Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ô Sin

Nguyễn Chính Viễn
Thứ hai ngày 14 tháng 7 năm 2014 3:45 PM


                  Truyện

Như vậy, ông Thịnh – Nguyễn Trường Thịnh lon Đại tá, đã làm xong thủ tục về hưu, trong đầu ông đã vạch ra một chương trình kế hoạch có thể nói là hoàn hảo có tính khả thi cao và rất chi tiết là về nhà sẽ cùng vợ sửa sang và nâng cấp ngôi nhà cho khang trang một chút, sẽ giành ra mấy mét vuông kê bộ bàn ghế  mua ở thị xã Bắc Ninh, làm phòng uống nước tiếp khách một thể, làm thêm một gian công trình phụ bếp núc vệ sinh khép kín, vì tuổi già đêm hôm không được ra sân gặp luồng gió độc thì gay go cho tuổi già. Mảnh đất trước nhà ông sẽ san cho băng phẳng lát gạch để một số chậu hoa và cây cảnh mà ông ưa thích. Mảnh đất đầu nhà ông sẽ tạo thành một vườn rau sạch, mùa nào thức ấy : rau cải, xu hào, mồng tơi, rau đay, một số rau thơm húng, tía tô, diếp cá…người ta bảo đấy là những loại thảo dược ăn vào sẽ tiêu độc . Ông đã cảm thấy thích thú và phấn chấn. Nhưng ông có biết đâu rằng lúc ông đang nghĩ thì vợ ông đang nằm viện vì bị tai biến mạch máu não. Sở dĩ ông không biết vì theo yêu cầu của bà, bà cấm các con không được báo cho bố là bà ngả bệnh tai ác này.
Mãi đến khi về đến đầu làng,ông mới biết sự thể là vậy. Ông đã thở dài và nghĩ thế là kế hoạch ông đặt ra sẽ không thể thực hiện được rồi. Ông đã nghĩ về người vợ chung thủy hiếu nghĩa của mình. Ông cũng phải nhận rằng vợ ông là một phụ nữ đảm dang duyên dáng tuyệt vời. Hai người đều là những học sinh tốt nghiệp cấp III trường huyện- thời đó cả huyện mới có một trương cấp III, họ quyết đinh đến với nhau khi chàng trai tên Thịnh xung phong lên đường đi đánh Mỹ…Vì có trình độ văn hóa, nên hết thời gian nghĩa vụ ông được đi học trường sĩ quan luôn và bây giờ trở thành vị đại tá pháo binh và nay về hưu. Vợ ông ở nhà tích cực tham gia công tác Xã hội, công tác phụ nữ huyện. Sau những lần được tranh thủ qua nhà, ông bà đã có hai người con một trai một gái, Ông rất tự hào có người vợ rất mực yêu chồng quý con, và là người con dâu thảo hiền của gia đình đã hết lòng chăm sóc mẹ già cho ông.. Là người mẹ của hai đứa con, bận bịu công tác xã hôi nhưng bà rất quan tâm đến sự học hành của các con, cho nên tuy gia cành thiếu bàn tay của người đàn ông, hai đứa con thực sự vẫn lớn nhanh như thổi và là  niềm tự hào của ông, vì đều được học hành đến nơi đến chốn, nay đều đã thành danh. Đứa con trai là kỹ sư khai thác Mỏ, đang giữ cương vị Phó giám đốc Công ty kiêm bí thư Đảng ủy của một công ty than vào loại lớn. Vợ nó là cử nhân Kinh tế, đang làm Phó phòng kế toán. Cô con gái, là thạc sĩ Quản trị kinh doanh công ty thương mại dịch vụ có trụ sở tại thành phố, chồng nó là một doanh nhân ăn nên làm ra. Họ đều có nhà cửa khang trang, con cái chăm ngoan, đều ở cận kề với nhà mẹ mà con họ gọi là bà,  hàng ngày vẫn chay đi chay lại chăm sóc, giúp đỡ mẹ. Trong những ngày bị ngã bệnh, những đứa con đã thể hiện tình thương yêu nhau hết mực và đã hết mình chăm sóc. Nhưng vì là những công chức đương nhiệm, không thể nghỉ dài ngày, bỏ bễ công việc nên họ đã bàn bạc thuê cho mẹ một “ô sin” để cơm nước, tăm rửa , giặt rũ. Tuy là ô sin, nhưng thực ra bà là người bạn cùng hoạt đông phụ nữ với nhau bên huyện bạn, “ô sin” ít hơn mẹ 2 tuổi, có chông đi bộ đội, là liệt sĩ, chưa có con, cũng chẳng hiểu tại ai, họ đã bàn bạc thống nhất nuôi một đứa con gái cho ấm cúng trong gia đình. Nay đã trường thành, có trình độ cao đẳng kinh tế, đã xây dưng gia đình. Chồng là công nhân của một công ty  sản xuất than trong vùng. Bà đã tình nguyện đến giúp mẹ cho vui chi vui em. Hai người tỏ ra quý mến nhau lắm.
Khi nhận được tin bố làm thủ tục về hưu, họ vừa vui vừa lo…vui có bố, mẹ sẽ vui và bệnh sẽ nhanh khỏi hơn…Nhưng lo vì  việc mẹ ốm như vậy mà không cho bố biết, bố sẽ rất buồn và sẽ trách cứ một sự dấu diếm không nên dấu diếm…Họ chỉ biết an ủi động viên nhau, biết làm thế nào được, mẹ yêu cầu không được cho bố biết mà! Bên cạnh cái buồn, cũng có niềm vui là có bố họ sẽ đỡ lo lắng hơn vì sức khỏe của mẹ, tin rằng có bố về, mẹ sẽ vui bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Bước vào nhà, ông thấy vợ nhìn ông quá mệt mỏi trong vẻ thẫn thờ mà lòng ông trào dâng một tình cảm thương yêu vô cùng. Ông đã ôm bà vào lòng và đặt nhiều cái hôn lên mặt bà…những người con nhìn thấy cảnh ấy cũng vô cùng nao lòng thương bố thương mẹ…. Ông đã giành tình thương cho vợ một cách chân thành và sâu sắc : Hàng ngày chăm sóc cơm nước xoa bóp cho bà. Ông đã nói với giọng ai oán : Anh đã về với em đây mà sao em lại ốm cơ chứ…Ông nói với “ô sin” : Tôi về vẫn mong được bà ở lại sẽ giúp tôi về chợ búa, cơm nước, giặt rũ, còn chuyện chăm sóc, thuốc thang như thế nào để tôi lo…công việc trong nhà được vận hành một cách chính xác dưới sự điều hành của ông. Mọi việc hàng ngày được lặp đi lặp lại đã thành nếp..
Lịch thời gian một ngày của ông  như sau : Ông dạy lúc 4 giờ 30 phút ông mở mắt nằm trên giường lấy hai tay xoa mặt 100 lần, xong dùng hai cổ tay day vào hỗ mắt 50 lần, xong ông ngồi dạy,bỏ chân xuống giường khoảng từ 3 đến 5 phút rồi mới đưng lên  đi trong nhà 5-10 lượt sau đó làm về sinh cá nhân, mở máy bơm nước lên bể, đặt ấm nước sôi pha trà, rồi đặt nồi cháo, bón cháo và cho vợ uống thuốc, xoa bóp chân tay cho bà. Rồi ông dặn “ô sin” đi chợ mua thứ này thứ kia, với ý thức cho vợ ăn được ngon miệng…ai mách bệnh này phải ăn uống ra sao ông đều ghi chép làm theo một cách nghiêm túc…Sức khỏe của ông vì thức khuya dạy sớm chăm sóc vợ cũng giảm sút trong thấy, người ta bảo : Trai nuôi vợ ốm gày mòn, Vợ nuôi chồng ốm béo tròn cối say…có lẽ đúng, ông đã sút đên 4-5 cân…Sự chăm bẵm, nâng giấc, thuốc thang cho vợ hình như không đem lại kết quả…Gần đươc 3 năm kể từ ngày ông về hưu, Bà đã ra đi trên vòng tay ông giữa đêm hè nóng bức nhiết độ lên đến 36-37 độ, sau một trận co giật kinh hoàng. Ông đã khóc to với bà…Anh đã về chăm sóc em sao em lại bỏ đi…Bà ô sin cũng khóc nấc lên “chị ơi chị phụ công em rồi”…Ông đã tổ chúc tang lễ cho vợ một cách trang trọng đúng phong tục tập quán địa phương. Những ngày sau đó ông đã phải sống trong sự hẫng hụt , ít nói ít cười . Mọi người và con cái trong gia tộc cũng nhận thấy sức khỏe của ông có những biểu hiên sa xút…Những đứa con đã bàn bạc với nhau nhiều lần là ông nên ở với ai cho thuận tiện chăm sóc .Họ đã nhắc nhau lời dạy của cổ nhân : Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông, cuối cùng đã khuyên ông tục huyền.. Ông im lặng cười, nhẹ nhàng nói với các con : Mẹ các con vừa ra đi, làm chuyện ấy quá sớm người ta cười cho…. Họ đã thành thực nói với ông “ Bây giờ chúng con đều là người của nhà nước phải lo toan công việc công ty hàng ngày, do vây việc chăm sóc bố có nhiều hạn chế có thể khiếm khuyết, có thể xẩy ra những sự bất trắc không lường trước được, chúng con đã hỏi những cụ cao niên trong dòng tộc, các cụ cho rằng chúng con nghĩ như thế là phải, và tiến hành ngay cũng được chắc mẹ con cũng không phản đối.
Trong thâm tâm ông cũng thấy ý kiến mọi người nói đúng. Tuy nhiên ông vẫn cho rằng việc này nếu thực hiện là hơi vội vàng và không cần thiết. Bởi vì trong cặp số của ông đang có bức thư của vợ ông dăn dò về việc ông phải làm gì khi bà đi xa. Ông cũng biết bà viết lá thư này là vất vả lắm, bởi vì chữ siêu vẹo lên xuống rất vất vả. Bức thư bà viết cho ông như sau : “ Anh yêu quý, có lẽ cái số em không được sống bên anh…em đi trước anh.Trước khi đi xa, em chỉ khuyên anh 1 điều mà điều này anh phải nghe em. Để chăm sóc tuổi già em có nghĩ nhiều về người bạn gái ở cạnh em, đang lam ô sin , số phận bà ấy cũng chăng ra sao, phong trần lắm, đang phải sông đơn côi , em đã nói, nếu em ra đi, bạn cứ ở lại nhà  thay em chăm sóc anh…Anh phải nghe em đấy…Em sẽ phù hộ cho anh và tất cả mọi người trong gia đình…”. Những dứa con đọc xong lá thư của mẹ để lại cho bố càng thấy mẹ là người chu đáo với bố như thế nào…
Sau đó ba năm, nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng là ngày dỗ vợ , mọi người trong xóm thấy nhà ông Thịnh có làm bữa cỗ để trình với họ hàng xóm láng về việc ông gá nghĩa với bà “ô sin”. ÔngThinh đứng cạnh bà ô sin và có vài lời mộc mạc  : Thể theo nguyên vọng của người vợ rất quý mến của tôi, hôm nay tôi có làm bữa cơm trước là mời vợ tôi sau là để thông báo với toàn thể họ hàng xóm láng Tôi đã chấp hành ý kiến của vợ tôi : Tôi xin nghe bà tôi tục huyền với bà “ô sin” đây …Nói xong ông nhin bà, bà nhìn ông và bắt tay nhau một cách ngương nghịu…