Sinh thời, cứ mỗi độ xuân về Bác Hồ lại đi đến một số địa phương để trồng cây. Bác trồng cây ở công viên, ở hải đảo,ở đồi hoang, ở thôn xóm và ra lời kêu gọi toàn dân hãy hưởng ứng “tết trồng cây” và bác làm thơ:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Lời nói của Bác và hành động thiết thực của Bác thật ý nghĩa biết bao và nhân văn biết bao.Từ đó đến nay lời kêu gọi của Bác đã luôn được nhân dân hưởng ứng,Hàng vạn hec ta đất đồi trọc hoang hóa đã được phủ xanh mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và môi trường trong lành cho chúng ta. Vậy mà một “bộ phận không nhỏ” trong giới lãnh đạo từ trung ương tới địa phương lại lợi dụng lấy việc trồng cây để “lưu danh tên mình và gia đình mình” ở những nơi chùa chiền , đình ,đền, danh thắng , di tích lich sử , hoặc thờ cúng danh nhân bằng việc “trồng cây lưu niệm”,ngay trước sân và cổng hoặc trong khuôn viên, hoăc bên bậc thềm những di tích thiêng liêng ấy và khắc tên vào bia đá hay cắm biển dưới gốc cây rằng “Đây là cây đa, cây đề, cây lộc vừng, cây nọ cây kia của đồng chí , của ông bà R, P,Q D… là ủy viên là bí thư là nguyên TBT là phó chủ tịch tỉnh , huyên, là chủ tịch hội đồng,là hội nọ, hội kia..v..v..cứ chi chit, chằng chịt những cái cây khẳng khiu chen nhau đứng không theo một thứ tự cung bậc nào trông đến rối cả mắt.toàn các cây của các quan trồng. Không biết họ trồng cây ở đây mang lại ích lợi gì cho dân cho nước? sao họ không về quê mà trồng để hưởng ứng tết trồng cây của Bác?mà cứ thích trồng ở những nơi “thiêng liêng” này?chắc là họ trồng cây để xin tài, xin lộc .xin thăng quan tiến chức, hay để khoe mẽ với khách thập phương rằng “TA” đã đến đây để tri ân với Tiên tổ?. Tôi có thể khẳng định những cái cây “lưu niệm” ấy không hề có ý nghĩa thiết thực nào cho xã hội,và càng không phải “Làm theo lời Bác”. Những cái cây ấy không hề làm đẹp thêm di tích mà có phần còn “hỗn xược” với cha ông! ở đền thờ NGuyễn Trãi một danh nhân , một nhà thơ lớn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, vậy mà mái đền của vị danh nhân ấy lại bị “đè” xuống bởi cái cành đa của một đồng chí lãnh đạo tỉnh cứ như muốn”khoác vai” làm “bạn” với NGuyễn Trãi cho oai chăng? Rồi trước cửa đền Mẹ Âu Cơ, khi các du khách bước vào thì đã thấy mấy cái cây “lưu niệm” của vị phó nọ,trưởng kia ở TW và địa phương án ngữ thật phản cảm, người ta vào chùa , vào đền để lễ thần , lễ thánh lễ phật chứ đâu vào danh thắng để ngắm mấy cái cây “háo danh” kia! Mà thực chất mấy vị ấy có tự tay đào đất , vác cây đến trồng đâu, họ toàn thuê người mua cây hoăc mấy anh “ninh thần” mang cây đến để “Biếu”, lấy thành tích “dâng lên” cho quan vui lòng.Qua việc này, quả thật thấy “quan trí” của ta quá kém, đó là hành vi xâm phạm thô bạo vào danh thắng, làm mất đi vẻ đẹp văn hóa và nghiêm trang của nời thờ cúng thánh thần.những kiểu háo danh này cần được chấm dứt, đề nghị Bộ Văn Hóa Thể thao và du lịch nên có một qui định cụ thể.Còn vị quan chức nào đến viếng đền chùa, danh thắng muốn “công đức” bằng trồng cây lưu niệm thì Bộ VHTT DL nên hướng dẫn địa phương có danh thắng hãy dành một khu đất ở phía sau di tích hoặc cách xa khuôn viên đình đền hoặc chùa mà trồng cây tạo ra một quần thể cây xanh thực sự chứ đừng để các quan cứ tự tiện muốn làm gì thì làm, các cái tên khắc trên bia đá hoặc trên biển gỗ cắm ở gốc cây kia cứ nằm chềnh ềnh trước mặt thần thánh thì thật chướng vô cùng, bởi những cái tên các ông quan nhất thời ấy nào có danh giá gì với núi sông?