Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nhớ lại truyện ngắn : BÚT MÁU của nhà văn VŨ HẠNH

Trịnh Kim Thuấn
Chủ nhật ngày 27 tháng 4 năm 2014 7:35 AM
 

Thứ bẩy ngày 28 tháng 9 năm 2013 6:26 AM  Trần Nhương. com .

 

Riêng tặng nhà văn Vũ Hạnh hôm nào chúng ta cùng phát hành các bộ tiểu thuyết : Bố Già, Hán Sở tranh hùng ở An Giang .

 

Bài viết cũ, rất cũ đã cất vào trong tủ, nhưng mấy ngày nay vụ Nhã Thuyên  có GS Chu Giang, GS Phong Lê ,nhà văn Vũ Hạnh (là người thầy mà tôi quí mến) xuất hiện ném đá  " Chuyện bên lế...  vụ sửa truyện Kiều lại có ông Vũ Khiêu, có người ví von Vũ Khiêu là nhân vật Lương Sinh trong truyện ngắn Bút Máu ... mời quí vị cùng xem.

 

Ngày 21/6 là ngày Nhà báo hàng năm, nhớ lại chuyện năm xưa viết lại và kết hợp với đôi chuyện ngày nay để suy ngẩm cái chuyện đời nầy vậy .

 

Trích : Đọc lại “BÚT MÁU” của Vũ Hạnh .

Vũ Hạnh là một nhà văn mà tôi yêu thích vào thời trước năm 1975, không chỉ riêng tôi, mà cả gia đình tôi yêu thích . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tôi rất ấn tượng nhất là truyện BÚT MÁU. Đó là một câu truyện viết lối văn Liêu Trai chí dị, kinh dị và hoang đường, nhưng ẩn ý thì rất rõ. Nhà văn đưa ra thông điệp rằng những người cầm bút mà viết không đúng sự thật thì sẽ gây ra tác hại không kể xiết, tạo ra đầy rẫy nghiệp chướng, gây hại cho người khác vô số kể. Nên câu chuyện mới có tựa là Bút Máu, một cái tựa nghe thấy là ghê sợ rồi. Sau nầy khi biết Vũ Hạnh là 1 nhà văn theo cách mạng từ thời trước năm 1975 (nói theo ngôn ngữ thời ấy thì ông là Việt Cộng nằm vùng), thì tôi hiểu thâm ý của Vũ Hạnh là phê phán sự thiếu tự do báo chí của thời ấy và đưa thông điệp cho các cây bút miền Nam là khi viết phải có lương tri và dũng khí của người cầm bút, để luôn nói lên sự thật và bảo vệ lẽ phải. Một thông điệp hay và quan trọng đối với những nước nghèo và lạc hậu như Việt Nam, mà có lẽ thông điệp ấy đến giờ vẫn còn giá trị

.

Sau năm 1975, tiếc thay tôi không còn được thấy những tác phẩm dưới bút danh Vũ Hạnh nữa, chẳng rõ ông ấy đang làm gì, ở đâu và luôn có giữ được thông điệp mà chính ông ấy đã đưa ra trong truyện ngắn “Bút Máu” của mình hay không ?
                                                       

 Blog ANH VŨ thứ 4 ngày 27/2/2013.

(mời vào mạng xem nguyên truyện rất hay).

 

Ngày nay BÚT MÁU cũng có, nhưng đa hình ,  đa dạng hơn . Nhẹ thì viết về chân dài, người mẫu, ca sĩ khủng, hở mông, hở vú bị phạt rồi, tiếp tục bị phạt nữa. Vừa vừa thì chuyện hiếp dâm, mua bán dâm, cướp của giết người … đủ chuyện giật gân, tàn bạo để câu độc giả bán báo .
Nặng nhất là dạng nầy , đơn cừ 2 trường hợp : (cũng nhiều lắm, kể không xiết).

Trường hợp 1 : Trên website “Nhân Dân” điện tử, thứ hai ngày 20/5/2013, tác giả Lê Võ Hoài Ân viết về vụ án “Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên chống nhà nước “ của tòa án tỉnh Long An xử “tội yêu nước” rãi truyền đơn chống bọn Trung Quốc xâm lược của hai thanh niên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên có tên “ Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là bất lương” có đoạn như sau :

“ Về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên , mọi người lương thiện đều mong mõi cho họ sẽ nhận thức sâu sắc về lỗi lầm để nhận được sự khoan dung của pháp luật, từ đó phấn đấu trở thành công dân có ích. Khi còn thiếu bản lĩnh và sự chính chắn, sai lầm có thể xảy ra, nhưng xã hội luôn rộng lượng, sẳn sàng giúp họ trở lại đúng. “ Vì thế cổ vũ, khuyến khích họ đi theo cái xấu và có hành vi phạm pháp là việc làm bất lương “(trích bài “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương của Lê Võ Hoài Ân – Website “Nhân Dân” điện tử thứ hai ngày 20/5/2013.

Bài viết nầy được ông Trần Mạnh Hảo đáp lại : “Bàn qua về sự bất lương” (Đàn chim việt 26/5/2013). Ông  Trần Mạnh Hảo chịu thương, chịu khó tra tự điển về chữ “bất nhơn” và “bất lương”, cuối cùng kết luận : Mong ông (hay bà) Lê Võ Hoài Ân và báo Nhân Dân trả lời chúng tôi công khai trên Internet rằng : Các ông có lương thiện hay không ? Nếu các ông im lặng, lờ đi theo kiểu “Việt Minh làm thinh là đồng ý” thì coi như các ông đã tự chứng tỏ mình và quan thầy của mình không có chính nghĩa, không lương thiện. Xin cám ơn các ông .  Trần Mạnh Hảo  25/5/2013.

Riêng tôi, xin nhắc khéo ông (hay bà) Lê Võ Hoài Ân : khi viết bài nầy chẳng hay có đọc bản tin trên đài VOA ngày 17/5/2013 :
Tuyên bố trên website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, hôm 17/5/2013 nêu rõ các bản án nầy là một phần đáng quan ngại của nhà chức trách Việt Nam, dùng các tội danh trong luật về an ninh quôc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan niệm chính trị một cách ôn hòa.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên ….

 

Việt Nam ta hiện có hai đối tác chiến lược quan trong về các mặt : chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa cả quân sự nữa là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Như thế Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Kha, Uyên là bất lương hay sao ? hãy dè chừng : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gởi công hàm phản đối thì ông (hay bà) lo không nổi đâu đấy !

 

Trường hợp 2 : Trên trang Nguyen Tan Dung. org có bài :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sau khi dẫn liệu giới thiệu với bạn đọc về những nội dung kèm lời bình phân tích về ông Phạm Viết Đào là ai ?, tác giả bài viết có đoạn cuối bài như sau : “ Không riêng gì Đào mà hiện nay có rất nhiều chủ trang blog đình đám, xuất thân là nhà báo, nhà văn như : Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất … họ vốn là những người giỏi chữ nghĩa, có quan hệ rộng trong quá trình hoạt động báo chí, có điều kiện thay đổi, chuyển mình của đất nước, nhưng tất cả đều có chung tư tưởng thích lên giọng “dạy đời” người khác. Và thường nhân danh sự thật, nhân danh tự do, dân chủ để tung hoành đủ thứ vấn đề của đất nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Tiếc thay cho những tài hoa nầy đã tự biến mình thành những tai họa đất nước. Đến đây tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người vô dụng”. Mong rằng cái kết đắt giá nầy sẽ giúp Đào sớm tỉnh mộng để không hoài phí tài năng của mình .”

 

Ông Bùi Văn Bồng có bài trả lời :  Cái gọi là “đạo đức” của tác giả Bạch Dương là thứ đạo đức gì ? (BVB 15/6/2013)

 

ĐẶC BIỆT : Ông Trần Hữu Dũng nói leo : Gần đây sự phát triển của đội ngũ “dư luận viên” cũng như sự phát triển của “cẩu tặc” là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng. Vì quá nghèo không có việc lương thiện để làm, nhiều người phải làm những việc tán tận lương tâm (mà chính họ cũng cảm thấy nhục nhã) để kiếm sống. ( VietStudies 14/6/2013 ).

 

Tôi có một ít thông tin về nhà văn Vũ Hạnh cung cấp cho Blog ANH VŨ :

Ông Vũ Hạnh là cộng tác viên với Báo Công An TP.Hồ Chí Minh, có dạo ông in lại các tiểu thuyết như Bố Già, Hán Sở Tranh Hùng rồi tự phát hành, cách đây vài năm tôi có đọc 1 bài viết của ông trên Đặc san Báo Công An TP.HCM về anh Phan Văn Bảy Chủ tịch Sinh viên Hòa Hảo ở An Giang (anh Bảy học cùng lớp với tôi thời Trung học), sau đó  tôi có gặp vài người quen biết cũ hỏi về ông thì được biết ông ta không còn như khi xưa nữa ( thuở : Quả Đấm, Con chó hào hùng …).

 

Năm 2010 Đại hội Nhà văn lần thứ VIII có lẽ là 1 đại hội um sùm và kỳ cục nhất Việt Nam :

- Bài : Goodbye cái (đại) hội bịt mồm của Trần Mạnh Hảo Sài gòn 07/8/2010 (Thông Luận ).

- Tuyệt chiêu là bài : Đại hội VIII Hội Nhà văn ngâm khúc của Nguyễn Xuân Viện ( blog Nguyễn Xuân Diện – Trannhuong.com) trích đoạn hấp dẫn nhất :

                 

Trần Mạnh Hảo lại reo mấy tiếng.
 Khiến mấy người lại điếng tâm cang.
 Khi chàng xông tới diễn đàn.
 Mi rô bặt tiếng, dạ càng căm căm ……….

 

Vài hôm sau, đọc báo, thấy bài phỏng vấn nhà văn Vũ Hạnh về Đại Hội VIII nầy, Vũ Hạnh trả lời : Đại Hội Nhà văn lần VIII thành công tốt đẹp, từ đấy Vũ Hạnh chết hẳn trong tôi. Vũ Hạnh đã tệ hơn người danh sĩ Lương Sinh trong truyện ngắn BÚT MÁU năm xưa .

                        

16/6/2013           TRỊNH KIM THUẤN

 

Bài đọc thêm : Cuộc hội ngộ của có nhân  (Tran Nhuong .com - Blog Tễu - Phó Nhòm Tây bắc )