Trang chủ » Tư liệu nhà văn

NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (vần L)

Theo Kỷ yếu HNVVN
Thứ bẩy ngày 21 tháng 11 năm 2009 12:03 PM

CẨM LAI

(1923-2006)

 

vspace=5Bút danh khác: VIỆT HƯƠNG

Họ và tên khai sinh: Lê Thị Cẩm Lai. Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1923. Quê quán: Thạch Hà, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.  Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957. Mất ngày 1-9-2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 9/1945 đến 1948: cán bộ Uỷ ban nhân dân, kiêm Bí thư Phụ nữ cứu quốc thị xã Hà Tĩnh. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc Hà Tĩnh. Từ 1/1948 đến 1957 là cán bộ Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, Chi hội trưởng Liên chi hội Phụ nữ cứu quốc của hai cơ quan Uỷ ban kháng chiến hành chính và ngân khố Liên khu IV. Từ 1957 đến 1959 là cán bộ Uỷ ban kháng chiến hành chính Quảng Bình, Uỷ viên thường trực Ban chấp hành Hội Văn nghệ Quảng Bình. Từ 1960 đến 1979: Trưởng ban biên tập Nxb Phụ Nữ. Từ 1980: Nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Dòng máu trẻ (1947); Những đóa hoa ban (in chung, 1962); Tơ tằm (1963); Màu xanh (1972); Đất lên hương (in chung, 1978); Sắc biển (1979); Hương kỷ niệm (1990); Lời thơ dâng Bác (1990); Mây hồng (1993); Gió biếc (1991); Lệ đắng (1999); Để ta khuyên gió (2000); Nghiêng về ký ức (2001); Muôn vẻ tình yêu (2002). Văn xuôi: Tình bạn tình thơ (1987); Thời con gái (2000); Qua những dòng sông (tiểu thuyết, 2002); Nàng công chúa Battan (dịch, 2001).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là nghề cao quý, được nhân dân yêu mến. Người làm nghề viết văn phải luôn luôn phấn đấu trong công tác cũng như trong cuộc sống. Người cầm bút phải trau dồi đạo đức, phẩm chất của mình…

 

 

 

CHU LAI

 

vspace=5Bút danh khác: TÁM LINH

Họ và tên khai sinh: Chu Văn Lai. Sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946. Quê quán: Hưng Đạo, Tiên Lữ, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phóng viên, sáng tác tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện thường trú tại: 23B Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1980.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1963 học hết phổ thông, nhập ngũ, là học viên trường nghệ thuật Quân đội, sau đó về Đoàn kịch TCCT. Năm 1965 xin đi chiến đấu. Được cử về học đại học Quân y. Học dở dang, 1967, lại xin đi chiến đấu ở chiến trường miền đông Nam bộ. Bắt đầu ở bộ binh chủ lực, sau đó là chiến sĩ rồi đại đội trưởng đặc công địa phương vùng ven Sài Gòn. Sau giải phóng về Ban Tuyên huấn QK7 rồi ra học tại Trường viết văn Nguyễn Du. 1982 về tạp chí Văn nghệ quân đội và công tác tại đó cho đến nay.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người im lặng, Đôi ngả thời gian, (truyện ngắn); Nắng đồng bằng (tiểu thuyết, 1978); Sông xa (tiểu thuyết, 1980); Vòng tròn bội bạc (tiểu thuyết, 1985); Gió không thổi từ biển (tiểu thuyết, 1987); Bãi bờ hoang lạnh (tiểu thuyết, 1990) ; Ăn mày dĩ vãng (tiểu thuyết, 1992) ; Phố (tiểu thuyết, 1994) ; Ba lần một lần (tiểu thuyết, 1998) ; Cuộc đời dài lắm (tiểu thuyết, 2002) ; Khúc bi tráng cuối cùng (tiểu thuyết, 2004)...

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Phố, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm, Ba lần một lần Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Cuộc đời dài lắm, Khúc bi tráng cuối cùng Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là nghề khổ. Khổ hơn mọi nghề. Không đau nghề, không tận cùng cô độc, không nếm trải những thất bại đắng cay thì không làm được nghề. Khi trong lòng thấy trống rỗng nhất, khủng hoảng nhất, chán nghề nhất là khi đó còn có duyên nợ với nghề. Cái tôi kỵ khi làm nghề là sự giả dối, đố kỵ, hèn nhát, đơm đặt, thích có ô che, không chịu được ai hơn mình và tìm đủ mọi cách, kể cả những cách tiểu thị dân nhất để dìm người chúi xuống. Kệ! Hãy cứ lấy cái sự viết làm vui, viết để neo mình vào cuộc đời, viết để thiền, viết để tự làm sạch mình.

 

 

ĐỖ TRUNG LAI

 

vspace=5Sinh ngày 7 tháng 4 năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:  Tốt nghiệp khoa Vật lý, trường Đại học Quốc gia Hà Nội,  từng làm lính chiến rồi làm giáo viên trường Văn hóa quân đội, phóng viên, Phó rồi Trưởng phòng báo Quân đội nhân dân cuối tuần. Hiện là Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam). Ngoài làm thơ, viết truyện, làm báo, còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đêm sông Cầu (thơ, 1990); Anh em và những người khác (thơ, 1990); Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (văn xuôi, 2000); Đỗ Trung Lai - Thơ chọn (2002).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng năm 1994 với tập thơ Đêm sông Cầu. Giải nhì truyện ngắn báo Văn nghệ 1998-2000 với truyện Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Họ tên khai sinh của tôi là Đỗ Trung Lai. Tôi dùng nó làm bút danh của mình. Chắc là khi đặt nó cho tôi, cha mẹ tôi cũng muốn tôi chịu trách nhiệm về nó. Vả lại, làm thơ rõ ràng không phải là một hoạt động bí mật. Vả lại, tôi không thể bắt một cái tên nào khác chịu trách nhiệm về những câu thơ tôi viết. Cũng như cây cúc không bao giờ phải chịu trách nhiệm về việc những bông hồng đẹp hay xấu.

Mặc dù là Hội viên ngành thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi không bao giờ coi mình là nhà thơ chuyên nghiệp. Vì theo tôi, làm thơ không phải là một nghề, với cái nghĩa là có thể đào tạo những người thợ của nó. Tuy nhiên, thơ lại cần có tính chuyên nghiệp cao. Mặc dù vậy, không thể lấy “tay nghề” để thay cho “nàng thơ” được. Tôi vẫn luôn luôn cho rằng, “nhà thơ không phải là người có thể viết ra những câu thơ mà là người không thể không viết ra những câu thơ”. Khi mà trong lòng không có thơ thật, thì đừng ép mình làm thơ làm gì. Làm như thế là tự lừa mình, và sau đó là lừa độc giả.

Theo cách nghĩ này, không ai là người có “nghề cảm hứng” cả. Và vì vậy, tôi mới nói rằng, làm thơ không phải là một nghề. Và vì vậy, làm thơ được đã sướng, nhưng giá mà không phải làm thơ thì còn sướng hơn. Nói thế thôi, chứ chả ai chống được mệnh.

 

 

 

NGUYỄN LAI

(1902-1988)

 

Bút danh khác: SÁU LAI

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Lai. Sinh năm 1902. Quê quán : làng An Quán, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1957. Mất năm 1988.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là diễn viên sân khấu, Chủ nhiệm khoa Tuồng trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: : Chị Ngộ (tuồng Cách mạng, 1953). Đồng tác giả của các kịch bản tuồng cổ : Trảm Trịnh Ân, Nghêu sò ốc hến...

 

 

 

NGUYỄN PHÚC LAI

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Phúc Lai.  Sinh ngày 1 tháng 5 năm 1945. Quê quán: xã Hùng An, huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Ngõ 109 phố Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương. Nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Hưng; Nguyên Giám đốc Sở văn hoá -Thông tin kiêm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hưng Yên. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1980.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chim mòng két (truyện ngắn, 1979); Làng Liên Xá ở xa (kịch, 1985); Chuyện từ cái cối xay (truyện ngắn, 1986); Hãy chiều quý Lan Hương (kịch, 1986); Đời người trong mưa (tiểu thuyết, 1988); Trước mộ Nguyễn Phi Khanh (tập ký, 1994).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tôi văn chương bao giờ cũng là niềm khát vọng thiêng liêng. Dường như không bao giờ nguôi dằn vặt, khắc khoải, vươn tới sự hoàn thiện, toàn bích. Nhưng vì chưa thể đạt tới, hoặc không thể đạt tới nên tôi luôn cảm thấy day dứt, khổ sở về sự kém cỏi, bất tài của mình! Vì thế mà tôi vô cùng khâm phục những nhà văn viết nhiều viết khỏe, có sách ra liên tục. Nhưng rồi nghĩ lại cũng thấy… ái ngại cho họ phải làm ăn sinh sống bằng chữ nghĩa văn chương. Thế là mỗi người viết khổ một cách. Cuối cùng tôi phải tự an ủi: Văn chương hay dở là chuyện vô cùng. Thôi thì lấy cái sự có ích, lấy cái yêu cầu phải gửi gắm, thể hiện là tiêu chuẩn phải đạt tới cho mỗi trang viết của mình. Nghĩ thế để mà tự tin, tiếp tục miệt mài viết lách...

 

 

NGUYỄN DANH LAM

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Danh Lam. Sinh ngày 4 tháng 6 năm 1972. Quê quán: Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phóng viên báo Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh. Hiện thường trú tại: 263/28 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Phóng viên, biên tập viên báo Khăn quàng đỏ, Mực tím, Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh từ 2001 đến nay.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tìm (thơ, 1998); Bến vô thường (tiểu thuyết, 2004); Giữa vòng vây trần gian (tiểu thuyết, 2005).

 

 

 

TRẦN NHẬT LAM

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Trần Đức Thụ. Sinh ngày 12 tháng 3 năm 1936. Quê quán: Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1967.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học về làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Đã từng làm phóng viên, biên tập viên. Sau đó làm Trưởng ban văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đất tôi yêu (thơ, 1973); và nhiều chùm thơ đăng trên các sách báo từ 1955 tới nay.

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng văn học đề tài công nhân của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1972-1975)

 

 

NGUYỄN VIẾT LÃM

 

vspace=5Bút danh khác: VIỆT CHI, TƯỜNG KHANH, NGUYỄN HẠNH ĐÀN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Viết Lãm. Sinh ngày 15 tháng 6 năm 1919 tại Quảng Ngãi. Quê quán: Dạ Lê, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Dân tộc: KinhTôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 201, ngõ 36/C8, phường Vạn Mỹ, Hải Phòng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1934-1939, thành viên Nhóm thơ Quy Nhơn (cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan). 1934-1943 đăng truyện ngắn và thơ ở Tiểu thuyết thứ bảy và tạp chí Tao Đàn. 1945-1955 Uỷ viên BCH Hội Văn nghệ Liên khu V. Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Quảng Ngãi, bí thư Đảng bộ Dân chủ tỉnh Quảng Ngãi. 1950-1962 Thư ký Ban văn Hội Văn nghệ Việt Nam. Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều khoá là uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Tổng thư ký Hội Văn nghệ thành phố Hải Phòng (1962-1986).

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: 10 tập thơ: Đồng xanh (1948); Nhập ngũ (1949); Chân trời (1961); Mặt trời thân yêu (1976); Cửa xuân (thơ, 1986); Những cành hoa hy vọng (1991); Thơ Nguyễn Viết Lãm (1992); Thơ tuổi thơ (2003); Bài thơ viết ngày mưa tạnh (2004); Hương ngâu (2004)

Văn xuôi: Phổ An căm thù giặc (bút ký, 1953); Thư miền Nam (tập truyện ngắn, 1956); Trưởng thành (tập bút ký, 1980); Dịch văn học một số tập thơ, trường ca, truyện ngắn nước ngoài: Thư của Rosenberg (1956); Truyện ngắn Andersen, (1956); Truyện ngắn cổ điển Ba Lan (1963); Nụ cười Hirosima (trường ca của E.Jebeleanu, 1982); Thơ hiện đại Pháp (1986)…

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất cuộc thi thơ kháng chiến (Uỷ ban kháng chiến miền Nam 1947). Giải nhất thơ về đề tài nông thôn do Tổng cục thống kê và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 1970. Giải nhất thơ về Bác Hồ, 1990. Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm-Tp Hải Phòng. Giải nhất về khoa học xã hội (công trình nghiên cứu về Trạng Trình do UBND thành phố Hải Phòng tổ chức).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn là cái đẹp, định nghĩa theo từ nguyên ấy đã được thống nhất trong nhận thức về văn hoá của nhiều thế hệ. Làm nghề văn tức là đi tìm cái đẹp và mang cái đẹp ấy phục vụ cho đời nên nhà văn phải giữ gìn cái đẹp của tâm hồn, trân trọng cái đẹp của cuộc sống. Đó là nguồn ánh sáng xua tan hoặc cải tạo tiêu cực trở thành tích cực, mang lại yêu thương và hạnh phúc cho mọi người.

 

 

 

TRÚC LÂM

( ? - ? )

 

Nhà viết kịch Trúc Lâm hoạt động văn học sớm. Chủ yếu ông chuyên tâm trong lĩnh vực sáng tác kịch bản sân khấu. Trong kháng chiến chống Pháp, tham gia đội tuyên truyền Văn nghệ ở Việt Bắc. Có nhiều tác phẩm được dàn dựng phục vụ bộ đội. Năm 1957, là đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Hòa bình lập lại, ông công tác tại Phòng Văn nghệ quân đội sau chuyển về xưởng phim truyện Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lớp học vùng tề (kịch, 1950).

 

 

 

BÙI THỊ NHƯ LAN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Bùi Thị Như Lan. Sinh ngày 30 tháng 12 năm 1967. Quê quán: Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Cạn. Dân tộc: Tày. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giáo viên Trường Thiếu sinh quân Việt Bắc. Hiện thường trú tại: Tổ 20 phường Thịnh Đán, Thái Nguyên. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, đi dạy Trường Thiếu sinh quân Quân khu I. Cấp bậc hiện tại: Thiếu tá.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập truyện ngắn:  Tiếng chim kỷ giàng (2004); Mùa hoa mắc mật (2005); Hoa mía (2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội trao năm 2002 với truyện ngắn Núi đợi. Giải nhì truyện ngắn do Tạp chí Văn hoá các dân tộc tặng năm 2004 với truyện ngắn Gió hoang.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Bắc, nơi có những cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp mọc lên từ dưới thung lũng leo ngược lên bầu trời xanh ngắt đầy mây bay. Ở nơi ấy từng đêm bên bếp lửa nhà sàn, những câu chuyện cổ tích, những lời ru, lời lượn của mẹ tôi đã gieo mầm tin yêu văn học trong tâm hồn tôi. Tôi viết về mọi người trong bản mà tôi yêu quý, về niềm vui và cả những mất mát âm thầm của biết bao người mẹ người vợ… Tôi viết về những người dân quê hiền lành, chất phác một lòng thuỷ chung theo Đảng và Bác Hồ.

Theo tôi, văn chương phải là sự cộng hưởng hài hoà giữa cảm xúc nghệ thuật và cảm xúc công dân. Cuộc sống luôn mời gọi nhà văn đi tìm cảm hứng trong nó và nhắc nhở nhà văn rằng bạn cũng là một công dân.

 

 

 

TÔN PHƯƠNG LAN

 

vspace=5Bút danh khác: HOÀNG LAN

Họ và tên khai sinh: Tôn Phương Lan. Sinh ngày 10 tháng 8 năm 1950. Quê quán: Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Văn học. Hiện thường trú tại: Nhà 16 ngách 144/4 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Công tác tại Viện Văn học từ 1972 đến nay. Tháng 12/1996 bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ). Tháng 10/2000 được phong hàm Phó giáo sư.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (chuyên luận, 1998, 2002); Văn chương và cảm nhận (tiểu luận, phê bình, 2005).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi nghĩ là trong bất kì hoàn cảnh nào, cần hết lòng ủng hộ mọi sự tìm tòi, đổi mới. Tuy nhiên, mọi sự cách tân chỉ có thể thành công khi nó có mối dây liên hệ với truyền thống và có sự lành mạnh.

Không thể nói một tác phẩm hay mà lại không có công chúng, nhất là công chúng có học. Hướng đến chân thiện mỹ, vì thế, không chỉ là một trong những mục đích của người sáng tác mà còn là của cả người nghiên cứu, phê bình.

 

 

YẾN LAN

(1916-1998)

 

vspace=5Bút danh khác: XUÂN KHẢI

Họ và tên khai sinh: Lâm Thanh Lang. Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1916. Quê quán: thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 6-10-1998 tại Bình Định.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, là Uỷ viên văn hoá Cứu quốc Bình Định. 1947-1949 là Uỷ viên văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ, Trưởng đoàn kịch kháng chiến. Từ 1950-1954: công tác văn hoá Văn nghệ ở Bình Định. Sau 1954 , tập kết ra Bắc, đã công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học. Sau 1975, trở về công tác tại Hội Văn nghệ Bình Định.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bóng giai nhân (kịch thơ, viết chung với Nguyễn Bính, 1940-1994); Gái Trữ La (kịch thơ, 1943); Những ngọn đèn (thơ, 1957); Tôi đến tôi yêu (thơ, 1965); Lẵng hoa hồng (thơ, 1968); Giữa hai chớp lửa (thơ, 1978); Én đào (truyện thơ, 1979); Thơ Yến Lan (thơ, 1987); Cầm chân hoa (thơ tứ tuyệt, 1991); Thơ tứ tuyệt (tuyển tập, 1996).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Qua hơn nửa thế kỷ học tập, tìm tòi, ôn luyện, tôi tự thấy mình xứng đáng là một người cầm bút có nhiều ấp ủ , nhưng cái chính là tâm hồn được soi sáng qua sự hiểu biết tâm lý xã hội, cuộc sống con người. Đó là yếu tố cho nội dung của tác phẩm. Nhà văn phải tự tạo lấy vị trí của mình, thành tài năng đích thực cùa mình, tức là phong cách…

 

 

NGUYỄN MINH LANG

(1930-2001)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Như Thiện. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1930. Quê quán: thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 10 tháng 10 năm 2001.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân trong một gia đình dân nghèo thành thị, sau giải phóng thủ đô, học Đại học Nhân dân và năm 1960-1963: học tại chức khoa Sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Là nhà giáo dạy văn sử nhiều năm ở các trường phổ thông.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những kẻ lạc loài (tiểu thuyết, 1951); Trăng đồng quê (truyện ngắn, 1952); Hoa dại (tiểu thuyết, 1952); Hoàng tử của lòng em (tiểu thuyết, 1953); Chờ nhau kiếp khác (truyện ngắn in chung với Thanh Nam, 1953); Vẫy vùng (tiểu thuyết, 1953); Cánh hoa trước gió (tiểu thuyết, 1954); Trong ánh sáng hòa bình (truyện ngắn in chung, 1957). Ngoài ra, còn đăng tải nhiều truyện ngắn, truyện dài trên các báo, tạp chí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết để tự hoàn thiện và mong muốn mọi người sống tốt đẹp. Theo tôi, một tác phẩm, dù dài hay ngắn, muốn có giá trị phải thể hiện được tinh thần nhân đạo và tinh thần dân tộc.

 

 

CHI LĂNG

(1922-1982)

 

vspace=5Bút danh khác: LƯU CHI LĂNG

Họ và tên khai sinh: Lưu Tấn Tài. Sinh năm 1922 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Kiên Giang. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1957. Mất tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 2 năm 1982.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: gồm các kịch bản sân khấu: Dệt gấm, Thạch Sanh, Nàng tiên Mẫu đơn, Lửa Diên Hồng, Hòn Đất, Thái hậu Dương Vân Nga.

 

 





NGUYỄN ĐÌNH LÂM

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đình Lâm. Sinh 15 tháng 8 năm 1954. Quê quán: Nam Lĩnh, Nam Đàn, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Uỷ viên BCH Hội người Việt ở Liên bang Nga. Hiện thường trú tại: Cộng hoà Liên bang Nga. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sử, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Liên bang Nga. Hiện còn là chủ tịch Hội võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Con kiến tật nguyền (truyện ngắn, 2004); Tình yêu hàng chợ (truyện ngắn, 2005).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Mặc dù bận nhiều việc nhưng với sự đam mê văn học từ nhỏ, tôi vẫn đọc và tự học kinh nghiệm viết văn của các nhà văn Việt Nam và các nước bạn.

Tôi hi vọng rằng công việc sáng tạo văn học sẽ tạo cho mình thêm một cơ hội để có đóng góp với quê hương.

 

 

 

KIM LÂN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921. Quê quán: thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc trước 1945, trong kháng chiến chống Pháp công tác ở chiến khu Việt Bắc. Từng là ủy viên Ban phụ trách Nxb Văn học, trường bồi dưỡng những người viết trẻ, tuần báo Văn nghệ, Nxb Tác phẩm mới.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ, Ông cả Ngũ, Tuyển tập Kim Lân  (1998, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi viết không chỉ vì nhuận bút. Viết được thì viết. Không viết được thì thôi. Những cái cố gượng viết đều giả, đều khô khan, đọc lại thấy xấu hổ lắm.

Tôi nghĩ muốn theo đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế trước đã. Dĩ nhiên không phải hễ là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn phải có tài. Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại rất hay, đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái mình biết đã gò bó cái tự nhiên của mình?

Những hiểu biết về nghề văn là rất cần. Nó nâng tầm nhà văn lên, nhưng nếu để nó khống chế mình, làm mất cái thiên bẩm của mình đi thì nhà văn ấy không còn là chính mình nữa.

 

 

 

MÃ GIANG LÂN

 

vspace=5Bút danh khác: PHAN THÚY, LÊ GIANG LÂM

Họ và tên khai sinh: Lê Văn Lân. Sinh ngày 5 tháng 4 năm 1941. Quê quán: Thành phố Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giáo sư, tiến sĩ, Chủ nhiệm bộ môn văn học hiện đại Việt Nam, khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Hiện thường trú tại: Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1965. Nghiên cứu, giảng dạy văn học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1965.  In thơ trên báo Trung ương và địa phương từ năm 1964.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bình minh và tiếng súng (thơ, 1975); Một tình yêu như thế (thơ, 1990); Văn học Việt Nam 1945-1954 (chuyên khảo, 1990); Thơ - những cuộc đời (tiểu luận, 1992); Tổng tập văn học Việt Nam, tập 22 và 23 (chủ biên, 1997, 2000); Tìm hiểu thơ (chuyên khảo, 1997); Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (chủ biên, chuyên khảo, 2000); Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam (chuyên luận, 2000); Thơ hiện đại Việt Nam - những lời bình (2003); Thơ - hình thành và tiếp nhận (chuyên luận, 2004); Văn học hiện đại Việt Nam - Vấn đề- Tác giả (tiểu luận, 2005); Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (chuyên luận, 2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970. Giải thưởng 5 năm thơ Hà Nội năm 1976-1981. Giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa năm 1987.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi chỉ viết khi thấy mình không thể không viết. Tác phẩm văn học cần có tư tưởng và phải là tư tưởng riêng độc đáo. Còn hay thì thật khó. Thơ hay là vật báu mà trời rớt xuống, nhà thơ vô tình vớ được.

 

 

 

NGÔ TỰ LẬP

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Ngô Tự Lập. Sinh ngày 4 tháng 6 năm 1962 tại Hà Nội. Quê quán: Mỹ Hào, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1998.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Hàng Hải, Baku, Liên Xô (1980-1986), sau đó làm thuyền trưởng một tàu đổ bộ (lữ 125- HQ). Năm 1990 chuyển về Toà án Quân sự Trung ương và đi học chuyên tu Đại học Luật Hà Nội. Biên tập viên Nxb Quân đội nhân dân (1993-1998) rồi NXB Hà Nội (1998-2000). Nhận bằng thạc sĩ (DEA) tại École Normale Supérieure de Fontenay/St Cloud (Pháp, 1996 và Tiến sĩ  (PhD) tại Illinois State University (Hoa Kỳ, 2006). Bắt đầu sáng tác năm 1989, làm thơ, viết truyện ngắn, và tiểu luận. Dịch tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh. 

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Thế giới và tôi  (song ngữ Việt Pháp, 1997); Chuyến bay đêm tháng sáu (2000). Văn xuôi: Vĩnh biệt đảo hoang (tập truyện, 1991); Tháng có 15 ngày (tập truyện, 1993); Mùa đại bàng (tập truyện, 1995); Mộng du và những truyện khác (tuyển tập, 1997); Những đường bay của mê lộ (2003); Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban (2005). Tiểu luận: Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương Tây (1996); Những đường bay của mê lộ (2003); Minh triết của giới hạn (2005);  Dịch thuật: Hoa máu (1993); Người đàn bà trên tàu (1993); Đôi mắt lụa (1998); Con bù nhìn (1998); Chiếc bút mang hình thế giới (2001); Xứ sở của nước và thạch sùng (1999).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng truyện ngắn viết về biển và hải quân 1990. Giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh, báo Tiền phong (1990-1991); Hải thưởng Hoa Phượng đỏ Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng (1991); Giải thưởng cuộc vận động sáng tác về đề tài Hà Nội (1992-1993) của Nxb Hà Nội. Giải thưởng truyện ngắn hay của năm báo Người lao động thành phố Hồ Chí Minh (2003); Giải thưởng văn học dịch của tạp chí  Văn nghệ quân đội (1990).

 

 

NGUYỄN QUANG LẬP

 

vspace=5Bút danh khác: HỒNG NHẬT, HỒNG ĐỨC, QUANG QUANG

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Quang Lập. Sinh ngày 30 tháng 4 năm 1956. Quê quán: Thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm 1980, rồi nhập ngũ, làm trợ lý kỹ thuật điều khiển tên lửa sư đoàn 375, quân chủng Phòng không. Năm 1984: chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên. Từng là Phó Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Hội viên Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Một giờ trước lúc rạng sáng (truyện ngắn, 1986); Tiếng gọi phía mặt trời lặn (tập truyện, 1988); Những mảnh đời đen trắng (tiểu thuyết, 1989); Mười tám truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (1997).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng báo Văn nghệ (1986-1987) với truyện ngắn Cây Sến lửa. Giải thơ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1981-1987) với bài Nón em Nhớ về đỉnh gió. Giải sân khấu 5 năm (1985-1990) Bộ Quốc phòng với vở kịch Mùa hạ cay đắng. Giải Hội Nghệ sĩ sân khấu và Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 với kịch bản Mùa hạ cay đắng.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi tự thấy tôi là một nhà văn tốt nhưng chưa hay…

 

 

 

CAO TIẾN LÊ

 

vspace=5Bút danh khác: TẾ LIÊN, NAM LƯƠNG, MAI TIẾN CƯỜNG

Họ và tên khai sinh: Cao Tiến Lê. Sinh ngày 31 tháng 12 năm 1937. Quê quán: Bạch Ngọc, Đô Lương, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác:  Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại: Nhà T1, khu tập thể trường Thanh Thiếu niên Trung ương, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1974.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Vào bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến đấu ở đơn vị bộ binh, làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời. Năm 1967 là phóng viên báo Quân khu 4, báo Mặt trận đường 9, báo Quân đội nhân dân. Năm 1976: chuyển ngành về Nxb Thanh niên. Năm 2000: về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Từng là Phó tổng biên tập Nxb Thanh niên, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập truyện ngắn: Phía trong (1972); Bến quê (1976); Cây sau sau lá đỏ (1981); Đại đội chân đất (1982); Ở trần (1990); Vỏ trứng thạch sùng (1995); Đến với bình minh (1995); Thoát hiểm (2000); Một đời vô duyên (2000); Truyện ngắn Cao Tiến Lê (2003). Các tập tiểu thuyết: Một nửa cuộc đời (1978); Bây giờ nên xử sự thế nào (1987); Nếm trải Điện Biên (1992, tái bản 2 lần); Con nuôi thầy phù thủy (1994); Trung tướng giữa đời thường (1995, tái bản 2 lần). Các tập ký: Ngược rừng Ba Chẽ (1976); Mùa ca cao (1982); Nửa đời ngoảnh lại (2004): Thương lắm người ơi (truyện và ký, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ năm 1972-1973 (cho truyện ngắn Mùi thơm dây cháy chậm).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nhà văn phải đặt mình ngang với Tổng thống và cũng đặt mình ngang với ăn mày. Cái chính là phải hiểu hết hoàn cảnh, tâm tư tình cảm mọi số phận để tạo nên tác phẩm.

 

 

 

ĐOÀN LÊ

 

vspace=5Bút danh khác: HẠ THẢO

Họ và tên khai sinh: Đoàn Thị Lê. Sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943. Quê quán: Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là diễn viên điện ảnh, thiết kế mỹ thuật, biên kịch, đạo diễn phim. Hiện nay là Giám đốc Trung tâm Văn hoá- Nghệ thuật Hải Phòng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cuốn gia phả để lại (tiểu thuyết, 1990), Người đẹp và đức vua (tiểu thuyết lịch sử, 1991), Thành hoàng làng xổ số (tập truyện ngắn, 1992), Lão già tâm thần (tiểu thuyết, 1993); Nghĩa địa xóm chùa (tập truyện); Trinh tiết xóm chùa (tập truyện, 2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hội Nhà văn 1989-1990 (tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại); - Giải A tạp chí Sông Hương (truyện Đêm ngâu vào); - Giải thưởng tạp chí Tác phẩm Văn học 1995 (truyện Hạt vừng). Giải thưởng báo Văn nghệ 2004 (truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa).

 

 

 

MẠNH LÊ

 

vspace=5Bút danh khác: MẠNH LÊ, LÊ NHỊ BÌNH

Họ và tên khai sinh: Lê Văn Mạnh. Sinh ngày 4 tháng 4 năm 1953. Quê quán: Thôn Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập tạp chí Xứ Thanh, Hội Văn nghệ Thanh Hoá. Hiện thường trú tại: Nhà số 5 ngõ 358 đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hoá. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1999.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1975) học tiếp cao học (thạc sĩ). Ba năm sau về dạy tại trạm Đại học Sư phạm Thanh Hoá. Năm 1987, chuyển về công tác tại Hội Văn nghệ Thanh Hoá.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thần Độc Cước (truyện thơ, 1986); Từ ai đến tôi (thơ, 1993); Nàng Mứn (truyện thơ, 1995); Một cuộc đời sông (thơ, 1997); Tôi và ai nữa (thơ, 2001); Cõi nhớ (thơ, 2005); Người đánh thức đất đai (trường ca, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC:  Giải Tư cuộc thi thơ báo Văn nghệ bài Dô tá dô tà. Giải thưởng loại B của Uỷ ban toàn quốc Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam tập thơ Một cuộc đời sông. Giải thưởng loại A văn học Thanh Hoá 5 năm (1995-2000) tập thơ Một cuộc đời sông.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cái đẹp thuộc về cuộc sống nên nhà văn phải luôn quan tâm và có trách nhiệm với cuộc sống. Toàn bộ ý thức thẩm mỹ và trách nhiệm công dân đều thể hiện trên trang viết của nhà văn. Với tôi sáng tác thơ trở thành nỗi đam mê. Thơ giúp tôi thể hiện một cách vi diệu nhất những quan hệ ràng buộc giữa tôi với cuộc sống thường nhật và vì một lẽ nữa là tôi chỉ thể hiện được những điều đó bằng thơ chứ không thể hiện được bằng những loại hình nghệ thuật khác.

 

 

 

NGUYỄN LÊ

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Bá Hợi. Sinh năm 1935. Quê quán: Mộ Thượng, Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Phường Tân Dân, Việt Trì, Phú Thọ. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Vào bộ đội 6/1947, liên lạc đơn vị chiến đấu, đội tuyên văn Sư đoàn 308 rồi học văn hoá Quế Lâm- Trung Quốc. 1953 chuyển ngành sang học Sư phạm trung cấp tại khu học xá Nam Ninh. 1956 ra trường, dạy học. 1962 học khoa văn đại học Sư phạm  Hà Nội. Về làm hiệu trưởng cấp II Hạ Hoà. 1974 nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Trang cuối một tình yêu (tiểu thuyết); Đầm hoang (tiểu thuyết).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cuộc sống phức tạp. Thiên chức của nhà văn vẫn phải tìm ra cái đẹp của nỗi buồn và phải hướng thiện.

 

 

 

PHONG LÊ

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Lê Phong Sừ. Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1938. Quê quán: Sơn Trà, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Nhà F1, phòng 302, ngõ 165 đường Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1979.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1956-1959: học khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1960 đến 2003: công tác ở Viện Văn học. Đã qua chức trách Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng văn học công nhân của Tổng công đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước… Nhận học hàm Phó Giáo sư (1984) và Giáo sư (1991).

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972); Văn và người (1976); Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa (1980); Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986); Văn học và công cuộc Đổi mới (1994); Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997); Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (1997); Một số gương mặt văn chương và học thuật Việt Nam hiện đại (2001); Văn học Việt Nam hiện đại- những chân dung tiêu biểu (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận (2003); Viết từ Hà Nội (2003); Về văn học Việt Nam hiện đại - nghĩ tiếp (2005); Người trong văn (2006)… Ngoài ra còn chủ biên hơn 20 công trình tập thể.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ở đời, như bất cứ ai, mỗi người đều phải chọn lấy cho mình một nghề, tùy theo ham thích và khả năng của mình, khi thấy nghề đó là một cần thiết của xã hội.

Cũng như mọi người, tôi đã chọn một nghề, và tôi đi cùng với nó.

 

 

 

VĂN LÊ

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Lê Chí Thuỵ. Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1949. Quê quán: Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.

Hiện thường trú tại: 28 Văn Chung, phường 13 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1976.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Vào quân đội tháng 9-1966. Tháng 11-1967, phục vụ tại Cục Chính trị miền. Tháng 10-1974, phóng viên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Tháng 11-1976, biên tập viên tuần báo Văn nghệ Giải phóng và tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. Tháng 12-1977 tái ngũ, phóng viên tại chiến trường Tây Bắc Campuchia. Năm 1982, biên tập viên, đạo diễn phim tài liệu Hãng phim Giải phóng Bộ Văn hoá Thông tin.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Một miền đất, một con người (thơ, 1976); Những ngày không yên tĩnh (truyện, 1978); Chuyện một người du kích (truyện, 1980); Bão đen (truyện, 1980); Đồng chí Đại tá của tôi (truyện, 1981); Người gặp trên tàu (tiểu thuyết, 1982); Khoảng thời gian tôi biết (thơ, 1983); Ngôi chùa ở Prátthana (tiểu thuyết, 1985); Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết, 1985); Hai người còn lại trong rừng (tiểu thuyết, 1989); Tỉnh yêu cả cuộc đời (tiểu thuyết, 1989); Khi toà chưa tuyên án (tiểu thuyết, 1989); Tiếng rơi của hạt sương khuya (tiểu thuyết, 1993); Phải lòng (thơ, 1994); Nếu anh còn được sống (tiểu thuyết, 1994, tái bản 2001, xuất bản tại Hàn Quốc, 2001), Chim Hồng Nhạn bay về (tập truyện ngắn, 1996); Những cánh đồng dưới lửa (trường ca, 1997, tái bản 2004); Đồng dao thời chiến tranh (tiểu thuyết, 1999); Cao hơn bầu trời (tiểu thuyết, 2004); Những câu chuyện làng quê (truyện và ký, 2005); Câu chuyện của người lính binh nhì (trường ca, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ (1975-1976). Giải B thơ tạp chí Văn nghệ quân đội 1984. Tập thơ Phải lòng- giải A về thơ của Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang, Hội Nhà văn 1994. Tiểu thuyết Nếu anh còn được sống- tặng thưởng Văn học của Bộ Quốc phòng, 1994. Tập trường ca Những cánh đồng dưới lửa- giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng, 1999.

 

 

 

VĨNH QUANG LÊ

 

vspace=5Bút danh khác: LÊ QUANG VINH, NHẬT NAM, ĐẶC CÔNG, NGUYỄN THƯ HÙNG

Họ và tên khai sinh: Lê Quang Vinh. Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1953. Quê quán: Chuyên Ngoại, Duy Tiên, Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập báo Nhân đạo và đời sống Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Hiện thường trú tại: phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tiến sỹ Triết học. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Là bộ đội đặc công; sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp là cán bộ nghiên cứu triết học; Hiện là Tổng biên tập báo Nhân đạo.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Xuất bản 5 trường ca, tiêu biểu là Những lời ca chưa đủ (1981); Tốc độ lớn của tình yêu (1986); Một vé đi về ánh sáng (1997); Những câu trả lời ngắn nhất; Thức dậy lúc không giờ. Thơ ngắn: 100 phút của tình yêu; Trinh nữ và bóng tối; Hoà tấu của mặt trời; Tình yêu không lời Yêu (2007). Tiểu thuyết: Dứt bỏ (1991); Lý luận và phê bình: Quá khứ không thể bằng không, Vai trò của giáo dục thẩm mỹ; Giáo trình Mỹ học Mác-Lênin (2004); Gương mặt các nhà thơ (2007); Chân dung chính khách Việt Nam (2007). Kịch: Lấp lánh mặt trời (2000). Ký sự : Chiến tranh Việt Nam - Thiên anh hùng ca của thời đại (2007).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng báo Văn nghệ 1975-1976. Giải thưởng của Hội Văn nghệ Hà Nội 1976.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Lúc 20 tuổi, tôi cũng như các nhà thơ trẻ luôn cuồng ngạo nghĩ rằng mình là nhà thơ vĩ đại nhất của mọi thời đại! Nhưng than ôi, sau 10-20 năm sáng tác chúng tôi mới thấy tội nghiệp cho mình. Sáng tác của mỗi chúng ta chỉ là hạt cát trong sa mạc mênh mông của cuộc đời.

 

 

 

VŨ LÊ

 

Nhà văn Vũ Lê là thành viên tham dự Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam  năm 1957 tại Hà Nội.

 

 

 

TẠ NGHI LỄ

 

vspace=5Bút danh khác: TẠ TẤN, HOÀNG NGUYÊN, MAI LÝ, ÁI NGHI

Họ và tên khai sinh: Tạ Lễ. Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1951. Quê quán: Lâm Xuân, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Công giáo. Hiện thường trú tại: phường 12, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1997.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng theo học trường đại học Luật khoa, Văn khoa ở Huế (1970-1972). Trường quốc gia hành chánh Sài Gòn (1973-1975). Sống ở Trảng Bom I, Đồng Nai (1975-1996). Từ 1997: sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập truyện: Yêu một người làm thơ (1990, 1993, 1996); Nàng Hải Sư và tôi (1992, 1998); Những mảnh đời khác nhau (1994, 1995); Một ngày của một nhà văn (1997); Và hai tập thơ: Những khoảng trời trong sáng (1995); Quê mình (2004) cùng hai kịch bản phim: Đi qua lời nguyền (1997); Ngày về (1999).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Dù bây giờ văn hóa đọc lùi lại phía sau để nhường cho văn hóa nghe nhìn lên ngôi nhưng tôi vẫn viết. Vì chữ nghĩa trong các trang văn, trang thơ là của chính mình. Người đọc bây giờ ít hơn nhưng không vì thế mà không viết. Tôi còn nợ với quê hương, đồng bào, bạn bè, anh em nhiều lắm. Phải trải lòng ra mà viết.

 

 

 

HỒ DUY LỆ

 

vspace=5Bút danh khác: VÂN GIANG, HÀ THANH

Họ và tên khai sinh: Hồ Duy Lệ. Sinh ngày 15 tháng 11 năm 1944. Quê quán: Duy An, Duy Xuyên, Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập báo Quảng Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Quảng Nam. Hiện thường trú tại: 25 Lê Đình Dương, TP Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2003 .

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học xong tú tài toàn phần, vào học Đại học Luật Huế, theo cách mạng làm báo liên tục từ 1968 tới nay. Từ 1985 bắt đầu viết văn, chủ yếu là ký và truyện ngắn, đặc biệt là ký văn học.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cát xanh (bút ký, 1994); Trong lớp bụi thời gian (bút ký, 2000); Người sót lại (bút ký, 2002); Chuyện kể ngày nào (tập truyện ngắn và bút ký, 2004); Mạ tôi (truyện ký, 2006).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cuộc sống của quá khứ và hiện tại là vô cùng hấp dẫn và sinh động, nhất là những câu chuyện của thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phải được ghi lại bằng tác phẩm nghệ thuật. Đề tài chiến tranh cách mạng và con người trong cuộc chiến tranh ấy, tôi rất quan tâm.

 

 

 

 

MÃ A LỀNH

 

vspace=5Bút danh khác: THẠCH MÃ, THẠCH SƠN,

Họ và tên khai sinh: Mã A Lềnh. Sinh ngày 10 tháng 3 năm 1943. Quê quán: xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Dân tộc: Hmông. Hiện thường trú tại: Số nhà 075, đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1982.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1958: học trường thiếu nhi dân tộc tỉnh Lào Cai. 1964: công tác trong ngành giáo dục tỉnh Lào Cai. 1976: công tác tại cơ quan Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn. 1988: công tác  tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn. 1989: làm việc cho chương trình phát thanh tiếng Hmông của Đài TNVN tại tỉnh Hoàng Liên Sơn. 1991: công tác tại Đài PTTH tỉnh Lào Cai. Từ 1996: công tác tại Hội VHNT và tạp chí Văn nghệ Lào Cai.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ký: Cột mốc giữa lòng sông (1984); Cao nguyên trắng; Có một con đường (1996); Nhọc nhoài với ký (2000); Rong ruổi vùng cao (2003); Chộn rộn đường xuân (2005). Truyện ngắn: Chuyện bây giờ mới kể (1996); Dấu chân trên đường (truyện thiếu nhi, 1996); Rừng xanh (1997); Thằng bé củ mài (truyện thiếu nhi, 2000); Nàng Gua và chàng Sóc (truyện thiếu nhi, 2001); Chuyện xưa ở Mường Tiên (truyện thiếu nhi, 2001). Thơ: Bên suối Nậm Mơ (1995); Mã A Lềnh Thơ (2002). Sách dịch ra Hmông ngữ: Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của Hồ Chí Minh (1980); Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, của Trần Dân Tiên (1981); Dao chỉ có một lưỡi của Ma Văn Kháng (2006). Biên soạn: Bùi Nguyên Khiết - Bóng dáng thân yêu (2004); Những dòng hồi ức cách mạng (2005); Tản luận : Tần ngần trước văn chương (1999).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi do Nxb Kim Đồng tổ chức 1994-1995. Hai giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam . Giải thưởng chính thức Phanxipăng của UBND tỉnh Lào Cai năm 2002.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn học viết, đơn giản là cuộc đời, cuộc đời riêng tư và cuộc đời hòa nhập với cộng đồng. Đã là cuộc đời thì nhất định gắn liền với số phận, vận mệnh, vì thế có người thì nổi tiếng, khoáng danh, có người thì lặng im như hột thóc, ngọn cỏ. Nhưng văn học có cái chung là kỳ vọng, mộng tưởng, luôn hướng tới chân thiện mỹ, do đó văn học là tiếng nói đẹp, hay, là ngôn từ của trí tuệ.

Đỉnh cao của văn học là đâu? Chẳng ai biết. Ta đi săn/ Không cần nỏ/ Không có súng/ Ta đi săn/ Chỉ có tình yêu chân thành/ Tình yêu chân thành thì làm sao nhìn thấy/ Nhưng ta vẫn đi săn/ Miền ảo kia/ Có thể…

 

 

 

LÊ PHƯƠNG LIÊN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Lê Thị Phương Liên. Sinh ngày 20 tháng 7 năm 1951. Quê quán: phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Cán bộ biên tập văn học, Giám đốc Quỹ học bổng Đôrêmôn của Nxb Kim Đồng. Hiện thường trú tại: P103, B12, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1981.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp là giáo viên trung học trường Phổ thông Yên Sở, Hà Nội. Sáng tác văn học cho thiếu nhi từ 1971. Từ 1980 là cán bộ biên tập của Nxb Kim Đồng thuộc Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Hiện là Trưởng ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những tia nắng đầu tiên (truyện vừa thiếu nhi, 1971); Khi mùa xuân đến (truyện vừa thiếu nhi, 1974); Hoa dại (truyện vừa thiếu nhi, 1995); Bức tranh còn vẽ (tập truyện, 1997); Khúc hát hạnh phúc (tiểu thuyết, 2002); Ngày em tới trường (tập truyện, 2002); Tuyển tập truyện thiếu nhi Những tia nắng đầu tiên (2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Bộ Giáo dục năm 1970 (truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ). Giải thưởng Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản. Huy chương Vì thế hệ trẻ năm 1981 (hai tác phẩm Những tia nắng đầu tiênKhi mùa xuân đến). Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (1997).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi luôn luôn nghĩ về con người, về bản thân mình, những người thân yêu, những người quen biết và những người tôi vô tình gặp gỡ. Khi những suy nghĩ ấy nở hoa và kết trái trong tâm tư, tôi liền viết ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện dài hơn nữa… Việc sáng tác đối với tôi là giấc mơ.

 

 

 

MAI QUỐC LIÊN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Mai Quốc Liên. Sinh ngày 8 tháng 6 năm 1941. Quê quán: xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1981.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đã tốt nghiệp Đại học Văn (ĐHTH- Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Uỷ ban KHXH Việt Nam, Tiến sĩ Văn học. Hiện là Giáo sư trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam). Chuyên nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời viết tiểu luận-phê bình văn học, Uỷ viên Hội đồng Lý luận- Phê bình văn học nghệ thuật TƯ, Phó chủ tịch Hội đồng LLPB Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên BCH Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Có làm thơ.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (phê bình, 1979); Ngô Thì Nhậm tuyển tập (đồng tác giả, dịch, khảo cứu, 1980); Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (chuyên luận, 1985); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (tiểu luận, 1986); Trước đèn (tiểu luận, 1992); Khảo luận Văn chiêu hồn (1991); Nguyễn Du toàn tập (chủ biên, 1996); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1998); Nguyễn Trãi toàn tập (chủ biên, và dịch, phiên âm, 2002); Cao Bá Quát toàn tập (chủ biên, dịch, giới thiệu, 2003); Vị mặn biển đời (thơ, 2003).

 

 

 

PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Phạm Thị Ngọc Liên. Sinh ngày 14 tháng 6 năm 1952. Quê quán: Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Báo Tiếp thị và gia đình. Hiện thường trú tại: 278/27 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học các Đại học Văn Khoa, Vạn Hạnh, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1975-1997: phóng viên báo Tin sáng, Đứng dậy. Diễn viên điện ảnh, ca sĩ, hướng dẫn du lịch, biên tập viên tạp chí Văn, Công an thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là biên tập viên báo Tiếp thị và gia đình.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những vầng trăng chỉ mọc một mình (thơ, 1989); Biển đã mất (thơ, 1990); Em muốn giăng tay giữa trời mà hét (thơ, 1992); Có một nửa mặt trăng trong mặt trời (tập truyện ngắn, 2000); Thức đến sáng và mơ (thơ, 2004).Và trên 30 tập thơ, truyện in chung trong cả nước.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A thơ báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh năm 1989. Giải thưởng thơ hay hai năm 1989, 1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội. Giải thưởng truyện ngắn báo Văn nghệ (1999-2000). Tặng thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đã là nghề thì không thể cưỡi ngựa xem hoa. Tôi vẫn tâm niệm và cố gắng trau dồi ngòi bút của mình. Nếu văn học đã chọn và đến với tôi như một số mệnh đặt để thì phải dũng cảm và sung sướng để đón nhận nó.

 

 

 

VÕ THỊ KIM LIÊN

 

vspace=5Bút danh khác: THUỲ VÂN

Họ và tên khai sinh: Võ Thị Kim Liên. Sinh ngày 25 tháng 11 năm 1951. Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 2003.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội năm 1972. Đã giảng dạy qua các trường Cao đẳng Sư phạm  Hà Bắc, Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, Cao đẳng Sư phạm Huế, Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: các tập thơ Nụ tầm xuân  (1996); Bến lặng (1997); Giao mùa (2000); Hạt bụi lạ ( 2003); Cỏ tháng giêng (2006) và 17 tiểu thuyết (bút danh Thuỳ Vân). Kịch bản phim: Mắt nhung (2005), Tường vi cánh mỏng (2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì (không có giải nhất) thơ Văn nghệ Tiền Giang bài Trái tim người mẹ. Giải nhì  thơ Văn nghệ Tiền Giang bài Phấn trắng.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi vẫn nghĩ, viết văn, làm thơ là một cái nghiệp. Ai đã vướng vào nghiệp này, khó gỡ ra được. Sự thành công của mỗi người tuỳ thuộc vào cái TÂM, cái TÀI riêng. Nhưng ít nhất nó cũng sưởi ấm đượcchính trái tim người viết.

 

 

 

VŨ ĐÌNH LIÊN

(1913-1996)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Vũ Đình Liên. Sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913. Quê quán: Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1957. Mất ngày 18 tháng 1 năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm làm nghề dạy học, từng là Chủ nhiệm khoa Tiếng Pháp, trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn…). Giáo sư, Nhà giáo ưu tú.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Baudelaire (dịch thuật, 1995).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996 với tập thơ Baudelaire.

* Sinh thời, một lần trò chuyện với anh chị em viết trẻ nhân nhắc lại bài thơ đầu tiên, bài Hồn xưa, nhà thơ Vũ Đình Liên nói: “Năm 13 tuổi, tôi đã làm thơ hoài cổ. Bài Hồn xưa đã được một nhà xuất bản ở Hải Dương đăng trong tập Những ánh thơ hay… Bản thân tôi được thừa kế tinh thần của người mẹ, mẹ tôi là con một ông đồ. Tuy ở phố Hàng Bạc – làm nghề thợ bạc, nhưng gia đình luôn giữ nền nếp gia phong. Ngày nhỏ tôi sống ở quê Hải Dương. Bởi vậy cảnh sắc quê hương in đậm trong tâm trí, có tác động nhiều đến tâm tư, tình cảm.

 

 

 

XÍCH LIÊN

(1898-1974)

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. Sinh năm 1898, tại Long Vĩnh Hưu, Lương Hựu, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Có thời kỳ đi tu mang Pháp danh là Sư Thiên Chiếu. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Mất năm 1974 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia cách mạng chống thực dân Pháp, làm công tác văn hóa tuyên truyền. Đã dịch nhiều tác phẩm văn học phục vụ bộ đội và kháng chiến. Năm 1954: tập kết ra Bắc. Năm 1957: tham dự Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm sau này, mặc dù tuổi già, sức yếu ông vẫn đóng góp cho văn học bằng việc dịch các tác phẩm văn học của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải hạng ưu giải thưởng Văn nghệ Cửu Long Giang năm năm 1945-1950 về công lao đối với kháng chiến và Văn nghệ. Giải ba (cho dịch giả) giải thưởng Văn học hai năm 1954-1955 do Hội Văn nghệ Việt Nam trao tặng với bản dịch Bản thoại Lý Hữu Tài.

 

 

 

NGUYỄN NGỌC LIỄN

(1931-2001)

 

vspace=5Bút danh khác: HOÀNG MINH LỘC

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Liễn. Sinh ngày 7 tháng 11 năm 1931 tại quê xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vào Hội năm 1991. Mất ngày 1-1-2001.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Bộ đội Vệ quốc đoàn thời chống Pháp. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, dạy văn trường cấp III. Bắt đầu sáng tác từ 1960 với truyện ngắn Con dao bầu in trên báo Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đó chuyển sang biên tập của Hội Văn nghệ tỉnh Thanh Hoá cho đến lúc về hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: - Các tập truyện ngắn: Dọc đường, Niềm vui thiêng liêng (in chung), Người cha và cô con gái (1972), Bức tranh làng (1978), Ả tù binh Pháp (1986). - Tiểu thuyết: Cuộc đời và năm tháng (1988-1990).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: - Giải ba cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ 1968 với truyện Vấn đề ông chủ nhiệm. - Tiểu thuyết Cuộc đời và năm tháng đoạt giải loại A Giải thưởng văn học nghệ thuật 5 năm (1985-1990) của tỉnh Thanh Hoá.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thuở ngồi trên ghế trường tiểu học, tôi đã ước mơ lớn lên sẽ làm hai nghề - dạy học và viết văn. May thay, ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Tôi dạy văn ở các trường phổ thông cấp 3, rồi trường sư phạm và hơn mười năm cuối, tôi được đặc trách khối học sinh giỏi văn của tỉnh Thanh Hoá. Đây là thời kỳ đắc ý nhất trong sự nghiệp làm nghề dạy học của tôi. Tôi yêu nghề dạy học. Yêu lắm. Đến khi do hoàn cảnh riêng, phải chuyển sang làm biên tập viên cho một nhà xuất bản, tôi như bị hụt hẫng, luôn có tâm trạng như bị người yêu phản bội. Đối với nghề văn, tôi cũng rất thích nhưng không thật chí thú. Vì vậy tôi chỉ viết tuỳ hứng. Hơn nữa, tôi lại học đại học văn khoa rồi đi làm giáo viên dạy văn nên văn tôi không thoáng. Tôi giống như một con ngựa đi đường trường mà luôn luôn phải đeo hai cái màng che cạnh mắt. Nay về già, ở tuổi xấp xỉ bảy mươi, tôi mới nhận ra một điều: Làm nghề viết văn thì phải chịu rất nhiều gian truân. Nhưng được bầu bạn với giới văn chương lại vô cùng thú vị: Phần lớn họ thành tâm, cả tin, khoan dung và hay bênh vực người khác.

 

 

 

MAI LIỄU

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Ma Văn Liễu. Sinh ngày 12 tháng 1 năm 1950. Quê quán: Công Đa, Yên Sơn, Tuyên Quang. Dân tộc: Tày. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng ban Văn nghệ địa phương, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Hiện thường trú tại: xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội; Học viện Nguyễn Ái Quốc. Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Tuyên Quang. Tổng biên tập báo Tân Trào (Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang). Hiện là uỷ viên Ban thư ký Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trưởng ban Văn nghệ địa phương của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Suối làng (thơ, 1994); Mây vẫn bay về núi (thơ, 1995); Lời then ai buộc (thơ, 1996); Tìm tuổi (thơ, 1998); Giấc mơ của núi (thơ, 2001); Vẫn còn mùa thổ cẩm (ký sự 2002); Đầu nguồn mây trắng (thơ chọn, 2004); Bếp lửa nhà sàn (thơ, 2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải 3 cuộc thi thơ, truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2000); 3 giải B (không giải A) của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam 2001, 2002 và 2005. Tặng thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1996 và giải B (không có giải A về văn học) của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 2005.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ với tôi vừa là sự giải toả tâm trạng vừa là để gửi gắm tâm nguyện của mình trước cuộc sống. Thơ hướng tới sự nhân ái và hoà hợp. Thơ không cần sự trang điểm cũng như cảm xúc không bắt nguồn từ ý niệm mà là từ đời sống và sự trải nghiệm cuộc đời của nhà thơ.

 

 

TRẦN HUY LIỆU

(1901-1969)

 

vspace=5Bút danh khác: HẢI KHÁCH, ĐẤU NAM, NAM KIỀU, CÔI VỊ, KIẾM BÚT

Họ và tên khai sinh: Trần Huy Liệu. Sinh năm 1901. Quê quán: Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định. Đảng viên Đảng CSVN. Giáo sư viện sĩ. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam  từ năm 1957. Mất ngày 28 tháng 7 năm 1969.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân gia đình nhà Nho yêu nước. 17 tuổi đã làm thơ và bắt đầu viết báo. 1925-1927: làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. 1938: làm chủ bút báo Tin tức, cơ quan công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 10 năm 1939: bị bắt, bị đầy đi Sơn La, Nghĩa Lộ. Tháng 3-1945: vượt ngục trở về Hà Nội, làm báo Cứu quốc bí mật của Việt Minh. Sau cách mạng làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc, Đại biểu Quốc hội khóa I. Từ 1953: làm trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, sau đó làm Viện trưởng Viện Sử học, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Uỷ ban KHXH Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bản dự thảo Cách mạng cận đại Việt Nam (4 tập, 1949-1951); Lịch sử tám mươi năm chống Pháp (2 quyển, 1961); Phong trào cách mạng Việt Nam qua thơ văn (hồi ký, 1959); Nguyễn Trãi (nghiên cứu, 1969); Thơ Trần Huy Liệu (1977)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

* Trần Huy Liệu làm thơ khá sớm, nhiều nhất là những lúc bị tù đầy. Ngoài danh hiệu nhà thơ, Trần Huy Liệu còn là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng và đặc biệt là nhà sử học có nhiều công trình giá trị. Nhiều công trình lịch sử và nhiều hồi ký cách mạng của Trần Huy Liệu là những tác phẩm vừa có giá trị tài liệu lịch sử quý giá, vừa có giá trị văn học.

 

 

 

QUÁCH LIÊU

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Quách Ngọc Liêu. Sinh ngày 4 tháng 12 năm 1943. Quê quán: Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phú. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1998.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở bé học ở Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, về nước học cấp 3 và Cao đẳng.

Ra trường đi Tây Bắc làm cán bộ văn hoá (từ 1964). Đến 1980 về Hà Nội làm phóng viên cho Trung ương Đoàn. Học Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá 3. Bắt đầu có tác phẩm được in từ 1964 đến nay.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chú bé thổi khèn (truyện vừa); Cây Nọi ước (truyện ngắn, 1995); Nữ thần (truyện ngắn, 1997); Vui buồn tuổi 15 (truyện vừa, 1998); Chuyện vui ngày xuân (2001).

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B (không có giải A) Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn, 1991. Giải thưởng truyện ngắn của Nxb Kim Đồng và báo Thiếu niên Tiền phong, 1996. Giải thưởng truyện ngắn của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1998.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cả một thời thanh niên ở vùng cao Tây Bắc cho tôi nhiều cảm hứng viết được những trang khá thành công. Rời Tây Bắc về Hà Nội, tôi đi nhiều nơi, viết được rất nhiều bài báo nhưng văn thì không được như trước. Thế mới biết thời thanh niên sống vô tư là nguồn nước trong lành cho sáng tạo.

 

 

 

DƯƠNG LINH

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Dương Hải Di. Sinh ngày 7 tháng 4 năm 1927. Quê quán: xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia Việt Minh (Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu) từ 4-1945. Tham gia Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội, rồi làm công tác dân quân ở Liên khu III. Từ 1949 về Hà Nội hoạt động trong vùng địch tạm chiếm (cán bộ vận động học sinh, sinh viên). Từ 1957, làm báo Thủ đô (sau là báo Hà Nội mới), chức vụ Phó Tổng biên tập cho đến 1991 nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch văn học: Cây sáo nàng Tanê (tuyển tập truyện Anbani, 1984); Tội ác trên thiên đường mật (truyện viễn tưởng Liên Xô, 1985); Papillon, người tù khổ sai (tiểu thuyết Pháp, 1988); Canh bạc (tiểu thuyết Pháp, dịch chung, 1989); Bảy phút (tiểu thuyết Mỹ, 1990); Cô gái lai da trắng (tiểu thuyết Pháp, dịch chung, 1991); Nỗi lưu đầy và vương quốc (tiểu thuyết Pháp, 1992); Bí mật gia đình (tiểu thuyết Pháp, dịch chung, 1994); Cô hầu phòng tàu Titanic (tiểu thuyết Pháp, dịch chung, 1996); Chuyến bay của Icare (tiểu thuyết Pháp, 1996); Knock (kịch Pháp, 1999); Bí ẩn nhà Frontenuc (tiểu thuyết Pháp, 2000); nhiều tiểu thuyết của Agatha Christie, Anh, 2001; Vực nước (tập truyện ngắn Anh, dịch chung, 2002); Brésil đỏ (tiểu thuyết Pháp, 2004)...

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Vốn là nhà báo, tôi không bao giờ nghĩ mình là nhà văn, mà chỉ là người yêu văn học. Cũng do yêu văn học, lại biết chút ngoại ngữ, tôi dành “tay trái” để dịch thuật. Dịch chỉ để dịch, để thoả mãn một nhu cầu, một thú vui lao động trí óc, không theo sự “đặt hàng” của ai.

Nhưng rồi cuốn tiểu thuyết dịch đầu tiên được xuất bản năm 1973. Từ đó, những sách tôi dịch - khi thì dịch riêng, khi dịch chung với người khác - xuất bản tương đối đều đặn, liên tục. Một số cuốn được tái bản, cá biệt có cuốn được in lại lần thứ tư.

Không ngờ công việc cần mẫn, âm thầm đó được Ban Văn học dịch biết đến. Tôi được công nhận là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào lúc tuổi đã cao, không biết còn có dịp đóng góp được nhiều nữa không. Dù sao, đó cũng là niềm vui và vinh dự, vì công sức khiêm tốn của mình được Hội ghi nhận.

 

 

 

ĐÀ LINH

 

vspace=5Bút danh khác: ĐA HUYÊN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đức Hùng. Sinh ngày 27 tháng 8 năm 1958. Quê quán: xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng, Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Đà Nẵng. Hiện thường trú tại: 19 Quang Trung, Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1994.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sinh tại Hà Nội trong một gia đình bộ đội miền Nam tập kết. Cha ở lại chiến đấu ở chiến trường. Học trung học, đại học tại miền Bắc. Nhập ngũ năm 1982, phục vụ trong quân đội hai năm rưỡi rồi về công tác tại Nxb Đà Nẵng. Từ 1987-1990 theo học khoa xuất bản Phân viện báo chí truyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), sau đó tiếp tục về công tác tại Đà Nẵng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Giấc mơ của dòng sông (truyện vừa, 1988); Nàng Kim Chi sáu ngón (tập truyện ngắn, 1992); Truyện của Người (tập truyện ngắn, 1997); Vĩnh biệt cây vông đồng (tập truyện ngắn, 2001); Lấp lánh đất Quảng (tiểu luận, 2003). Dịch: Người bắn cung Basari - 1999 (Pháp), Kẻ độc tài và chiếc võng - 2005 (Pháp); Tương lai văn học - 2006 (Pháp); Cám ơn - 2006 (Pháp),

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Tạp chí Đất Quảng (1996); Giải thưởng VHNT Quảng Nam-Đà Nẵng 10 năm (1985-1995) ; Giải thưởng Hội VHNT thành phố Đà Nẵng 2003. Tặng thưởng của UBND TP Đà Nẵng 7 năm (1998-2005).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Một nghề khó khăn, đặc biệt, lạ lùng, đôi chút tình cờ. Chỉ với một ngọn bút mà gói mở hư vô.

 

 

 

HÀ KHÁNH LINH

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khoa Như Ý. Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1945. Quê quán: Ưu Điềm, Phong Hoà, Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 24/9 Chế Lan Viên, Tp Huế. Vào Hội năm 1976.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1965-75, thoát ly gia đình tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tốt nghiệp đại học Ngữ văn. Trong chiến tranh, làm phóng viên Đài phát thanh Giải Phóng rồi phóng viên đài phát thanh Bình Trị Thiên. Từ 1980 làm phóng viên, biên tập viên, Phó tổng biên tập, Thư ký toà soạn tạp chí Sông Hương.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thuý (tiểu thuyết, 1973); Nụ cười Ápxara (tập truyện, 1983); Là bóng hay là hình (tập truyện, 1986); Chiến tranh và sau chiến tranh (tiểu thuyết, 1989); Rừng và cái chết con thiên nga (tiểu thuyết, 1992); Goá phụ Paris (tập truyện, 1993); Trăng cứu rỗi (thơ, 1995); Những bọt bóng màu (thơ, 1998); Con gái người cung nữ (tiểu thuyết, 1999); Vùng chân mây (tập truyện, 1999); Ngày ấy, Trường Sơn (hồi ký, 2000); Vì người mà tôi làm như vậy (tập truyện, 2001);  Người cắm hoa nhà thờ (tiểu thuyết, 2002); Người kinh đô cũ (tiểu thuyết, 2004)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Cố Đô của tỉnh Thừa Thiên - Huế cho tác phẩm Chiến tranh và sau chiến tranh.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi không coi công việc sáng tác văn học là nghề mà là một cách sống, một thái độ ứng xử, cũng như tôi đã từng nói đấy chỉ là cuộc chơi…

Khi đau khổ, tuyệt vọng - một số người tìm tới chất gây nghiện, cuộc đỏ đen… Còn nhà văn thì tìm tới cây bút và trang viết.

Sự hưng phấn của kẻ nghiện khác với sự thăng hoa trong tâm hồn nhà văn khi sáng tác là ở chỗ nầy. Một bên là tự tàn phá cuộc đời, huỷ hoại nhân cách và làm khổ cho rất nhiều người, còn bên kia thì ngược lại.

 

 

 

HOÀNG TÍCH LINH

(1919-1990)

 

vspace=5Bút danh khác: HỘI VŨ

Họ và tên khai sinh: Hoàng Tích Linh. Sinh ngày 18 tháng 9 năm 1919 tại Phù Lưu, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1957. Mất ngày 26 tháng 1 năm 1990.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đã nhiều năm công tác tại đoàn kịch nói Quân đội, phòng Văn nghệ Quân đội, Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Chuyên sáng tác kịch nói. Từ năm 1947 đến năm 1987, đã viết ngót 30 kịch bản sân khấu các thể loại.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Anh bộ đội cụ Hồ (1952), Luyện chắc tay súng (1953), Ánh sáng Hà Nội (1955), Cơm mới (1956), Vết sẹo (1962), Cô giáo Hồng (1964).

 

 

 

MAI LINH

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Mai Linh. Sinh ngày 13 tháng 10 năm 1959. Quê quán: Quảng Xương, Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là chuyên viên ở Vụ Báo chí Bộ Văn hoá- Thông tin. Từ 2004 đến nay: Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ Văn hoá-Thông tin, Tổng biên tập báo Điện tử Tổ quốc.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: các tập thơ: Hồi ức chuồn chuồn (1995); Ký gửi (2000); Cho (2004).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng tập thơ Cho do Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 2005.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Mỗi bài thơ là một bức chân dung tự hoạ, dù tôi viết về ai, về cái gì.

Tôi vẫn thường kiệm lời trong thơ. Người ta đồn rằng đó là hiện đại, Sự hiện dại không làm đổ vỡ cung cách truyền thống.

Nhưng tôi đồ rằng sự đủ chữ không làm phiền người đọc. Đó là lương tâm, văn hoá của người đối thoại, nhất là thơ, văn bản thay thi sĩ thầm thì đối thoại với độc giả.

Vần hay không vần lại càng không quan trọng. Hồn chữ là vần, nó âm vang giai điệu và vi vút vần. Thơ hay ứa lên từ nỗi nghẹn ngào.

Tôi chẳng làm thơ bao giờ. Thơ tự trào dâng.

 

 

 

NGUYỄN LINH

(1947-2000)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Phiên Linh. Sinh ngày 28 tháng 8 năm 1947. Quê quán: xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991. Mất ngày 31-12-2000.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia chiến đấu chống Mỹ ở chiến trường Nam bộ. Từng là phóng viên báo Giải phóng khu Tây Nam bộ, phó Tổng biên tập báo Hậu Giang .Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hậu Giang ; Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Cần Thơ.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người bạn đường (tập truyện ngắn, 1983); Ở rừng U Minh (tập bút ký, 1984); Rừng đất cháy (tiểu thuyết, 1986);, Rặng mù u bên sông (tiểu thuyết, 1989); Chuyện dưới gốc anh đào (tập truyện ngắn, 1990); Quá khứ thoảng qua (tập truyện ngắn, 1995).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Truyện ngắn Tiếng cồng được nhận giải thưởng văn học của tỉnh Hậu Giang trong cuộc thi sáng tác văn học năm 1983-1985.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi là một con người sinh ra, lớn lên và đi kháng chiến ở đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam bộ). Tôi còn sống và trở thành nhà văn như hôm nay chính nhờ sự đùm bọc cưu mang của đồng bào đồng chí ở trong vùng - mà họ đích thực là những người nông dân cũng như tôi vốn là một nông dân... Cái nợ của tôi đối với đồng bào còn lớn quá, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính vì thế mà tôi còn phải viết hoài viết mãi về sự nghiệp kháng chiến cứu nước đó. Mỗi một nhà văn đều có quê hương, bầu sữa của mình. Tôi nguyện giữ gìn bản sắc đó để góp phần vào nền văn học chung của dân tộc.

 

 

 

NGUYỄN TÙNG LINH

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tùng Linh. Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1946. Quê quán: Hàng Kênh, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng phòng biên tập tạp chí Lao động và Công đoàn. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du (khoá I), từng làm cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng Hải Phòng. Có thơ đăng báo từ khi còn là người thợ làm việc ở các công trường, xí nghiệp. Ngoài làm thơ, còn viết văn xuôi, làm báo. 2006 được bầu làm chủ tịch Chi hội nhà văn Công nhân.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hương biển (thơ, in chung, 1976), Đất rộng trời xanh (thơ, in chung, 1979), Nơi tất cả tình yêu của tôi (thơ, 1986), Cửa sóng (thơ, in chung, 1979), Con trai người thắp đèn cửa sông (bút ký, 1985).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (1982) với bài thơ Thị xã của những người đánh cá.

 

 

 

THUỲ LINH

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Trần Nguyệt Tuệ. Sinh ngày 22 tháng 4 năm 1959. Quê quán: Mỹ Lộc, Mỹ Tiến, Nam Định. Dân tộc: Kinh.  Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Biên tập, Biên kịch Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam. Hiện thường trú tại: 56 tổ 15, ngõ 158 Ngọc Hà, Hà Nội.  Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1981-1989: phóng viên báo Công an nhân dân; 1989-1995: Học Đại học Ngoại ngữ và Trường viết văn Gorki (LB Nga); 1995 đến nay: Biên tập- biên kịch Trung tâm phim truyền hình Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: gồm các tập truyện ngắn: Niệm chúc thiên nga (1996); Gió mưa gửi lại (2003); Đừng rung cây mùa lá rụng (2004).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1983-1984 (truyện Mặt trời bé con của tôi). Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đối tượng mà người viết văn hướng tới là chính bản thân họ chứ không phải là độc giả. Nếu họ cùng khám phá được con người họ thì càng tiến gần đến thành công. Đó là cuộc thám hiểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời mà chỉ người cầm bút mới được hưởng dư vị ngọt ngào của nó.004 (tập truyện ngắn Gió mưa gửi lại).

 

 

 

VĂN LINH

 

vspace=5Bút danh khác: THAO BUN LINH, THOONG VAN VI CHÍT, TRẦN TÙNG, XUÂN TƯỜNG, TRẦN THẠCH

Họ và tên khai sinh: Trần Viết Linh. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1930. Quê quán: phường Đại Nài, thị xã Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Phòng 219, tập thể A5, Giảng Võ, Hà Nội. Vào Hội năm 1968.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1945 đang học trung học thì vào bộ đội, chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên. Năm 1949 đi học sĩ quan. 1950-1954 tham gia tình nguyện quân chiến đấu trên chiến trường Lào. Năm 1957 làm công tác tham mưu, bắt đầu viết văn với tiểu thuyết đầu tay Mùa hoa dẻ. 1960 chuyển ngành làm cán bộ biên tập, học Đại học. Năm 1965 làm chuyên gia văn hoá giúp nước bạn Lào. Năm 1974 làm biên kịch tại Hãng phim  truyện Việt Nam. Năm 1991 nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tiểu thuyết: Mùa hoa dẻ (1957); Goòng (1960); Đêm sương muối (1963); Trên đất bạn (1968); Gương mặt một người thân (1972); Pả Sua (1975); Khi đã ra khơi (1976); Kỷ niệm nơi đáy hồ (1976); Bên thác (1982); Hai bờ một thung lũng (1984); Con ngựa bốn vó trắng (1988); Đêm nhiệt đới (1994); Thành phố người em gái (1995); Sông Gianh (bộ ba, 1999); Tự do đầu tiên và cuối cùng (2003); Đất nước ông bà (2006). Ngoài ra còn có 23 tập truyện ngắn, ký, 3 tập sách thiếu nhi, 20 kịch bản phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Một con gián bị sa vào cái chậu sắt tráng men, nó cố gắng bươn bò mong thoát khỏi tai hoạ. Thấy vậy tôi phải thốt lên Ô hay, mày có cánh kia mà, lại là một bộ cánh kép… Thế rồi một ngày nọ, trong khi bế tắc không thể viết thêm một dòng chữ nào nữa, tôi bỗng liên nghĩ tới câu chuyện về con gián và ngẫm ra rằng:

…Tâm hồn cùng trí tuệ mà Thượng Đế ban phát cho nhà văn khác nào một đôi cánh khoẻ hơn triệu triệu lần cánh chim hồng chim hộc. Với đôi cánh ấy, nhà văn vượt lên trên mọi cám dỗ tráng men, mọi dục vọng thơm tho, mọi lâu đài quyền quý nguy nga, đến thẳng với cõi ánh sáng trác tuyệt đặng hoàn thành thiên chức nhà văn. Nếu và có thể lắm chứ, bị rã cánh nửa đường, nhà văn cũng đủ hạnh phúc khi mình từng được trải rộng và vươn dài đôi cánh tự do giữa bao la tinh cầu…

 

 

 

VIẾT LINH

 

vspace=5Bút danh khác: THANH SƠN, TÙNG SƠN

Họ và tên khai sinh: Nghiêm Siêu. Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1931. Quê quán: Hòa Xá, Hà Đông. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Vào Hội năm 1987.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Từ năm 1957 đến 1960, là giáo viên cấp III. Từ 1960: là biên tập viên rồi chuyên viên biên tập Nxb Kim Đồng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Luống rau kết nghĩa (truyện, 1962); Gánh xiếc lớp tôi (truyện, 1963, 1990); Một trận hỏa mù (truyện, 1966); Chiếc xe đạp gỗ (truyện, 1967); Quả trứng vuông (truyện viễn tưởng, 1970); Giấc mơ bay (1976); Bí mật về Huyền Trân công chúa (1989); Lọt qua biên giới (1983)… và một số kịch bản phim hoạt hình.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992 (truyện Mái trường xưa).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Học sử, công tác văn lại làm về mảng sách khoa học cho trẻ em nên buộc phải học, đọc nhiều. Cuộc đời đầy rủi ro, nhập qua những tác phẩm đã thể hiện (truyện danh nhân, lịch sử, viễn tưởng, kịch bản…), luôn nuôi mơ ước: đưa thế hệ trẻ vào thế giới khoa học, nắm bắt được tương lai.

 

 

 

VƯƠNG LINH

(1921-1992)

 

vspace=5Bút danh khác: HẢI LÊ

Họ và tên khai sinh: Lê Công Đạo. Sinh ngày 31 tháng 12 năm 1921. Quê quán: xã Phước Hậu, Tuy Phước, Bình Định. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 21 tháng 8 năm 1992 tại Nghĩa Bình.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Hoạt động văn nghệ ở tỉnh Bình Định và vùng Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp. Sau này có một thời gian công tác ở Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam . Từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Nghĩa Bình.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Phương Thanh (thơ, 1944); Mai Nương (kịch thơ, 195); Biến đổi (thơ, 1959); Quy Nhơn (thơ, 1962); Thêm những niềm vui (thơ, 1965); Những người con gái quê hương (thơ, 1969); Trở về nền cũ (thơ, 1975); Những mầu sắc quê hương (thơ, 1977).

 

 

 

HỮU LOAN

 

vspace=5Bút danh khác: HỮU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hữu Loan. Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916. Quê quán: thôn Vân Hoàn, xã Ngọc Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại Thanh Hoá. Vào Hội năm 1957.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở nhỏ học Thành Chung ở Thanh Hoá, sau đó đi dạy học tư kiếm sống. Tham gia cách mạng từ năm 1936, hoạt động phong trào Mặt trận Bình dân, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hoá. Năm 1943 về Nga Sơn, gây dựng phong trào Việt Minh ở quê, là Phó chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Nga Sơn. Sau đó được cử làm Uỷ viên Văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp tham gia phục vụ trong Quân đội, phụ trách báo Chiến sĩ của sư 304 ở Liên khu IV.

Sau 1954, công tác tại báo Văn nghệ một thời gian, rồi trở về sống ở Nga Sơn, Thanh Hoá.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Màu tím hoa sim (thơ, 1990).

* ... Bài Đèo cả là bài thơ đầu tay nổi tiếng của ông (Hữu Loan) viết năm 1946... ông là người viết những bài thơ thời sự, tuyên truyền cho từng giai đoạn, trong đó có những bài rất thành công như bài Quách Xuân Kỳ...

Thơ của ông không nhiều, nhưng có phong cách riêng, một số bài được rất nhiều người lưu truyền trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Đèo Cả, Màu tím hoa sim, Những làng đi qua, Hoa lúa...

(Trích giới thiệu Màu tím hoa sim, Nxb Hội Nhà văn, 1990)

 

 

 

THU LOAN

 

vspace=5Bút danh khác: TRỌNG THU

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Thu Loan. Sinh ngày 30 tháng 3 năm 1963. Quê quán: Xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai. Hiện thường trú tại: 94 Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Vào Hội năm 2001.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trước 1975: sống và học tập tại thị xã Phủ Lý. 1975-1989: Sống và học tập tại thị xã Pleiku, Gia Lai. 1981-1986: Sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu có thơ đăng trên báo tạp chí địa phương. 1986-1988: Cán bộ phòng Xuất bản, Sở Văn hóa thông tin Gia Lai, đăng nhiều thơ trên báo và tạp chí Trung ương, địa phương. Từ 1988 đến nay: Cán bộ Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Một thời trăng (thơ, 1997); Một ngày của ký ức (tập truyện ngắn, 1999); Núi rừng cưu mang (truyện vừa, 2001); Cuốn trong dòng lũ (tiểu thuyết, 2001, 2003); Giữa cõi âm dương (tiểu thuyết, 2004); Sứ giả (thơ, 2006); Lễ hội nông nghiệp của tộc người Bahnar ở Gia Lai (nghiên cứu văn hoá dân gian, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Giải thưởng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2000. Giải thưởng cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2000. Giải thưởng báo Thiếu niên Tiền phong và một số giải thưởng khác trên các báo và tạp chí.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn chương là sự thôi thúc từ tâm. Văn hay như hương, tự bay xa, tự tồn tại như điều tất yếu phải tồn tại. Tôi thích lặng lẽ làm việc, lặng lẽ nuôi dưỡng sự đam mê để có được hương ấy mà thôi.

 

 

 

CHỬ VĂN LONG

 

vspace=5Bút danh khác: HÀ NGUYÊN, SƠN HÀ

Họ và tên khai sinh: Chử Văn Long. Sinh ngày 12 tháng 10 năm 1942. Quê quán: Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Vào Hội năm 1987.

*  VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Hồi nhỏ học ở quê. Năm 1963 tốt nghiệp trung học cơ điện. Xung phong đi xây dựng kinh tế Quảng Ninh. Gần chục năm sau chuyển về Xí nghiệp gạch Văn Điển. Năm 1979 về Hội Văn nghệ Hà Nội làm báo Người Hà Nội.  Học khoá 6 Quảng Bá + 3 tháng Trường viết văn Nguyễn Du khoá I.

*  TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nguồn yêu thương (thơ, 1976); Tán bàng xanh góc phố (thơ, 1985); Lời ca từ đất (thơ in chung, 1987); Bông hồng bỏ quên (thơ, 1991); Ru những trăm năm (thơ, 1997); Ngôi sao đã khóc (thơ, 2000); Người gánh rơm vào thành phố (thơ chọn, 2001); Niềm khao khát vĩnh hằng (tiểu luận thơ, 2003); Nghìn câu ca dao (2004).

*  GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì, giải ba cuộc thi thơ Lâm nghiệp, Giải nhì thi thơ báo Văn nghệ. Tặng thưởng thơ hay báo Văn nghệ. 3 lần nhận giải chính thức thơ Hà Nội. Giải nhì thơ thiếu nhi của tổ chức UNICEF 2003. Giải ba văn xuôi cuộc thi đề tài trẻ em của Uỷ ban chăm sóc thiếu nhi Việt Nam.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cuộc sống  trở nên có ý nghĩa khi con người luôn nhầm lẫn chọn lựa vẻ đẹp cho mình. Chỉ có trái tim mới dò dẫm được hướng đi cho Thơ. Hạnh phúc thay của người cầm bút là làm cho con người sống hoà thuận thương yêu lẫn nhau... Cuối cùng là- Thơ không có chỗ để căm thù.

 

 

 

NGUYỄN THÀNH LONG

(1925-1991)

 

vspace=5Bút danh khác: LƯU QUỲNH, PHAN MINH THẢO

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thành Long. Sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925. Quê quán: Quy Nhơn, Bình Định. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 6 tháng 5 năm 1991 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung bộ. Sau 1954: tập kết ra Bắc, chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo, nhà xuất bản và Hội Nhà văn Việt Nam, có thời gian còn tham gia dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đã xuất bản nhiều truyện ngắn, trong đó nổi bật là các tập: Bát cơm Cụ Hồ (1955); Chuyện nhà chuyện xưởng (1962); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Nửa đêm về sáng (1978); Lý Sơn mùa tỏi (1980); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984); Lặng lẽ Sapa; Hạnh Nhơn; Núi Đỗ Quyền

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện ký Bát cơm Cụ Hồ năm 1953.

* Sinh thời, ông là nhà văn nổi tiếng về thể loại truyện ngắn. Nhà văn Tô Hoài đã có lần gọi ông là “Cây truyện ngắn”. Lặng lẽ Sapa là một truyện ngắn xuất sắc được bạn đọc đương thời ca ngợi. Nguyễn Thành Long ngoài sáng tác còn tham gia dịch thuật, ông là dịch giả của nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có: Hoàng tử bé nhỏ của Êxuypêrê.

 

 

 

NGUYỄN VĂN LONG

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Long. Sinh 20 tháng 8 năm 1945. Quê quán: xã Hoàng Hoa Thám, Ân Thi, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giáo sư, Chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện thường trú tại: phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:   Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội 1965. Từ đấy dạy Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội cho đến nay. Được phong Phó giáo sư năm 1992, Nhà giáo nhân dân năm 2006.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (tiểu luận 2001); Văn học Việt Nam trong thời đại mới ( tiểu luận, 2002)

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Hai tặng thưởng về lí luận phê bình do Tạp chí Văn nghệ quân đội trao vào các năm 1977, 1985.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Phê bình văn học phản ánh trình độ tự ý thức của nền văn học, đồng thời, còn thể hiện trực tiếp những yêu cầu đòi hỏi của thời đại, của công chúng đặt ra cho nền văn học. Phê bình văn học phải trở thành đại diện cho ý thúc nghệ thuật của thời đại.

Trong thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ của văn học nhịp với bước chuyển của lịch sử xã hội, thì phê bình văn học lại càng thể hiện vai trò thiết yếu của nó. Khi mà những chuẩn mực giá trị cũ, những quan niệm tuy còn đang thịnh hành nhưng đã bộc lộ sự lỗi thời và trì trệ, là lúc bắt đầu xuất hiện những đòi hỏi mới của công chúng đối với văn học, thì chính nhà phê bình là người bằng sự am hiểu thực tiễn đời sống và bằng mẫn cảm của mình, sẽ nói lên một cách rõ ràng những đòi hỏi đổi mới ấy.

 

 

 

PHẠM VIỆT LONG

 

vspace=5Bút danh khác: VIỆT LONG, HOÀI AN

Họ và tên khai sinh: Phạm Việt Long. Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1946. Quê quán: Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Tổng biên tập tạp chí Văn hiến Việt Nam. Hiện thường trú tại: Số 9 ngõ 26 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1966-1977: phóng viên Thông tấn xã, đi chiến trường. 1977-1981 học khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó về làm việc ở Bộ Văn hoá-Thông tin, từng là Chánh văn phòng Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sách Việt Nam. Bảo vệ luận án tiến sĩ ngữ văn năm 2002.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Âm bản (tập truyện ngắn, 1999, 2004); B trọc (tiểu thuyết tư liệu, 1999, 2001, 2002, 2003); Du khảo Hoa Kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 (kí sự, 2002); Ngờ vực (truyện ngắn và tản văn, 2006); Giã từ (tiểu thuyết, 2007).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B về văn xuôi do Uỷ ban toàn quốc LH VHNT Việt Nam trao năm 2000 cho tiểu thuyết tư liệu: B trọc.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nhà văn phải sống bằng tình yêu tha thiết con người, vừa làm tròn bổn phận công dân, vừa phải biết tích luỹ vốn sống, từ đó mà sáng tạo nghệ thuật. Tạo hoá ban cho nhà văn tiềm năng sáng tạo. Cuộc sống ban cho nhà văn chất liệu và cảm hứng sáng tạo… Sáng tạo văn học là một loại lao động nhọc nhằn và đầy trách nhiệm… Một khi đã khẳng định được bản thân trong xã hội và biến mình thành con người của xã hội, thì nhà văn sẽ có tự do sáng tạo. Cái đáng sợ nhất trong tự do sáng tạo không phải là sự trói buộc của cơ chế xã hội mà là sự trói buộc trong cá nhân người sáng tạo, của nỗi mặc cảm bị mất tự do sáng tạo.

Tôi sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực, đồng thời vận dụng thêm các thủ pháp của phương pháp hiện thực huyền ảo, phương pháp tượng trưng, huyền thoại, ngụ ngôn... với hình thức giản dị, dễ hiểu, dễ đi vào công chúng.

 

 

 

THÁI THĂNG LONG

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Thái Gia Trí. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1950. Quê quán: Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng Văn phòng đại diện Nxb Thanh Niên ở TP Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1988.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sáng tác và được đăng từ đầu những năm 1970, khi còn ở trong quân ngũ ở chiến trường. Từ sau 1975, chuyển hẳn sang việc làm báo, làm thơ và hoạt động văn nghệ, xuất bản.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gồm các tập thơ và trường ca: Hà Nội của tôi (1985); Thuyền của rừng (1986); Ám ảnh (1990); Chiều phủ Tây Hồ (1994); Gió rừng Sác (trường ca thơ, 1995); Thời gian huyền thoại (2000).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn học nói chung là phản ánh thân phận, số phận con người và dân tộc đó. Nếu không, nó không có gì cả…

Thơ chính là khát vọng tâm hồn. Thơ mãi mãi tồn tại như chính tình yêu và tâm hồn con người. Thơ đánh thức những cảm xúc ẩn náu mà ta chưa từng biết.

 

 

 

VÂN LONG

 

vspace=5Các bút danh khác: NGUYÊN PHƯƠNG, PHƯƠNG NGUYÊN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Long. Sinh ngày 6 tháng 3 năm 1934. Quê quán: Thôn Yên Khê, xã Việt Hòa, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Báo Sức khỏe và Đời sống (Bộ Y tế). Hiện thường trú tại: Số 21 ngõ 125 phố Vĩnh Phúc, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Vào Hội năm 1980.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1959-1966: diễn viên violon nhà hát Giao hưởng Hợp xướng - Ca múa kịch Việt Nam. Từ 1966-1975: cán bộ Sở Văn hóa Hải Phòng. Từ 1975-1980: cán bộ Ty Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình. Từ 1980-1988: trưởng ban Văn nghệ báo Độc lập. Từ 1988-1996: cán bộ biên tập thơ Nxb Hội Nhà văn. Từ sau 1996 cố vấn cho Tổng biên tập báo Sức khỏe và đời sống (Bộ Y tế). Hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Tia nắng (1962); Qua những miền đất (in chung 3 người, 1980); Gió và lửa (in chung 2 người, 1983); Thành phố những ban mai (1987); Vào thu (1990); Những khối hình câm (1993); Dưới lá xanh (1999); Vân Long - hành trình thơ (tuyển tập 1952- 2002). Biên soạn: Xuân Quỳnh, thơ và đời (1996); Mùa thu quê Việt (tuyển thơ về mùa thu, 1999). Truyện thiếu nhi: Sư tử xanh (1979); Trai ngọc và sứa vật vờ (1984); Làm ngọc (1986). Chân dung tiểu luận: Ngọn bút với thời gian (1997); Những gương mặt – những trang đời (2002); Những bông hoa không tàn (2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học Công nhân năm 1975-1980. Giải nhì thơ 1985-1990 của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Giải nhì thơ 2000 của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Hà Nội cho tác phẩm Những gương mặt – những trang đời năm 2003.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Là người trụ lại sau nhiều giai đoạn biến động của thơ ca, về cuối tôi cảm thấy: Làm thơ là một quá trình đi tìm những góc khuất của tâm trạng, những điều còn mù mờ trong cõi tâm linh. Nhưng không có một sự kết hợp ngôn từ biểu hiện thích đáng những điều tìm được, mọi tìm kiếm sẽ chỉ là công “dã tràng xe cát”. Nhưng đó không phải là hai công đoạn tách rời mà chúng đan xen, đồng hành, đồng hiện. Những bài thơ, câu thơ thành công phải chăng chỉ là sự kết hợp, sự chín đều cả hai quá trình đó?

 

 

 

VŨ ĐÌNH LONG

(1896-1960)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Vũ Đình Long. Sinh ngày 19 tháng 12 năm 1896. Quê quán: Cao Dương, Thanh Oai, Hà Tây. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 14 tháng 8 năm 1960 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng theo học trường thuốc, ngành bào chế, sau đó chuyển sang dạy học ở thị xã Hà Đông. Từ 1925: mở hiệu sách và nhà xuất bản Tân Dân, chủ trương các báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942); Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941); Hữu ích (1937-1938); Tao đàn (1937-1938). Uỷ viên Ban chấp hành Hội nghệ sĩ Sân khấu khóa I.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chén thuốc độc (kịch, 1921); Tòa án lương tâm (kịch, 1923); Đàn bà mới (kịch, 1944); Tổ quốc trên hết (kịch phóng tác, 1953); Quốc âm độc bản (giáo khoa, 1932); Thế giới trẻ em (giáo khoa, 1927).

* Vũ Đình Long là một trong những người viết kịch đầu tiên ở Việt Nam. Vở Chén thuốc độc được công diễn trên sâu khấu Hà Nội ngày 22 tháng 10 năm 1921. Vở kịch đã đi vào văn học sử và sân khấu Việt Nam như là một sự mở đầu cho kịch nói dân tộc. Nhà xuất bản Tân Dân do Vũ Đình Long chủ trương đã in nhiều tác phẩm văn học của dòng hiện thực phê phán trước cách mạng.

 



LÊ TUẤN LỘC

 

vspace=5Bút danh khác: LÊ VŨ HẠNH PHÚC, KỲ SƠN

Họ và tên khai sinh: Lê Tuấn Lộc. Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1949. Quê quán: Núi Nưa, Nông Cống, Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: chuyên viên chính về đầu tư, Tổng công ty Vinaconex, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về khoáng sản. Hiện thường trú tại: Nhà số 5C dãy N2, Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là kĩ sư, phó giám đốc, giám đốc công ty ở Thanh Hoá và Tuyên Quang. Tiến sĩ.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Với quê hương (thơ, in chung, 1986); Hát lúc trăng lên (thơ, 1990); Đường xa (thơ, 1995); Dưới bóng đa Tân Trào (thơ, 1998); Thợ mỏ gặp nhau (thơ, 2000); Như thưở ban đầu (thơ, 2001); Thân phận (thơ, 2004); Người núi - Người phố (thơ, 2005); Tôi người xứ Thanh (thơ, 2006).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi yêu thơ, tập làm thơ mãi và cuối cùng thì yêu thơ quá không thể dứt ra được nữa để rồi cuối đời thơ với tôi là một. Tôi nhớ nhất câu thơ Nguyễn Bính “Còn anh trời bắt làm thi sỹ”.

 

 

 

NGUYỄN QUANG LỘC

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Nguyễn Quang Lộc. Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1942. Quê quán: xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Công giáo. Thường trú tại: Số 44, ngõ 172/46 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Hồi nhỏ học trường Trung học Chu Văn An – Hà Nội (1954-1961), học trường Đại học Tổng hợp, 34 năm công tác trong ngành văn hóa thông tin. Giữa năm 1984 được chuyển công tác về Hà Nội. Trước khi về hưu là Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hàng cây trước cửa sổ (tập truyện ngắn, 1987); Vua không ngai vàng (tiểu thuyết, 1988); Tỉnh ngộ (tiểu thuyết, 1990); Một số truyện ngắn in chủ yếu trên báo Người Hà Nội, trong đó có truyện Những kẻ chôn sách, Tu hú để nhớ, Thật và giả, Đêm bão, Quả đắng, Mảnh trăng cuối tuần…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Giải A cuộc thi kịch bản sân khấu Hà Nội năm 1991.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nước ta có nghề văn ư? Nói không e bất kính. Nói có thì khiên cưỡng. Đọc tiểu sử gần 800 nhà văn Việt Nam hiện đại, hầu hết đều làm một nghề nào đó để có lương mà sống. Có tác phẩm được in thêm tí nhuận bút cho vui. Không có thì thôi còn lương vẫn thế. Trước đã thế mà nay vẫn thế. Chẳng biết sau này ra sao?

Tôi nghĩ rằng chuyện văn chương là cái nghiệp trời cho (hoặc trời bắt), không phải cứ muốn là được. Nghề là tự chọn của mỗi người, có thể thay đổi, càng làm càng giỏi. Nghiệp là số mệnh đã an bài. Có người phải chịu cả đời, có người chỉ dăm ba năm. Có cố mà viết cũng chẳng ra gì, chỉ tốn công tốn giấy mực.

 

 

 

THÁI BÁ LỢI

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Thái Bá Lợi. Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1945. Quê quán: Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 71 Trần Phú, Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1977.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1965 nhập ngũ - từng hoạt động trên chiến trường đường 9, Huế Tết Mậu Thân, chiến trường quân khu 5. Năm 1971 về Ban văn học Cục chính trị quân khu 5 viết văn, làm báo. Năm 1976 tham gia trại sáng tác quân khu 5, năm 1979 học khoá 1 Trường viết văn Nguyễn Du. Năm 1983 về Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam-Đà Nẵng (có lúc làm công tác tại Nxb Đà Nẵng) cho đến khi về hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vùng chân Hòn Tàu (truyện ngắn, 1978); Thung lũng thử thách (tiểu thuyết, 1978); Họ cùng thời với những ai (tiểu thuyết, 1981); Bán đảo (truyện, 1983); Còn lại với thời gian (tiểu thuyết, 1989); Đội hành quyết (truyện ngắn, 1994); Trùng tu (tiểu thuyết, 2003); Khê ma na (tiểu thuyết, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Họ cùng thời với những ai (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1983); Trùng tu: Giải A Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam (2003).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Dù viết về cái xấu hay cái tốt, viết về quá khứ, hiện tại hay tương lai, đối tượng muôn thuở của văn học vẫn là con người. Nói được một điều gì đó với con người, được vài người chia sẻ là một việc khó. Thiên chức và hạnh phúc của nhà văn chắc cũng chỉ như vậy.

 

 

 

TRƯƠNG HỮU LỢI

 

vspace=5Bút danh khác: TRƯƠNG ANH VIỆT, NGUYỄN TRƯƠNG HỒNG HẢI

Họ và tên khai sinh: Trương Hữu Lợi. Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1948. Quê quán: xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ nhiệm trương trình Văn nghệ Thiếu nhi - Ban Văn nghệ Đài TNVN. Hiện thường trú tại: P112a nhà B3 Giảng Võ, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1972 Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Lốt-di Ba Lan, làm phóng viên nông nghiệp của Đài từ 1973-1981. Từ 1982 đến nay làm phóng viên, và chủ nhiệm chương trình tại Ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chú mèo mắt xanh (1986); Hoa lạnh (thơ, 1990); Cõi hoang (thơ, 1994); Ngựa hồng ngựa tía (thơ, 1997); Bài hát con kiến (thơ, 1998).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi sáng tác do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Nxb Kim Đồng tổ chức 2 năm 1990-1991.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN:

Người thơ tâm  thành sám hối.

Trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm.

(Lời đề từ tập thơ Hoa lạnh, 1990)

 

 

 

VĂN LỢI

 

vspace=5Bút danh khác: VĂN LỢI, KHÁNH VĂN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Lợi. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1944. Quê quán: Thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giám đốc Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Bình. Hiện thường trú tại: 36 đường Thanh Niên, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1962-1963 học trường công nhân kỹ thuật Trung ương, ra trường làm tại công trường thuỷ lợi Cẩm Ly. 1966 về Sở Văn hoá Thông tin làm cán bộ, trưởng phòng, Phó Giám đốc rồi Giám đốc. Đã qua Trường Bồi dưỡng viết văn Hội Nhà văn khoá VI (1973-1974), Tổng biên tập tạp chí Nhật Lệ.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những gương mặt tôi yêu (thơ, in chung, 1972); Thơ tình Văn Lợi (1997); Chú bé kỵ sĩ (truyện thiếu nhi, 1984); Quạ tập hót (ngụ ngôn, 1991); Dòng sông thơm (truyện thiếu nhi, 1995); Hoàng tử chọn hiền tài (truyện thiếu nhi, 1997); Tình mẹ (thơ, 2001); Ngụ ngôn Văn Lợi (2003); Nếu có thể cười được (truyện châm biếm, 1987).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A viết cho thiếu nhi (Hội Nhà văn Việt Nam 1960). Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên (1983-1987). Giải thưởng văn học Lưu Trọng Lư (Quảng Bình) các năm 1995, 2000. Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc LH các Hội VHNT Việt Nam (2001).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ông cha ta từng có lời dạy Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, quả đúng như thế thật. Song, tôi cứ trăn trở hoài về cái nghiệp trót mang vào của mình. Cái nghiệp thật khó mà tinh được. Dẫu một đời lao tâm khổ tứ dồn hết tâm huyết cho cái nghiệp văn chương mà mình chọn, khó mà đạt được chữ tinh. Bởi lẽ, chữ tinh đa dạng và đa chiều lắm, trăm năm hoạ chăng mới có dăm người. Làm được cái việc nghệ tinh, thân vinh ấy thật khốn khó biết chừng nào. Tuy vậy, tôi vẫn không dứt được mộng tưởng của mình là kiên trì sáng tạo.

 

 

 

TRẦN HỮU LỤC

 

vspace=5Bút danh khác: YÊN MY, TRẦN PHƯỚC NGUYÊN, HỒNG HỮU

Họ và tên khai sinh: Trần Hữu Lục. Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1944. Quê quán: Thành phố Huế. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Uỷ viên Ban biên tập Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1999.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Chủ bút Sinh viên Huế. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Việt- Hán của Viện Đại học Huế. Thành viên nòng cốt Nhóm Việt - nhóm văn học nghệ thuật yêu nước tiến bộ Về nguồn Phụ trách phần Văn nghệ trên nguyệt san Đối diện xuất bản tại Sài Gòn (1971-1975) Trước năm 1975 dạy học. Sau 1975 công tác tại Ty giáo dục Lâm Đồng. Năm 1986 phụ trách biên tập tại Xưởng phim Giáo khoa Bộ Giáo dục. Từ 1989 làm báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh. Từ 2000 công tác tại Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh. Uỷ viên Ban biên tập tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh. Đại diện tạp chí Sông Hương tại TP HCM. Chủ biên Tủ sách Nhớ Huế tại TP HCM. Phó trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn TP HCM.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cách một dòng sông (truyện ngắn, 1971); Chiếc bóng (truyện ngắn, 1989); Lời của hoa hồng (thơ, 1997); Thời tôi yêu (truyện ngắn, 1998); Đưa đò (tản văn, bình văn, 2002); Thu phương xa (thơ, 2003); Chuyện Huế ít người biết (biên soạn, 2004); Tượng đài Sông Hương (biên soạn, 2004) Vạn xuân (Thơ, 2006); Sông Hương ngoài biên giới (biên soạn, 2006); Mẹ và con (truyện ngắn, bút ký, 2006).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn thật lắm công phu, hao mòn sức lực, tiêu phí thời gian, và bị chi phối với nhiều áp lực (quan điểm, cuộc sống, thẩm mỹ…). Tôi viết chậm so với thời trẻ, nhưng niềm đam mê văn chương của buổi đầu vẫn nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo. Là nhà văn và chọn nghề văn như một thái độ dấn thân, tôi đã khẳng định mình trước cuộc sống và thời đại. Và tôi vẫn tiếp tục con đường sáng tạo, vẫn cày trên từng trang văn, dù biết rằng viết được những gì mình mong muốn chẳng phải dễ dàng…

 

 

 

ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Đoàn Thị Lam Luyến. Sinh ngày 14 tháng 6 năm 1953. Quê quán: xã Anh Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam. Hiện thường trú tại:  Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC,

SÁNG TÁC: Xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo. Năm 1966 (13 tuổi) được cử tuyển vào trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật khu Tự trị Tây Bắc. Từ 1976-1982: Học đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983 -2001: Biên tập viên mỹ thuật tại Nxb Thanh Niên. Từ năm 2001 đến nay công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mái nhà dưới bóng cây (thơ, in chung, 1985), Lỡ một thì con gái (thơ, 1989), Cánh cửa nhớ bà (thơ, 1990), Chồng chị chồng em (thơ, 1991), Châm khói (thơ, 1995); Dại yêu (2000); Sao dẫn lối (2003); Gửi tỉnh yêu (thơ, 2003); Thơ trữ tình (2003); Thơ với tuổi thơ (2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989-1990. Tặng thưởng thơ của nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ Châm khói). Giải thưởng thơ Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004, tập thơ Dại yêu. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 2003 tập thơ Sao dẫn lối.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Làm thơ, với tôi như một nhu cầu tự thân. Cuộc sống vất vả từ nhỏ, vào đời không mấy suôn sẻ và đời tư lại có nhiều éo le, trắc trở, vì vậy có nhiều điều muốn nói, muốn được giãi bày. Ngoài thơ, không biết lấy ai để bộc bạch gửi gắm lòng mình. Có người nói thơ tôi “thật”, “đời thường” là vì thế chăng ?

15 tuổi tôi đã ngồi cùng chiếu với nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà thơ Dương Kỳ Anh trong giải thưởng thơ thiếu nhi 1966-1967.

Đã đi vào nghiệp văn chương là phải dấn thân và cả hy sinh nữa. Để có nhan sắc cho thơ, người viết dám mất đi nhan sắc của chính bản thân mình. Mỗi câu thơ đứng được đều có trả giá. Mỗi ước mơ nghệ thuật nếu đạt được, “miếng da lừa” của nhà thơ đều phải co lại. Không chịu mất đi một thứ gì chẳng thể có nghệ thuật, có thơ hay.

Với tâm niệm: Nghệ thuật bao giờ cũng cao hơn cuộc sống, vì vậy, con đường nghệ thuật đối với tôi dài và đầy gian khổ.

 

 

LƯU TRỌNG LƯ

(1912-1991)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Lưu Trọng Lư. Sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912. Quê quán: Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 10 tháng 8 năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Là một trong những chủ tướng của phong trào Thơ mới trước 1945. Từ cách mạng 8-1945 trở đi liên tục hoạt động văn hóa Văn nghệ ở chiến khu và Hà Nội. Từng là Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 2.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người sơn nhân (truyện, 1933); Chiếc cáng xanh (truyện, 1941); Khói lam chiều (truyện, 1941); Tiếng thu (thơ, 1939); Tỏa sáng đôi bờ (thơ, 1959); Người con gái sông Gianh (thơ, 1966); Từ đất này (thơ, 1971); Mùa thu lớn (tùy bút, hồi ký, 1978); Nữ diễn viên miền Nam (kịch bản cải lương); Cây thanh trà (kịch bản cải lương); Xuân Vỹ Dạ (kịch nói); Anh Trỗi (kịch nói); Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)...

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt II, năm 2000.

* NHẬN XÉT VỀ LƯU TRỌNG LƯ:  Tác giả tập thơ Tiếng thu có lẽ là một trong những trường hợp tiêu biểu của quy luật: “Văn tức là người”. Hoài Thanh từng nhận xét: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết, ta cũng không nên ngạc nhiên một tý nào” (Thi nhân Việt Nam). Nguyễn Vỹ nhớ lại: “Mỗi lần gặp, tôi có cảm tưởng như Lư là một vong hồn vất vưởng, nay đây mai đó, như mây như gió, phiêu bạt giữa trần gian” (Văn thi sĩ tiền chiến)

Một vài nhận xét trên có thể coi là những nét khắc đầy sinh động về Lưu Trọng Lư, thi sĩ tài hoa, tác giả của tập Tiếng thu bất hủ trong văn học Việt Nam.

(Trích Góp lời thiên cổ sự, Nxb Văn học, 1992).

 

 

 

THẾ LỮ

(1907-1989)

 

vspace=5Bút danh khác: LÊ TA

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thế Lữ. Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam . Mất ngày 3 tháng 6 năm 1989.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1929, học xong bậc Thành chung, vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), bỏ học. Năm 1932, bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám, lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Là uỷ viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật đoàn sân khấu Việt Nam. Sau đó, lần lượt phụ trách đoàn kịch Chiến thắng (Quân đội), chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Văn công nhân dân trung ương. Từ 1957, là chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mấy vần thơ (thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934), Bên đường thiên lôi (truyện, 1936), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937), Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937), Đòn hẹn (truyện, 1939), Gói thuốc lá (truyện, 1940), Gió trăng ngàn (truyện, 1941), Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941), Dương Quý Phi (truyện, 1942), Thoa (truyện, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Các kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952). Dịch giả nhiều vở kịch của Sếchxpia, Gơtơ, Sinle và Pôgôđin...

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II (2001)

 

 

 

NGUYỄN VĂN LƯU

 

vspace=5Bút danh khác: CHU GIANG, TRANG DU,CHU GIANG, LƯU NGUYỄN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Lưu. Sinh ngày 1 tháng 2 năm 1945. Quê quán: Ngọc Quang Hạ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Vào Hội năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là nông dân, quân nhân. Đã qua Trường Tuyên huấn Trung ương; khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên là Giám đốc nhà xuất bản Văn học.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Luận chiến văn chương (tiểu luận, phê bình văn học, 1995); Văn xuôi Việt Nam 1930-1945 (tuyển chọn và giới thiệu, 1996).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996 cho tập Luận chiến văn chương.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Phê bình văn học (nên gọi là bình luận văn học cho rộng hơn), đòi hỏi tri thức sáng tạo. Khi đặt bút viết tôi thường “quên đi” các kiến thức sách vở để tránh trích dẫn hay lẩn tránh trách nhiệm “miệng người, bụng ta”. Trong bình luận văn học tôi thích tranh luận (luận chiến), viết được một bài bình luận hay cũng lao tâm, khổ tứ vô cùng nhưng khi in ra đọc lại cũng rất vui. Thưởng thức phê bình văn học cũng như thưởng thức bất kỳ một thể loại văn học nào khác. Vì thế nên một bài phê bình hay vừa phải khoa học, vừa phải đúng lại vừa phải có không khí, có tình huống, có văn.

 

 

 

TRƯỜNG LƯU

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Mai Đình Thọ. Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1929. Quê quán: Xã Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 57 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học lớp Văn nghệ kháng chiến ở Liên khu V. Học đại học Ngữ văn, Cao học Triết học, các lớp chuyên đề văn học, mỹ học theo chương trình nghiên cứu sinh. Từng tham gia các công tác: Bí thư thanh niên xã, Trưởng phòng Thông tin huyện, Thư ký tòa soạn và hoạt động văn nghệ ở Quảng Ngãi. Từng làm phóng viên, biên tập các báo Nhân Dân, tạp chí Văn nghệ, báo Văn nghệ. Từ 1965-1978: Nghiên cứu viên tại Viện Văn học. Từ 1985-1997: Viện trưởng Viện Văn hóa Bộ Văn hoá-Thông tin. Phó giáo sư văn hóa học.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Sóng ngầm (tập truyện, 1960); Thơ Tây Nguyên - những khúc ca hùng tráng và trữ tình (tiểu luận, 1960); Bản sắc văn hoá dân tộc (tiểu luận, 1990); Sự chuyển đổi giá trị trong văn hoá Việt Nam (tiểu luận, 1992); Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc (tiểu luận, 1996); Văn hóa - một số vấn đề lý luận (tiểu luận, 1999); Văn học trong hành trình văn hóa (tiểu luận, phê bình, 2000); Văn hóa văn nghệ một thời hai trận tuyến (tiểu luận phê bình, 2002); Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc (tiểu luận, 2003); Văn minh tinh thần từ chất lượng văn hoá (tiểu luận, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2003 cho tác phẩm Văn hóa, văn nghệ một thời hai trận tuyến.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đang bước vào tuổi 80, sức làm việc có nhiều suy giảm. Vẫn cố gắng đọc và viết theo điều kiện sức khỏe cho phép.

 

 

 

BÙI TỰ LỰC

 

vspace=5Bút danh khác: TỰ LỰC, NGỌC VY

Họ và tên khai sinh: Bùi Tự Lực. Sinh ngày 9 tháng 10 năm 1954. Quê quán: Xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giám đốc Kho bạc Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Hiện thường trú tại: 226 Dũng sĩ Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2004.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1966-1968: công tác Ban giao bưu, huyện Thăng Bình. 1968-1978 chữa bệnh và học Cao đẳng sư phạm ở miền Bắc. 1978-1983: Hiệu phó, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở ngành giáo dục Thăng Bình. 1983-1987 học trường Tuyên huấn Trung ương. 1987-1991: Phó Văn phòng Uỷ ban, Chánh Văn phòng Huyện uỷ Thăng Bình. 1991 đến nay công tác tại ngành kho bạc thành phố Đà Nẵng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mùa hoa bưởi (thơ, 1999); Nội tôi (truyện vừa, 2001); Trên nẻo đường giao liên (truyện thiếu nhi, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B Nhà xuất bản Kim Đồng (1999-2001) cho tập Nội tôi. Giải B Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng cho tác phẩm Trên nẻo đường giao liên (2003). Giải thưuởng văn học nghệ thuật UBND thành phố Đà Nẵng (1997-2005).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cũng như bao nhiêu em bé, thế giới tuổi thơ của tôi bị nhấn chìm trong bom đạn; gia đình tôi tột cùng trong nghịch cảnh phân ly. Tôi thiếu bầu vú mẹ, thiếu cháo cơm, nhưng bên vành nôi là lời ru mênh mang giữa đất trời của bà nội, bằng những tuồng tích Lục Vân Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn… Cứ như thế, tôi lăn lóc lớn lên trong tình nghĩa xóm làng rồi đi theo Cách mạng.

Yêu văn chương và hết mực thuỷ chung với tình yêu ấy: tôn trọng quá khứ, nâng niu hiện tại và khát khao vươn tới ngày mai, tôi cầm bút gia nhập làng văn và có trách nhiệm với từng trang bản thảo.

Dù biết rằng văn chương là con đường khổ luỵ, cái nghiệp đa mang, nhưng tôi vẫn đi theo tiếng gọi cõi lòng: Viết để tri ân về người đã khuất, để tâm tình với người đang sống: viết để kể chuyện với cháu, con…

 

 

 

ĐINH ĐĂNG LƯỢNG

 

vspace=5Bút danh khác: TẠ HỮU, LÊ HỮU, XUÂN HỮU, ĐÔNG XUÂN, CỬ TẠ

Họ và tên khai sinh: Đinh Đăng Lượng. Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1947. Quê quán: xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Dân tộc: Mường. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình. Hiện thường trú tại: xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ, Kỳ Sơn, Hoà Bình. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là Giám đốc Nhà máy giấy Hoà Bình; Giám đốc Sở Công nghiệp Hoà Bình; Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình; Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình; Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hoà Bình.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người ở đầu nguồn (thơ, 2000); Bóng cây Chu Đồng (thơ, 2005); Hồn chiêng (thơ, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A thi sáng tác năm 1977 do Sở Văn hoá Thông tin Hoà Bình tổ chức; Giải ba sáng tác 10 năm (1991-2001) tỉnh Hoà Bình do UBND tỉnh Hoà Bình trao tặng. Giải C năm 2005 do Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN trao tặng; Giải khuyến khích do báo Tiền phong và Tổng công ty Sông Đà trao tặng năm 2005.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Quá trình công tác của tôi hình như nó luôn luôn tách bạch, song hành với thơ ca. Mỗi chặng đường công tác của tôi có những sản phẩm cụ thể khác nhau, nhưng những tác phẩm thơ thì đều có mặt suốt những chặng đường đó.

Tôi cảm nhận: Sáng tác là cơ hội để mình được ký thác thân phận cuộc đời mình vào đó, sáng tác là cơ hội để mình được chia sẻ với nhiều người những buồn vui, những lo toan, những khát vọng…

Người Mường chưa có chữ viết, nhưng bằng tiếng phổ thông, những tác phẩm của mình phải khắc hoạ được những đặc trưng cũng như bản sắc của dân tộc mình về nhiều mặt. Song những đặc trưng ấy phải là cái chung của nhân loại. Chân- Thiện- Mỹ là những giá trị mà bất cứ một tác phẩm văn học nghệ thuật ở bất cứ một thời đại nào cũng phải hướng tới.

Cuộc đời người là có hạn, nhưng tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực thì sẽ trường tồn. Đó là khát vọng của nhiều người, mấy ai mà đã vươn tới được.

 

 

 

LÊ LỰU

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Lê Lựu. Sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942. Quê quán: Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân Việt Nam. Hiện thường trú tại: A10, số 8 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1974.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ sớm, từng làm phóng viên báo Quân khu Ba, phóng viên mặt trận tại chiến trường 559. Đã theo học Trường bồi dưỡng viết văn Quảng Bá (của Hội Nhà văn), làm biên tập viên, Trưởng ban văn xuôi rồi Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ quân đội.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người cầm súng (truyện ngắn, 1970); Phía mặt trời (truyện ngắn, 1972); Đánh trận núi Con Chuột (truyện dài thiếu nhi, 1976); Mở rừng (tiểu thuyết, 1977); Ở phía sau anh (tiểu thuyết, 1980); Ranh giới (tiểu thuyết, 1977); Cămpuchia một câu hỏi lớn (truyện ngắn, 1979); Đồng bằng chiến sĩ (truyện ký, 1980); Thời xa vắng (tiểu thuyết, 1986); Mặt trận của người lính (truyện ngắn, 1986); Một thời lầm lỗi (bút ký, 1988); Trở lại nước Mỹ (bút ký, 1989); Đại tá khống biết đùa (tiểu thuyết, 1990); Chuyện làng Cuội (tiểu thuyết, 1993); Sóng ở đáy sông (tiểu thuyết, 1994); Hai nhà (tiểu thuyết, 2000).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (1967-1968) với truyện ngắn Người cầm súng. Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984) với tiểu thuyết Thời xa vắng. Giải nhất cuộc thi do Bộ Lao động Thương binh xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Văn hoá tổ chức 1970-1971 với truyện vừa Người về đồng cói. Giải Nhà nước về VHNT đợt I năm 2001.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi là người ít học, ít đọc, vì lười nghĩ ngợi. Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắtc là Thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật. Tôi chỉ là người chép truyện, có gì viết nấy.

 

 

 

PHƯƠNG LỰU

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Bùi Văn Ba. Sinh ngày 27 tháng 6 năm 1936. Quê quán: Nghĩa Thương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giám đốc Trung tâm Quốc học Đại học Sư phạm Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Nho học quốc tế. Hiện thường trú tại: 21, T1, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1984.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC,

SÁNG TÁC: Học Trung học Lê Khiết ở Quảng Ngãi, Đại học Trung văn ở Khu học xá Trung ương, Đại học Văn khoa ở Bắc Kinh. Từ 1960 đến nay: giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ 1960: bắt đầu viết phê bình, trước là về văn học Trung Quốc, tiếp theo là văn học Việt Nam. Từ đầu những năm 70 trở đi: chủ yếu viết những công trình lý luận kết hợp với việc phê bình về lý thuyết. Đã từng đảm nhiệm Chủ tịch Hộ đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam. Là Tiến sĩ khoa học, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lỗ Tấn, nhà lý luận văn học (1977); Học tập tư tưởng Văn nghệ V.I.Lênin (1979); Tìm hiểu một nguyên lý văn chương (1983); Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc (1989); Trên đà đổi mới văn hóa văn nghệ (1994); Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam (1996); Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam (1997); Khơi dòng lý thuyết (1997); Tiếp nhận văn học (1997); Nhìn lại nửa thế kỷ lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1999); Từ văn học so sánh đến Thi học so sánh (2004); Lý luận phê bình văn học (2004): Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX (2002); Phương Lựu- Tuyển tập (3 tập, 2005, 2006)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1975, 1989. Giải thưởng của báo Văn nghệ (1997, 2002). Giải thưởng của nhà xuất bản Giáo dục năm 1985. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn hay cũng như nhan sắc là của quý hiếm và rất khó tìm ra quy luật. Hiển nhiên không phải chỉ có Cléopâtre mới là phụ nữ. Cho nên văn viết chân thành, nghiêm túc vẫn là món ăn tinh thần hằng ngày cho xã hội. Và chớ nên cho lý luận thế này mới ra Nguyễn Du, còn phê bình thứ kia chỉ toàn là “thơ con cóc”

 

 

 

HUỲNH LÝ

(1914-1993)

 

vspace=5Họ và tên khai sinh: Huỳnh Lý. Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1914, tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đảng viên Đảng CSVN. Giáo sư, Nhà giáo nhân dân. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 21 tháng 5 năm 1993.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở thiếu thời học trường Bưởi (Hà Nội). Năm 1936 đậu bằng tú tài. Năm 1940 là giáo viên trường tư thục Viên Minh (Hội An) và từ đó gắn bó với nghề dạy học. Tham gia cách mạng năm 1945 tại quê nhà. Trong kháng chiến chống Pháp, kinh qua các chức vụ: Phó chủ tịch nhân dân cách mạng thị xã Hội An, Uỷ viên Uỷ ban giáo dục tỉnh Quảng Nam, Giáo sư trường trung học Phan Chu Trinh rồi phụ trách Ban Tu thư của Nha giáo dục Liên khu V. Tập kết ra Bắc, công tác tại Bộ Giáo dục trong Ban Tu thư, soạn thảo chương trình và sách giáo khoa môn văn trong trường phổ thông. Từng là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn, chủ nhiệm khoa văn trường Đại học Sư phạm I và Chủ nhiệm khoa văn trường Đại học Sư phạm Vinh.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (3 tập, soạn chung, 1957, 1958), Chèo và tuồng (1958), Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng (1958), Thơ văn Phan Châu Trinh, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 (soạn chung), Bản án chế độ thực dân Pháp (dịch của Nguyễn Ái Quốc), Những người khốn khổ (dịch của Vichto Huygô), Ơgiơni Grăngđê (dịch của Banzắc), Không gia đình (dịch của H.Malô).