Trang chủ » Tài liệu tham khảo

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6

Kinh Phu Tử (Đài Loan)
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 6:47 AM


26. Thượng Quan Vân Châu vào ra Trung Nam Hải

 

*

Mùa Hè năm 1966, Mao từ miền Nam về Bắc Kinh, ông ta đưa Thượng Quan Vân Châu vào Trung Nam Hải, ở ngay trong biệt thự Phong Trạch Viên.

Vân Châu trở thành người của tổ phục vụ đời sống với danh nghiã bác sĩ mát-xa đến từ Thượng Hải. Chỉ có Trương Dục Phượng biết rõ Vân Châu là ai.

Mao cần những người phụ nữ đẹp và khéo léo nhằm giải tỏa sưc ép thần kinh, giải tỏa chứng tự kỉ ám thị. Những năm gần đây Mao lúc nào cũng cảm thấy nguy hiểm mai phục chung quanh, đe dọa cuộc sống, có đủ loại âm mưu đang dò xét, nhìn trộm, âm mưu đối với ông ta.. Đấu đá trong Đảng là chuyện không tránh khỏi. Không còn con đường trung dung.

Đàn bà, trời phú cho Mao sự an ủi lớn nhất ở thế gian này. Mao thưởng thức làn da trắng như tuyết của Vân Châu, càng đáng yêu hơn là tình cảm nồng nàn của cô. Nhưng Mao chỉ còn lại những năm tháng ít ỏi, năng lực tình dục không còn hùng hậu như xưa. Tình dục của Mao có lúc chỉ còn lại ở sự ôm ấp hôn hít tấm thân phụ nữ, để phụ nữ cẩn thận ngồi lên lòng, mặc cho đôi bàn tay sờ mó nắn bóp. Miệng lưỡi và đôi tay làm cho Mao thỏa mãn một thứ tình dục, nhưng lại không làm cho người phụ nữ được thỏa mãn. Người phụ nữ ngổi trong lòng Mao cố nở nụ cười gượng gạo, cùng Mao chơi một trò chơi. Họ diễn lại bi kịch của người phụ nữ hậu cung mấy nghìn năm trước.

Từ lâu nay, Mao sống với thân phận kép “thần” và “người”. Mao diễn thuyết trong những hội nghị của Đảng, dự các hội khánh tiết, tiếp đại biểu các hội nghị lớn, tiếp khách nước ngoài đến thăm Trung Quốc, Trong mọi trường hợp công khai, Mao bước những bước hổ báo, đứng cao nhìn xa, mệnh lệnh cho đám anh hùng quần chúng, nghiễm nhiên là đấng lãnh tụ anh minh tối cao của giai cấp vô sản. Chỉ đến khi trở về với tòa biệt thự Phong Trạch Viên, hoặc đến những biệt thự, những hành cung miền Bắc hoặc miền Nam, Mao mới trở về với đại nguyên soái độc đoán, không nhường một bước trước hiện thực cuộc sống, trở thành ông già không đứng đắn, không bỏ qua rượu thuốc, tiền tài, gái đẹp.

Chính vì đã nhìn thấy bộ mặt “người” thật của Mao, khiến Thượng Quan Vân Châu vỡ mộng. Cô ta nghĩ rằng, lãnh tụ vĩ đại nhất định có cuộc sống phi phàm. Cô sống với Mao trong biệt thự Phong Trạch Viên một thời gian ngắn, không trông thấy bất cứ ai, không tham gia bất cứ một hoạt động nào, thậm chí muốn gọi điện buôn chuyện với bạn cũ trong giới điên ảnh Thượng Hải cũng không được phép. Tất cả đều bị cấm. Lúc này cô mới hiểu sự khắc nghiệt trong cung cấm. Trước mặt Mao, cô cười vui, khuôn mặt tươi như hoa, nhưng trong lòng lại muốn về Thượng Hải, về bên con gái, về với đồng nghiệp trong giới điện ảnh, được sống vui vẻ thoải mái nhưng đậm tình người.

Mao rất bận, có lúc Vân Châu hai ba ngày không thấy mặt Mao, lạnh lẽo, trống vắng giống như nơi cung cấm không người.

Mao tuy ở Bắc Kinh, nhưng ông ta không an nhàn, lúc thì tiếp đại biểu dự hội nghị toàn quốc, những là chụp ảnh, xem hát, tiếp khách nước ngoài, phê duyệt văn bản hoặc những bài báo do Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai đệ trình. Mao không thu vị gì với những công việc thường ngày của quốc gia, chỉ là đối phó mà thôi. Mao không thể không chìm đắm trong những chuyện phiền toái kia, trở thành con người bận bịu theo kiểu Chu Ân Lai.

Trong thời gian đó, Mao chủ trì một cuộc Hội nghị Bộ Chính trị, nhằm thăm dò thực hư, tìm hiểu động tĩnh. Theo như nội tâm Mao nghĩ, phải “bắt mạch, đo huyết áp các ủy viên Bộ Chính trị”.

Trong Hội nghị, Mao báo cáo tình hình trong nước và thế giới.

Về tình hình thế giới, Mao nhấn mạnh cách mạng tại các nước Á – Phi – Mĩ La tin đang sôi sục dâng trào, được Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhiệt tình ủng hộ về tinh thần và vật chất. Đông đảo bạn bè quốc tế coi Trung Quốc là trung tâm của cách mạng thế giới. “Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ xét lại Liên Xô vẫn chưa chịu chết, coi Đảng và Nhà nước chúng ta là kẻ thù số một. Cho nên chúng ta phải tăng cưởng chuẩn bị vũ khí, chuẩn bị đánh nhau. Phải đứng vững trong chiến tranh, chiến thắng trong đại chiến thế giới thứ Ba, đánh nhau bằng vũ khí hạt nhân. Cho dù phải tan nát cửa nhà, chết mấy chục triệu người. Kết thúc đại chiến thế giới thứ Ba, tiêu diệt sạch sành sanh chủ nghĩa đế quốc và chủ nghãi xét lại, giai cấp tư bản, Trước mắt, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. chi viện nhân dân Miền Nam Việt Nam đấu tranh chống Mĩ, chi viện cả phong trào chống Mĩ của nhân dân Đông Nam Á bao gồm cả Lào và Campuchia, chi viện cách mạng công nông Inđônêxia, chi viện phong trào cách mạng giải phóng giành độc lập, chi viện cuộc cách mạng dân tộc của nhân dân các nước Mĩ La tinh, của nhân dân châu Phi, đưa ngọn lửa chiến tranh ra khỏi đất nước ta, đưa đến các nước…. Chúng ta để cho chủ nghĩa xét lại từ phương Bắc đánh xuống, tạm thòi từ bỏ vùng đất từ sông Hoàng trở lên hương Bắc, có thể để đế quôc Mĩ và Tưởng Giới Thạch đánh từ miền Nam lên miền Bắc. chúng ta tạm thời bỏ mấy tỉnh miền Nam. Chiến lược của chúng ta là tạm thời rút lui, chuyển dich đến vùng giữa sông Hoàng và Trường Giang, để đánh vu hồi với bọn chúng. Sự thật là chúng ta bố trí thiên la địa võng, chơi chiến tranh nhân dân với chúng. Đến lúc ấy. Trung Quốc trỏ thành một vũng bùn lớn, kẻ địch vào nhưng không ra nổi. Cuối cùng, chúng ta đóng cửa dánh chó, nam Bắc diệt địch, cống hiến to lớn cho cách mạng thế giới. Không biết có đồng chí nào có lòng tin, có quyết tâm, có hùng tâm ấy không?”

Mưu lược lớn của Mao đột ngột xuất hiện, khiến các vị trong Bộ Chính trị đưa mắt nhìn nhau, không biết phải nói thế nào. Họ chỉ biết đầu não bành trưởng của Mao bỗng nhiên phát cuồng. Vấn đề chiến lược lớn ấy biến hàng triệu cây số vuông từ nam sông Hoàng, Bắc Trường Giang thành chiến địa, phải trả giá bằng hàng chục triệu sinh mệnh con người. Trước đó, ông ta không trao đổi với bất cứ ai một câu, cũng không hỏi ý kiến bất cứ cơ quan quân sự nào, cứ vậy với giọng điệu quân sự phát ngôn trong Hội nghị Bộ Chín trị!

Mao thấy các bạn đồng sự không ai ho he một tiếng, liền chuyển sang nói về tình hình đất nước. Vẫn là lí thuyết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải quán triệt những vấn đề có liên quan đến giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh hàng năm, hàng tháng, hàng ngày phải nói đến đấu tranh giai cấp. Mao chỉ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp:

- Các đồng chí, tôi đi miền Nam, nói chuyện với một số cán bộ phụ tách quân sự và chính quyền, hỏi họ một vấn đề: nếu trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại thì phải thế nào? Rất có thể xuất hiện.. Lúc này tôi muốn hỏi các đồng chí: nếu trong trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại thì phải thế nào? Tất nhiên Ban Chấp hành Trnng ương Đảng đoàn kết, là bộ tổng chỉ huy giương cao ngọn cờ cách mạng chống đế quốc, là thành trì đấu tranh xóa bỏ giai cấp. nếu xuất hiện trong một bộ phận trung ương thì thế nào? Xuất hiện trong các cơ sở thì sao? Ai dám bảo đảm không xuất hiện chủ nghĩa xét lại? Ông anh cả Liên Xô đấy, dại tiên sinh Khơrutsop đấy. Trong Đảng chúng ta không thể có thị trường. Ông anh cả của chung ta cũng không thể tìm đâu ra người đại diện cho họ. Vấn đề là chúng ta phải thế nào?

Lời nói của Mao ẩn chứa hiểm họa, nhưng rất có liều lượng, Mao cố gắng không để nhóm Lưu Thiếu Kì nghi ngờ.

Các Ủy viên Bộ Chính trị người nọ nhìn người kia, lục thần vô chủ, giống như trong sương mù.

Mao nói chuyện trong Hội nghị Bộ Chính trị lần đầu tiên không một ai phụ họa, hưởng ứng. Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân không ai ho he nửa lời. Các vị khác chỉ biết nhìn Mao. Mao càng nổi nóng, cảm thấy mình như bị cô lập, nhưng vẫn thản nhiên, điểm danh từng người.

- Nguyên soái Hạ Long, hãy thử nói cao kiến của đồng chí xem nào?

Hạ Long là Phỏ Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chủ trì công tác hàng ngày của Trung ương ở Bắc Kinh, chần chừ giây lát rồi mới đứng dậy, nói:

- Toi là một quân nhân, phục vụ Đảng vô điều kiện, nghe theo Đảng chỉ huy.

Chu Ân Lai tỏ ra thỏa mãn, gật đầu với Hạ Long, Mao cố che đậy điều không vui trong lòng, nhưng cũng gật đầu.

- Tốt, tốt. Xin mời đồng chí ngồi xuống. Đồng chí La Thụy Khanh Tổng tham mưu trưởng, cho ý kiến.

La Thụy Khanh cao lớn hơn Mao, ông ta là nhân vật quyền lực trung tâm, kiêm chức Phó Thủ tướng chính phủ, Bí thư Ban bí thư Trung ương, Trưởng ban Bí thư Quân ủy Trung ương, kiêm Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương, Chỉ huy phòng vệ Quân khu Bắc Kinh – Thiên Tân. La Thụy Kjhanh đứng dậy, trả lời rất dứt khoát:

- Báo cáo Chủ tịch, ý kiến của Nguyên soái Hạ Long cũng là ý kiến của tôi. Là một quân nhân, tôi kiên quyết chấp hành mọi nguyên tắc của Chủ tịch, Đảng chỉ huy súng.

- Tốt tốt. Xin mời ngồi xuống. Phát biểu trong Hội nghị không cần đứng nghiêm. Các vị nguyên soái khác cũng đều phục vụ sự chỉ huy của Đảng.Tốt lắm, tốt lắm. Đồng chí Trần Nghị thì thế nào? Hình như không có ý kiến gì.

Chu Ân Lai vội vàng trả lời:

- Đồng chí ấy xin phép nghỉ. Tổng thống Inđônêxia cử đặc phá viên đến, trợ lí của đồng chí Aiđích cũng đến, đồng chí Trần Nghị đang dự hội đàm.

Mao quay mặt đi, dịu dàng gật đầu với Tổng tư lệnh Chu Đức. Chu Đức cũng tươi cười gật đầu với Mao. Bạn bè thân thiết chỉ cần nhìn nhau là đủ.

Bỗng Mao thấy muốn hút thuốc. Ông ta lấy ra một điếu thuốc, quay sang phía Lưu Thiếu Kì. Lưu Thiếu Kì vội quét diêm, châm thuốc cho Mao. Mao rít thuốc, rồi hỏi:

- Các đồng chí Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai và các đồng chí Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, ý kiến của các đồng chí thế nào? Có thể phát biểu ra.

Lưu Thiếu Kì đặt hai tay lên mặt bàn, trong bụng đã sẵn ý kiến, lúc này mới thong thả nói ra:

- Vừa rồi Chủ tịch nói đến vấn đề chiến lược, đề xuất ý tưởng về đại chiến thế giới thứ ba. Tôi rất tán thành và ủng hộ. Toàn Đảng chúng ta phải nghiêm túc học tập, đi sâu nghiên cứu, nhằm vũ trang đầu óc của toàn thể chỉ huy quân đội, vũ trang đầu óc cho toàn dân cả nước. Về tình hình trong nước, Chủ tịch đề xuất một vấn đề trọng đại, cảnh giác trong Trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại, cụ thể trong một số bộ phận nào đó của Trung ương xuất hiện chủ nhĩa xét lại, chúng ta phải làm thế nào? Quả nhiên đó là vấn đề hàng đầu đặt ra trước toàn quân, toàn dân cả nước. Chủ tịch gióng lên tiếng chuông cảnh giác. Ở đây, tôi đề nghị với Ban tư tưởng, tạp chí “Cờ Đỏ”, các đông chí ở bộ môn triết học của viện Khoa học, phải phát huy cao độ lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, viết mấy bài có sức nặng, truyền đạt tư tưởng của Chủ tịch. Các đồng chí Lục Định Nhất, Trần Bá Đạt, Khang Sinh hôm nay đều dự hội nghị, các đồng chí phải cụ thể và đi sát thực tế. Các đồng chi Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, xin nêu ý kiến của mình.

Chu Ân Lai đưa mắt nhìn Trần Vân và Đặng Tiểu Bình. Trân Vân có thói quen trong hội nghị cứ nhắm mắt di dưỡng tinh thần, phần lớn thời gian lặng lẽ nghe những lời hùng biện của Mao. Đặng Tiểu Binh thì nặng tai, nhưng lại thích ngồi một xó, cho nên không nghe rõ Mao nói những gì. Bành Chân thì từ cuối năm ngoái có chuyện “sửa đổi mười điều”, bị Mao khiển trách, đã học được cách ít nói làm nhiều.

Chu Ân Lai đưa cặp mặt hiểu biết nhìn khắp lượt những người dự hội nghị, rồi nói:

- Chủ tịch hôm nay đứng trên đất Trung Quốc để phóng tầm mắt ra toàn thế giới, phát biểu cương lĩnh chiến lược toàn cầu. Mọi công tác từ nay về sau của chúng ta phải nỗ lực thực tiễn, kiên quyết quán triệt, không có gì phải suy nghĩ. Đồng chỉ Lưu Thiếu Kì cũng vừa nói, đó là sự phát triển quan trọng khoa học quân sự Mác- Lênin, phải tiến hành giải thích lí luận. Tôi rẩt ủng hộ. Ở đây tôi có một đề nghị cụ thể, theo kế hoạch đã vạch ra, trước và sau Quốc khánh chúng ta sẽ triệu tập Quốc hội lần thứ ba. Nhón viết báo cáo của Chính phủ đã sơ bộ viết xong. Những nội dung quan trong trong phát biểu của Chủ tịch hôm nay, rất nên đưa vào báo cáo của Chính phủ.

Chu Ân Lai khéo léo chuyển từ “vụ hư” sang “vụ thực”.

Tất nhiên Lưu Thiếu Kì biết ý, lập tức nắm lấy thòi cơ. Chu Ân Lai vừa dửt lời, Lưu Thiếu Kì tiếp luôn:

- Đúng vậy. Theo kế hoạch mà Bộ Chính trị thông qua hồi đầu năm, cuối năm nay sẽ triệu tập Đại hội lần thứ Chín. Đại hội lần thứ Tám họp từ năm 1956 bắt đầu qui định trong điều lệ cứ năm năm một lần Đại hội, Năm nay sắp quá hai kì đại hội rồi đấy. Trong mười năm qua, dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông, toàn thể dảng viên nỗ lực phấn đấu, Đảng chúng ta trải qua một thời kì thử thách, có nhiều kinh nghiệm mới, thu hoạch được nhiều bài học lớn. Cho nên, cần phải có một kì Đại hội tổng kết mang tính lịch sử dể chúng ta giương cao ngọn cờ Mao Trạch Đông tiếp tục tiến lên, đồng tâm đồng đức, đoàn kết một lòng, giành lấy những thắng lợi mới.

Nói đến công tác chẩn bị cho kì họp thứ Tư của Quốc hội và Đại hội lần thứ Chín của Đảng, không khí hội trường bỗng sôi nổi hẳn lên, rất nhiều ý kiến. Hai vị Lí Phú Xuân và Lí Tiên Niệm nói đến vấn đề dự thảo báo cáo kinh tế. Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Đàm Chính Lâm nói đến năm chục triệu mẫu ruộng kiểu mẫu “học tập Đại Trại”. Bạc Nhất Ba cũng nói đến vấn đề công nghiệp học tập Đại Khánh, chế độ sản xuất ở các mỏ dầu Đại Khánh. Cuối cùng là Đặng Tiểu Bình, Bí thư Ban Bí thư từ nãy đến giờ vẫn ngồi im lặng, lúc này mới báo cáo công tác chuẩn bị Đại hội Đảng.

Mao tỏ ra hờ hững với những phát biểu của các đại biểu, cảm thấy đại quyền lực của mình sắp rơi xuống. Phát biểu của ông ta vừa rồi không thiêng chút nào, không ai để ý. Đảng là của Lưu Thiếu Kì, Chính phủ là của Chu Ân Lai, Mao sắp biến thành tấm da hổ, một lá cờ, một cái thùng rỗng. Một ngày họp sắp hết, Mao cảm thấy Hội nghị Bộ Chính trị không cần tiếp tục họp nữa. vậy là với vẻ thản nhiên, Mao vỗ vỗ tay, tuyên bố:

- Sắp đến giờ ăn rồi, bữa tối hôm nay không có ai làm chủ tiệc. Hội nghị hôm nay rất có kết quả. Công tác từ nay về sau vẫn dựa vào các đồng chí, các bộ phận vẫn làm những việc như cũ. Kì họp Quốc hội lần thứ Tư do Tổng tư lệnh Bành Chân chuẩn bị; công việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ Chín có đồng chi Đặng Tiểu Bình, Trần Bá Đạt chịu trách nhiệm; đồng chí Lưu Thiếu Kì phụ trách công tác Đảng; đồng chí Chu Ân Lại thì nắm Chính phủ, phối hợp chung. Mọi người cứ yên tâm. Còn tôi? Xin nghỉ công tác Bộ Chính trị, ốm lắm, cơ thể mỗi lúc một tồi tệ, gần các vị Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin lắm rồi. Thiên đường ư? Địa ngục ư? Con người từ cổ xưa đến nay có ai không chết? Tôi không tin mình để lại tiếng thơm muôn đời, cũng không quan tâm đến tiếng xấu ngàn năm. Giải tán!

Vẻ mặt Mao tỏ ra đau ốm, đứng tựa vào bàn hội nghị một cách vất vả, bắt tay những người ra về. Mao lại thành công toả khói mù với đồng nghiệp; bản thân ốm, khó qua khỏi, bệnh tình khắp người, lực bất tòng tâm, từ nay về sau chri còn biết chữa bệnh. Dù sao thì nói nhưng điều ấy ra ai muốn nghe thì nghe, chỉ huy cũng mất thiêng. Nhưng Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Bành Chân không vui vì Mao đau ốm lâu dài, sớm đi gặp các bậc tiên hiền Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin.

Lưu thiếu Kì còn giả vờ ở lại bên Mao, hỏi thăm bệnh tình của ông ta, ông ta không thể không nói đãi bôi vài ba câu. Trương Dục Phượng đã bước vào phòng họp để nâng đỡ Mao.

. Về đến biệt thự Phong Trạch Viên, Mao bảo Dục Phương đi mời Vân Châu đến.

Vân Châu vào phòng làm việc của Mao, thấy vẻ mặt ủ rũ của Mao, bất giác giật mình. Vân Châu vội đi tới nhẹ nhàng nâng tay Mao.

- Có gái đẹp…, có nước mắt…, Vân Châu…

- Chủ tijh, người mệt lắm rồi, làm việc vất vả quá… Mấy hôm nay em không thấy Chủ tịch…

- Làm sao mà không mệt? Mỗi người hát một điệu, mỗi người nói một cách… Tôi cô đơn, chỉ một mình… Vân Châu, chúng ta là người miền Nam, phải về miền Nam thôi.

- Về Thuợng Hải à? Em phấn khởi lắm.

Mặt Vân Châu tươi như đóa hoa đào, hết sức phấn khởi, nhưng cô ta lập tức làm ra vẻ nghiêm túc, để Mao khỏi sinh nghi, cho rằng cô ta muốn rời nơi này.

Mao ôm lấy Vân Châu, vuốt ve tám thân ngọc ngà thơm tho, thỏa mãn đôi bàn tay.

- Vài hôm nữa chúng ta về… Bắc Kinh không tốt, Trung Nam Hải càng không tốt, là nơi cung cấm, tôi biết cô không vui vẻ gì. Người miền Nam quen với khí hậu miền Nam. Tôi đưa cô về Thượng Hải, để cô được tự do.

Vân Châu rất kích động. Bỗng cô có dự cảm từ nay về sau khó mà gặp được Mao.

- Cô Vân Châu, lần trước tôi bảo cô ngâm bài “Ca chú giải” trong “Hồng lâu mộng”, cô có đọc được không? Thôi được, hai chúng ta cùng đọc… Bắt đầu thế nào nhỉ? À, phải rồi…

- Giờ đây lều cỏ vắng tanh/Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường/ Giờ đây cây cỏ ngổn ngang/ Trước đây vũ tạ ca trường là đây/ Xà chạm kia nhặng dăng đầy/ Màn the nay rủ cạnh ngay cửa bồng/ Xưa sao phẩn đượm hương nồng/ Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu/ Bãi tha ma có xa đâu/ Là nơi màn thắm là lầu uyên ương/ Hòm kia đầy những bạc vàng/ Phải đâu hành khất bên đường là ai/ Những tham số phận của người/ Biết đâu mình đã sa nơi vũng lầy/ Trai thời dạy những điều hay/ Ngờ đâu trộm cướp sau này xấu xa/ Gái thời kén cửa chọn nhà/ Nhỡ đâu nhầm chỗ yêu hoa rơi vào/ Mũ the chê nhỏ hay sao/ Để gông cùm vướng vào đáng lo/ Trước manh áo rách co ro/ Mảnh bào giờ khoác lại cho là dài/ Ầm ầm trên chốn vũ đài/ Người kia vừa xuống người này vừa lển/ Thực là dại dại điên điên/ Quê ai mà nhận là miền làng ta/ Quay đầu giờ mới tỉnh ra/ May quần áo cưới đều là vì ai. Tuyệt diệu, Vân Châu, thật tuyệt diệu!

Vân Châu về lại Thượng Hải. Mao nói, sang năm luc nào thuận tiện sẽ cho người về đón, cố gắng có càng nhiều thời gian bên nàng càng tốt. Sau đấy, Vân Châu không còn gặp lại lanh tụ vĩ đại nữa. Mãi cho đến mùa Thu năm 1966, Vân Châu bị Giang Thanh hạ lệnh bắt giam. Hồi ấy rất nhiều người bị bắt. Có cả những người bạn trai có quan hệ trên mức thân thiết với Lam Bình trong giới điện ảnh – sân khấu hồi những năm 1930, như Đặng Quân Lí, Triệu Đơn, Sử Đông Sơn; có cả những phụ nữ có tình cảm siêu đồng chí với Mao, như Tôn Duy Thế, Thượng Quan Vân Châu, vân vân.

Thượng Quan Vân Châu bị giam ở nhà tù Đề Lam Kiều. Mao đã quên Vân Châu. Ông ta còn bận đánh đổ Lưu Thiếu Kì, không có thời gian rỗi dể quan tâm đến những chuyện khác. Đó là nguyên nhân trực tiếp để Thượng Quan Vân Châu tức giận từ bỏ địa ngục nhân gian đầy sự giả dối của con người. Còn cô con gái duy nhất tuổi vừa tròn mười lăm đẹp như ngọc, như hoa, bị một chiếc xe màu xanh của quân đội chẹt chết trên đường Nam Kinh ồn ào tấp nập. Vân Châu biết rằng giữa thế giới thắm tươi không còn nhân tính, không chút nhân đạo, có người hối thúc cô rời khỏi nhân gian, rời khỏi những điều mê đắm, khiến cô phải giữ kín quãng đời li kì huyền bí hư vinh.

*

27. Bạch Ngọc Liên ở Lư Sơn

*

Thành phố Cửu Giang nằm dưới chân núi Lư (Lư Sơn), thời xưa có tên gọi Tầm Dương, phía bắc giáp Trường giang, nam gần hồ Phan Dương, là thành phố quan trọng của miền Bắc tỉnh Giang Tây, có cảng Thủy Lục. Trước năm 1949, Cửu Giang khẩu từng là nơi phân phối hàng hóa nổi tiếng, là cảng đông vui tấp nập, là miền quê giàu có.

Cửu Giang có Đoàn ca múa chuyên biểu diễn các tiết mục ca múa hiện đại. Trong Đoàn có nữ diễn viên trẻ tên là Bạch Ngọc Liên. Cô này có nước da không trắng, ngăm đen nhưng có sắc hồng, khuôn mặt xinh đẹp, dáng người cao ráo mềm mại, có cái vẻ phong lưu đài các hơn các cô gái da trắng nõn nà. Hàng năm, các vị lãnh đạo trung ương thường về Lư Sơn hội họp hoặc nghỉ hè, điều dưỡng, các cô diễn viên thường phải đến biểu diễn và cùng các vị lãnh đạo khiêu vũ, thực thi nhiệm vụ chính trị. Ngọc Liên vừa hát hay vừa khiêu vũ giỏi, lại biết chơi dàn tì bà, bởi vậy hàng năm đều được trưng dụng vào làm việc tại Cục phục vụ Lư Sơn, phải ở đấy chừng một vài tháng. Về sau, Đoàn ca múa có nhận xét cô này không yên tâm với nghề, bởi vậy Cục phục vụ Lư Sơn điều động cô về làm việc hẳn tại đấy, làm một chiêu đãi viên chuyên nghiệp. Sau khi được thẩm tra chính trị, cô khai thật với tổ chức có quan hệ với người ở nước ngoài, bà dì trước ngày giải phóng đã lấy một nhà truyền giáo người Mĩ rồi ra nước ngoài sinh sống, hiện tại không biết ở đâu.

Có thể vì quan hệ với người ở nước ngoài, Ngọc Liên công tác tại Cục phục vụ Lư Sơn được bốn năm, đã từng biểu diễn đàn tì bà, khiêu vũ cùng với nhiều vị thủ trưởng trung ương, có điều chưa được gần lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông. Bạn bè của cô thường khoe với cô đã có hạnh phuc được khiêu vũ với lãnh tụ vĩ đại, khen bước nhảy của lãnh tụ vĩ đại rất uyển chuyển, tỏ ra thân thiết với mọi người, thích nói chuyện vui, vân vân.

Các cô gái làm tiếp đãi viên trong Cục phục vụ Lư Sơn tất nhiên được phân cấp phục vụ thủ trưởng trung ương nào, theo đó hình thành đẳng cấp chính trị, địa vị cá nhân.

Ngọc Liên rất không phục. Điều kiện của cô không thua kém bất cứ cô gái đẹp nào. Rất nhiều vị thủ trưởng khen cô, nước da ngăm đen có ánh hồng, trông thật đẹp. Ôi, trắng đâu có gì đẹp! Trắng như đậu phụ, thật bình thường, nước da không có sắc máu, phải dùng phấn màu để trang điểm. Hơn nữa, cô còn biết hát các điệu hát cổ, chơi đàn tì bà, hơn hẳn mọi người.

Mùa hè năm 1965, Ngọc Liên nghe bạn bè kháo nhau, lãnh tụ vĩ đại đang ở Lư Sơn,. Tuy nói là nhân viên trong Cục phục vụ Lư Sơn, nhưng bất cứ một nhân viên nào đến gần vạch đỏ trước biệt thự Mĩ Lư hoặc Lư Lâm nơi Mao ở, đều phải xuất trình thẻ ra vào đặc biệt do Trưởng phòng Bảo vệ cấp, hơn nữa, thẻ này chỉ dùng một lần trong ngày.

Vì có điểm đen có quan hệ với người đang ở nước ngoài, Ngọc Liên tuy biết mình đẹp nhưng vẫn không được đến gần lãnh tụ vĩ đại mà cô ngày đêm mong muốn. Cô quyết định dùng tài biểu diễn tì bà, mạo hiểm một phen. Một đêm đã khuya, nhân viên Cục phục vụ đã hết giờ làm việc và về nghỉ. Phòng của cô ở chếch biệt thự Mĩ Lư, cô mở toang cửa sổ, đón ánh trăng và gió mát, ôm đàn tì bà, gẩy khúc ai oán, não nề. Trong biệt thự Mĩ Lư, Mao vẫn làm việc về đêm theo thói quen, ông đang đọc bức thư dài của Aiđit, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Indonesia gửi cho ông. Từ nhiều năm nay, Mao coi Aidit là em út, Aidit coi Mao là đại sư. Trong thư, Aidit báo cáo về việc Tổng thống Soekarno khen ngợi cách mạng công nông, tình hình hết sức tốt đẹp, càng ngày càng tốt đẹp. Đảng Cộng sản Indonesia có hơn một triệu đảng viên, Đảng đã thâm nhập được vào quân đội, nhất là Đội cận vệ của Tông thống, có thể tấn công hạ gục âm mưu đảo chính của lực lượng vũ trang phái hữu bất cứ lúc nào, tiếp quản chính quyền trong cả nước.

Đêm nay gió mát trăng thanh, Mao say sưa với tình hình tốt đẹp của Đảng Cộng sản Indonesia. Ông đánh thức Trương Dục Phượng đang ngồi ngủ gật trên sofa, mở một cánh cửa sổ, ngắm trăng, hưởng gió mát, say sửa nhìn cảnh núi non mờ ảo trong màn đêm. Trương Dục Phượng lấy cái áo khoác quàng lên người Mao. Lúc ấy, có tiếng tì bà réo rắt theo gió bay tới.

- Cô Phượng, hãy lắng nghe, đêm khuya thế này lại có tiếng đàn của ai gẩy nơi đầu non?

Mao và Trương Dục Phượng đứng bên cửa sổ, lắng nghe tiếng tì bà.

- Đàn gẩy gì thế nhỉ? Lúc nhanh lúc chậm, dở quá…

Nghe một lúc, Trương Dục Phượng nói.

- Ngốc ạ! Hãy lắng nghe, đấy là khúc nhạc cổ xưa, “Thập diện mai phục”… kể câu chuyện Hán – Sở tranh hùng, ngựa sắt gươm vàng… Cô cứ nghe xem, gió thét gào, chiến mã hí vang trời, gươm đao loang loáng, tiếng hô chém giết… Chơi được khúc nhạc này phải là người tài giỏi lắm.

Một trận gió từ núi xa thổi tới, mây đem bao phủ, làm đứt đoạn tiếng đàn. Mao đành bảo Trương Dục Phượng đóng cửa sổ, hai người vào, ôm nhau ngủ.

- Cô Phượng, sáng mai cô nhớ gọi điện cho Cục phục vụ, bảo tôi muốn gặp người chơi đàn đêm hôm qua.

Hôm sau, Mao đang ở hồ bơi Số 1 biệt thự Lư Lâm, chuẩn bị xuống nước thì Trương Dục Phượng đưa một cô gái có dáng cao cao vào. Cô gái mặc chiếc đầm không cổ không tay, màu ghi sáng, nước da ngăm đen có sắc hồng, đúng là mẫu người mà Mao rất thích. Nhiều năm nay, Mao thường tiếp xúc với những người đàn bà đẹp, hơi mập, có nước da trắng nõn, trắng đến độ ông ta phát chán.

- Có phải tối hôm qua cô chơi bản nhạc “Thập diện mai phục” không?

Mao cười hì hì, quan sát từ đầu xuống chân cô gái.

- Vâng ạ, cháu đã làm phiền Chủ tịch…

Khuôn mặt trái xoan của cô gái đỏ bừng, cúi đầu, dáng đứng gợi cảm, ai trông thấy cũng phải rung động.

- Hì hì, cô tên gì? Tại sao đang đêm lại chơi đàn tì bà?

- Cháu… báo cáo Chủ tịch, cháu họ Bạch, tên là Ngọc Liên ạ, nửa đêm chơi đàn, cháu không dám…

- Bạch Ngọc Liên, Bạch nhưng không trắng nhỉ? Tôi muốn biết về cô…

Ngọc Liên cắn làn môi, ngước lên, để lộ đôi mắt sáng long lanh.

- Thưa Chủ tịch, cháu lên đây công tác đã được bốn năm, nhưng chưa có dịp được gặp Chủ tịch. Cháu rất muốn được gặp Chủ tịch, được phục vụ Chủ tịch, đó là niềm hạnh phúc to lớn trong đời cháu ạ.

- Kì lạ, tại sao cô không đến gặp tôi?

- Thưa Chủ tịch, cháu không dám nói ra ạ.

- Cô cứ nói. Cô thấy đấy, bảo vệ của tôi đã ra khỏi đây rồi, chỉ còn tôi với cô.

- Người ta bảo cháu có quan hệ với người ở nước ngoài ạ.

- Hì hì, chỉ thế thôi à? Chỉ nói vớ vẩn, vớ vẩn… Tôi cho phép cô từ nay về sau ngày nào cũng được đến gặp tôi.

Mao cười.

- Nhưng cháu có quan hệ với người ở nước ngoài!

- Quan hệ quái gì, tôi có rất nhiều quan hệ với người nước ngoài, Liên xô có Staline, Triều Tiên có Kim Nhật Thành, Indonesia có Aidit, Ấn Độ có Neru, Việt Nam có Hồ Chí Minh, Mĩ có Edgar Snow, có Louise Strong, quen cả nhà văn nữ Agnes Smedley, hồi ở Diên An tôi rất thích cô ấy. Như thế đủ chưa?

Ngọc Liên gật đầu, mỉn cười với Mao, nụ cười thật tình cảm, thật quyến rũ.

- Cô cười tình quá… cảm ơn! Cô Liên, chúng ta là tri âm, đúng không? Tri âm xưa nay khó gặp…

Con tim Mao rung động, kéo tay Ngọc Liên, hôn cô.

- Thưa Chủ tịch, có phải cháu đang nằm mơ không ạ?

- Không, không phải mơ. Có lúc chúng ta biến hiện thực thành mơ, có lúc biến mơ thành hiện thực. Cô có biết bơi không?

- Thưa Chủ tịch, cháu mặc đồ bơi đến ạ.

- Tốt tốt, chúng ta cùng bơi nhé.

Nói xong, Mao cơi tuột đồ bơi đang mặc trên người, đến bên thang vịn lên xuống, từng bước xuống nước. Ngọc Liên thì cởi ngay bộ đầm, đứng bên bể bơi, nhún chân, nhảy ào xuống nước, quẫy mạnh…

Hai người vai kề vai, bơi đi bơi lại. Bơi đến chỗ cạn, Mao không kìm giữ nổi, ôm chầm lấy Ngọc Liên. Ông già nổi cơn điên trẻ. Toàn thân Ngọc Liên run rẩy, miệng khẽ kêu “đừng đừng, đừng thế”, hai cánh tay dài của cô ôm chặt lấy người Mao, cuồng nhiệt tận hưởng niềm hạnh phúc của các cô thanh nữ vô tri sùng bái vĩ đại. Đến khi hai cánh tay Ngọc Liên buông thõng xuống nước, miệng khe khẽ rên lên: “Chủ tịch ơi, đừng vội… cái gì của Chủ tịch cũng vĩ đại!”

Tối hôm ấy Ngọc Liên vào ở trong biệt thự Mĩ Lư, cô vừa đàn vừa hát bài “Tì bà hành” của Bạch Cự Dị. Mao cùng ngồi với Ngọc Liên, với giọng quê Tương Đàm không thể bỏ, ngâm ngợi bài thơ.

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách/ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu/ Người xuống ngưa khách dừng chèo/ Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti/ Sau luống những ngại khi chia rẽ/ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong/ Đàn ai văng vẳng bên sông/ Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi/ Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá/ Dừng dây tơ nấn ná làm thinh/ Dời thuyền ghé hỏi thăm tình/ Chong đèn thêm rượu còn dành tiệc vui/ Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ/ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa/ Vặn đàn mấy tiếng dạo qua/ Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay…

Nhiều ngày tiếp theo, Mao làm bạn với Ngọc Liên. Ngọc Liên vốn là con người sành sỏi, thạo đời, lại biết bơi, khỏe mạnh, biết đủ chiêu nơi phòng the, rất vừa lòng Mao. Mao ở đấy hơn một tháng, gặp được con người tinh tế tuyệt vời. Đáng tiếc, Bắc Kinh còn nhiều việc phải làm, mà ở Bắc Kinh cũng lắm con mắt xoi mói, không có cách nào để đưa Ngọc Liên về Trung Nam Hải. Hơn nữa, Mao dâm mà không loạn, đầu óc tỉnh táo, quyết không để tuổi già sa đà gái gú, sao nhãng quyền lực chính trị. Mao rất xem thường những kẻ hoang dâm vô độ đánh mất ngôi vua như Lí Long Cơ đời Đại Đường, Triệu Cát đời Đại Tống. Ông xem trọng hai vị Khang Hi và Càn Long đời Thanh, tuy say mê tửu sắc nhưng đã mở ra một cục diện nhất thống thiên hạ, lân bang phải triều cống, vị nào cũng ngổi trên ngai vàng phong lưu hơn sáu chục năm trời.

Trước khi ra về, Mao hẹn với Ngọc Liên, sau đấy cứ mùa hè hàng năm sẽ gặp lại. Nhưng năm sau Cách mạng văn hóa bùng nổ, Mao dốc sức đánh đổ Lưu Thiếu Kì, còn đâu thời gian để gặp Ngọc Liên. Mùa hè năm 1970 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Lư Sơn, Mao bận hạ gục

Lâm Bưu - người nối nghiệp, cái thân già suýt bị toi đời, lại càng không còn cơ hội gặp Ngọc Liên.

Cho đến ngày Chín, tháng Chín năm 1976, Mao qua đời. Tháng Mười thu vàng, có mấy vị cán bộ Cục Bảo mật từ Bắc Kinh về, đưa Ngọc Liên và ba cô chiêu đãi viên đi. Người Lư Sơn nói, họ bị đưa về một nông trường vùng núi Ngũ Chỉ cách biệt với thế giới, trên đảo Hải Nam. Ở đấy cũng có nhiều người có số phận giống như họ. Họ bị coi là những người “tuyệt mật của Đảng và Nhà nước”, không được tiếp xúc với người ngoài, sống đến già, bỏ xác ở nơi thâm sơn cùng cốc kia.

*

28. Lại ăn cá Vũ Xương

*

Ngày đầu năm và Tết năm 1966, Mao đều ở Hàng Châu. Lưu Thiếu Kì,

Chu Ân Lai, Chu Đức nhiều lần mời Mao về Bắc Kinh, ông ta mượn cớ thời tiết ở Bắc Kinh quá rét, không thích hợp với sức khỏe, tiếp tục “nghỉ để dưỡng bệnh”.

Nhiều năm nay Mao thích ngồi tàu hỏa riêng, tuần du các tỉnh miền Nam, hô phong hoán vũ, lôi kéo quân đội. Mao rất ghét Bắc Kinh.

Vào thời điểm này, Mao không thể về Bắc Kinh. Bắc Kinh đang bị Lưu Thiếu Kì và Bành Chân khống chế nghiêm ngặt. Mao về để làm Soekarno ư? Làm Napoleon ư? Làm Quang Tự ư? Cái biệt thự Phong Trạch Viên của Mao trong Trung Nam Hải gần nơi xưa kia Quang Tự bị giam lỏng. Lưu Thiếu Kì xưng anh và gọi Soekarno là em, tất nhiên phải ở Bắc Kinh, làm Soekarno của Trung Quốc, làm một nguyên thủ quốc gia bị lục quân bao vây, giam lỏng.

Mao và Lâm Bưu đã bí mật chỉ thị cho Quân đoàn 38 đóng ở Sơn Hải Quan dịch chuyển vào phía trong, lặng lẽ áp sát Bắc Kinh, chuẩn bị sẵn sàng tiến về thủ đô. Quân đoàn 38 vốn là quân át chủ bài trong tay Lâm Bưu, cũng là đơn vị cơ giới hóa duy nhất trong số năm triệu quân Trung Quốc. Đội quân thép này lặng lẽ tiến vào phía trong, gườm gườm nhìn Bắc Kinh đang bị phong tỏa nghiêm ngặt. Quân ủy Trung ương lại đang lộn xộn, giống như rắn mất đầu, không biết gì về những động thái của Quân đoàn 38.

Tết năm 1966 vừa qua, Mao rời Tây Hồ ở Hàng Châu, chuyển về biệt thự bên hồ Đông ở Vũ Hán. Mao rất thích ở những nơi gần núi gần sông nước. Người xưa nói, trí giả cận sơn, nhân giả cận thủy. Mao nhận định mình là bậc trí giả cũng là nhân giả. Mặt nước hồ Đông mênh mông, vườn rừng xanh tươi. Mao thích ăn cá Vũ Xương. Từ năm 1956, Mao đã có thơ: Uống nước Trường Sa/ Ăn cá Vũ Xương/ Vượt sóng Trường giang/ Nhìn cơ ngơi Sở…

Mao sống suốt ba tháng căng thẳng ở Hàng Châu. Lúc ra đi, Mao không quên đem theo Dương Lệ Thanh, cô ý tá mát-xa người đồng hương. Trương Dục Phượng rất vâng lời, rất ngoan ngoãn, chỉ cần Dương Lệ Thanh vào phòng làm việc của Mao, Trương Dục Phượng tự giác lui ra ngoài, không hề ghen, bởi vậy rất thân với Dương Lệ Thanh, coi nhau như hai chị em. Cô biết, dù Mao có mê say cô gái nào thì cũng không bền. Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày, Mao không thể rời Trương Dục Phượng. Tất nhiên, cô cũng có chút lo lắng, Dương Lệ Thanh rất máu, là yêu tinh, anh nào trông thấy cũng muốn giành bằng được, đang ở cái tuổi bẻ gãy sừng trâu, giống như một khối nam châm hút chặt Mao, nhưng xin đừng hút cạn sức lực của Mao!

Kì lạ là, từ ngày có Dương Lệ Thanh mát-xa, hàng ngày Mao vẫn làm chuyện kia, cơ thể Mao mỗi ngày như cứng thêm. Lâu lắm Trương Dục Phượng không nghe thấy Mao kêu đau lưng mỏi gối. Một hôm, nhân lúc Mao ngủ trưa, Trương Dục Phượng lặng lẽ kéo Dương Lệ Thanh về phòng mình, hỏi cô đã điều chỉnh sức khỏe cho Mao bằng cách nào. Lúc đầu, Dương Lệ Thanh không chịu nói. Về sau, thật nể tình, cô ta mới nói:

- Ngày nào cũng mát-xa cho Chủ tịch, tìm đúng huyệt vị, Mao “thông”… coi như xong. Lúc Chủ tịch phóng, có gì khó khăn không?

Trương Dục Phượng đỏ mặt, gật đầu.

- Có lúc không thể… một lúc sau, Chủ tịch làm biếng, bảo lên trên…

- Tuổi già, như thế là tốt lắm rồi. Sau này ít dùng thuốc chứ.

- Nhưng Chủ tịch đòi dùng. Chủ tịch có bạn là chuyên gia, cắt cho nhưng thang thuốc ngày xưa dùng trong cung đình.

- Dùng nhiều, bị nhiệt. Người ở độ tuổi bảy mươi, không thể cứng như thỏi sắt được.

- Không biết xấu! Đằng ấy vừa nói “thông” là gì?

- Đúng rồi, đàn ông cũng có lúc như đàn bà, đến tuổi thì dừng lại. Nhưng đàn ông có thể “thông”, có thể phục hồi, bảy mươi mấy tuổi vẫn còn chơi.

- Đằng ấy có rồi à?

- Chưa biết chừng… mấy hôm nay thấy nôn nao, muốn ăn chút gì chua chua, cay cay…

- Cẩn thận đấy. Lần đầu à?

- Đây là lần đầu. Trước đây đằng ấy làm thế nào?

- Chủ tịch đành cho mang bầu… Chủ tịch sợ lắm, là lãnh tụ của cả nước, là Chủ tịch Đảng, chỉ sợ ảnh hưởng… Chủ tịch bắt uống thuốc. Có lúc không có tác dụng, đành phải nhờ bác sĩ can thiệp.

- Chủ tịch cũng bảo tớ dùng thuốc, nhưng không tác dụng.

- Cơ thể đằng ấy thật tuyệt vời, hai tháng nay Chủ tịch chiếm trọn đằng ấy.

- Tớ cũng muốn sinh cho Chủ tịch… Đằng ấy biết không, một người con gái không thể để hết người này đến người khác chơi hoài hoài.

Nói xong, đôi mắt Dương Lệ Thanh đỏ lên. Mắt Trương Dục Phượng cũng đỏ lên.

- Đằng ấy phải cẩn thận, hai tháng nay tình hình có vẻ căng thẳng, Chủ tịch bận điều quân khiển tướng, rất có thể không muốn ai làm phiền.

- Tớ mặc kệ. nếu mang bầu, tớ sẽ xin nghỉ phép về đơn vị bộ đội… Dù sao cũng phải sinh, không thể đi phá thai. Sinh một hậu duệ của Chủ tịch thì thủ trưởng nào cũng phải nể.

Trương Dục Phượng lo thay cho Dương Lệ Thanh.

Có tiếng chuông điện treo trên tường, cả hai đều biết Mao đã dậy. Buổi chiều Mao còn làm việc với người phụ trách quân đội ở Vũ Hán, hai cô vội đi chuẩn bị.

Trương Dục Phượng nhớ rất rõ, Dương Lệ Thanh lại ở trong buồng của Mao ba đêm. Một tuần lễ sau, Dương Lệ Thanh nước mắt lưng tròng trở về Hàng Châu. Cô ta xin về. Hình như cô mong sau khi sinh một long tử sẽ được về bên Mao. Một người dù vĩ đại đến đâu cũng không dám không nhận giọt máu của mình.

Mao bảo Trương Dục Phượng đưa cho Dương Lệ Thanh hai nghìn đồng làm tiền đi đường. Đó là khoản tiền trích từ nhuận bút “Mao Trạch Đông tuyển tập” in ra vô tội vạ. Tiền nhuận bút sách báo trong cả nước đều bị phế bỏ vì đấy là “đặc quyền của chủ nghĩa tư bản”, chỉ có nhuận bút “Mao Trạch Đông tuyển tập” phải trả cho tác giả không thiếu một xu, vì đó là đặc quyền của lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản. Toàn bộ nhuận bút của Mao đều giao cho Trương Dục Phượng, về sau Trương Dục Phượng cũng không biết có bao nhiêu tất cả. Mao rất coi trọng những đồng tiền do lao động mà có, dù một đồng cũng phải do Mao chuẩn chi, Trương Dục Phượng xuất tiền. Người đỏ mắt vì khoản tiền đó là Giang Thanh, bà ta nhiều lần hỏi dò Trương Dục Phượng Mao có bao nhiêu tiền nhuận bút? Trương Dục Phượng không dám tiết lộ. Vì Mao đã dặn, Giang Thanh chơi máy ảnh, mua toàn máy tốt của các nước, rất tốn kém, lấy của Mao mấy chục nghìn đồng, nếu bà ta có hỏi tiền nhuận bút thì cứ bảo nộp đảng phí cả rồi! Trương Dục Phượng cũng biết, đảng phí của Mao đã được khẩu trừ trong tiền lương hàng tháng của ông ta, ngoài ra không phải nộp khoản nào khác. Mao cũng thường cho người thân có hoàn cảnh khó khăn một trăm, hai trăm, một vài nghìn. Bản thân Mao không phải chi tiêu gì, ăn mặc, đi lại đều được nhà nước bao trọn gói. Thuốc lá là của tỉnh ủy Vân Nam biếu; uống trà Long Tỉnh của tỉnh ủy Triết Giang biếu, tỉnh ùy Giang Tô biếu trà Bích La Xuân; thịt hun khói, đậu phụ cay là của tỉnh ủy Hồ Nam và Tứ Xuyên cung cấp; trái ngon bốn mùa là của các nơi trong cả nước ùn ùn dâng biếu. Một đảng mới có một chủ tịch, một lãnh tụ vĩ đại, ông già Mao có thể ăn được bao nhiêu? Tất nhiên không ăn bao nhiêu. Đặc sản của các nơi trong nước lại đem phân chia cho người khác. Các vị lãnh dạo trung ương đều nhận được các loại đặc sản, phu nhân các vị lãnh đạo lại nhờ thư kí phụ trách sinh hoạt đem biếu lẫn nhau. Nhiều lần Mao cười nói, vẫn là chế độ cung cấp! Thời kì đầu giải phóng, cái gì cũng học Liên Xô, sửa đổi chế độ tiền lương, đặt ra mấy chục bậc, lại còn phu cấp chênh lệch mấy chục khu vực, có đến hơn một nghìn mức lương khác nhau. Một sự việc vốn rất đơn gỉan bỗng trở thành mấy chục nghìn đầu mối, phức tạp vô cùng!

Lai nói về Dương Lệ Thanh sau khi đi, Trương Dục Phượng không còn biết tin tức gì của cô. Cũng từ đấy không nghe thấy Mao nhắc nhở gì. Đi là đi, đi coi như xong, bị quên biệt. Thân thiết như chị em, trong một thời gian dài Trương Dục Phượng vẫn chưa quên Dương Lệ Thanh. Liệu ngôi sao sáng trên bầu trời có biến mất được không? Hay là bị hủy diệt?

Một cô y tá mặc quân phục lại đến mát-xa cho Mao. Cô này họ Vu, trẻ hơn Dương Lệ Thanh, cũng đẹp hơn. Trương Dục Phượng hơi giật mình, chỉ nghe nói Hồ Bắc hồi xưa có Vương Chiêu Quân, không ngờ ngày nay lại có một cô gái tuyệt sắc như thế này.

Trương Dục Phượng cũng rất thân với cô gái họ Vu. Cô Vu ở Đoàn văn công bộ đội, nhà bên bờ Tam Hiệp, Trường Giang, đúng là quê hương của Vương Chiêu Quân.

Mao rất thích cô gái này, thích chuyện trò vui cười với cô ta, còn đặt cho cô ta biệt danh “Cá Vũ Xương” (1). Cô gái tỏ ra căng thẳng, hay đỏ mặt, không có kinh nghiệm trong công tác và sinh hoạt.

“Cá Vũ Xương” không vâng lời, không biết công việc. Trương Dục Phượng hai lần thấy cô này chạy vùng ra khỏi phòng ngủ của Mao, đứng khóc bên góc tường. Người của bệnh viện quân đội đến, đưa cô ta đi. Từ đấy cũng không có tin tức gì.

Mao rất bực mình, gọi bí thư tỉnh ủy đến, mắng cho một trận, suốt cả đêm Mao không sao ngủ được. Lúc Mao trừng mắt chửi mắng ai đó, trông thật dễ sợ. Mao chửi mắng phần đông là quan văn, không chửi mắng quan võ bao giờ. Đặng Tiểu Bình, Liêu Thừa Chí, Dương Thượng Côn đã từng bị Mao chửi mặng thậm tệ, các vị này phải cúi đầu, nhận tội, trông thật đáng thương.

*

29. Trương Dục Phượng được thăng chức

*

Từ năm 1972 đến năm 1975, Đảng Cộng sản Trung Quốc ờ vào hậu kì Cách mạng văn hóa, suốt bốn năm ròng, Mao Trạch Đông luôn ưu tư suy nghĩ, lúc tả lúc hữu, tinh thần trong tình trạng rối ren, khốn đốn. Mao không thể tung hoành dọc ngang, hô phong hoán vũ, thét ra khói nói ra lửa. Mao đã gần bát tuần, nói năng thều thào không còn rõ ràng, viết thì tay run. Mao tự nhận mình có cái “kiêu khí” của tuổi già cao quí. Lão già, lão già, Mao đúng là một lão già, tính cách nghịch ngợm như trẻ con: buổi sáng ngủ dậy không chịu rửa mặt súc miệng, không chịu đeo răng giả; buổi tối trước khi đi ngủ không chịu tắm táp, thay áo quần.

Trương Dục Phượng cứ phải nhẹ nhàng khuyên bảo, mặc cho Mao bộ đồ Tôn Trung Sơn màu ghi nhạt. Có lúc Mao còn không chịu ăn, không _____________

(1) Trong tiếng Trung Quốc, vu (họ Vu) và cá (ngư) đồng âm Wu. ND

chịu uống thuốc, Trương Dục Phượng cũng phải ngon ngọt dỗ dành. Buổi tối Trương Dục Phượng cũng phải tháo hàm giả cho Mao, cởi áo quần, tắm rửa, lau người cho Mao, dìu Mao lên giường. Mao đòi Trương Dục Phượng cũng phải cởi bỏ áo quần, ngủ với nhau một lúc, ngoài chuyện xoa bóp sờ nắn còn nữa không làm được gì. Mao thường thức suốt đêm, mỗi đên đánh thức Trương Dục Phượng và các nhân viên phục vụ dậy ba, bốn lần. Trương Dục Phượng mệt nhoài, người đẫm một hôi. Những nhân viên khác còn có thể thay phiên nhau ngủ, không ai thay được Trương Dục Phượng. Cũng có lúc Trương Dục Phượng phát cáu, đỏ mặt nổi nóng. Hình như Mao rất thích nhìn Trương Dục Phượng phát cáu, những lúc ấy Mao chỉ cười. Mao lấy làm thích thú, thì ra con người dịu dàng như vậy mà cũng có lúc cáu gắt.

Thị lực của Mao giảm nhiều, lại không chịu đeo kính. Trong đời Mao rất ghét những ai deo kính, có thể Mao cho rằng đằng sau cái kính kia đang ẩn chứa một âm mưu nguy hiểm nào đó. Trong ấn tượng của Mao, những người đeo kính như Trần Độc Tú, Cù Thu Bạch, Lí Lập Tam, Vương Minh, Bác Cổ, Trương Quốc Đào, Trương Văn Thiên, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kì, Lâm Bưu, vân vân, đều không có kết thúc tốt đẹp. Bởi vậy, những người làm việc bên Mao có rất ít người đeo kính. Vì thị lực kém, để đọc được “Nhân dân nhật báo”, tạp chí “Hồng kì” đều in riêng cho Mao một bản chữ to. Nhưng văn bản, tài liệu cần được Mao bút phê cũng phảỉ in thành một bản chữ thật to. Những sách mà Mao thích đọc như “Toàn tập thơ Đường”, “Chú giải từ thời Tống”, thậm chí những tiểu thuyết như “Thủy hử”, “Hồng lâu mộng”, cũng đều im riêng cho Mao một bản chữ to. Đều phục vụ lãnh tụ vĩ đại, Trung ương Đảng không tiếc một khoản chi nào cho Mao. Mao còn thích ngổi hút thuốc lá, đọc sách hoặc suy tư trên bồn cầu trong nhà vệ sinh rộng rái sáng sủa. Thời gian Mao ngồi trên bồn cầu chiếm chừng một phần ba thời gian ngủ. Nói ra, bạn đọc khó tin, có lúc Mao ngồi ăn ngay trên bồn cầu. Cho đến nay, nhà vệ sinh trong biệt thự Phong Trạch Viên nơi ở của Mao trong Trung Nam Hải, trước bồn cầu vẫn còn cái ghế, trên cái ghế đó vẫn còn dặt một tập sách cao chừng vài gang tay, cuốn để trên cùng vẫn còn mở ra.

Sau năm 1973, Mao đọc sách in chữ to đã thấy khó khăn, liền yêu cầu một cô thư kí chuyên đọc cho Mao nghe. Trương Dục Phượng chăm sóc ăn, ngủ cho Mao đã đủ bận, hơn nữa giọng nói Hắc Long Giang của cô quá nặng. Văn phòng trung ương phải tuyển một diễn viên ngâm thơ nhiều năm trong đoàn văn công, có giọng đọc truyền cảm, đến đọc thơ, tiểu thuyết cho Mao nghe. Nhưng văn bản, báo cáo bí mật, của Trung ương do Trương Dục Phượng đọc.

Một hôm, Trương Dục Phượng vào phòng làm việc của Mao thấy cô diễn viên xinh đẹp kia trên người không một mảnh vải che thân, đang ngồi trong lòng Mao, vừa đùa nghịch với Mao, vừa đọc báo cho Mao nghe. Trong thời kì Cách mạng văn hóa, các tờ “Nhân dân nhật báo” “Giải phóng nhật báo” và tạp chí “Hồng kì” vẫn thường đăng xã luận, truyền đạt chỉ thị của Mao và của Trung ương. Trương Dục Phượng là con gái nhà công nhân đường sắt, không quen nhìn cảnh các cô văn công yêu điệu, liền hầm hầm nhìn cô kia, bực tức lắm, bị Mao trông thấy. Mao đánh chó dọa chủ, nổi cơn thịnh nộ:

- Tôi không cần cô nữa, cút đi! Cút đi cho ta!

Chưa bao giờ Mao nổi nóng với Trương Dục Phượng như vậy. Trương Dục Phượng đành nín nhịn, nước mặt lưng tròng lui về phòng mình. Về đến phòng, cô thu xếp vài bộ áo quần, đẩy chiếc xe đạp do văn phòng Trung ương cấp để dùng, rời bỏ biệt thự Phong Trạch Viên, đi khỏi Trung Nam Hải, mượn một căn phòng chín mét vuông của một cán bộ cao cấp người đồng hương ở tạm. Văn phòng Trung ương nắm bắt ngay được chỗ ở này của Trương Dục Phượng.

Không có Trương Dục Phượng, sinh hoạt của Mao bị đảo lộn. Cô phục vụ mới đến rất đẹp, nhưng không biết thói quen sinh hoạt của Mao. Không tìm thấy áo quần, văn bản, sách bút, thuốc lá của Mao để đâu. Suốt ba ngày Mao chán nản, không còn cách nào, đành gọi vợ là Giang Thanh đến:

- Bà giúp tôi việc này. Tôi mắng cô Phượng, cô ấy tức mình, bỏ đi rồi. Bà đi gọi giúp cô ấy về cho tôi. Cứ nói, tôi mời cô ấy về. Tôi hết tức giận rồi, cô ấy cũng hết tức giận rồi chứ?

Rất ít khi Gang Thanh được Mao nhờ làm một việc gì, bà ta đồng ý ngay. Bà ta lên chiếc xe “Hồng Kí”, đi đón Trương Dục Phượng về. Hoàng hậu chính danh xuất chinh đi đón thứ phi. Giang Thanh đón được Trương Dục Phượng về cho Mao.

- Từ nay mình đừng tức giận đuổi cô ấy đi nữa nhé!

Bà ta đã là một lãnh đạo Đảng và Nhà nước, không còn để ý đến những sinh hoạt nhỏ nhặt của Mao.

Mao thấy Trương Dục Phượng bĩu môi như vẫn còn bực mình, liền kéo cô ta vào lòng.

- Cô đúng là hậu duệ của Trương Phi, tính nóng nảy quá.

Trương Dục Phượng bật cười, rồi lại khóc.

Mao ôm cô thật chặt vào lòng.

- Hai chúng ta chẳng ai xa được ai. Tôi đã nói rồi, không ai thay thế được cô. Tôi có thể không có bà Giang Thanh, không có Đường Văn Sinh, không có Chương Hàm Chi, không có Lư Hoạch, nhưng không thể không có cô. Hãy nói thật xem nào, cô có nhớ tôi không?

Trương Dục Phượng lau nước mắt, nước mũi vào ngực Mao.

- Em chỉ sợ, chỉ sợ buổi tối Chủ tịch muốn uống nước mà không có ai lấy.

Sau cơn sóng gió nho nhỏ, theo chỉ thị của Mao, Văn phòng Trung ương đề bạt Trương Dục Phượng từ chức vụ Thư kí sinh hoạt lên chức Bí thư cơ yếu của Bộ Chính trị, được hưởng chế đô đãi ngộ cấp bộ trưởng, về danh chính ngôn thuận giúp Mao quản lí hồ sơ, văn bản tuyệt mật, giữ tiền nhuận bút tác phẩm của Mao. Rất nhiều “chỉ thị mới nhất của Mao” cũng do Trương Dục Phượng truyền đạt cho Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và cả Bộ Chính trị trung ương Đảng. Như vậy, Trương Dục Phượng đã trở thành “phải tả”, cánh “phái hữu” hết sức kính nể, trở thành nhân vật quan trọng rất muốn lợi dụng.

*

30. Ái cơ cuối cùng của Bắc Kinh

*

Từ đầu tháng Tám năm 1958 đến ngày Chín, tháng Chín năm 1976, Trương Dục Phượng sống bên Mao mười tám năm một tháng. Tức là, từ mười tám tuổi đến ba mươi sáu tuổi, cô đã dâng hiến quãng đời đẹp nhất cho “lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông” suốt cả ngày và đêm, từ phòng làm việc đến phòng ngủ, từ tình cảm cho đến thân xác. Mao qua đời không lâu, báo chí Đài Loan đã đăng ảnh Trương Dục Phượng chụp chung với Mao, ngồi giữa là “hai mặt trời nhỏ”. Trương Dục Phượng trở thành nhân chứng quyền uy nhất trong đời sống chính trị đầy máu và sắt thép của Đại lục.

Trương Dục Phượng rất trung thành. Lúc Mao còn sống, cô ta trung thành với Mao. Mao chết, cô cố gắng trung thành với Trung ương Đảng.

Nhưng Trung ương Đảng không căn cứ sự thật cô đã suốt mười tám năm sống bên Mao để xác định vị trí hôn nhân. Trung ương Đảng có cái khó của Trung ương Đảng. Luật hôn nhân đã qui định rõ một vợ một chồng, làm thế nào để lãnh tụ vĩ đại lại có chế độ riêng một chồng nhiều vợ, hoặc một hậu nhiều phi? Vả lại, công nhận Trương Dục Phượng thì còn các “Dục Phượng” khác nữa thì sao? Không thể tạo tiền lệ. Sinh thời, Mao có máu thi nhân lãng tử, thích đi đây đi đó, người đẹp miền nam, mĩ nhân miền bắc nhiều vô kể, khác nào hoàng thượng, đế vương thời xưa? Thôi đi, thôi đi, vì uy tín lãnh tụ vĩ đại, lợi ích của toàn Đảng, những cô gái kia phải phục tùng lợi ích chung, phải giữ tuyệt đối bí mật cho Đảng, cho đất nước. Hơn nữa, hơn một tỉ thần dân không thể chấp nhận sự thật đó. Trong lễ viếng Mao, trong lễ truy điệu sau đó, Trương Dục Phượng không được đứng cùng với những người thân thuộc, họ hàng của Mao như: vợ là Giang Thanh, các con gái Lí Mẫn, Lí Nạp, con trai Mao Ngạn Thanh, con dâu Thiều Hoa, cháu trai Mao Tân Vũ; cô chỉ được đứng trong số hơn năm chục nhân viên y tế, nhân viên phục vụ Mao.

Trung ương Đảng nắm vững toàn cục, phân định rõ ràng. Trương Dục Phượng rất quan trọng đối với Trung ương, được coi là trọng điểm bảo vệ, quan trọng hơn cả báu vật quốc gia trong Cố Cung, là vật vô giá. Tại sao lại như vậy? Vì cô nắm giữ chìa khóa tủ bảo mật của Mao với ba tầng mật mã: năm chữ số theo chiều kim đồng hồ, bốn chữ số theo chiều ngược lại, rồi năm chữ số theo chiều kim đồng hồ.

Tủ bảo mật của Mao để những gì?

Có của riêng, có của chung. Có thể chia làm hai loại.

Đầu tiên là mười mấy cuốn sổ gửi tiền trong ngân hàng, số tiền này chủ yếu từ nguồn thu bốn “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Nói ra, xin bạn đừng giật mình: bốn cuốn “Mao tuyển”, tuyển tập theo chủ đề, tác phẩm chọn lọc, những lời dạy của Mao, tổng số còn nhiều hơn cả kinh thánh toàn thế giới, dự đoán thấp nhất có chừng bốn tỉ cuốn. Tuy nhuận bút ở Trung Quốc rất thấp, từ năm 1965 đến năm 1977 Trung Quốc xóa bỏ chế độ nhuận bút, riêng có Mao được hưởng nhuận bút. Số tiền nhuận bút của Mao là bao nhiêu, tin rằng Mao cũng không biết, ông ta cũng không có hứng thú biết số tiền nhuận bút của mình. Về kinh tế, cho đến khi chết Mao vẫn là kẻ tù mù. Trương Dục Phượng biết rõ con số đó, nhưng cô coi đó là khoản tiền thiêng liêng của Đảng và Nhà nước.

Sinh thời Mao không biết tiêu tiền, chỉ biết hưởng thụ. Ông cũng không cần tiêu tiền. Ăn ở, áo quần, đi lại, vui chơi … tất cả đều do nhân dân chu cấp. Ông ta không quên chế độ cung cấp, thứ gì cần là có, rất nhanh gọn. Về tiền nong, có lúc Mao vung tiền như đất, nhưng có lúc tiết kiệm chi li, mặc áo vá, nằm chiếu rách, tất nhiên ông ta nghĩ để sau này làm vật kỉ niệm, để trưng bày trong viện bảo tàng giáo dục thiên hạ.

Năm 1950, một người bạn học hồi còn ở Hồ Nam gửi thư muốn đến thăm Mao ở Bắc Kinh. Mao không quên bạn cũ, gửi cho bạn một lá thư ngắn: “Bắc Kinh như cái chợ, bạn đừng mất công đi xa, tôi gửi biếu bạn năm trăm đồng.”

Năm 1952, một người họ hàng xa tám cây sào với không tới ở Tương Đàm viết cho Mao một lá thư, nói ở nhà rất khó khăn. Mao không trả lời thư, chỉ dặn thư kí giử cho chính quyền xã sở tại bốn trăm đồng, nhờ chuyển cho người kia.

Có không ít thư loại đó gửi từ quê Tương Đàm, Hồ Nam đến Mao, lúc Mao mới vào ngồi trong cung điện, làm Chu Nguyên Chương, vẫn nhớ bạn ở quê. Mao nói với giọng Tương Đàm:

- Tôi đã lên thành phố làm quan rồi, vẫn nên giữ quan hệ với quê hương.

Năm 1960, Mao phát động “Đại nhảy vọt” và chống phái hữu, xảy ra trận đói khắp cả nước, các nơi người chết đói như rạ, Bắc Kinh cũng khan hiếm thực phẩm. Mao là kẻ gây ra nạn đó đó, nhưng lại không thiếu thứ gì. Mao cũng không quên Chương Sĩ Kiếm, người mà Mao tôn xưng là sư trưởng. Tháng nào Mao cũng mời Chương Sĩ Kiếm vào biệt thự Phong Trạch Viên trong Trung Nam Hải vui vẻ với nhau, ngoài ra còn cho Chương Sĩ Kiếm mỗi tháng một ngân phiếu một nghìn đồng. Khoản chi này kéo dài đến tận năm 1963 mới chấm dứt. Mao còn nhớ trả khoản nợ cũ: mùa Thu năm 1919, Mao định du học ở Pháp theo “Đoàn cần công kiệm học”. Nhưng khi đến Thượng Hải thì không còn tiền, mấy người bạn cùng quê Hồ Nam như Thái Hào Sâm, Hưởng Cảnh Dự, Lí Lập Tam, Hướng Thúc Vệ, Lí Duy Hán, vân vân, cùng gom tiền đi đường. Mao đến vay Chương Sĩ Kiếm, người đồng hương giàu có. Chương Sĩ Kiếm rất khảng khái, mở hầu bao, chi ra một tờ ngân phiếu trị giá hai vạn đồng Viên Thế Khải (1), để làm khoản tiền đi đường cho lớp con cháu đi du học. Vì có hai vạn đồng ấy mà vị nguên lão Quốc Dân đảng năm 1949 không đi Đài Loan, mà lên Bắc Kinh qui thuận triều đình mới. Đến năm 1960, Mao chuyển đổi hai vạn đông Viên Thế Khải sang Nhân dân tệ, có lãi suất hay không thì ta không cần biết.

Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, liên tiếp bị thiên tai, trong nước nội bộ liên miên đấu đá, kinh tế Đại lục suy thoái. Mao muốn làm lãnh tụ cách mạng thế giới, làm người đại diện cho thế giới thứ ba. Viện trợ cho cách mạng châu Á, châu Phi, châu Mĩ la tinh, trở thành nghĩa vụ quốc tế của thần dân cả nước. Mỗi lần Thủ tướng Chu Ân Lai đưa Mao

thông qua bản ghi các khoản viện trợ quốc tế, Mao thường thêm một số không vào sau mỗi khoản, một trăm năm mươi nghìn chữa thành một nghìn năm trăm, hai trăm nghìn thành hai mươi nghìn, ba trăm nghìn thành ba triệu, khiến cho Chu Ân Lai toát mồ hôi trán, thầm kêu khổ không ai thấu. Nhưng mỗi chữ “chỉ thị tối cao” của lãnh tụ vĩ đại cứ thế mà làm. Tháng Chín năm 1972, Trung Quốc chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Tanaka dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Nhật Bản thăm Trung Quốc, nghe nói đã chuẩn bị bốn mươi triệu để bồi thường chiến tranh, Chu Ân Lai báo cáo với Mao. Mao tỏ ra sốt ruột phẩy tay:

- Cần gì phải bồi thường chiến tranh? Người Nhật không xâm lược Trung Quốc, chúng ta đã để Tưởng Giới Thạch nhận từ lâu rồi, chúng ta đã nói với những người bạn trong Đảng Quang minh, Đảng Xã hội, là cộng sản chúng ta cảm ơn chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Mùa Xuân năm 1972, tại huyện Bổ Điền, tỉnh Phúc Kiến có một giáo viên trung học tên là Lí Khánh Lâm, thời kì đầu cách mạng văn hóa đã đứng

__________

(1)Tiền của Tổng thống Viên Thế Khải phát hành – ND

lên chống lại phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, về sau phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thắng thế, anh giáo viên này bị qui là “đầu trâu mặt ngựa”, bị phòng giáo dục đuổi việc, về lao động ở nông trường, cả nhà không có ăn. Anh này thông qua mối quan hệ đặc biệt, khó khăn lắm mới gửi được một bức thư lên đến tay Mao. Mao gửi thư trả lời: “Đồng chí Khánh Lâm, đã nhận được thư. Cả nước nhiều vấn đề như thế này lắm. Hãy chờ giải quyết chung. Gửi đồng chí hai trăm nhân dân tệ, tạm thời đong gạo cho gia đình.”

Mùa Xuân năm 1976, Mao nằm trên giường bệnh, bà Giang Thanh vừa khóc vừa kêu la, hỏi Mao lấy hai chục nghìn đồng. Mao cũng thương, phải chảy nước mắt. Trước kia, Giang Thanh lấy tiền để mua máy ảnh, thỉnh thoảng lại lấy của Mao bốn, năm nghìn, bị Mao mắng ‘chơi nhiều đâm hư”. Đây là lần cuối, nhưng lại lấy của Mao một khoản lớn nhất.

Ngoài những khoản tiền Mao tích góp, trong tủ bảo mật còn có những tài liệu tuyệt mật của Đảng và Nhà nước. Từ ngày Đảng nắm chính quyền đến nay, cán bộ từ cấp Bộ Chính trị viết kiểm điểm, thư cam kết, bản nhận tội, các bản xin tha tội, báo cáo mật đều có trong tủ này.

Những văn bản tuyệt mật ấy đúng là bảo bối, đại diện cho phẩm chất, nhân cách của các vị lãnh đạo. Đối với những người đã chết như Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Khang Sinh thì không còn gì nguy hiểm nữa. Đối với những người còn sống, như Giang Thanh, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân … sẽ là những sự đe dọa về mặt chính trị. Nói không quá, ai nắm được những tài liệu tuyệt mật đó sẽ là những sát thủ chính trị cho đến khi chết, sẽ là người có đại quyền không chế các nhân vật lớn trong Đảng, Chính quyền, quân đội.

Trương Dục Phượng bỗng chốc trỏ thành nhân vật vô cùng quan trọng của Đảng.

Người đầu tiên gây sự là Giang Thanh, vợ của Mao. Vì bà ta đã có âm mưu, ít nhất có hai tài liệu có thể gây tai họa cho bà ta nằm trong tủ bảo mật kia. Thứ nhất là bản kiểm điểm của bà ta viết hồi cuối năm 1974 gửi Chủ tịch Trung ương Đảng và Bộ chính trị, thanh minh bà ta không tổ chức “bè lũ bốn tên” không có trong “nhóm Thượng Hải”. Bản thứ hai, tháng Mười năm 1975, Khang Sinh (vị đại sư mà bà ta tôn kính suốt nửa cuộc đời) trước khi chết đã gửi cho Mao băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa bà ta và gián điệp Quốc Dân đảng.

Giang Thanh, với danh nghĩa là vợ Mao, yêu cầu được thanh lí tài sản riêng của Mao, đòi lấy chìa khóa và mật mã tủ bảo mật. Tất nhiên, không phải bà ta chỉ cần hai tài liệu kia, cần hơn là những bí mật xấu xa của những đối thủ. Trương Dục Phượng nói với bà ta, tất cả những gì Mao để lại đều là tài sản quí báu của Đảng và Nhà nước, muốn thanh lí phải được phép của Chủ tịch Hoa Quốc Phong, có văn bản của Trung ương, Cục bảo mật cử người đến tiến hành thu gom. Giang Thanh nổi nóng, ngay cả một cô hầu không danh chính ngôn thuận mà cũng dám chống lại bà ta. Bà hận một nỗi không xông đến cho cô ta vài cái tát. Nhưng bà ta cố nhịn. Bà biết, sự việc này rất quan trọng, nếu tát chỉ có thể bõ tức, nhưng sự việc thì vẫn thế.

Giang Thanh lập tức gọi điện cho Chủ tịch Hoa Quốc Phong, yêu cầu Hoa Quốc Phong ra lệnh để Trương Dục Phượng giao lại chìa khóa và mật mã tủ bảo mật của chồng bà ta. Hoa Quôc Phong yêu cầu bà ta hãy bình tĩnh, để ho nói chuyện với Trương Dục Phượng. Vậy là Trương Dục Phượng sang một phòng khác nói chuyện qua điện thoại với Hoa. Trương Dục Phượng xụt xịt nói, không thể giao, trong tủ bảo mật ngoài tiền của Mao ra còn có hàng loạt bản kiểm điểm của các vị ủy viên Bộ Chính trị, có nhiều thư tố giác. Thời kì đầu Đại cách mạng văn hóa, các vị lãnh đạo trung ương phê phán, vạch khuyết điểm của nhau, ai cũng có sai lầm, nếu để lộ ra thì không còn thể thống nào nữa.

Hoa Quốc Phong gọi điện cho Giang Thanh, thông báo cho bà ta biết, tất cả những gì Mao để lại, gồm tiền nong và tài liệu sẽ do Cục Bảo mật Trung ương quản lí, bất cứ ai cũng không được đụng đến. Đó là kỉ luật của Đảng. Giang Thanh vô cùng tức giận, khóc lóc kêu gào qua điện thoại:

- Chủ tịch chết còn nằm đấy, vậy mà các người đối xử với người chết thế ư?

Giang Thanh khóc lóc một tiếng đồng hồ, không chịu đặt máy điện thoại xuống. Hoa hết lời khuyên nhủ bà ta, cuối cùng ông ta cũng nổi cơn điên, nói:

- Đồng chí Giang Thanh, Mao Chủ tịch là Chủ tịch của toàn Đảng, toàn dân, là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, không phải là chuyện riêng của gia đình đồng chí.

Chỉ ít lâu sau, sáng sớm ngày Sáu tháng Mười, Giang Thanh cùng những chiến hữu của mình - Vương Hồng Văn, Phó Chủ tịch Đảng; Trương Xuân Kiều; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; Diêu Văn Nguyên, Ủy viên Bộ Chính trị; Mao Viễn Tân, cháu của Mao, Chính ủy quân khu Thẩm Dương, vân vân, bị bộ đội Trung Nam Hải bắt giữ, tống giam, cách li để điều tra. Giang Thanh không còn đòi Trương Dục Phượng phải giao nộp chìa khóa và mật mã tủ bảo mật của Mao.

Nhưng, trong tủ bảo mật của Mao có nhiều tài liệu liên quan đến những bí mật của các vị nguyên lão trung ương, những tài liệu đe dọa sinh mệnh chính trị của các đại nhân vật như, Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Lí Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Vương Chấn, Bạc Nhất Ba, những tài liệu tuyệt mật dẫn đến việc Hoa Quốc Phong bị hạ bệ sau đấy ít lâu, những hiểm họa chôn vùi Hồ Diệu Bang mười năm sau đấy. Đó là chuyện về sau.

Trung ương Đảng biết Trương Dục Phượng nắm được rất nhiều bí mật của Đảng, đợi cho cô trao chìa khóa và mật mã tủ bảo mật của Mao cho Cục bảo mật, cô bị đưa ra khỏi chức vụ Bí thư Cục Cơ yếu của Bộ Chính trị, cho cô hưởng chế độ thứ trưởng của Chính phủ. Ít lâu sau, do yêu cầu của công trác bảo mật, Trung ương lặng lẽ bố trí cho cô ở trong một căn biệt thự cách biệt với thế giới bên ngoài ở Thượng Hải, làm một “Hạ Tử Trân thứ hai”. Năm đó, Giang Thanh rất sợ phải làm một “Hạ Tử Trân thứ hai, bà ngồi vững trên cái ghế của chồng, chồng chết phải vào tù, vào nhà tù Tần Thành. Đúng là ma sai quỉ khiến, đến lượt Trương Dục Phượng, một cô gái Hắc Long Giang làm “Hạ Tử Trân thứ hai”.

Mùa Thu năm 1980, tòa xét xử “bè lũ bốn tên chống Đảng” gồm Vương Hồng Văn, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Trương Dục Phượng được đưa về Bắc Kinh, vạch rõ những tội trạng của Giang Thanh và làm người làm chứng, xuất hiện trước tòa.

Lúc bấy giờ Trương Dục Phượng rất ngây thơ cho rằng, Giang Thanh bị kết tội sẽ không được làm vợ Mao, cô đề nghị với Trung ương Đảng cho cô và hai đứa con có cơ hội được chính danh ngôn thuận là vợ con của Mao. Cô gửi cho Trung ương ba lá thư, yêu cầu được người có trách nhiệm tiếp.

Hoa đào hữu ý, nước chảy vô tình. Lúc ấy, cái ghế Chủ tịch của Hoa Quôc Phong đang bị lung lay, đại quyền của Đảng, Chính quyền và quân đội đã lọt vào tay Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang. Hồ Diệu Bang rất giỏi nói chuyện, tỏ ra đồng ý với số phận của Trương Dục Phượng và con. Vấn đề cuối cùng là bàn tay Đặng Tiểu Bình, Đặng nói:

- Loại người ấy rất nhiều. Chúng ta không thể tính hết Trương Dục Phượng này, Trương Dục Phượng khác, đừng làm chuyện tiền lệ. Đồng chí Quách Mạt Nhược sau khi chết cũng có rất nhiều cô gái đưa con đến yêu cầu này nọ. Tất cả đều không chấp nhận.

Con đường thoát thân của Trương Dục Phượng đã bị Đặng Tiểu Bình chặn lại. Hồ Diệu Bang còn có chút tình cảm, cảm thấy phải nói chuyện, làm công tác tư tưởng cho Trương Dục Phượng. Cố gắng nối lại hôn nhân của Trương Dục Phượng với người chồng cũ, làm một người bình thường. Cô mới bốn mươi tuổi, bản thân có tội tình gì đâu? Ấy là Mao cần cô trong mười tám năm trời.

Người thay mặt Hồ Diệu Bang nói chuyện với Trương Dục Phượng là Phùng Văn Lâm, Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Phùng Văn Lâm xuất thân là một trí thức, là thượng cấp cũ của Hồ Diệu Bang, sau năm 1949 là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản, Hồ Diệu Bang là Bí thư thứ hai. Về sau ông này được điều về làm Bí thư thành phố Thiên Tân, Hồ Diệu Bang mới có cơ hội lên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Mấy chục năm qua, quan hệ hai người vẫn rất thân thiết. Năm 1981, trong Hội nghị lần thứ Mười một, Ban chấp hành trung ương khóa Sáu, Hồ Diệu Bang làm Chủ tịch Đảng thay thế Hoa Quốc Phong (Ít lâu sau, Đảng xóa bỏ chế độ Chủ tịch, Hồ Diệu Bang làm Tổng bí thư), liền điều bạn cũ là Phùng Văn Lâm về làm Chánh văn phòng Trung ương.

Phùng Văn Lâm gặp và nói chuyện riêng với Trương Dục Phượng, nhưng lại động lòng thương hoa tiếc nguyệt. Năm ấy Trương Dục Phượng mới bốn mươi, có nước da trắng, đôi mắt to và sáng, vẫn còn hương sắc, ngon lành lắm. Cô gái vùng Mẫu Đơn Giang sống với Mao qua tuổi trung niên. Còn Mao từ tuổi trung niên đến những năm cuối đời, thưởng ngoạn không biết bao nhiêu là quốc sắc thiên hương, hưởng không biết bao nhiêu cá nước chim trời. Trẻ có, trung niên có, người miền Bắc có, người miền Nam có, phần lớn chỉ vui thú một vài đêm, chỉ có Trương Dục Phượng kéo dài suốt mười tám năm trời, Mao không bỏ, không chán. Chắc chắn trên người cô có sức hấp dẫn đặc biệt nào đấy.

Thời trai trẻ, Phùng Văn Lâm là một tài tử phong lưu, lúc này không kìm nén nổi cái cuồng nhiệt thời trẻ. Trong lúc Trương Dục Phượng nước mắt đầm đìa, không nơi nương tựa, cái vẻ đáng thương xúc động lòng người, thổ lộ nỗi khổ đau của lòng mình với Phùng Văn Lâm. Phùng Văn Lâm đang là đại diện của Trung ương Đảng, chú ý đến sức hấp dẫn đặc biệt trên con người Trương Dục Phượng đã làm cho Mao suốt bao nhiêu năm không chán, không ghét, chắc hắn phải là vô cùng vô tận lắm.

Trương Dục Phượng vẫn khóc lóc. Phùng Văn Lâm đồng ý ra sức giúp đỡ cô, để cô và những đứa con được hưởng quyền lợi hợp pháp, đồng thời nói với cô, tất cả đều do Trung ương quyết định. Chắc chắn Trung ương sẽ thực sự cầu thị, tôn trọng sự thật khách quan. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lí, hai đứa trẻ là máu thịt của Mao. Tất nhiên, Trung ương có cái khó của Trung ương. Trước hết, Trung ương phải xét đến đại cục, xét đến các nhân tố bảo đảm đoàn kết chung. Sự việc phải chia ra từng bước để giải quyết, đầu tiên điều Trương Dục Phượng về Bắc Kinh, sắp xếp cho cô được hưởng tiêu chuẩn cấp thứ trưởng về mặt chính trị và sinh hoạt, như vậy có được không? Văn phòng đứng ra bố trí để cô được ở trong một căn hộ cấp thứ trưởng, như vậy có được không? Đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, khóc làm người khác phải thương tâm.

Trương Dục Phượng con người tao nhã, khiến ông Chanh văn phòng Trung ương cảm kích vô cùng. Ông đã gặp được một con người tốt. Sống trong Trung Nam Hải gần hai chục năm trời, Trương Dục Phượng biết Chánh văn phòng Trung ương quyền lực to đến mức nào, bản thân là một cô gái yếu đuối, nay gặp được người tốt, không biết lấy gì đền đáp. Mao chết, Trương Dục Phượng không còn tiếp xúc với người đàn ông nào khác. Bởi vạy, trong quá trình nói chuyện, bất giác Phùng Văn Lâm nắm lấy tay Trương Dục Phượng, cô không rụt lại; Phùng Văn Lâm giúp cô lau nước mắt, cô cũng để yên; những ngón tay của Phùng Văn Lâm lùa vào tóc Trương Dục Phượng, cô cũng không né tránh. Rồi Phùng Văn Lâm ôm lấy cô, cô như vừa đẩy ra vừa không. Người đúng là loài động vật dễ động tình, mà Trương Dục Phượng lại như bức thành bỏ ngỏ không người canh giữ.

Sau đấy, Phùng Văn Lâm thỏa mãn lòng hiếu kì, chơi ngay với ái cơ đáng yêu của lãnh tụ vĩ đại suốt nhiều năm trời, ông ta rất ân hận. Ông biết mình đã gây nên họa lớn, đụng đến tiên hoàng ái cơ mà bản thân tuyệt đối không nên đụng đến.

Trương Dục Phượng vào ở một chiêu đãi sở nhỏ của văn phòng Trung ương, chờ đợi suốt ba tháng trời. Phùng Văn Lâm không dám lộ mặt. Bắt đầu chỉ gọi điện thoại cho nhau, về sau điện thoại cũng không gọi. Trương Dục Phượng không biết rằng mình đã bị lừa dối. Trong Trung Nam Hải cũng có những kẻ đểu cáng. Cô rất tực giận, gửi cho Ban Kiểm tra – kỉ luật trung ương một bức thư tố cáo, chỉ đích danh, phản ánh việc Phùng Văn Lâm lợi dụng lúc nói chuyện đã làm trò đồi bại.

Đó là một sự việc không lớn không bé, nhưng cũng lớn cũng bé, dở khóc dở cười. Ở góc độ lớn, sự việc liên quan đến thể diện, uy tín của Trung ương; nhìn từ góc độ nhỏ, chỉ là tác phong sinh hoạt của cá nhân Phùng Văn Lâm. Ủy ban kiểm tra – kỉ luật Trung ương biết quan hệ giữa Phùng Văn Lâm và Tổng bí thư Hồ Diệu Bang. Họ chuyển lá thư của Trương Dục Phượng cho Hồ Diệu Bang xử lí. Hồ Diệu Bang đọc thư, tức giận suốt nửa ngày không nói một lời. Cái nhà ông Phùng Văn Lâm này thật không ra sao, gây nên chuyện rắc rối khó xử, khiến cho Hồ Diệu Bang không biết phải làm thế nào. Nếu chuyện đến tai Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, biết phải ăn nói thế nào? Có người đã tố cáo, từ ngày Hồ Diệu Bang lên làm Tổng bí thư đã đề bạt, trọng dụng nhiều người của Trung ương Đoàn. Chuyện lớn thành chuyện nhỏ. Xưa nay Hồ Diệu Bang làm việc rất thoải mái, giải quyết dứt khoát. Trước tiên phải đình chỉ chức vụ Chanh văn phòng Trung ương của Phùng Văn Lâm, tránh đòn của mọi người. Ông bắt Phùng Văn Lâm phải làm kiểm điểm, nhận lỗi.

- Anh Lâm, anh đã giúp tôi trong công việc. Anh có chuyện gì với phụ nữ không? Việc gì cứ phai đụng đến cô Trương Dục Phượng? Đó là người của Mao để lại, là quí phi, vậy mà anh dám đụng đến? Anh có nghĩ chuyện sẽ phiền phức đến mức nào không?

Phùng Văn Lâm mất chức Chánh văn phòng Trung ương. Được sự giúp đỡ của Hồ Diệu Bang, ông ta được điều về làm Phó hiệu trưởng Trưởng Đảng cao cấp, qua đời sau đó ít lâu, hưởng thọ sáu mươi chín tuổi.

Hồi ấy, trong Trung Nam Hải truyền nhau câu chuyện cười: hồn Mao rất thiêng, ai đụng đến tấm thân ngọc ngà của Trương Dục Phượng, chắc chắn sẽ sớm đi gặp cụ Marx.

Trung ương Đảng vì lợi ích chung, vì đại cục chính trị, không trao chính danh cho Trương Dục Phượng và những đứa nhỏ. Trương Dục Phượng được ở trong một tòa nhà công vụ cao cấp kín cổng cao tường, sống cách biệt với thế giới, không lo gì đến chuyện ăn mặc, là một vật hi sinh cho chế độ phong kiến đương đại, làm vật tùy táng sống của Mao Trạch Đông.

Rất mong Trương Dục Phượng là ái cơ cuối cùng của Bắc Kinh.

Tháng Mười, năm 1989
HẾT