Bài thơ thứ nhất: “Nhìn bác đi trong mưa con ngựa trào nước mắt”
Báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 09 tháng 04 năm 2014 có in 2 bài thơ viết về Bác Hồ của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải. Đọc xong hai bài thơ này nhiều bạn đọc thấy tác giả là nhà thơ chuyên nghiệp mà sao làm thơ lại ngô nghê và phản cảm đến thế? Ngay cái đầu đề của bài thơ thứ nhất nghe đã thấy giả tạo và sự ví von không chấp nhận được.Tác giả “nhân cách hóa” con ngựa khóc Bác đi trong mưa: “Nhìn Bác đi trong mưa, con ngựa trào nước mắt”!? tôi chưa từng thấy ngựa khóc bao giờ,Chắc là tác giả có ý khi nhìn Bác “DÃI DẦU” quá mà con vật cũng thương cảm chăng?Vâng cho là như thế đi nhưng ngựa không biết khóc bao giờ cả.Chắc tác giả có đọc những mẩu chuyện về Bác ở đâu đó rồi “cảm xúc” tưởng tượng mà làm thơ ,bởi chẳng bao giờ nhà thơ có bao giờ nhìn thấy hình ảnh thật về bác dắt ngựa trong mưa đâu (tất nhiên nhà thơ vẫn có thể tưởng tượng) nhưng sự tưởng tượng ấy cũng cần có lô-gic.Những câu tiếp theo nghe như rất thực nhưng lại thô thiển : “Suốt cả ngày cõng Bác thở không ra”! Trời ơi!nghe động từ “cõng” và động từ “thở” sao ghê hết cả người! cứ như là Bác lợi dụng hết cỡ sức ngựa để phục vụ Bác, vì “cõng Bác thở không ra”thì hết nói.Và có lẽ vì thế mà ngựa ốm chăng ? và đây tác giả dẫn chứng: “Nhìn con ngựa bỏ ăn (chắc là ốm),hai mắt Bác lệ trào”!Thế là có sự so sánh : Trên kia ngựa khóc Bác, dưới này Bác khóc ngựa! rồi có những từ trong bài thơ còn thô thiển nữa: “Người đặt bàn tay lên lưng ngựa NẮN XOA” ! “Người lặng lẽ NẮN XOA”, dù có thật đi nữa thì thơ cũng không nên dùng từ này được, vì nghe ghê ghê, mà người đọc cứ tự nhiên liên tưởng tới cái gì đó không lành mạnh?
Bài thơ thứ 2 : “Đồng tiền trên tay có in hình của Bác”
Bài thơ này có 3 đoạn, muốn nói đến Bác Hồ sống trong sạch và luôn nghĩ đến mọi người.Vâng đúng thế , nhưng sự ví von thái quá và đôi lúc ca ngợi không đúng thực tế thì lại gây phản tác dụng! xin dẫn chứng: “Có ai sống bằng đồng lương như Bác/Nhưng ngay cả đồng lương cũng không giữ cho mình/Bác đã dùng cả từng đồng nhuận bút/Mua nước cho bộ độ biên phòng”Cả 4 câu trong khổ thơ này chẳng có gì là thơ cả. Nghe tác giả nói cư như là Bác có bao nhiêu tiền thì cho hết mọi người, không giữ cho mình?Cũng có thể như thế vì Bác Hồ phải được chăm sóc đặc biệt, liệu có ai biết Bác phải dùng đồng lương để thanh toán cho bữa ăn hàng ngày như cán bộ bình thường chúng ta? Chắc chắn tác giả cũng không biết.Khổ thơ lủng củng phi thực tế! và câu kết của bài thơ thế này: “Cầm đồng tiền trên tay có in hình của Bác/Xin đừng để bàn tay không sạch dính vào”!Câu thơ này ý nói: Những kẻ kiếm tiền bất chính, tham nhũng, tham ô là những người có “bàn tay” không sạch (hiểu theo nghĩa bóng) thì không xứng đáng cầm đồng tiền “có hình của Bác”,nhưng hiểu theo nghĩa đen thì sao? Những người lao động lam lũ, bán xôi, bán bún, bán cá, bán rau, hay bác xích lô, anh xe buýt đều có bàn tay không sạch ( nghĩa là họ cả ngày không có điều kiện rửa tay) thì có được cầm đồng tiền ấy hay không?Thực tế thì những người lao động lam lũ có bàn tay không sạch thì lại cầm đồng tiền “có hình của Bác” rất ít ,kiếm ăn đổ mồ hôi, sôi nước mắt vẫn chẳng có bao nhiêu tiền,còn những bọn tham nhũng có bàn tay rất “sạch”(theo nghiã đen) và không sạch (theo nghĩa bóng) như tác giả muốn nói ở đoạn thơ trên thì lại luôn có hàng “thúng” tiền “có hình của Bác” đấy!cái triết lý của tác giả không thuyết phục và gán ghép khiên cưỡng.
Viết về Bác Hồ không thiếu gì vấn đề để viết, Nguyễn Hưng Hải chọn 2 đề bài đều trong trí tưởng tượng phi thẩm mỹ,tác giả chỉ nghe, hoặc đọc sách mà liên tưởng thì thơ sẽ chỉ là sự gán ghép, gượng ép,và đấy là thứ thơ của anh thợ vụng, tạo ra một sản phẩm “cố đấm ăn xôi”!Ở đây tôi trách tác giả một phần nhưng cũng xin lưu ý đến ban biên tập báo Văn nghệ TP HCM cần chặt chẽ hơn nữa khi xử dung nững bài có đề tài nhạy cảm này.