giữa xanh thẳm đại ngàn lời núi sông
Bồng mắt thỏ trót phiêu bồng
Rong chơi nửa cõi bóng hồng gần xa
Buồn vui khắp nẻo ta bà
Dòng sông di sản vẫn là thực, hư..
Cuộc sống tôi hay mọi người, suy cho cùng là một cuộc chơi với số phận. Bíết chơi tốt, chơi đẹp và cho nhiều sẽ được nhận nhiều. Thái độ sống hết mình, sống thật, sống đẹp với sự trải nghiệm, cảm xúc tinh tế,  sâu sắc sẽ có tác phẩm xứng đáng. Tác phẩm ấy có xuất sắc hay không tuỳ thuộc vào nó có mang tư tưởng thời đại hay không, có đậm đà bản sắc dân tộc mình hay không.
@

Nguyễn Hữu Dũng
Các bút danh khác: Trung Dũng,
Phương Chi, Hồng Việt, M.T
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hữu Dũng. Sinh ngày 2 tháng 11 năm 1948. Quê quán: x• Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội.
Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.
* Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tốt nghiệp đại học: 1971. Phó tiến sĩ: 1980. Phó giáo sư: 1992. Giảng dạy tại Đại học Thuỷ Sản từ 1971-1984. Từ 1984 đến nay công tác tại Vụ Khoa học công nghệ Bộ Thuỷ Sản.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: dịch phẩm chính: Quo Vadis (2 tập - tiểu thuyết Ba Lan, 1985); Hania (tiểu thuyết Ba Lan, 1986); Trên sa mạc và trong rừng thẳm (tiểu thuyết Ba Lan, 1986); Trên bờ biển sáng (dịch chung, tiểu thuyết Ba Lan, 1987); Đường công danh của Nikôđem Dizma (tiểu thuyết, 1988); Thầy lang (tiểu thuyết, 1988); Giáo sư Vintrur (tức Đánh mất tình em - tiểu thuyết, 1989); Con hủi (tức Tình yêu truyền kiếp - 2 tập, tiểu thuyết, 1990); Tơmếch và Thủ lĩnh Tia Chớp Đen (truyện, 1990); Con voi (tiểu thuyết, 1989); Vịt con xấu xí (truyện H.Anđecxen, 1985).
*  Giải thưởng Văn học: Giải thưởng dịch văn học của Hội Nhà văn Việt Nam 1987 cho hai tác phẩm dịch từ tiếng Ba Lan: Quo vadis và Trên sa mạc và trong rừng thẳm (đều của nhà văn Henryk Sienkiewicz).
@

Đinh Xuân Dũng
Họ và tên khai sinh: Đinh Xuân Dũng. Sinh ngày 3 tháng 4 năm 1945. Quê quán: Thanh Khai, Thanh Chương, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Vụ trưởng Vụ Xuất bản, Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Uỷ viên thường trực Hội đồng Lý luận- phê bình- văn học nghệ thuật Trung ương. Hiện thường trú tại: 24 ngõ 183 phố Hoàng Văn Thái, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Từ 1962-1966: Sinh viên khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1966 đến 1975: Giảng viên khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1975 đến 1999: công tác trong quân đội. Trưởng phòng Văn nghệ quân đội (1988-1990) kiêm Đoàn trưởng Đoàn Ca múa Quân đội (1989-1990). Phó Cục trưởng cục Tư tưởng-Văn hóa quân đội (1990-1998). Đại tá, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu IV (1998-1999). Bảo vệ luận án tiến sĩ Văn học tại Cộng hòa dân chủ Đức năm 1982. Phó Giáo sư văn học (1991). Từ 1990-1998: Phó Chủ tịch Hội đồng văn học về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn Việt Nam). Vụ trưởng Vụ Xuất bản, Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương (1999-2002).
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học (tiểu luận, 1990); Một số hiểu biết về văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ (chủ biên, 1996); Văn hóa - Văn nghệ và đời sống quân đội (tiểu luận, 1998); Nuôi dưỡng các giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam (chủ biên, 1999); Công tác tư tưởng - văn hóa trong xây dựng quân đội về chính trị (chủ biên, 2000); Mấy cảm nhận về văn hóa (tiểu luận, 2004); Văn học, văn hoá - tiếp nhận và suy nghĩ (Phê bình-tiểu luận, 2004); Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX (chủ biên, 2006)...
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng năm 1994 (cho tác phẩm Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học).
*  Suy nghĩ về nghề văn: Lý luận và phê bình văn nghệ là thành tố hữu cơ của tiến trình vận động và phát triển của văn nghệ, đó chính là quá trình văn nghệ tự ý thức về mình. Trong vai trò đó, lý luận, phê bình văn nghệ vừa đồng hành với sáng tác để thấu hiểu và đồng cảm, vừa là nhân tố bình giá, phán đoán và dự báo, góp phần điều chỉnh và định hướng cho sáng tác, cho quá trình phát triển văn nghệ theo qui luật của bản thân nó và theo đòi hỏi khách quan của đời sống đối với văn nghệ.
Tôi đi theo con đường lý luận, phê bình văn học, có lẽ, bắt nguồn từ cảm nhận đó.
@
 
Kim Dũng
Bút danh khác: Anh Kim
Họ và tên khai sinh: Kim Trí Dũng. Sinh ngày 01 tháng 6 năm 1939. Quê quán: phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Uỷ viên BCH Hội VHNT Phú Thọ, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Đất Tổ. Hiện thường trú tại: phố Tiền Phong, phường Tiên Cát, Việt Trì. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2004.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Đ• làm Hiệu trưởng trường phổ thông, BTVH cán bộ cấp II, III Việt Trì, Trưởng phòng VHTT, Uỷ viên UBND thành phố Việt Trì (1965-1985). Sau đó, làm uỷ viên Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, tỉnh Phú Thọ cho đến năm 2000. Từ năm 2001 đến nay là Uỷ viên BCH Hội VHNT Phú Thọ, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Đất Tổ. 
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Mùa lúa mùa trăng (thơ, 1978); Buồm mở cánh (thơ, 1990); Khát vọng (thơ, 1992); Trăng trên phố (thơ, 1997); Thức với dòng sông (thơ, 2001): Lòng tay hình châu thổ (thơ, 2004). Và có thơ in trong các tuyển tập thơ của các Nxb Hội Nhà văn, Văn học, Lao Động, Thanh Niên…
*  Giải thưởng văn học: Giải nhì cuộc thi thơ tỉnh Vĩnh Phú tổ chức năm 1980. Giải A về thơ, UBND tỉnh Phú Thọ tặng (1995-2000). Giải thưởng cuộc thi thơ lục bát của tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn tổ chức năm 2002. Giải thưởng VHNT Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ (2005). Đ• được tặng Huy chương Vì sự nghiệp VHNT và Huy chương Vì sự nghiệp báo chí.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Đ• mang lấy nghiệp văn chương là gian truân, vất vả, thậm chí phải trả giá đắt, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng là một nghề cao sang tao nh• được nhân dân nể trọng và có một đời sống tâm hồn phong phú. Đó là niềm hạnh phúc, tự hào của người cầm bút. Vì, mọi chức sắc rồi cũng qua đi, văn chương còn lại muôn đời đối với một dân tộc yêu thơ, đ• có ngàn năm văn hiến. Đó là niềm tự an ủi để tôi theo đuổi sự nghiệp văn chương không có ga dừng, suốt đời phải phấn đấu chung thuỷ với "Nàng Thơ".
@
 
Nguyễn Địch Dũng
(1925-1993)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Địch Dũng. Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1925, tại thôn Phù Lưu, x• Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 26 tháng 10 năm 1993 tại Hà Nội.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Trước Cách mạng tháng Tám: học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật. Sau cách mạng: làm công tác báo chí, tuyên truyền khu XI. Năm 1949: về công tác ở báo Sự thật. Năm 1951: làm công tác tuyên huấn ở tỉnh Bắc Ninh. Từ sau hòa bình 1954: công tác ở báo Nhân Dân, làm phóng viên nông thôn của Ban Công tác nông thôn, rồi chuyển sang phụ trách phần Văn nghệ trong Ban Văn hóa Văn nghệ.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Hai vợ (truyện ngắn, 1960); Trai làng Quyền (truyện ngắn, 1965, 1987); Người ở nhà (tiểu thuyết, 1974); Đoan (truyện ngắn, 1979).
@
 
Quang Dũng
(1921-1988)
Họ và tên khai sinh: Bùi Đình Dậu (tức Diệm). Sinh năm 1921. Quê quán: Phương Trì, Đan Phượng, Hà Tây. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 14 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác: Trước Cách mạng: học Ban trung học trường Thăng Long. Tốt nghiệp, đi dạy học tư ở Sơn Tây. Sau Cách mạng: vào quân đội, công tác ở phòng Quân vụ Bắc bộ, phóng viên báo Chiến đấu khu II. Năm 1947: đi học trường Bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau đó về Trung đoàn Tây Tiến, làm  Đại đội trưởng, Phó đoàn võ trang tuyên truyền Lào - Việt. Tháng 8-1951: xuất ngũ. Từ hòa bình lập lại làm công tác biên tập văn nghệ ở các báo, và ở nhà xuất bản Văn học.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Bài thơ sông Hồng (truyện thơ, 1956); Mây đầu ô (thơ, 1986); Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950); Đường lên Thuận Châu (bút ký, 1964); Nhà đồi (truyện ngắn, 1970); Rừng về xuôi (bút ký); Một chặng đường Cao Bắc (bút ký, 1983); Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.
*  “Việc mặc áo lính và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng liêng và tự hào lắm. Sau khi đi học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến. Tiểu đoàn 212 của tôi trước đây đ• từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai... bây giờ chuyển sang nhận nhiệm vụ Tây Tiến.
Chúng tôi lúc đầu đi bằng ô tô, sau chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: mở rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm “heo hút cồn mây súng ngửi trời”, những chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm “Mường Hịch cọp trêu người”... tôi mô tả trong thơ là rất thực... Hồi ấy trong đoàn chúng tôi có rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, nên bộ đội không những bị ốm, mà còn chết vì sốt rét cũng nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến nhà trưởng thôn để tiễn một con người vĩnh biệt núi rừng. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn. Buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng...”
(Quang Dũng - Nhớ về Tây Tiến.
Trong Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb. Văn học, 1994,  trang 155).
@
Trần Dũng
Bút danh khác: Kỷ Sửu, Trần Thường
Họ và tên khai sinh: Trần Dũng. Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1949. Quê quán: 28 Hàng Mâm, TP Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Lao Động. Hiện thường trú tại: 59 Hàng Bún, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1982.
* Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Vốn là học sinh Hà Nội từng được giải nhì (không có giải nhất) kỳ thi học sinh giỏi văn lớp 7/10 toàn miền Bắc niên học 1963-1964. Tháng 12/1965 thôi học đi làm. 13 năm lái máy kéo hạng lớn và ôtô. Uỷ viên BCH Hội Văn nghệ Hà Nội khoá IV và V. Làm biên tập từ năm 1978. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khoá II. Đ• học lớp bồi dưỡng 9 tháng cuối cùng của Trường đại học Công đoàn CHDC Đức.
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: Giới hạn của biển (tập truyện ngắn, 1974); Những người hiểu nhau (tập truyện, 1978); Những ngày sắp đến (tập truyện, 1984); Hạnh phúc (tập truyện ngắn, 1985); Chuyện vịt con (truyện thiếu nhi, 1989); Chú lợn sữa (truyện thiếu nhi, 1993); Thương yêu (tiểu thuyết, 1993); Phần chìm của tảng băng (tập truyện, 2001).
* Giải thưởng văn học: Giải thưởng văn học Thủ đô lần thứ nhất (1975-1980) cho tập Những người hiểu nhau. Giải thưởng văn học Thủ đô lần thứ hai (1980-1985) cho tập Hạnh phúc.
@

Trần Hữu Dũng
Bút danh khác: Hữu Dũng
Họ và tên khai sinh: Trần Hữu Đức. Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1956. Quê quán: Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: phóng viên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Hiện thường trú tại: 777/296A Hưng Phú, phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm  2003.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Năm 1979 tốt nghiệp Đại học Cần Thơ về ngành nông nghiệp, về công tác tại Sở Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1990: làm phóng viên báo Văn nghệ  thành phố Hồ Chí Minh.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thơ Trần Hữu Dũng (1973); Dọc đường nhặt lấy nụ cười (thơ, 1990); Truông gió (thơ, 1992); Cô em bé bỏng (truyện vừa, 1996); Lá thông non và Em, Trăng, Sương mù (2005).
*  Giải thưởng văn học:  Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho Lá thông non và Em, Trăng, Sương mù
@
 
Khương Hữu Dụng
Bút danh khác: Thế Nhu, Hy Doan,
Thiên Dân, t.n, h.d, h.z, z
(1907-2005)
Họ và tên khai sinh: Khương Hữu Dụng. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1907. Quê quán: Hội An, Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 1957. Mất tại Hà Nội năm 2005.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: 1922-1926: học tại Quốc học Huế. Từ 1927: làm giáo viên ở Bình Định, Quảng Bình... Tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Đà Lạt, trong Ban Thường vụ tỉnh Lâm Viên phụ trách tuyên truyền. Sau đó hoạt động ở Tân Văn hóa (mặt trận Việt Minh Trung bộ), Thanh niên cứu quốc Trung bộ. Năm 1950: vào bộ đội phụ trách tiểu ban Văn nghệ phòng Chính trị Bộ Tư lệnh liên khu V. Năm 1954: tập kết ra Bắc, chuyên chú với hoạt động làm thơ, dịch thơ, biên tập thơ. Bắt đầu làm thơ từ năm 1925 và đăng trên các báo Tiếng Dân, Phụ nữ Tân Văn, Phụ nữ thời đàm, Thế giới mới...
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: Kinh nhật tụng của người chiến sĩ (1946); Từ đêm mười chín (1951); Bi bô (1985); Tuyển tập Khương Hữu Dụng (1992, 2004); Thơ Khương Hữu Dụng (1993). Tham gia dịch các tập thơ: Thơ Đường (tập I, tập III, 1961, 1963); Thơ Tống (1968); Thơ Nguyễn Tr•i (1980); Thơ Hồ Chủ tịch và Nhật ký trong tù, Thơ Cao Bá Quát, Thơ Nguyễn Khuyến (1971); 
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952 với trường ca Từ đêm mười chín.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Thơ vốn không có tuổi. Thơ là máu thịt, là Đạo của tôi. Nên cùng với thơ, tôi vui sống, yêu nước và yêu đời, thanh bạch và vô tư, làm thơ và dịch thuật.
Tôi có ba cái nghĩ về mình: Về cuộc đời: “Sống chết từng qua cơn nước lửa; Vui buồn chỉ thoáng bóng mưa mây”. Nghĩ về thơ: “Bi bô từ thuở Tiếng Dân; Bạc đầu thơ vẫn tiếng xuân đánh vần”. Nghĩ về nghề: Bài thơ đầu tiên tôi viết năm 1925, Bài thơ chữ Hán tôi dịch đầu tiên năm 1928. Nếu coi đó là Nghề thì Nghề một đời của tôi là Làm thơ và dịch thơ.
Có thể nói, Thơ là nơi tôi đ• gởi gắm những tâm sự, những trăn trở của mình về thế sự, về vận mệnh đất nước và dân tộc.
Tôi đã hiến trọn cuộc đời tôi cho Tổ quốc, cho Cách mạng và cho Thơ.
@
 
Nguyễn Duy
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ. Sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948 tại x• Đông Vệ, Đông Sơn (nay là thành phố Thanh Hóa). Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1973.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng - Thanh Hóa. Năm 1966: nhập ngũ tại Bộ Tư lệnh Thông tin, tham gia chiến đấu tại các chiến trường: Khe Sanh - Đường 9 - Nam Lào; Mặt trận phía Nam và phía Bắc (1979). Từ 1976: chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ 1977: là đại diện thường trú của tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam.
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: 13 tập thơ, 3 tập bút ký, 1 tiểu thuyết... Trong đó có các tập: Cát trắng (thơ, 1973); ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994).
* Giải thưởng văn học: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ năm 1973. Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
* Suy nghĩ về nghề văn: Khó, rất khó !

@

Thành Duy
Bút danh khác: Nguyễn Huy, Việt Hà
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Truy. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1932. Quê quán: Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 96 Ngõ Giếng, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1979.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Từ 1957: sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn, làm công tác khoa giáo. 1959: về Viện Văn học, làm Thư ký tòa soạn tạp chí Văn học, Trưởng ban Lý luận. Từ 1982: sau khi đi thực tập khoa học tại Liên Xô, là Vụ trưởng Vụ TCCB Trung tâm Khoa học xã hội & Nhân văn quốc gia. Tiến sĩ ngữ văn. Phó giáo sư văn học. Từ 1990: chuyên viên nghiên cứu về lý luận văn học, văn hóa, tham gia nhiều chương trình, đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, về văn hóa và trí thức.
* Tác phẩm chính đ• xuất bản: Văn học, cuộc sống nhà văn (viết chung, 1978); Về tính dân tộc trong văn học (lý luận, 1982); Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng, danh nhân văn hóa thế giới (chuyên luận, 1990); Văn hóa trong phát triển của xã hội Việt Nam (chuyên luận, 1996); Cơ sở khoa học và nền tảng văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh (chuyên luận, 1998); Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp xây dựng con người phát triển toàn diện (chuyên luận, 2001); Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (nghiên cứu, 2004); Văn hóa đạo đức - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (nghiên cứu, 2004); Động lực dân tộc và thực tiễn sáng tạo văn hóa nghệ thuật (tuyển tập, 2004). Ngoài ra còn một số công trình viết chung và chủ biên.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Trong quá trình nghiên cứu văn học từ 1959 đến nay, tôi hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, văn hóa. Là nhà văn không chỉ chuyên về văn học mà phải có tầm hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc và nhân loại. Tôi đ• suy nghĩ, học tập và viết theo hướng đó.
@

Lê An Dương
Bút danh khác: Chu Hà
Họ và tên khai sinh: Lê An Dương. Sinh ngày 8 tháng 11 năm 1941. Quê quán: Đông Thái, An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.. Hiện thường trú tại: quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Vào Hội năm  1998.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: 1959-1969: phóng viên Đài Phát thanh Hải Phòng. 1970-1991: Công tác tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Bóng người chân mây (thơ, 1989); áo trắng (thơ, 1991); Mùa thay lá (thơ, 1992)
@

Lưu Trùng Dương
Bút danh khác: Trần Hướng Dương,Trần Thế Sự
Họ và tên khai sinh: Lưu Quang Luỹ. Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1930. Quê quán: phường Hoà Thuận, quận Hải Chân, TP Đà Nẵng.Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 118 Núi Thành, TP Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.
*   Vài  nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác: Đ• trải qua các công tác: phóng viên mặt trận báo Vệ quốc quân Liên khu V, Thư ký toà soạn báo Quân đội nhân dân Liên khu V, Phó trưởng tiểu ban Văn nghệ Quân đội Liên khu V, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, Trưởng đoàn Nghệ thuật Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, Phó trưởng phòng Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Phó trưởng tiểu ban Văn nghệ miền Nam Trung Bộ, Uỷ viên thường vụ Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Trung Bộ, Phó chủ tịch thường trực, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ TP Đà Nẵng.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Thơ: Tập thơ của người lính (1949); Những người đáng yêu nhất (1960); Tình nguyện (1963); Nỗi nhớ màu xanh (1975); Trên đỉnh núi Thành ta hát (1983); Bài thơ tình về chim hải âu (1988); Thơ tặng anh bộ đội Cụ Hồ (1990, 1994, 2003); Bài ca người Đà Nẵng (2000); Tuyển tập thơ Lưu Trùng Dương (thơ- trường ca- truyện thơ- kịch thơ ngắn 2001); Lưu Trùng Dương - Thơ với tuổi thơ ( 2003). Tiểu thuyết: Họ đi tìm thiên đường (1988); Con đường sắt vô hình (2001); Chết rồi lại sống (2003); Bà chánh án mồ côi (truyện vừa, 2003); Huyện thoại ở Đak Xing (2003); Sống vì lý tưởng (ký sự, 2004); Lưu Trùng Dương (truyện và ký, 2006)...
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng loại A: cuộc thi thơ miền Nam Trung Bộ 1948 với Bài ca tự túc. - Giải thưởng văn học Phạm Văn Đồng, miền Nam Trung Bộ 1950-1951 (Tập thơ của người lính). Giải thưởng văn học loại A tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (30 năm kháng chiến 1945-1975); Giải thưởng văn học loại A tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (10 năm xây dựng hoà bình: 1975-1985). Giải thưởng của UBND thành phố Đà Nẵng (1998-2000): tiểu thuyết Con đường sắt vô hình, truyện phim Ba anh em khác màu da), Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội  VHNT Việt Nam năm 2001, tập thơ Bài ca người Đà Nẵng.
*  Suy nghĩ về nghề văn:  Tôi chẳng hề mong làm nên ngọc quý / Mà chỉ cầu làm ra hạt lúa củ khoai / Viết những bài thơ có ích cho đời...
@
Nguyễn Bạch Dương
Bút danh khác: Lê Trung Hiệp
(1944-2006)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Kim Dũng. Sinh ngày 30 tháng 12 năm 1944. Quê quán: An Bình, Cao L•nh, Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 2003. Mất ngày 11-12-2006 tại thành phố Hồ Chí Minh.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Thư ký toà soạn tạp chí Cửu Long của Hội Văn nghệ Vĩnh Long.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Sau cơn địa chấn (thơ, 1964); Hoàng (thơ, 1965); Thơ và tình em (thơ, 1987); Lặng lẽ vần thơ yêu em (thơ, 1991); Gió không mùa (thơ, 2000).
@

Nguyễn Thái Dương
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thái Dương. Sinh ngày 8 tháng 11 năm 1954. Quê quán: Đập Đá, Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Thư ký toà soạn báo Mực tím. Hiện thường trú tại: phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Vào Hội năm  2002.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Dạy văn từ 1980 đến 1984. Phóng viên báo Khăn quàng đỏ, Mực tím từ 1985 đến 1991. Thư ký toà soạn báo Mực tím từ 1992 đến nay.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: gồm các tập thơ: Bầu trời thơ, hạt bụi thơ (1987); Chút tình riêng thuở ấy (1988); Tàn trăng (1994); Cổ tích về quả banh (1994); Uốn khúc (2003).
* Suy nghĩ về nghề văn: Tôi thích chia sẻ với nỗi lung linh đang ngắn dần của ngọn nến. Tôi không chịu được niềm kiêu h•nh vì sự vẹn nguyên của cây đèn cầy không ánh lửa.
@

Thùy Dương
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Dương. Sinh ngày 2 tháng 1 năm 1960. Quê quán: Thành phố Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập báo Diễn đàn doanh nghiệp. Hiện thường trú tại: Số 2 Linh Lang, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm  2001.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1980. Từng là phóng viên báo Hải Hưng, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Hải Hưng, Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (khoá 4). Hiện công tác tại báo Diễn đàn doanh nghiệp.
*  Tác phẩm chính đã xuất bản: Trong hộp kẹo (tập truyện ngắn thiếu nhi, 1987); Tam giác muôn đời (tiểu thuyết, 1992); Nước mắt chàng khổng lồ (tập truyện ngắn, 1994); Mưa thiếu nữ (tập truyện ngắn, 1997); Những người đàn bà đang sống (tập truyện ngắn, 2000); Truyện ngắn Thùy Dương (tập truyện ngắn, 2003); Ngụ cư (tiểu thuyết, 2004).
*  Giải thưởng văn học: Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh 1997. Giải C cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1999-2001. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Thiếu niên tiền phong, 2002. Giải B cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2005.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Viết văn là sự tự thể hiện mình và đi tìm sự đồng cảm.
@
 
Trần Hoài Dương
Họ và tên khai sinh: Trần Bắc Quỳ. Sinh ngày 8 tháng 11 năm 1943. Quê quán: thành phố Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 56/38 Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1979.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác,
sáng tác: Tốt nghiệp hạng ưu Trường Báo chí Trung
ương khoá I năm 1961,  về công tác tại tạp chí Học tập
(nay là tạp chí Cộng Sản) làm biên tập viên đến năm 1968. Từ 1969-1970 đi thực tế ở Trường giáo dục trẻ em phạm pháp của Bộ Giáo dục. Từ 1971-1981: làm ở báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, là biên tập viên, sau đó phụ trách Ban Văn xuôi. Từ 1982-1992: công tác tại nhà xuất bản Măng Non sau chuyển thành Nhà xuất bản Trẻ, là trưởng ban văn học. Từ 1992 đến nay là nhà văn tự do.  Chuyên viết cho thiếu nhi từ đầu những năm 1960.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, 1963); Đến những nơi xa (tập truyện ngắn,1968); Cây lá đỏ (tập truyện ngắn, 1971); Cuộc phiêu lưu của những con chữ (tập truyện ngắn, 1975);Con đường nhỏ (tập truyện ngắn, 1976); Hoa của biển (truyện dài, 1976); Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (truyện dài, 1979); Lá non (tập truyện ngắn, 1981); áng mây (tập truyện ngắn, 1981); Bên ngoài mái trường (tiểu thuyết, 1983); Những ngôi sao trong mưa (tập truyện ngắn, 1988); Mầm đước (truyện dài, 1994); Nhớ một mùa hoa thạch thảo (tập truyện ngắn, 1994); Cô bé mảnh khảnh (truyện ngắn chọn lọc, 1996); Nắng phương Nam (tập truyện ngắn, 1998) Trần Hoài Dương - Truyện ngắn chọn lọc (1998); Hoa cỏ thì thầm (1999); Miền xanh thẳm (truyện dài, 2000); Tuyển tập Trần Hoài Dương (2000); Trần Hoài Dương - Truyện chọn lọc (2006). Ngoài ra còn viết kịch bản phim hoạt hình và kịch bản múa rối cho thiếu nhi, trong đó đ• có 5 kịch bản được dựng thành phim.
*  Giải thưởng văn học: Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Uỷ ban thiếu niên và nhi đồng Trung ương năm 1968 với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ. Giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm. Và nhiều giải thưởng khác.
*  Suy nghĩ về nghề văn: Tôi gắng chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang bề bộn những gì tinh túy nhất, trong ngần nhất để viết cho các em.
Tôi đến với văn học thiếu nhi như đến với một thứ Đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ.
Tôi cũng hy vọng những trang viết của tôi không chỉ dành riêng cho trẻ em đọc mà còn cho tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đ• mất của mình, những ai muốn có những giây phút sống yên bình trong thế giới trắng trong của cái Đẹp và cái Thiện...
@
Hoàng Dự
Bút danh khác: Minh Vũ, Vũ Hoàng
Họ và tên khai sinh: Hoàng Văn Dự. Sinh ngày 7 tháng 5 năm 1957. Quê quán: Yên Khang, ý Yên, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập báo Thể thao Việt Nam. Hiện thường trú tại: Nhà A3 khu tập thể Bộ Công An, ngõ 102 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Năm 1972 đi bộ đội, thuộc binh chủng thiết giáp. 1974 đi B, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1978 chuyển ngành về làm báo tại trung ương Đoàn. 1979-1984: học đại học báo chí tại Trường Tuyên huấn TƯ. Làm báo chuyên nghiệp, từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng phát thanh thanh niên, Phó trưởng ban biên tập phát thanh truyền hình TƯ Đoàn, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thanh niên, Tổng biên tập báo Thanh niên thời đại, hiện là Tổng biên tập báo Thể thao Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Nợ đời (tiểu thuyết, 2001, tái bản 2003, 2004); Sống vì người đã chết (tập truyện ngắn, 2004).
*  Suy nghĩ về nghề văn: Cuộc sống vận động không ngừng trong dòng chảy của thời gian và thân phận của con người thông qua vận động mà bộc lộ những phẩm chất, những tình cảnh để nhà văn phản ánh, khắc hoạ. Tôi luôn quan tâm đến số phận con người trong tác phẩm của mình.
@
Nguyễn Khắc Dực
(1917-1973)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khắc Dực. Sinh năm 1917. Quê quán: xã Tống Bạt, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nhiều năm hoạt động sân khấu. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam  (1957). Mất năm 1973.
* Giải thưởng văn học: Giải thưởng loại Ba của Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) với truyện ngắn Mở nông giang. Giải thưởng loại Ba của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954-1955) với tác phẩm Tiếng hát người Dao (kịch bản chèo).
@
Vân Đài
(1903-1964)
Họ và tên khai sinh: Đào Thị Minh. Sinh ngày 19 tháng 1 năm 1903. Quê quán: Hà Nội. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 31 tháng 12 năm 1964 tại Hà Nội.
*  Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Làm thơ từ thời kỳ Thơ mới đăng trên các báo Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm, Phong hóa, Ngày nay, Tinh hoa, Đàn bà, hầu hết làm theo thể Đường luật. Gia nhập bộ đội ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Từ 1954: công tác ở các báo Phụ nữ Việt Nam, Văn học; tham gia Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
*  Tác phẩm chính đ• xuất bản: Hương xuân (thơ, in chung, 1943); Về quê mẹ (thơ, 1960); Mùa hái quả (thơ, 1966).