Trang chủ » Văn học nước ngoài

Định nghĩa và lai lịch gốc gác của “Nhà thơ”

Vũ Phong Tạo dịch
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009 9:58 PM

Có thể bạn chưa biết:                     
                    

Báo điện tử Trung Quốc “Bách khoa - Trăm độ” (http://baike.baidu.com) đăng tư liệu về định nghĩa và lai lịch gốc gác của từ “Nhà thơ” (Thi nhân) như sau:
                                  Định nghĩa về “Nhà thơ”
Nhà thơ (Thi nhân) thông thường để chỉ những người sáng tác những tác phẩm thơ (thi ca). Nhưng với ý nghĩa nghiêm cách, thì Nhà thơ là những người có khả năng sáng tác tác phẩm thi ca, có sức ảnh hưởng khá lớn đối với xã hôi, văn hoá, thông qua hình thức nghệ thuật văn tự thi ca. Nhà thơ thuộc về phạm trù Nhà văn học, Nhà nghệ thuật.
                               Nguồn gốc lai lịch của “Nhà thơ”
Từ “Nhà thơ” (Thi nhân) đã có từ thời kỳ Chiến Quốc (475 TCN - 256 TCN).
Dựa vào chứng cứ nào?
Sách “Sở Từ- Cửu biện” đã chú thích rằng: “Thiết mộ thi nhân chi di phong hề, nguyện thác chí hồ tố xan” (Mọi người thầm lặng mến mộ phong thái đẹp của nhà thơ lắm, muốn gửi gắm ý chí hơn là ăn mặc). Có thể thấy, nhà thơ ngày xưa rất coi trọng ngôn luận và ý chí.
Sách “Chính tự thông” chú thích rằng: “Khuất Nguyên tác Ly Tao, ngôn tao ưu dã, kim vị thi nhân vị tao nhân.” (Khuất Nguyên sáng tác Ly Tao, lời lẽ ưu tư quá, người nay gọi thi nhân là Tao nhân.”
Đây là cách nói sớm nhất về từ “Thi nhân” sau này.
Từ đó về sau, “Nhà thơ” (thi nhân) bèn trở thành danh từ quen dùng của người Lưỡng Hán (Tây Hán, Đông Hán - 206 TCN đến 220 SCN).
Sau khi Từ Phú hưng thịnh, lại sản sinh từ “Từ nhân”. Trong sách “Pháp ngôn – Ngô Tử thiên”, Dương Hùng viết rằng: “Thi nhân chi phú dĩ tắc, Từ nhân chi phú lệ dĩ dâm.” (Phú của thi nhân nói về phép tắc luân lý đạo đức; Phú của từ nhân lời bóng bẩy nhưng nặng về quan hệ xác thịt, dâm ô). Như vậy, Dương Hùng lấy “tắc” và “dâm” để phân biệt giữa Thi nhân và Từ nhân. Từ đó, đủ cho thấy rằng: Trong thời đại nhà Hán, xã hội đánh giá Thi nhân rất cao quý, đánh giá Từ nhân khá thấp hèn.
Lục Triều về sau, trong xã hội rất coi trọng Từ phú, cho rằng nhìn lên không phải là Thơ, nhìn xuống không phải là Phú, vì thế lại sáng lập từ “Tao nhân”.
Từ Chiến Quốc đến Thịnh Đường, tên gọi “Thi nhân” và “Tao nhân” luôn luôn được mọi người tôn kính.
Còn hiện tại, “Thi nhân” và “Từ nhân” là bình đẳng.
                                                                  VŨ PHONG TẠO trích dịch
                                                       (Theo Báo mạng TQ:
www.baike.baidu)